Đào Tạo Cử Nhân Ngành An Toàn Thông Tin Đáp Ứng Nhu Cầu Xã Hội


tác quản lý hoạt động đào tạo này ở các trường đại học có đào tạo cử nhân ngành ATTT theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội, sẽ phân tích mổ xẻ và rút ra điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của thực trạng này.

3. Đào tạo tạo cử nhân ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội là một ngành mới cần được nghiên cứu, khai phá và con đường đi chắc còn rất nhiều khó khăn. Để đào tạo cử nhân ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội có chất lượng và hiệu quả cần thực hiện nghiêm túc, khoa học các khâu của quá trình đào tạo, có sự nhất trí cao giữa cơ sở đào tạo với cơ sở sử dụng. Đặc biệt nghiên cứu sâu sẽ chỉ ra những hạn chế bất cập trong đào tạo và quản lý ĐT cử nhân ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội để các trường ĐH có định hướng và nội dung nâng cao chất lượng đào tạo tại cơ sở.

1.2. Ngành an toàn thông tin

1.2.1. Khái niệm an toàn thông tin

Nhiều tác giả đã định nghĩa khái niệm an toàn thông tin theo nhiều cách khác nhau với các mô tả khác nhau. Tuy nhiên, trong tất cả các khái niệm ba tính chất: bảo mật, toàn vẹn và sẵn sàng cần phải được bao hàm.

Theo Ross, Seth và cộng sự [81], an toàn thông tin là ngăn chặn truy cập, sử dụng, tiết lộ, gián đoạn, sửa đổi, giám sát, kiểm tra, lưu lại và phá hủy thông tin và hệ thống thông tin một cách trái phép. Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO) trong tiêu chuẩn ISO 7498/2 [77] định nghĩa an toàn thông tin trong dịch vụ theo các khía cạnh gồm bảo mật, toàn vẹn, chống chối bỏ, định danh, xác thực và phân quyền.

An toàn thông tin bao gồm các hoạt động quản lý, nghiệp vụ và kỹ thuật đối với hệ thống thông tin nhằm bảo vệ, khôi phục các hệ thống, các dịch vụ và nội dung thông tin đối với nguy cơ tự nhiên hoặc do con người gây ra. Việc bảo vệ thông tin, tài sản và con người trong hệ thống thông tin nhằm bảo đảm cho các hệ thống thực hiện đúng chức năng, phục vụ đúng đối tượng một


cách chính xác, tin cậy và sẵn sàng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 246 trang tài liệu này.

Một số văn bản pháp luật đã đưa ra khái niệm về an toàn thông tin như Quyết định 856/QĐ-BTTT của Bộ thông tin truyền thông ngày 06/06/2017 đã định nghĩa an toàn thông tin là sự bảo vệ thông tin và các hệ thống thông tin tránh bị truy nhập, sử dụng, tiết lộ, gián đoạn, sửa đổi hoặc phá hoại trái phép nhằm bảo đảm tính nguyên vẹn, tính bảo mật và tính khả dụng của thông tin.

Khái niệm về An toàn thông tin trong luận án được tác giả xác định là: “An toàn thông tin là sự bảo vệ thông tin, hệ thống thông tin tránh bị truy cập, sử dụng, gián đoạn, sửa đổi hoặc phá hoại trái phép nhằm bảo đảm tính nguyên vẹn, tính bí mật và tính khả dụng của thông tin”.

Quản lý đào tạo cử nhân ngành an toàn thông tin ở các trường đại học Việt Nam đáp ứng nhu cầu xã hội - 6

1.2.2. Vai trò của an toàn thông tin

Theo tài liệu ISO 17799 [77] thì vai trò an toàn thông tin (Information Security) được khẳng định như sau: “Thông tin là một tài sản quý giá cũng như các loại tài sản khác của các tổ chức cũng như các doanh nghiệp và cần phải được bảo vệ trước vô số các mối đe dọa từ bên ngoài cũng như bên trong nội bộ để bảo đảm cho hệ thống hoạt động liên tục, giảm thiểu các rủi ro và đạt được hiệu suất làm việc cao nhất cũng như hiệu quả trong đầu tư”.

Việt Nam một trong những quốc gia có tốc độ phát triển và ứng dụng Internet cao nhất thế giới với khoảng 50 triệu người dùng Internet, đứng thứ 13 trên thế giới (chiếm 52%) dân số); đứng đầu Đông Nam Á về số lượng tên miền quốc gia; xếp thứ 2 khu vực Đông Nam Á, thứ 8 khu vực Châu Á, thứ 30 thế giới về địa chỉ IPv4 (t nh đến tháng 12/2016). Riêng năm 2016, có tới gần 7.000 trang/cổng thông tin điện tử của nước ta bị tấn công. Nhiều thiết bị kết nối Internet (IoT) tồn tại lỗ hổng bảo mật dẫn đến nguy cơ tin tặc khai thác, chiếm đoạt sử dụng làm bàn đạp cho các cuộc tấn công mạng trên thế giới. Hệ thống thông tin trọng yếu, nhất là hàng không, ngân hàng, vi n thông có nguy cơ bị phá hoại nghiêm trọng bởi các cuộc tấn công mạng, điển hình là


vụ tấn công mạng vào ngành hàng không Việt Nam ngày 29/7/2016.

Tác giả Nguy n Phước Tài [33] khẳng định tình hình An ninh mạng và Bảo mật thông tin trong nước và trên thế giới đang di n biến phức tạp như các website bị tấn công, các hệ thống thương mại điện tử bị thâm nhập bất hợp pháp, các vụ chiếm đoạt tên miền, các thông tin và dữ liệu cá nhân bị đánh cắp, bị xoá, các biến thể vi rút mới xuất hiện và nhiều dạng mã độc đang hoàn hành. Vì vậy cùng với nhu cầu trao đổi, khai thác thông tin qua mạng Internet đang trở nên rộng khắp thì an toàn thông tin đang dần trở thành một yếu tố quan trọng, thiết yếu đối với sự phát triển của lĩnh vực công nghệ thông tin cũng như mọi hoạt động kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước.

1.2.3. Đặc thù ngành An toàn thông tin

1. Ngành An toàn thông tin có thể coi là một phân nhánh của ngành CNTT. Đây là ngành học cung cấp kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực an toàn mạng máy tính và truyền thông hiện đại. Khác với đối tượng của ngành CNTT là thông tin và các hệ thống thông tin, thì đối tượng nghiên cứu của ngành ATTT là việc bảo vệ thông tin và các hệ thống thông tin, do đó sự phát triển của ngành ATTT đồng hành cùng với sự phát triển của ngành CNTT. Trước đây ATTT là một lĩnh vực ẩn trong các ngành khác như ngành khoa học hoặc kỹ thuật máy t nh, ngày nay ATTT đã trở thành một lĩnh vực thu hút nguồn nhân lực trong cộng đồng học thuật trong việc nghiên cứu và đào tạo.

2. Mục đ ch của ATTT là để bảo vệ thông tin số và các hệ thống thông tin chống lại các nguy cơ tự nhiên, các hành động truy cập, sử dụng, phát tán, phá hoại, sửa đổi và phá hủy bất hợp pháp nhằm đảm bảo cho các hệ thống thông tin thực hiện đúng chức năng, phục vụ đúng đối tượng một cách sẵn sàng, chính xác và tin cậy. Như vậy quá trình đảm bảo ATTT cần xác định các hiểm họa mất an toàn xảy ra đối với thông tin từ đó xác định các giải pháp về công nghệ, quy trình, pháp lý, tổ chức để ngăn chặn các hiểm họa nhằm bảo đảm tính nguyên vẹn, tính bảo mật và tính khả dụng của thông tin và hệ


thống thông tin.

3. An toàn thông tin là một ngành rất phức tạp và luôn có tính cập nhật. Một yêu cầu quan trọng đối với việc đào tạo nguồn nhân lực ATTT là cần phải nắm vững hệ thống kiến thức, kỹ năng chuyên ngành CNTT, đồng thời cần được trang bị những kiến thức sâu về hệ thống mạng, máy tính và lập trình, nguyên tắc tổ chức thông tin, chính sách và pháp luật của nhà nước cũng như yếu tố con người trong việc đảm bảo an toàn thông tin. Bên cạnh đó ngành còn chú trọng phát triển các kỹ năng chuyên môn sâu như: kỹ năng giải mã, xây dựng các thuật toán, phần mềm và thực hành phòng thủ hoặc tấn công tin tặc trong môi trường số, đảm bảo thông tin được lưu trữ, truyền tải an toàn.

4. Lĩnh vực an toàn thông tin liên quan đến nhiều vấn đề đặc thù khác nhau như sự phát triển với tốc độc rất nhanh về môi trường công nghệ, các hành vì tấn công, sự kết hợp giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Do đó, các hoạt động nghiên cứu và đào tạo về ATTT ngoài lĩnh vực như kỹ thuật còn liên quan đến các lĩnh vực thường bao gồm cả khoa học xã hội và con người, như quản lý, luật, tâm lý học hoặc giáo dục. Do đó, không giống như nhiều lĩnh vực nghiên cứu, đào tạo khác, ATTT không có phương pháp truyền thống cụ thể mà thường được chấp nhận bởi sự kế thừa của các nhà nghiên cứu ATTT đi trước.

5. Đào tạo ATTT không chỉ hướng đến hình thành kỹ năng, mà còn xây dựng nhân cách hệ thống đội ngũ nhân lực làm việc với những phẩm chất đáng quý như tôn trọng kỷ luật, cẩn trọng trong công việc, linh hoạt, nhạy bén xử lý tình huống nảy sinh trong quá trình làm việc để có thể phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn...

6. Với những đặc thù đó, có thể thấy đào tạo ATTT phức tạp và có nhiều yêu cầu cao hơn so với chuyên ngành CNTT. Trong thời kỳ hiện nay, với sự xuất hiện của hiện tượng chiến tranh không gian mạng, vấn đề đảm bảo


ATTT được coi như một vấn đề đảm bảo An ninh quốc gia. Vì thế, cần thiết phải xây dựng lực lượng chiến binh an ninh mạng trong công an, quân đội để thực hiện quá trình tác chiến mạng. Vì thế, trong quá trình đào tạo, rất cần thiết phải trang bị cho đội ngũ ATTT trong các lực lượng này những phẩm chất, ý chí của một người lính.

1.3. Đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin đáp ứng nhu cầu xã hội

1.3.1. Nhu cầu xã hội và đáp ứng nhu cầu xã hội

Nhu cầu xã hội là một hiện tượng tâm lý của con người, tổ chức trong xã hội thể hiện cảm giác thiếu hụt một cái gì đó cần được đáp ứng, sự mong muốn về vật chất, tinh thần để tồn tại và phát triển (Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia).

Tùy thuộc vào cách tiếp cận khác nhau mà người ta hiểu khái niệm nhu cầu xã hội khác nhau. Do vậy, đã có một số công trình nghiên cứu đưa ra khái niệm nhu cầu xã hội trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo như sau:

Báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Hội thảo quốc gia “Đào tạo theo nhu cầu xã hội” ngày 1-2-2007 đã khẳng định: “Nhu cầu xã hội là một khái niệm rộng, bao gồm nhiều thành phần. Tuy nhiên, có thể gộp thành ba nhóm nhu cầu cơ bản, gồm nhu cầu của nhà nước, nhu cầu của doanh nghiệp và nhu cầu của người học”.

Như vậy, nhu cầu xã hội về đào tạo là nhu cầu được đáp ứng về số lượng và chất lượng nhân lực từ nhà nước, các tổ chức riêng biệt và cá nhân.

Còn theo Đặng Xuân Hải [Về đào tạo theo nhu cầu xã hội đối với các cơ sở đào tạo, Giáo dục và Thời đại, (5) 2009], đào tạo theo nhu cầu xã hội phải nhìn nhận cả từ góc độ vĩ mô lẫn góc độ vi mô. Ở góc độ vĩ mô, nhu cầu xã hội gắn với nhu cầu nhân lực cho một nền kinh tế của một quốc gia hoặc liên quan đến cấu trúc thị trường nhân lực cho các ngành nghề cụ thể trong mối quan hệ với kinh tế vĩ mô. Ở góc độ vi mô, nhu cầu xã hội liên quan đến nhu cầu về tính phù hợp, về số lượng, chất lượng nhân lực của một ngành nghề cụ


thể và địa bàn cụ thể mà các cơ sở đào tạo có trách nhiệm đáp ứng.

1) Xã hội là ai?

Trong cơ chế thị trường, xã hội chính là các loại khách hàng có nhu cầu được đào tạo từ các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp. Đó là các khách hàng:

- Người học: Khách hàng đầu tiên của các trường đại học là sinh viên, người thụ hưởng trực tiếp dịch vụ đào tạo do nhà trường cung ứng. Đối với các trường đại học, người học chủ yếu là học sinh phổ thông, nhưng cũng có những người lao động chưa qua đào tạo hoặc đã qua đào tạo nhưng muốn học một nghề mới. Người học đóng học ph để thụ hưởng lợi ích giáo dục mà họ mong đợi, để có cơ hội tìm việc làm sau khi tốt nghiệp.

- Doanh nghiệp: Khách hàng chủ yếu của các trường đại học là những doanh nghiệp sử dụng sản phẩm đào tạo của nhà trường. Trong nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam, doanh nghiệp có nhiều loại: doanh nghiệp trung ương, doanh nghiệp địa phương, doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân. Đây là những khách hàng sử dụng nhân lực được đào tạo ở nhà trường đại học.

- Nhà nước: Nhà nước trung ương và địa phương hàng năm cấp kinh phí cho các trường đại học để đào tạo nhân lực để phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội và an ninh quốc phòng trong từng giai đoạn.

2) Xã hội có nhu cầu như thế nào về đào tạo?

- Nhu cầu của người học: Người học có nhu cầu lựa chọn được một chương trình đào tạo phù hợp để học, được đào tạo với chất lượng tốt với mong muốn là sau khi tốt nghiệp có được những năng lực cần thiết, phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp và người sử dụng lao động để có cơ hội tìm được việc làm.

- Nhu cầu của doanh nghiệp: Tùy thuộc vào lĩnh vực, quy mô và mức độ hiện đại của từng lĩnh vực kinh doanh, mỗi doanh nghiệp có nhu cầu về một đội ngũ nhân lực có chất lượng phù hợp với yêu cầu của công việc, đủ về số


lượng, đồng bộ về cơ cấu ngành nghề và trình độ để phát triển doanh nghiệp.

- Nhu cầu của nhà nước: Căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và của địa phương trong từng giai đoạn, cũng cần đào tạo được một đội ngũ nhân lực có chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu ngành nghề và trình độ để phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội.

3) Xã hội có nhu cầu gì về đào tạo?

- Về chất lượng:

Người học cần được đào tạo có chất lượng để có cơ hội tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp.

Các doanh nghiệp cần có một đội ngũ lao động qua đào tạo có chất lượng, có năng lực, đáp ứng được chuẩn kiến thức và kỹ năng mà ngành nghề yêu cầu.

Nhà nước có nhu cầu nhà trường phải đào tạo được nhân lực với chất lượng cao để đội ngũ nhân lực này góp phần tích cực vào thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

- Về số lượng, cơ cấu ngành nghề và trình độ:

Mỗi doanh nghiệp, tùy thuộc vào lĩnh vực ngành nghề và quy mô sản xuất cũng như trình độ công nghệ của mỗi doanh nghiệp, cần có một đội ngũ nhân lực với số lượng cần thiết, với cơ cấu ngành nghề và trình độ đồng bộ để đảm bảo quá trình sản xuất vận hành đạt hiệu quả cao.

Nhà nước căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong từng giai đoạn cũng cần một đội ngũ nhân lực đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu ngành nghề và trình độ cũng như vùng miền để phát triển đất nước.

1.3.2. Đào tạo cử nhân ngành an toàn thông tin đáp ứng nhu cầu xã hội

1.3.2.1. Khái niệm về đào tạo

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, đào tạo là quá trình tác động đến một con người nhằm làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo... một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó th ch nghi


với cuộc sống và khả năng nhận một sự phân công lao động nhất định, góp phần của mình vào việc phát triển xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh của loài người [47]. Đào tạo là hoạt động truyền thụ kiến thức, huấn luyện kỹ năng, giáo dục thái độ nhằm giúp người học chiếm lĩnh được năng lực một nghề nghiệp hoặc một năng lực liên quan đến những mặt khác của cuộc sống. Hoạt động đào tạo bao quát các vấn đề: Mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, phương thức đào tạo, người dạy, người học và phương tiện đào tạo. Mỗi yếu tố này đều có những tính chất đặc điểm riêng và có những tác động khác nhau đến kết quả của quá trình đào tạo, đồng thời giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Đào tạo là hoạt động mang tính phối hợp giữa các chủ thể dạy học (người dạy và người học), là sự thống nhất hữu cơ giữa hai mặt dạy và học tiến hành trong một cơ sở giáo dục, là hoạt động chuyển giao có hệ thống, có phương pháp những kinh nghiệm, những tri thức, những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp chuyên môn, trong đó quy định một cách chặt chẽ, cụ thể tính chất, phạm vi, cấp độ, cấu trúc, quy trình của hoạt động đào tạo.

Khái niệm đào tạo trong luận án được tác giả xác định là: Quá trình chuyển giao tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp chuyên môn giữa người dạy và người học trong một môi trường dạy và học xác định. Theo đó, nhà trường thực hiện chức năng đào tạo theo quá trình bao gồm các khâu: 1) đầu vào: tuyển sinh, xây dựng các điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện đào tạo; 2) các hoạt động đào tạo: dạy, học,…; và 3) đầu ra: kiểm tra, đánh giá kết quả dạy và học, cấp văn bằng, kiểm định và đảm bảo chất lượng đào tạo.

1.3.2.2. Khái niệm Đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin đáp ứng nhu cầu xã hội

Đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin đáp ứng nhu cầu xã hội là hoạt động đào tạo nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng theo quy luật cung-cầu trong cơ chế thị trường về số lượng, chất lượng cũng như cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2023