b. Nội dung của biện pháp:
Quán triệt đầy đủ các Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở GD&ĐT Hưng Yên về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo, đặc biệt là đổi mới từ dạy học định hướng nội dung sang định hướng năng lực, thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất HS tới tất cả cán bộ, GV, HS. Giúp đội ngũ GV nắm được mục đích, ý nghĩa, bản chất và giá trị của việc dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh, đồng thời nhận thức được vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc đổi mới hoạt động dạy học. Giúp cho đội ngũ GV và HS nhà trường nắm được vị trí, vai trò của mình trong quá trình dạy
- học, nắm được quan điểm GD hiện đại, dạy học là quá trình tương tác đa dạng giữa người dạy - người học, người học - người học, người học - người dạy, trong đó “học là hoạt động trung tâm và người học được cuốn hút vào hoạt động học tập dưới sự chỉ đạo, điều khiển của người dạy thông qua đó tìm tòi, khám phá tri thức và hình thành, phát triển các kĩ năng cần thiết. Hiệu trưởng nhà trường phải có biện pháp phát triển đội ngũ GV, cán bộ quản lí giáo dục một cách toàn diện, mở rộng quan hệ trao đổi, học tập kinh nghiệm với các trường THPT có chất lượng GD trong tỉnh và các tỉnh lân cận, thực hiện hoạt động của trường hợp tác quốc tế tích cực PISA để nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
c. Cách thực hiện biện pháp
- Quán triệt, phổ biến các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Sở GDĐT Hưng Yên về công tác đổi mới, phát triển giáo dục đào tạo hiện nay, về đổi mới dạy học theo định hướng phát triển năng lực nói chung và môn Địa lí nói riêng thông qua các hình thức như: qua các buổi học tập Nghị quyết, các buổi sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt chuyên môn của tổ, nhóm chuyên môn, họp hội đồng giáo dục, hội nghị tổng kết, triển khai nhiệm vụ công tác năm học...
- Cung cấp tư liệu, sách báo, tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm, giao lưu, học hỏi với các trường THPT trong cụm huyện, trong tỉnh và các tỉnh lân cận về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm và tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, phương pháp, hình thức dạy học, hình thức kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh để GV tìm hiểu, vận dụng.
- Tăng cường vận động, thuyết phục GV đổi mới phương pháp tổ chức dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Thường xuyên, kiểm tra, đôn đốc, động viên khen thưởng kịp thời những cá nhân có thành tích trong đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
- Dựa trên những yêu cầu chung của Môn Địa lí kết hợp cùng với lịch tập huấn dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh của Sở GD và Đào tạo Hưng Yên xây dựng kế hoạch về công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lí, GV nhà trường, cử GV cốt cán, nhóm trưởng, tổ trưởng chuyên môn tham gia tập huấn. Sau đó nhà trường chỉ đạo và quản lí, giám sát tổ chức để GV cốt cán tập huấn lại cho 100% GV.
- Về phía Ban giám hiệu nhà trường, căn cứ kế hoạch của Sở GD&ĐT sẽ xây dựng kế hoạch, tổ chức thu thập thông tin phản hồi từ phía HS và GV về công tác đổi mới phương pháp dạy học để có những chỉ đạo kịp thời. Mỗi GV phải chịu trách nhiệm về chất lượng giảng dạy bộ môn, phải có ý thức học hỏi để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện GD.
- Ban giám hiệu cần động viên khuyến khích GV thực hiện tốt công tác đổi mới phương pháp dạy học và điều chỉnh hoạt động dạy theo hướng tích cực chủ động nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Thực Hiện Nội Dung Dạy Học Môn Địa Lí Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh Ở Các Trường Thpt Huyện Kim Động, Tỉnh Hưng Yên
- Thực Trạng Lập Lập Kế Hoạch Dạy Học Địa Lí Của Tổ Chuyên Môn Định Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh Ở Các Trường Thpt Huyện Kim Động,
- Ý Kiến Của Cbql, Gv Về Thực Trạng Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực
- Chỉ Đạo Đổi Mới Phương Pháp, Hình Thức Tổ Chức Dạy Học Môn Địa Lí Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh Ở Các Trường Thpt Huyện Kim
- Đánh Giá Về Mức Độ Cần Thiết Của Các Biện Pháp Đề Xuất
- Quản lý hoạt động dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên - 15
Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.
- Tổ chức các chuyên đề, hội thảo để GV thảo luận hiểu rõ về chủ trương đổi mới GD và sẵn sàng thích ứng với những đổi mới trong giai đoạn hiện nay.
d. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Nhà trường hệ thống đầy đủ và triển khai nghiêm túc, cụ thể các văn bản chỉ đạo của ngành về giáo dục, dạy học nói chung, dạy học môn Địa lí theo
định hướng phát triển năng lực học sinh nói chung qua kế hoạch nhiệm vụ năm học, kế hoạch tổ chức dạy học, kế hoạch kiểm tra đánh giá, quản lí và sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc tổ chuyên môn trong thực hiện chỉ tiêu, kế hoạch đề ra.
- Các buổi tuyên truyền, thảo luận phải được chuẩn bị chu đáo, thực hiện nghiêm túc, thiết thực, tránh hình thức và lãng phí.
- Ban giám hiệu nhà trường phải nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của dạy học định hướng phát triển năng lực học sinh nói chung và môn Địa lí nói riêng. Thường xuyên cập nhật văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Sở GD và Đào tạo về hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Đồng thời triển khai, kiểm tra đôn đốc, nhắc nhở GV thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo đó; cụ thể hoá nội dung kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ngay từ đầu năm học tới GV trong nhà trường. Chuẩn bị cơ sở vật chất cho hoạt động đổi mới phương pháp dạy học.
- Có đội ngũ GV cốt cán, nắm vững chuyên môn, có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, tâm huyết với nghề.
- Có sự hưởng ứng tích cực và niềm tin của đội ngũ cán bộ, GV và HS trong việc đổi mới hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
- HS được tiếp cận với các tài liệu tham khảo của môn học, tự tìm tòi, sưu tầm tài liệu để xác định được mục tiêu môn học, có động cơ học tập đúng đắn, phù hợp để phát triển các năng lực chung cốt lõi và các năng lực môn học.
3.2.2. Chỉ đạo xây dựng chương trình dạy học môn Địa lý của nhà trường theo định hướng phát triển năng lực học sinh
a. Mục tiêu của biện pháp
Tiếp cận xây dựng chương trình nhà trường theo định hướng phát triển năng lực học sinh là tổ hợp các thao tác và quy trình sư phạm nhằm định hướng tổng thể và chi tiết hoạt động dạy học của môn học cho các đối tượng liên quan là giáo viên, học sinh, cán bộ quản lý nhà trường.
Tiếp cận trên được vận dụng vào phát triển chương trình dạy học môn Địa lý của nhà trường bao gồm: kế hoạch tổng thể cho cả bộ môn và kế hoạch bài học. Điều này sẽ giúp giáo viên có tư duy hệ thống về các thành tố cấu trúc của quá trình dạy học, thấy được mối liên hệ chi phối lẫn nhau của các thành tố trong cấu trúc, từ đó có sự chủ động thực thi và phối hợp trong hoạt động chuyên môn, thực hiện tốt nhất mục tiêu phát triển năng lực học sinh trong dạy học môn Địa lý
b. Nội dung biện pháp
Để phát triển chương trình dạy học môn Địa lý của nhà trường theo định hướng phát triển năng lực học sinh, cần quan tâm đến các nội dung sau:
Thứ nhất, tổ chức phân tích chương trình môn Địa lý trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thứ hai, tổ chức phân tích bối cảnh của các trường THPT huyện Kim Động, Hưng Yên, từ đó xác định những thuận lợi, khó khăn để có căn cứ xây dựng chương trình môn học mang tính khả thi và phù hợp với nhà trường trong giai đoạn hiện tại.
Thứ ba, Xây dựng mục tiêu dạy học môn Địa lý theo định hướng phát triển năng lực học sinh trên cơ sở phân tích bối cảnh nhà trường và chương trình tổng thể có liên quan đến môn học.
Thứ tư, tổ chức thiết kế nội dung dạy học môn Địa lý theo mục tiêu năng lực đã xác định.
Thứ năm, xác định những yêu cầu về phương pháp, phương tiện dạy học môn Địa lý theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Thứ sáu, xác định những yêu cầu về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; đánh giá và phát triển năng lực chuyên môn của giáo viên trong dạy học Địa lý.
Thứ bảy, xác định các yêu cầu về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học môn Địa lý để đảm bảo mục tiêu phát triển năng lực học sinh của chương trình môn học.
Thứ tám, xác định các lực lượng phối hợp và trách nhiệm phối hợp của các lực lượng giáo dục để triển khai chương trình nhà trường thành công.
b. Cách thực hiện biện pháp
Hiệu trưởng chỉ đạo phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn hướng dẫn và đồng hành cùng tổ, nhóm chuyên môn tiến hành phân tích và xác định các yêu cầu về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức dạy học, kiểm tra đánh giá, … của môn học.
Hiệu trưởng chỉ đạo Phó hiệu trưởng và tổ, nhóm chuyên môn tổ chức phân tích bối cảnh của nhà trường từ sứ mệnh, chiến lược phát triển nhà trường đến đặc điểm đầu vào học sinh, đặc điểm đội ngũ giáo viên, đặc điểm văn hóa, truyền thông của địa phương, cơ sở vật chất của nhà trường, … Từ đó, xác định những thuận lợi, khó khăn, thời cơ và thách thức cho việc tổ chức dạy học môn Địa lý theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn xác định các năng lực chung, năng lực đặc thù và mức độ cần đạt của các năng lực đó trong dạy học môn Địa lý. Để thực hiện được công việc trên, tổ, nhóm chuyên môn cần xác định được: Thông qua nội dung môn Địa lý hiện nay sẽ phát triển ở học sinh các năng lực nào? Học sinh THPT huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên có những đặc điểm riêng biệt nào cần quan tâm? Động cơ, điều kiện học tập của học sinh là gì? Mong muốn của cha mẹ học sinh ở địa phương là gì? … Ngoài ra, tổ nhóm chuyên môn cũng cần xem xét vị trí, mối quan hệ của môn Địa lý với các môn học khác trong chương trình, sự đóng góp của môn học vào việc hình thành các năng lực chung của chương trình tổng thể. Sản phẩm của bước này là tổ, nhóm chuyên môn xác định được cụ thể các năng lực chung và năng lực đặc thù của môn Địa lý cần phát triển cho học sinh ở các trường THPT huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Mô tả được các mức độ của năng lực và coi đây như mục tiêu dạy học mà môn Địa lý phải đạt được.
Tổ chức và chỉ đạo thiết kế nội dung môn học theo mục tiêu năng lực. Từ các năng lực và thành phần của năng lực, tổ nhóm chuyên môn cần thiết lập bảng ma trận tương quan giữa mục tiêu năng lực và nội dung môn Địa lý trong chương trình THPT, qua đó xác định được: Nội dung học sinh cần biết, nên biết và có thể biết. Sản phẩm cần đạt của bước này là Nội dung chương trình được tinh giản và cấu trúc lại theo mục tiêu năng lực. Từ đó, xác định các hoạt động trọng tâm của giáo viên trong phát triển năng lực học sinh, tránh sự dàn trải không cần thiết, tạo điều kiện cho giáo viên tiến hành dạy học phân hóa.
Việc xác định vị trí của môn Địa lý trong chương trình tổng thể và mối quan hệ với các môn học khác trong chương trình sẽ giúp tổ nhóm chuyên môn và giáo viên thiết kế được các chuyên đề dạy học tích hợp liên môn và các dự án học tập, các bài tập vận dụng, …
Từ nội dung chương trình môn Địa lý theo định hướng phát triển năng lực, sẽ định hướng cho tổ nhóm chuyên môn và giáo viên lựa chọn các phương pháp và hình thức dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Xác định được các nội dung đánh giá, hình thức và công cụ đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
c. Điều kiện thực hiện
Hiệu trưởng nhà trường cần có nhận thức đúng về vai trò của việc phát triển chương trình nhà trường và chương trình môn học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong quản lý hoạt động dạy học của nhà trường trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông, đổi mới quản trị hoạt động dạy học và giáo dục của nhà trường hiện nay.
Hiệu trưởng cũng cần nắm vững cơ sở pháp lý cho việc định hướng chỉ đạo hoạt động phát triển chương trình môn học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Hiệu phó phụ trách chuyên môn. tổ, nhóm chuyên môn và giáo viên dạy Địa lý ở các trường THPT huyện Kim Động phải có năng lực chuyên môn,
nghiệp vụ vững, được bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
3.2.3. Chỉ đạo giáo viên ở các trường THPT huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên thiết kế bài học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực HS
a. Mục tiêu của biện pháp
- Quản lí được việc thực hiện quy chế, nền nếp chuyên môn và mục tiêu đổi mới hoạt động dạy học môn Địa lí của GV và tổ chuyên môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh ngay từ khâu xây dựng kế hoạch từng bài học, thiết kế giáo án bài dạy trước khi lên lớp.
- Bước đầu đánh giá được nhận thức về việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh cũng như năng lực, trình độ chuyên môn của GV và hiệu quả của việc đổi mới hoạt động dạy học.
- Dự đoán khái quát được những năng lực mà HS sẽ được hình thành và phát triển qua việc học tập môn Địa lí cũng như chất lượng giáo dục của môn học này.
b. Nội dung biện pháp
- Cần giúp cho GV thấy được việc chuẩn bị cho một giờ dạy học (thường được thể hiện qua việc chuẩn bị giáo án) là nền tảng mấu chốt quyết định chất lượng của hoạt động dạy học. Đây là hoạt động xây dựng kế hoạch dạy học cho một bài học cụ thể, thể hiện mối quan hệ tương tác giữa GV với HS, giữa HS với HS nhằm đạt được những mục tiêu của bài học.
- Bồi dưỡng cho GV năng lực thiết kế bài học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Chỉ đạo tổ chuyên môn giúp GV phân biệt được một cách rõ ràng sự khác biệt giữa một bài dạy theo hướng phát triển năng lực và một bài dạy truyền thống cách thiết kế bài dạy chuyển từ giáo án nội dung sang giáo án phương pháp tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực người học.
+ Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ trong chương trình. Nó giúp GV xác định rõ các
nhiệm vụ sẽ phải làm (dẫn dắt HS tìm hiểu, vận dụng những kiến thức, kĩ năng nào; phạm vi, mức độ đến đâu; qua đó giáo dục cho HS những bài học gì).
+ Bước 2: Nghiên cứu SGK và các tài liệu liên quan để: hiểu chính xác, đầy đủ những nội dung của bài học; xác định những kiến thức, kĩ năng, thái độ cơ bản cần hình thành và phát triển sao cho phù hợp với năng lực của HS và điều kiện dạy học; xác định trình tự logic của bài học, xây dựng một hệ thống câu hỏi, bài tập giúp HS nhận thức, khám phá, vận dụng các kiến thức, kĩ năng trong bài một cách thích hợp.
+ Bước 3: Xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức của HS, gồm: xác định những kiến thức, kĩ năng mà HS đã có và cần có; dự kiến những khó khăn, những tình huống có thể nảy sinh và các phương án giải quyết.
+ Bước 4: Lựa chọn phương pháp dạy học, hình thức dạy học, phương tiện dạy học và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp HS học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, phát triển được những phẩm chất và năng lực của từng đối tượng HS theo mục tiêu đề ra.
+ Bước 5: Thiết kế giáo án - thiết kế nội dung, nhiệm vụ, cách thức hoạt động, thời gian và yêu cầu cần đạt cho từng hoạt động dạy của GV và hoạt động học tập của HS.
- Căn cứ trên giáo án, có thể vừa đánh giá được trình độ chuyên môn và tay nghề sư phạm của GV vừa thấy rõ quan niệm, nhận thức của họ về các vấn đề giáo dục như: mục tiêu, nội dung giáo dục, cách sử dụng phương pháp dạy học , thiết bị dạy học, hình thức tổ chức dạy học và cách đánh giá kết quả học tập của HS trong mối quan hệ với các yếu tố có tính chất tương đối ổn định như: kế hoạch, thời gian, cơ sở vật chất và đối tượng HS. Chính vì thế, hoạt động chuẩn bị cho một giờ học có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng, quyết định nhiều tới chất lượng và hiệu quả giờ dạy học.
- Chỉ đạo việc đánh giá, xếp loại bài học được thiết kế theo định hướng phát triển năng lực học sinh cùng với việc đánh giá năng lực, trình độ chuyên môn và hoạt động sư phạm của GV.