Chất Lượng Đào Tạo Của Nguồn Nhân Lực Du Lịch Việt Nam

Nam đã tiếp cận trực tiếp với khách hàng tiềm năng thông qua giao dịch điện tử trên Internet. Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch Việt Nam hiện nay đã xây dựng website riêng để tạo kênh phân phối trực tuyến.

Tuy nhiên, do đặc tính của sản phẩm dịch vụ du lịch là vô hình và thời vụ nên việc phân phối các sản phẩm vẫn chủ yếu qua kênh phân phối truyền thống, đó là các doanh nghiệp lữ hành gửi khách tại các thị trường gửi khách. Các hãng lữ hành tại điểm đến như Việt Nam không thể trực tiếp bán sản phẩm của mình tới khách du lịch tại thị trường mục tiêu mà hầu hết đều phải đưa sản phẩm qua kênh phân phối của các hãng lữ hành gửi khách tại các thị trường này. Các hãng lữ hành gửi khách tại thị trường nguồn có thể là các hãng bán buôn, các hãng lữ hành chuyên sâu về từng thị trường nhưng hầu hết đều có một mạng lưới các đại lý bán lẻ để bán trực tiếp các sản phẩm dịch vụ lịch tới du khách. Các sản phẩm bán ra này phải tuân thủ luật pháp của nước sở tại, bảo vệ quyền lợi tối đa cho du khách.

Kênh phân phối trực tiếp

Kênh phân phối gián tiếp

Sơ đồ 2.1: Kênh đặt chỗ của tập đoàn khách sạn Accor


Tập đoàn Accor


Khách


Khách


Phòng


Công ty

sạn


sạn cùng


bán vé


du lịch

Accor


hệ thống Accor


máy bay



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.


Nguồn: Tạp chí Du lịch

Hiện nay trên thế giới nhiều chuỗi khách sạn quốc tế như Accor, Hilton, Sheraton,… đều có kênh phân phối riêng trên toàn cầu, phục vụ du khách đặt chỗ tại tất cả các khách sạn trong hệ thống. Đồng thời nhiều hãng hàng không cũng phối hợp với các nhà cung ứng dịch vụ du lịch tạo các sản phẩm kết hợp như vé máy bay kèm dịch vụ lưu trú và được phân phối qua kênh bán hàng của các hãng hàng không và qua hệ thống đặt giữ chỗ toàn cầu như Galico, Amadeus…

3.4. Xúc tiến dịch vụ du lịch

Những năm qua, Ngành Du lịch đã chú trọng xúc tiến quảng bá du lịch ở cả thị trường trong nước và quốc tế. Tổng cục Du lịch đã chủ động phối hợp với Hàng không Việt Nam, các Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Văn hóa – Thông tin, các cơ quan thông tấn báo chí, phát thanh truyền hình, tổ chức nhiều sự kiện xúc tiến du lịch ở nước ngoài: hàng năm tham gia Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF) tổ chức ở các nước trong khu vực ASEAN; hội chợ Top Resa tại Pháp, ITB tại Đức; các hội chợ du lịch tại Malaysia, Thái Lan; Hội chợ JATA tại Nhật Bản, WTM tại Anh; Tuần Việt Nam tại Nhật Bản; các buổi giới thiệu du lịch Việt Nam tại các nước Thuỵ Điển, Đức, Anh, Pháp, Mỹ, Singapore, Thái Lan và Úc.

Hình 2.2: Poster “Việt Nam – vẻ đẹp tiềm ẩn”



Nguồn Trung tâm thông tin du lịch Cục Xúc tiến Du lịch đã được thành lập 1

Nguồn: Trung tâm thông tin du lịch

Cục Xúc tiến Du lịch đã được thành lập để chuyên trách nghiên cứu thị trường, vạch ra chiến lược, thức hiện công tác quảng bá, đã có chương trình xúc tiến cho thời gian 5 năm; tính chuyên nghiệp được nâng dần; chất lượng tổ chức các sự kiện tốt hơn. Ngành du lịch cũng đang xúc tiến đề án lập văn phòng đại diện du lịch quốc gia ở nước ngoài, tăng cường thông tin đối ngoại, thông tin du lịch trên các kênh truyền hình, các báo lớn và ở nước ngoài như CNN, Discovery, Canal+, NHK…

Bên cạnh đó, ở trong nước, Tổng cục du lịch còn tổ chức các sự kiện trong nước theo chủ đề như : Năm du lịch Hạ Long (2003), Năm du lịch Nghệ An (2005), các chương trình Con đường di sản miền Trung, Hành trình về nguồn, Festival Huế, Liên hoan du lịch Hà Nội, Lễ hội hoa Đà Lạt … Nhiều sự kiện du lịch được tổ chức tại một số địa phương đã được các địa phương khác hưởng ứng và tham gia tích cực nên đã tạo ra chuỗi sự kiện đều khắp cả nước, thể hiện rõ tính liên vùng. Hoạt động kinh doanh du lịch nhờ thế có điều kiện thuận lợi để phát triển, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập của du lịch mỗi địa phương và cả nước. Trong bối cảnh suy thoái toàn cầu, lường trước được khó khăn, ngay từ đầu năm 2009, ngành du lịch Việt Nam kịp thời đưa ra nhiều giải pháp, thực thi chính sách kích cầu du lịch. hàng loạt các chương trình xúc tiến kết hợp giữa văn hoá và du lịch được thực hiện một cách bài bản như: Ấn tượng Việt Nam; Liên hoan Diều quốc tế tại Vũng Tàu; Festival cồng chiêng quốc tế tại Gia Lai; Tuần Văn hóa - Du lịch Mekong -Nhật Bản tại Cần Thơ...

Đầu tư cho tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch thông qua Chương trình hành động quốc gia về du lịch được Nhà nước đặc biệt quan tâm. Từ năm 2000 đến nay, Nhà nước đã đầu tư ngân sách cho Chương trình hành động quốc gia về du lịch với tổng số 112 tỷ đồng [31]. Các doanh nghiệp du lịch và hàng không Việt Nam, các doanh nghiệp và cơ quan ngoại giao, thông tấn báo chí, các cơ quan tuyên truyền đối ngoại đầu tư hàng nghìn tỷ đồng cho

tuyên truyền quảng bá đất nước, con người và sản phẩm Việt Nam và quảng cáo sản phẩm của bản thân doanh nghiệp ra nước ngoài. Ngoài ra còn phải kể đến việc huy động các tổ chức quốc tế, các hãng du lịch, hàng không nước ngoài đưa khách vào Việt Nam đầu tư hàng chục triệu USD cho tuyên truyền, quảng bá du lịch Việt Nam.

Kết quả của việc đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá du lịch ở cả trong và ngoài nước thành những chiến dịch xúc tiến mạnh mẽ và thường xuyên hơn đã góp phần đưa Du lịch Việt Nam vượt qua khủng hoảng, khó khăn, đồng thời quảng bá được hình ảnh Du lịch Việt Nam giàu tiềm năng, mở rộng được thị trường và mở ra triển vọng phát triển mới, góp phần đẩy mạnh thông tin đối ngoại của đất nước.

3.4. Con người

Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển nền kinh tế, đặc biệt đối với ngành du lịch, một ngành dịch vụ gắn liền với việc đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhiều loại khách hàng.

Số lượng và sự phân bổ nguồn nhân lực du lịch

Bảng 2.7: Nguồn nhân lực du lịch Việt Nam

ĐVT: người


Năm

1990

1995

2000

2005

2007

2009

Tổng số

70.000

184.000

450.000

834.096

1.035.000

1.124.000

Lao động

trực tiếp

20.000

64.000

150.000

234.096

285.000

334.000

Lao động gián tiếp

50.000

120.000

300.000

600.000

750.000

790.000

Nguồn: Tổng cục du lịch

Năm 1990 toàn Ngành mới có hơn 17.000 lao động trực tiếp, đến nay đã có hơn 30 vạn lao động trực tiếp (tăng gần 10 lần so với 30 năm trước,

phần đông từ các ngành khác chuyển sang) và trên 70 vạn lao động gián tiếp, phần lớn là ở độ tuổi dưới 30 (60%); phân bổ trên phạm vi cả nước (miền Bắc 40%, miền Trung 10%, miền Nam 50%).

Biểu đồ 2.4: Thành phần lao động trực tiếp ngành du lịch



Nguồn Trung tâm thông tin du lịch Tổng cục Du lịch Lao động quản lý chiếm 2

Nguồn: Trung tâm thông tin du lịch, Tổng cục Du lịch

Lao động quản lý chiếm tỷ trọng khá cao (25%); lao động phục vụ trực tiếp ở các ngành nghề chuyên sâu chiếm 75%, trong đó lễ tân là 9%, phục vụ buồng là 14,8%, phục vụ ăn uống (bàn, bar) là 15%, nhân viên nấu ăn là 10,6%, nhân viên lữ hành và hướng dẫn viên là 4,9%, nhân viên lái xe, tàu du lịch là 10,4% và 35,3% còn lại là lao động làm các nghề khác. (Biểu đồ 2.3)

Chất lượng nguồn nhân lực du lịch

Cũng giống với tình trạng của nhiều ngành khác, nguồn nhân lực của ngành du lịch vừa thừa lại vừa thiếu, thừa lao động chưa được đào tạo, tay nghề thấp và thiếu lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao. Thống kê của Tổng cục Du lịch tính đến hết tháng 10/2008 cho thấy, trong số trên 1 triệu lao động trong ngành du lịch , khoảng 53% dưới sơ cấp, 18% sơ cấp, 15% trung cấp, 12% cao đẳng và đại học, 0,2% trên đại học (Biểu đồ 2.4)

Biểu đồ 2.5: Chất lượng đào tạo của nguồn nhân lực du lịch Việt Nam


Nguồn Trung tâm thông tin du lịch Tổng cục Du lịch Nhằm đảm bảo chất 3

Nguồn: Trung tâm thông tin du lịch, Tổng cục Du lịch


Nhằm đảm bảo chất lượng đội ngũ cán bộ làm du lịch, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, Tổng cục du lịch đã tiêu chuẩn hóa tiêu chuẩn cấp giấy phép hành nghề hướng dẫn viên du lịch quốc tế, trong đó tiêu chuẩn đầu tiên là phải tốt nghiệp đại học, đã học qua nghiệp vụ hướng dẫn viên và thông thạo ngoại ngữ chuyên ngành. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, cho đến tháng 7/2009 đã có 5791 hướng dẫn viên quốc tế được cấp thẻ phân theo ngoại ngữ sử dụng, trong đó nhiều nhất là Tiếng Anh với 2631 người, tiếng Trung với 1383 người, tiếng Pháp với 665 người … Số lượng này vẫn còn quá mỏng so với nhu cầu về nguồn nhân lực có chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ cao của ngành. (Bảng 2.9)

Bảng 2.8: Số lượng hướng dẫn viên quốc tế được cấp thẻ


Tổng số

Phân loại theo ngoại ngữ sử dụng

Anh

Pháp

Trung

Nga

Đức

Nhật

Hàn

TBN

Ý

Thái

Khác

5.791

2.631

665

1.383

96

261

497

57

75

7

33

87

Nguồn: Trung tâm thông tin du lịch, Tổng cục Du lịch

Về phát triển nguồn nhân lực du lịch

Công tác quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch đã có những cố gắng trong hình thành đội ngũ cán bộ, quản lý, tổ chức hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng, tăng cường kiểm tra chuyên ngành và liên ngành đối với các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch. Quy mô tuyển sinh ngày càng tăng, từng bước đáp ứng tốt hơn yêu cầu thực tế; mạng lưới cơ sở đào tạo du lịch bậc đại học, cao đẳng (khoảng gần 40 trường), trung học chuyên nghiệp, dạy nghề (hơn 30 trường) và nhiều trung tâm dạy nghề được hình thành và phát triển nhanh, đang được định hướng, quy hoạch và điều chỉnh hợp lý. Cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch được nâng cấp, xây dựng mới, trang bị ngày càng đồng bộ và hiện đại. Đội ngũ giáo viên, giảng viên và đào tạo viên - nhân tố quyết định sự nghiệp và chất lượng đào tạo - tăng nhanh về số lượng, nâng dần về kiến thức nghiệp vụ, ngoại ngữ và có trách nhiệm với sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch. Chương trình, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng từng bước được chuẩn hóa. Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng được nâng lên một bước, lực lượng lao động có tay nghề cao, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế đã được hình thành; nguồn lực trong nước đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch đã được tăng cường; nguồn lực bên ngoài được thu hút ngày một tăng, đến nay đã thu hút được trên 30 triệu USD cho phát triển nguồn nhân lực du lịch và sử dụng ngày một hiệu quả.

Tuy vậy, sự phát triển không tương xứng của lực lượng lao động với hạ tầng du lịch trong những năm gần đây là một trở ngại rất lớn đối với Việt Nam khi thu hút du khách, đặc biệt là nhóm khách hàng cao cấp. Bên cạnh đó, việc đặt mục tiêu tới năm 2015, Việt Nam sẽ có khoảng 1,5 tới 2 triệu lao động trong ngành du lịch và 80% lực lượng này được đào tạo nghiệp vụ du lịch cũng là một bài toán hóc búa với ngành du lịch Việt Nam. Thực tế này đang buộc ngành du lịch cũng như các doanh nghiệp phải thực hiện các chiến

lược nâng cao chất lượng và số lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch một cách nghiêm túc và bài bản hơn nữa.

3.6. Quy trình phục vụ

Du lịch Việt Nam đã quan tâm nhiều đến việc chuyên nghiệp hóa quy trình phục vụ chung, đặc biệt là tại các công ty lữ hành và kinh doanh khách sạn. Tại các cơ sở lưu trú đã đươc xếp hạng, du khách đến được đón tiếp và phục vụ theo tiêu chuẩn quốc tế. Hiện các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam đều chú ý tới việc tạo lập các chương trình và sản phẩm trọn gói. Trong vài năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đã tạo được nhiều sản phẩm trọn gói hấp dẫn, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, chẳng hạn như các sản phẩm trọn gói kết hợp giữa vé máy bay và khách sạn, kết hợp tham quan du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần dành cho gia đình… Nhiều sản phẩm trọn gói kết hợp nhiều yếu tố của ngành du lịch như lữ hành, vận chuyển, lưu trú, mua sắm… đã được các công ty lữ hành quốc tế và nội địa kết hợp thực hiện thành công.

Nhằm giảm thiểu tối đa những bất tiện cho du khách, các tổ chức liên quan cũng có những thay đổi hỗ trợ ngành du lịch. Cụ thể, về thủ tục Hải quan, xin thị thực của khách quốc tế đã được giảm và miễn phí theo các chương trình như “Ấn tượng Việt Nam” góp phần giảm giá tour nhằm ứng phó với sự sụt giảm lượng khách do suy thoái kinh tế.

3.7. Cơ sở vật chất

Theo báo cáo của Tổng cục Du lịch, trong giai đoạn 2001-2008, ngành du lịch đã được nhà nước hỗ trợ đầu tư trên 4000 tỷ đồng vào cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch nhằm thúc đẩy du lịch các địa phương phát triển, tạo nên những thay đổi cơ bản về khả năng thu hút khách du lịch, tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư và đón khách du lịch trong nước và quốc tế. Nguồn vốn đầu tư này đã tập trung vào xây dựng các khu du lịch, phát triển nguồn nhân lực, khai thác tài nguyên song song với công tác bảo tồn, tôn tạo môi trường du

Ngày đăng: 30/04/2022