loại trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở Trung Quốc hiện nay khoảng 3 nghìn trường, gồm các loại: Học viện cán bộ ở Trung ương; các trường đảng, trường hành chính, trường quản lý cán bộ ở các tỉnh, các trường đảng ở các huyện. Ngoài ra, trong quá trình mở cửa, hội nhập, Trung Quốc đã tăng cường cử cán bộ đi học tại nước ngoài như ở Đại học Hành chính Pháp và Trường cán bộ Singapore.
Cùng với việc phát triển mạnh hệ thống cơ sở đào tạo, Trung Quốc đã quán triệt sâu sắc hơn mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Đây được gọi là khâu quan trọng của công tác cán bộ. Mục tiêu của nó là nhằm nâng cao ý thức và năng lực cầm quyền, lấy việc bồi dưỡng lý luận chính trị làm trọng điểm; nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực cho cán bộ về mọi mặt, giáo dục lòng trung thành, huấn luyện hành vi.
Hai là, Trung Quốc thực hiện việc chuyển đổi mô hình đào tạo bồi dưỡng theo yêu cầu của thực tiễn. Từ thực tiễn để xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đã có bước chuyển từ phương thức cơ quan cử đi học sang phương thức kết hợp giữa chỉ định của cơ quan, tổ chức với sự tự lựa chọn của bản thân cán bộ nhằm nâng cao hơn tính tích cực của người học. Hiện nay, mỗi lớp học ở các cơ sở đào tạo bắt đầu có sự chia cấp (theo cấp bậc, chức vụ), chia loại (cán bộ đảng, chính quyền, đoàn thể, doanh nghiệp). Các cơ sở đào tạo đã có sự chuyển biến từ chế độ học tập trung dài hạn sang học ngắn hạn là chính với các hình thức bồi dưỡng theo các thời gian khác nhau không quá 2 tháng.
Ba là, Trung Quốc thực hiện đổi mới nội dung, phương thức đào tạo, bồi dưỡng theo hướng thiết thực, hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu của cán bộ đi học. Trong các cơ sở đào tạo ở Trung Quốc, việc đổi mới nội dung chương trình giảng dạy được coi là khâu then chốt của đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Nội dung chương trình giảng dạy tập trung vào: Lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc và chiến lược phát triển của quốc
gia, ngành, địa phương; chủ nghĩa Mác - Lênin và lý luận Đặng Tiểu Bình; vấn đề về xây dựng Đảng, quản lý hành chính nhà nước; vấn đề thời đại và yêu cầu của công nghiệp hóa, quốc tế hóa... Nội dung đào tạo, bồi dưỡng được phân cấp, phân loại, xác định thời gian. Các lớp khác nhau thì có các chuyên đề khác nhau. Học viên cấp càng cao, chương trình càng nặng; học viên cấp thấp hơn thì dẫn chứng nhiều ví dụ, mô hình.
Các cơ sở đào tạo ở Trung Quốc đã tăng cường mạnh mẽ việc mở các lớp bồi dưỡng theo chuyên đề, thực hiện ở nhiều địa điểm học khác nhau đảm bảo thuận tiện cho cán bộ đi học. Nhiều cơ sở đào tạo có tới hơn một nửa số lớp là theo chuyên đề. Ngoài ra, trong nội dung, phương thức đào tạo, các cơ sở đào tạo còn tổ chức cho học viên đi học tập, thăm quan một số cơ sở điển hình trong nước, một số lớp học còn được tham quan thực tế ở nước ngoài.
Bốn là, thực hiện đổi mới về phương pháp giảng dạy và học tập của học viên trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Trung Quốc đã thực hiện phổ biến phương pháp giảng dạy lấy học viên làm trung tâm. Mỗi bài giảng đều dành gần một nửa thời gian cho việc trao đổi, tranh luận và vấn đáp; chú trọng vào việc giải quyết tình huống giả định; mô phỏng tình huống, cách giảng dạy nêu ví dụ thực tiễn sinh động.
Cùng với việc đổi mới phương pháp giảng dạy, các cơ sở đào tạo ở Trung Quốc đến nay còn được trang bị khá đầy đủ về phương tiện kỹ thuật giảng dạy và học tập; chú trọng sử dụng các phương tiện truyền thông, thực hành bồi dưỡng qua mạng, dạy học từ xa; tăng cường chế độ tự học của học viên.
Có thể bạn quan tâm!
- Quan Điểm Của Đảng Cộng Sản Việt Nam Về Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Lãnh Đạo
- Chương Tr Ình, Nội Dung, Phương Thức Và Đánh Giá Kết Quả Đào Tạo Cán Bộ Lãnh Đạo
- Xác Định Nhu Cầu Và Đánh Giá Kết Quả Đào Tạo
- Những Mặt Đạt Được Trong Đào Tạo Đội Ng Ũ Cán B Ộ Lãnh Đ Ạo
- Những Mặt Đạt Được Về Xây Dựng Nội Dung, Chương Trình Và Xác Định Phương Thức Đào Tạo
- Những Hạn Chế Trong Đào Tạo Đội Ng Ũ Cán B Ộ Lãnh Đ Ạo
Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.
Năm là, thực hiện đổi mới cơ cấu và chính sách đãi ngộ đối với giảng viên. Các cơ sở đào tạo ở Trung Quốc hiện nay đang thực hiện phương châm kết hợp giữa giảng viên chuyên trách và giảng viên kiêm chức, lấy giảng viên kiêm chức làm chính đối với các lớp bồi dưỡng, có nơi
quy định giảng viên mời chiếm từ 80% trở lên. Bên cạnh đó việc trả tiền thù lao cho giảng viên kiêm chức cũng rất thỏa đáng với phương châm học viên cấp càng cao thì trình độ giảng viên phải càng cao và tiền bồi dưỡng cũng cao hơn.
Sáu là, sự quan tâm chỉ đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với công tác đào tạo; cải cách căn bản công tác quản lý đào tạo theo hướng quy chế hóa, kế hoạch hóa và quy trình hóa, hoàn chỉnh hệ thống thi cử. Trung Quốc chú trọng việc đánh giá quá trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở các cơ sở đào tạo. Có hai cách đánh giá chủ yếu là đánh giá thái độ học tập và kết quả học tập. Việc đánh giá học viên trong trường được thực hiện dưới các hình thức như các mẫu đánh giá nhằm cung cấp thông tin cho các đơn vị mà học viên đang công tác biết. Trung Quốc coi kết quả học tập của học viên là một trong những căn cứ để các địa phương tuyển dụng, đề bạt cán bộ.
Bảy là, Trung Quốc thực hiện chế độ hóa việc học tập của cán bộ lãnh đạo đảng, chính quyền. Tùy theo nhu cầu từng thời gian thích hợp, Trung ương Đảng tổ chức các lớp nghiên cứu thảo luận chuyên đề tập trung cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt, tỉnh, bộ về những thành quả mới nhất về lý luận và thực tiễn quan hệ đến toàn cục phát triển sự nghiệp của Đảng, Nhà nước. Đối với cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền, cấp tỉnh, bộ, cục, huyện, quy định mỗi cán bộ phải có thời gian thoát ly công tác, tham gia bồi dưỡng lũy kế cứ 5 năm phải trên 3 tháng. Tăng cường trung tâm học tập lý luận của cấp ủy, đẩy mạnh học tập tại chức của cán bộ lãnh đạo.
Tám là, Trung Quốc thực hiện đào tạo, bồi dưỡng gắn với tự đào tạo qua rèn luyện thử thách trong thực tiễn. Điều đó thể hiện ở chế độ luân chuyển chức vụ, địa bàn công tác và chế độ đan xen nhận chức. Chế độ này được Trung Quốc ban hành năm 1990 nhằm mở rộng phạm vi bồi dưỡng rèn luyện cán bộ lãnh đạo, chính quyền. Thông qua từ thực tiễn, các bộ trưởng
trực tiếp tham gia lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết những vấn đề xảy ra đột xuất nghiêm trọng như thiên tai, dịch bệnh lớn... Qua đó rèn luyện, thử thách năng lực, bản lĩnh lãnh đ ạo, tổ chức chỉ đạo ứng phó với các vấn đề đột xuất xảy ra cho các cán bộ lãnh đạo.
Trung Quốc xác định việc đào tạo, bồi dưỡng cho được người cán bộ lãnh đạo cấp chiến lược phải có thời gian trên dưới 30 năm, kiên trì phấn đấu, rèn luyện thử thách liên tục qua các chặng đường chủ yếu: giai đoạn 1 khoảng 10 năm là học xong đại học, vào Đảng, làm công tác chuyên môn và tham gia công tác chính trị sơ cấp ở cơ sở; giai đoạn 2 (khoảng 7-8 năm) làm công tác chuyên môn kết hợp công tác chính trị trung cấp công tác lãnh đạo từ cơ sở, cục, vụ, cấp huyện, tỉnh, bộ; giai đoạn 3 (khoảng 7-8 năm) làm công tác chính trị cao cấp là chủ yếu như bí thư tỉnh ủy, bí thư tỉnh đoàn, bí thư kiêm chủ tịch tỉnh... Giai đoạn 3 có kết hợp với luân chuyển cán bộ 2-3 lần cương vị, địa bàn công tác.
2.3.4 Một số kinh nghiệm để tham khảo
Từ thực tiễn đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức của một số nước nêu trên, có thể rút ra một số kinh nghiệm cho việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức nói chung và cán bộ lãnh đạo nói riêng trong hệ thống chính trị ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào như sau:
Thứ nhất, cần nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ công chức, trước hết là đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành về vai trò của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức để tăng cường ý thức trách nhiệm, nỗ lực cần thiết và biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác này.
Thứ hai, cần có sự chỉ đạo tập trung, thống nhất công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức nói chung và cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng từ Trung ương đến địa phương, đồng thời có sự phân công, phân cấp rõ ràng, hợp lý về thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cấp, các trường đối với công tác
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, giữa các cơ quan chủ trì với các cơ quan phối hợp trong việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ.
Thứ ba, trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cần có những quy định cụ thể về các khóa đào tạo bắt buộc mà cán bộ lãnh đạo phải trải qua trước khi nhận nhiệm vụ hay được thuyên chuyển, bổ nhiệm, thăng tiến lên giữ các vị trí lãnh đạo cao hơn. Ngoài ra, cần gắn kết việc đào tạo, bồi dưỡng với các khâu khác trong công tác cán bộ như quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển, đãi ngộ... tạo thành một chỉnh thể thống nhất, đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
Thứ tư, cần có sự đổi mới, nâng cao hơn chất lượng mọi mặt trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở các cơ sở đào tạo. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cần gắn chặt hơn với thực tiễn, bám sát nhu cầu và đòi hỏi của thực tiễn, gắn việc giảng dạy lý thuyết với thực hành trong thực tế.
Để nâng cao hơn chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở các cơ sở đào tạo, rất cần thiết phải hệ thống hóa và nâng cao chất lượng nội dung chương trình, giáo trình đào tạo. Việc xây dựng nội dung chương trình phải chú ý hơn tới nhu cầu của người học, phù hợp với các đối tượng cán bộ và cần có tính hướng dẫn kỹ năng, nghiệp vụ cao như đối với vấn đề kỹ năng lãnh đạo, quản lý; giảm những phần kiến thức thiên về lý luận chung chung. Trong quá trình xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cần tham khảo ý kiến đánh giá, nhận xét, góp ý của chính các đối tượng người học và cơ quan đơn vị cử cán bộ đi học để đảm bảo tính thiết thực, gắn với thực tiễn của việc đào tạo cán bộ.
Cùng với việc nâng cao hơn nội dung chương trình, cần nâng cao chất lượng và đổi mới phương pháp giảng dạy của đội ngũ giảng viên. Chú trọng
xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức, các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực để đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hiện nay. Hiện đại hóa các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
Thứ năm, cần xây dựng các tiêu chí cụ thể thực hiện đánh giá chất lượng cán bộ sau đào tạo, bồi dưỡng. Việc đánh giá cần hướng tới năng lực thực hiện công việc cụ thể của cán bộ, chứ không câu nệ vào bằng cấp.
Kết luận chương 2
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo là những người có vai trò quan trọng, có tác dụng chi phối toàn bộ hoạt động của một tổ chức nhất định. Vai trò của họ được ví như những người đi tiên phong trong các tổ chức. Vai trò của cán bộ lãnh đạo bắt nguồn từ đòi hỏi khách quan của lao động hợp tác, sinh hoạt tập thể và sự phân công chuyên môn hóa. Bất cứ tổ chức nào cũng phải có những người đứng đầu tiên phong để lãnh đạo điều hành mọi hoạt động của các thành viên, nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp thực hiện các mục tiêu đã đư ợc xác định.
Đối với một Đảng cầm quyền có nhiệm vụ lãnh đạo đất nước thực hiện các mục tiêu giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa và xu thế của thời đại thì việc xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành có vai trò quan trọng, là khâu then chốt, bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện của Đảng đối với xã hội. Quan điểm này đã được khẳng định bởi các nhà kinh điển Mác - Lênin, trong tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng nhân dân cách mạng Lào. Đào tạo cán bộ lãnh đạo được thực hiện chủ yếu tại các cơ sở đào tạo với hai vấn đề chính là nội dung và phương thức đào tạo. Ngoài ra đào tạo cán bộ lãnh đạo qua thực tiễn, thông qua tự đào tạo cũng là một khâu quan trọng.
Trên thế giới, nước nào cũng có sự đòi hỏi về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Đây được coi là vấn đề quan trọng trong quá trình thực hiện phát triển đất nước, khi mà khoa học kỹ thuật nói chung và yêu cầu phát triển nhanh, bền vững được đặt lên hàng đầu. Những kinh nghiệm về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức của một số nước điển hình ở châu Âu, châu Á là bài học quý giá cho Đảng nhân dân cách mạng Lào trong quá trình thực hiện đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị giai đoạn hiện nay.
Chương 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY
3.1 NHỮNG MẶT ĐẠT ĐƯỢC VÀ HẠN CHẾ CỦA VIỆC ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
Một trong những bài học kinh nghiệm quý báu của hơn 25 năm tiến hành công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ tổ quốc, đặc biệt từ khi thực hiện đường lối đổi mới đất nước, là phải rất coi trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo. Muốn đề ra phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước Lào trong thời gian tới, trước hết cần phải đánh giá đúng đắn những thành tựu và hạn chế của việc đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo này.
Trong công tác cán bộ nói chung và đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo nói riêng, vấn đề quan trọng hàng đầu có ảnh hưởng lớn đến các khâu khác của công tác đó là phải đánh giá đúng thực trạng đào tạo đội ngũ cán bộ, tìm ra mặt mạnh và mặt yếu, nguyên nhân để có cơ sở tiến hành đổi mới, nâng cao hơn chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng, nhằm phát huy đầy đủ vai trò của đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong công cuộc xây dựng đất nước.
Muốn đánh giá việc đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo một cách đúng đắn và chính xác, phải có quan điểm toàn diện, và phương pháp đánh giá đúng đắn, đồng thời xuất phát từ nhiệm vụ chính trị, từ yêu cầu đổi mới đất nước và ngay cả tiêu chuẩn của đội ngũ cán bộ. Để đánh giá chính xác còn cần phải có quan điểm phát triển, mọi sự đánh giá phiến diện, chủ quan, sơ cứng đều dẫn đến những kết luận sai lầm và từ đó không thể đề ra giải pháp đúng đắn. Đi sâu nghiên cứu thực trạng đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo, sẽ giúp cho Đảng