Bảng 2.15.Ý kiến của CBQL, GV về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Yếu tố ảnh hưởng | Rất ảnh hưởng | Khá ảnh hưởng | Ít ảnh hưởng | Không ảnh hưởng | ĐTB | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |||
1 | Năng lực, phẩm chất của người Hiệu trưởng | 22 | 84,6 | 4 | 15,4 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3,8 |
2 | Năng lực cuar GV dạy môn Địa lý | 20 | 76,9 | 6 | 23,1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3,8 |
3 | Chất lượng đầu vào của học sinh | 22 | 84,6 | 4 | 15,4 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3,8 |
4 | Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học | 6 | 23,1 | 9 | 34,6 | 11 | 42,3 | 0 | 42,3 | 2,8 |
5 | Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương | 4 | 15,4 | 14 | 53,8 | 8 | 30,8 | 0 | 30,8 | 2,8 |
Trung bình chung | 3,4 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nhận Thức Của Cbql, Gv Về Yêu Cầu Của Dạy Học Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh
- Thực Trạng Thực Hiện Nội Dung Dạy Học Môn Địa Lí Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh Ở Các Trường Thpt Huyện Kim Động, Tỉnh Hưng Yên
- Thực Trạng Lập Lập Kế Hoạch Dạy Học Địa Lí Của Tổ Chuyên Môn Định Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh Ở Các Trường Thpt Huyện Kim Động,
- Chỉ Đạo Xây Dựng Chương Trình Dạy Học Môn Địa Lý Của Nhà Trường Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh
- Chỉ Đạo Đổi Mới Phương Pháp, Hình Thức Tổ Chức Dạy Học Môn Địa Lí Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh Ở Các Trường Thpt Huyện Kim
- Đánh Giá Về Mức Độ Cần Thiết Của Các Biện Pháp Đề Xuất
Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.
Qua kết quả khảo sát cho thấy tất cả các yếu tố đều ảnh hưởng rất lớn hoạt động dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.
Năng lực, phẩm chất của người Hiệu trưởng (ĐTB: 3,8). Hiệu trưởng là người trực tiếp điều hành toàn bộ các hoạt động của nhà trường, Hiệu trưởng cũng là người chịu trách nhiệm cao nhất về mọi quyết định hành chính và các chỉ đạo thực hiện hoạt động chuyên môn, hoạt động giáo dục của nhà trường.Những quyết định quản lý thể hiện trình độ nhận thức, trình độ tư duy, trình độ quản lý của mỗi cá nhân Hiệu trưởng.Hiệu trưởng các trường THPT huyện Kim Động đều đáp ứng đủ yêu cầu về chuẩn hiệu trưởng. Tuy nhiên, trong giai đoạn giáo dục đang có những thay đổi căn bản hiện nay, các nội dung quản lý đều có sự thay đổi và cập nhật, nên công tác quản lý hoạt động dạy học môn Địa lý theo định hướng phát triển năng lực học sinh của hiệu trưởng vẫn còn hạn chế.
Chất lượng đội ngũ giáo viên (ĐTB: 3,8). Đội ngũ giáo viên dạy môn Địa lý ở các trường THPT huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên đều đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên về phẩm chất và năng lực. Trong giai đoạn hiện nay, để chuẩn bị cho chương trình giáo dục phổ thông mới, giáo viên phải tiếp cận nội dung dạy học mới, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học thay đổi.Điều này gây ra rất nhiều khó khăn cho giáo viên khi thực hiện hoạt động chuyên môn giảng dạy của mình. Giáo viên phải tự tìm tòi nghiên cứu, soạn bài, lên lớp, phải đầu tư nhiều thời gian, công sức, tiền bạc (mua thêm tài liệu, công cụ, phương tiện hỗ trợ giảng dạy...). Bên cạnh đó, vẫn còn một số GV ngại đổi mới, quan tâm nhiều đến việc dạy kiến thức để học sinh thi tốt nghiệp và xét điểm vào đại học, chưa quan tâm nhiều đến việc hình thành năng lực cho học sinh.
Chất lượng đầu vào của học sinh (ĐTB: 3,8). Qua khảo sát chúng tôi nhật thấy, còn nhiều học sinh không thích học môn Địa lý, chưa nhìn nhận đánh giá đúng vai trò của môn học này đối với sự phát triển của các em về mặt nhận thức, kỹ năng và thái độ.
Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học (ĐTB: 2,8) Đây là yếu tố mang tính điều kiện cho hoạt động dạy học môn Địa lý theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Các trường THPT huyện Kim Động được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và phụ huynh nên đã được đầu tư khá đầy đủ về phòng học, trang thiết bị dạy học đảm bảo cho hoạt động dạy học được tiến hành.Tuy nhiên, phòng bộ môn và các phương tiện dạy học đặc thù cho môn học vẫn còn chưa đầy đủ, nên phần nào gây khó khăn trong quá trình tổ chức dạy học của giáo viên.
Chính vì vậy, cán bộ quản lí cần coi trọng đến các giải pháp nâng cao chất lượng các yếu tố trên để dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh được đảm bảo chất lượng.
2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Địa lí ở các trường THPT huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên
2.4.1. Đánh giá chung về thực trạng quản lí hoạt động dạy học môn Địa lí ở các trường THPT huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên
Hoạt động dạy học môn Địa lí ở các trường THPT huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên về nhận thức cơ bản cán bộ quản lí và giáo viên đã xác định được tầm quan trọng của mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Tuy nhiên, thực trạng việc xây dựng kế hoạch và chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh mới đạt ở mức trung bình. Đặc biệt việc xây dựng kế hoạch và chỉ đạo xây dựng kế hoạch về tổ chức các hình thức dạy học như hoạt động ngoài trời, thực địa, hoạt động ngoại khóa môn Địa lí chưa được quan tâm đúng mức.Công tác kiểm tra, đánh giá chưa được quan tâm đúng mức phần lớn là kiểm tra, đánh giá theo kế hoạch có sự chuẩn bị trước, kiểm tra, đánh giá đột xuất chưa được coi trọng.
Các tổ nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch dạy học, kiểm tra đánh giá chủ yếu quan tâm đến các kế hoạch thời gian, nội dung chương trình mà chưa quan tâm nhiều đến việc sử dụng các hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Việc sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học môn học mới chỉ quan tâm nhiều đến nội dung chương trình chưa chú trọng đến đổi mới phương pháp, hình thức dạy học.
Một số giáo viên môn Địa lí còn có tư tưởng ngại đổi mới, chưa nắm rõ các phương pháp, hình thức, kĩ thuật dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học. Giáo viên quan tâm nhiều đến việc truyền thụ nội dung kiến thức cho học sinh phục vụ cho việc thi cử.
Để dạy học theo định hướng phát triển năng lực môn Địa lí thì việc huy động các nguồn lực, xây dựng cơ sở vật chất đóng vai trò rất quan trọng. Tuy
nhiên, việc huy động các nguồn lực cũng như cơ sở vật chất ở các trường THPT trên địa bàn huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên mới chỉ đáp ứng được các nhu cầu dạy học tối thiểu còn việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực thì cơ sở vật chất chưa đáp ứng được.
2.4.2.Nguyên nhân của thực trạng
- Nguyên nhân chủ yếu là do quan điểm, nhận thức, cách làm của ban giám hiệu vẫn theo kinh nghiệm, theo phương pháp quản lý truyền thống, chưa tiếp cận việc quản lý hoạt động dạy học nói chung, việc quản lý dạy học môn Địa lí nói riêng theo hướng phát triển năng lực học sinh.
- Chưa có sự phối hợp đồng bộ từ việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên, đến đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn và đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh và đặc biệt là đổi mới trong kỳ thi tốt nghiệp THPT hằng năm.
- Những văn bản đổi mới về giáo dục hiện nay thiếu đồng bộ trong chỉ đạo, nhất quán trong hành động, cách thức triển khai từ các cấp trên khiến công tác quản lý hoạt động dạy học môn Địa lí ở trường hiện nay còn manh mún, chắp vá giữa cái cũ và cái mới, chưa thể hiện được ưu điểm vượt trội và tính bắt buộc thực hiện cao. Hệ thống văn bản pháp quy còn nặng về hành chính, sự vụ, chưa bao quát toàn diện và gắn với thực hiện công tác của nhà trường.
- Học sinh, phụ huynh học sinh, dư luận xã hội hiện nay chưa quan tâm đến chất lượng thực sự của người học mà chủ yếu quan tâm đến kết quả học tập thông qua điểm số và kết quả thi vào các trường đại học, cao đẳng.
- Chưa có biện pháp triệt để quản lý những học sinh lười học, không coi trọng việc học, chưa tự giác trong học tập, không làm bài tập về nhà, không chịu đọc và nghiên cứu tài liệu tham khảo.
- Nguồn kinh phí của nhà trường rất hạn chế, gây khó khăn trong việc đầu tư cơ sở vật chất, triển khai một số hoạt động hỗ trợ giáo viên nhằm tích cực tham gia đổi mới hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Qua nội dung khảo sát, phân tích thực trạng công tác quản lý dạy học môn Địa lí tại các trường THPT trên địa bàn huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên đã đạt dược những kết quả, những thành tựu nhất định. Điều này đã góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng toàn diện cho các trường THPT trên địa bàn huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên nói riêng và toàn tỉnh Hưng Yên nói chung.
Kết quả khảo sát cho thấy về quản lý dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh tại các trường THPT trên địa bàn huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên được phân tích trên các yếu tố cốt lõi về: 1.Thực trạng về kế hoạch quản lý hoạt động dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT trên địa bàn huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên; 2. Thực trạng tổ chức triển khai hoạt động dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT trên địa bàn huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên; 3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT trên địa bàn huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên; 4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT trên địa bàn huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên.
Kết quả khảo sát cho thấy, thực trạng đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế nhất định về nhận thức đến năng lực tổ chức các hoạt động DH và kiểm tra, đánh giá.... việc xây dựng kế hoạch, tổ chức điều hành, chỉ đạo kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Địa lí đôi khi còn mang tính tình thức hoặc chưa sát sao, cụ thể, rõ ràng trong công tác quản lí, CBQL, GV nhận thức chưa đủ về tầm quan trọng trong đổi mới dạy học theo định hướng phát triển triển năng lực học sinh chưa đầy đủ, đồng bộ, thiết sâu sát....Để tiếp tục kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động DH nói chung và môn Địa lí nói riêng thì việc khắc phục những tồn tại hạn chế này là yêu cầu cấp thiết đề ra với các cấp quản lý, với các cán bộ nhà trường.
Để việc quản lý hoạt động dạy học môn Địa lí theo hướng phát triển năng lực học sinh đạt kết quả cao, cần có những biện pháp quản lý của hiệu trưởng trên cơ sở phát huy những mặt tích cực, khắc phục những vấn đề còn hạn chế của thực trạng. Những biện pháp này sẽ được trình bày ở chương 3.
Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN KIM ĐỘNG, TỈNH HƯNG YÊN
3.1. Những nguyên tắc chỉ đạo đề xuất biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích
Các biện pháp đề xuất phải phù hợp với mục tiêu phát triển giáo dục của địa phương. Xây dựng các biện pháp phải căn cứ vào điều kiện thực tiễn tại các cơ sở giáo dục, các biện pháp được xây dựng phải phù hợp điều kiện kinh tế, xã hội, phong tục tập quán, lối sống tại địa phương.
Các biện pháp quản lý dạy học môn Địa lý vừa phải hướng tới thực hiện có chất lượng mục tiêu, nội dung chương trình môn học trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT hiện hành, vừa phải đảm bảo mục tiêu phát triển năng lực chung và năng lực đặc thù của học sinh trong môn Địa lý.
Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải hướng vào việc quản lí hoạt động dạy học môn Địa lí ở các trường THPT trên địa bàn huyện Kim Động theo định hướng phát triển năng lực học sinh, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính liên tục và hệ thống, tính kế thừa trong quá trình quản lí
Quá trình dạy học tồn tại như một hệ thống toàn vẹn, thống nhất biện chứng, gồm nhiều tầng bậc với các mối liên hệ đan xen. Quá trình dạy học bao gồm các thành tố cơ bản như : Mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, người dạy, người học và kết quả dạy học. Ngoài ra môi trường dạy học cũng được coi là một yếu tố nhưng là yếu tố bên ngoài. Mỗi yếu tố lại là hệ thống độc lập tương đối. Vì vậy nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp thực hiện phải hợp lý, tác động có tính liên tục và hệ thống đến toàn bộ các thành tố trong quá trình dạy học nhằm tạo ra những thay đổi tích cực và đạt mục đích. Quản lí
hoạt động dạy học môn Địa lí ở trường các trường THPT trên địa bàn huyện Kim Động theo định hướng phát triển năng lực học sinh luôn gắn liền với mục tiêu dạy học bộ môn được cụ thể hóa ở các cấp quản lí và cũng nằm trong hệ thống mục tiêu dạy học chung ở cấp THPT. Có hiểu rõ và nắm vững được tương quan hệ thống thì biện pháp đề xuất mới phù hợp, mới có khả năng áp dụng và hiện thực hóa ở các trường THPT trên địa bàn huyện Kim Động.
Các biện pháp đề xuất đối với quản lí hoạt động dạy học môn Địa lí các trường THPT trên địa bàn huyện Kim Động theo định hướng phát triển năng lực học sinh cần phải kế thừa, củng cố và phát triển những ưu điểm của các biện pháp dạy học truyền thống; các biện pháp quản lí hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực được tiến hành nghiên cứu dựa trên các biện pháp quản lí hoạt động dạy học đã được nghiên cứu trước đây. Đồng thời tích cực đổi mới tư duy, nhận thức, phương pháp quản lí, hình thức chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện việc quản lí hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh đạt hiệu quả tốt hơn, phù hợp với xu hướng phát triển chung của nền giáo dục trên thế giới. Các biện pháp đề xuất cũng cần dựa trên thực tiễn yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học, phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT trên địa bàn huyện Kim Động để công tác quản lí hoạt động dạy học môn Địa lí đáp ứng được đòi hỏi của học sinh, khắc phục những khó khăn trong dạy học đối với giáo viên và học sinh.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Tính khả thi của các biện pháp phải được phát huy hiệu quả khi áp dụng vào tình hình thực tế ở các trường THPT trên địa bàn huyện Kim Động, phù hợp với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Kim Động.
Để đạt được điều này, khi xây dựng biện pháp phải đảm bảo tính khoa học, trong quy trình với các bước tiến hành cụ thể, chính xác. Các biện pháp phải được kiểm chứng, khảo nghiệm một cách có căn cứ khách quan và có khả năng thực hiện cao. Các biện pháp, phải được thực hiện một cách rộng rãi và được điều chỉnh, để ngày càng hoàn thiện.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính đặc thù bộ môn
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở môn Địa lí không những giúp học sinh phát triển nhóm năng lực chung mà còn giúp học sinh hình thành và phát triển những năng lực chuyên biệt. Việc tổ chức dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực cũng có những hoạt động, công cụ, phương pháp, môi trường dạy học chuyên biệt mang tính đặc thù bộ môn. Vì vậy, các biện pháp quản lí dạy học môn Địa lí cần đảm bảo nguyên tắc đặc thù của bộ môn.
3.2. Một số biện pháp quản lí hoạt động dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên
3.2.1. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lí , giáo viên ở các trường THPT huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên dạy học và quản lí dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh
a. Mục tiêu của biện pháp
Thông qua hoạt động quản lí, người quản lí giúp lãnh đạo, cán bộ, GV hiểu, nắm vững chiến lược phát triển nguồn lực con người Việt Nam trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước và quan điểm đổi mới giáo dục đào tạo ở bậc THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của đội ngũ GV, cán bộ quản lí giáo dục về tầm quan trọng và sự cần thiết đổi mới giáo dục đào tạo của Đảng, Nhà nước và của ngành GD và Đào tạo góp phần đào tạo nguồn nhân lực có đủ phẩm chất, trình độ, năng lực cần thiết đáp ứng đòi hỏi của thời đại. Bởi họ chính là những người trực tiếp và là nòng cốt giúp hoạt động đổi phương pháp dạy học các môn học nói chung và môn Địa lí nói riêng đạt hiệu quả. GV phải xác định được dạy cái gì, dạy như thế nào? Để thực hiện tốt điều này các nhà quản lí giáo dục cần quan tâm đến công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lí, GV. Đồng thời bản thân mỗi cá nhân cũng phải tự trau dồi kiến thức kỹ năng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình.