Một Số Khái Niệm Về Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Lãnh Đạo Của Hệ Thống Chính Trị Ở Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào


Ngoài ra còn một số luận văn, các bài viết liên quan đến vấn đề nói trên trong các tạp chí, và bản tin khoa học ở Lào và Việt Nam với những giá trị nhất định. Tuy nhiên, việc nghiên cứu công tác đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị trong điều kiện đổi mới vẫn dừng lại ở những nội dung và khía cạnh nhất định mà chưa có công trình nào nghiên cứu một cách trực tiếp toàn diện và có hệ thống về vấn đề này. Vì vậy, vẫn còn nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về lĩnh vực công tác quan trọng này cần phải được tiếp tục đi sâu nghiên cứu.

Các nhà khoa học có một số công trình nghiên cứu trực tiếp về đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị từ các góc độ khác nhau trên cơ sở những tìm tòi nội hàm khái niệm hệ thống chính trị, khái niệm cán bộ, cán bộ chính trị. Định nghĩa khái niệm hệ thống chính trị, về đội ngũ cán bộ lãnh đạo như trên đã nêu, các tác giả đã khái quát những đặc điểm, xu hướng vận động, vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị, phân tích thực trạng và những bất cập của đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị, tìm vạch nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở Lào hiện nay. Những tri thức mà các nhà khoa học rút ra ở đây rất có ý nghĩa và rất được trân trọng. Luận án kế thừa nhiều những thành quả của các nghiên cứu này.

Các công trình khoa học trên đây nhìn chung đã nghiên c ứu ở những khía cạnh khác nhau về đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đ ạo hoặc các chủ đề có liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị nói chung và ở Lào nói riêng. Các công trình khoa học trên tiếp cận đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo từ nhiều cách, nhiều góc độ khác nhau, nhưng tựu chung lại, các nhà khoa học với tư cách là những chủ thể sáng tạo, nghiên cứu, khảo sát, phân tích khái quát nêu trên đều cố gắng giải quyết những vấn đề căn cốt của đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đ ạo quản


lý với những mức độ khác nhau, xuyên qua những công trình đó, có thể tổng quan lại những vấn đề sau đây:

Thứ nhất, các nhà khoa học đã từ nhiều cách tiếp cận khác nhau đã đưa

ra những định nghĩa có ý nghĩa rộng hoặc nghĩa hẹp về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị. Qua phân tích, khái quát dẫn đến việc đưa ra các định nghĩa khác nhau về đào tạo đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị của các nhà khoa học, có thể rút ra được những dấu hiệu nội hàm cơ bản của khái niệm về đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị, đã thể hiện sự nhận thức về đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị ngày càng sâu sắc hơn, toàn diện hơn và có thể chỉ đạo hoạt động thực tiễn của xã hội trong việc đổi mới đất nước ở Việt Nam cũng như ở Lào hiện nay ngày càng có hiệu quả hơn.

Thứ hai, các nhà khoa học đã tập trung phân tích cấu trúc, đặc điểm, các nhân tố chế định và vị trí, vai trò của đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị nói chung và đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị Việt Nam nói riêng với nét đặc thù của nó. Điều này rất có giá trị, giúp cho chúng ta có thể tiếp thu có chọn lọc những giá trị hợp lý trong việc tổ chức của hoạt động đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị.

Thứ ba, từ việc xác định các khái niệm công cụ - đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo, các nhà khoa học khảo sát, phân tích thực trạng ở Việt Nam và Lào hiện nay, vạch ra những tích cực và những hạn chế, những bất cập này cùng những nguyên nhân của nó. Nhiều công trình đã tìm những bức xúc nổi cộm của đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở Việt Nam và Lào hiện nay, vạch ra những

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

tích cực và hạn chế, những bất cập này cùng những nguyên nhân của nó.

Nhìn khái quát, đã có không ít những công trình nghiên cứu đề cập liên quan đến công tác đào tạo cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị, góp

Đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay - 4


phần làm rõ hơn quan niệm về công tác đào tạo cán bộ lãnh đạo và kinh nghiệm giải quyết mối quan hệ giữa công tác cán bộ và công tác đào tạo cán bộ. Những kết quả nghiên cứu đó có những giá trị nhất định làm cơ sở cho việc đổi mới và hoàn thiện công tác đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo. Tuy nhiên, các công trình khoa học nêu trên chưa nghiên cứu một cách có hệ thống về công tác đào tạo cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Lào hiện nay. Luận án này mong muốn sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Lào hiện nay. Luận án trân trọng kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những kết quả nghiên cứu đã công bố có liên quan để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của mình.


Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÀO TẠO

ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO


2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

2.1.1 Khái niệm hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ lãnh đạo

2.1.1.1 Khái niệm về hệ thống chính trị

Các nhà kinh điển Mác - Lênin trong các tác phẩm của mình chưa sử dụng khái niệm hệ thống chính trị. Các ông thường đề cập tới: hình thức chính trị, thiết chế chính trị, thể chế chính trị và kết cấu chính trị của xã hội… Trong các tài liệu sách báo mác xít ở các nước xã hội chủ nghĩa trong nhiều năm trước đây cũng không sử dụng khái niệm này mà thường dùng khái niệm "hệ thống chuyên chính vô sản". Vào thập niên 70 của thế kỷ XX, các nhà luật học Xô viết mới dùng khái niệm hệ thống chính trị. Ở các nước tư bản chủ nghĩa, từ những năm 50 của thế kỷ XX, khái niệm hệ thống chính trị đã được nói đến trong các công trình nghiên cứu của các học giả và trong giới chuyên môn chính trị học và luật học. Có thể nói, khó tìm thấy một định nghĩa nào hoàn chỉnh về hệ thống chính trị, tuy nhiên những nội dung biểu đạt hệ thống chính trị với tư cách là một phạm trù của chính trị học của các khoa học chính trị nói chung vẫn có thể tìm thấy trong nghiên cứu về thiết chế và thể chế chính trị. Theo đó, hệ thống chính trị có chức năng thực hiện hoặc tham gia thực hiện quyền lực chính trị, bảo đảm sự quản lý, điều hành đất nước của các chủ thể quyền lực.

Ở nhiều nước trên thế giới, trong lý luận về chính trị học, hệ thống chính trị thường có hai cách tiếp cận. Thứ nhất, đề cập đến hệ thống chính trị, các nhà chính trị học thường bàn đến hệ thống các đảng chính trị, các quan hệ chính trị giữa các đảng chính trị trong cuộc đấu tranh giành quyền lực nhà


nước, hoặc tham gia vào chính quyền để trở thành đảng cầm quyền, đảng tham chính hoặc đảng đối lập được nghiên cứu như là đối tượng tác động của các đảng chính trị. Thứ hai, xem nhà nước là biểu hiện tập trung của chính trị. Do vậy, đề cập đến hệ thống chính trị về thực chất là bàn đến chính trị, nhà nước theo các mô hình chính thể quân chủ, chính thể quân chủ lập hiến, cộng hoà đại nghị, cộng hoà tổng thống, cộng hoà lưỡng tính… Theo cách tiếp cận này, mối quan hệ giữa nhà nước và đảng chính trị được xác lập thông qua các hình thức tổ chức chính thể, dựa trên mức độ và tính chất của phân chia quyền lực và cấu trúc chính trị của chế độ đa đảng: phân quyền cứng hay phân quyền mềm, chế độ nhiều đảng hay chế độ hai đảng (lưỡng đảng).

Ở Việt Nam, khái niệm "hệ thống chính trị" được Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức sử dụng từ Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khoá VI (3-1989) thay thế cho khái niệm "hệ thống chuyên chính vô sản" vẫn được dùng trước đây. Tuy nhiên, từ đó đến nay vẫn còn rất nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm này, có thể phân thành một số nhóm quan điểm chính sau đây về hệ thống chính trị ở Việt Nam.

- Nhóm quan điểm thứ nhất nêu tổng quát chung nhất về hệ thống chính trị, "xem hệ thống chính trị chỉ bao gồm những tổ chức chính trị - xã hội mang bản chất của giai cấp cầm quyền, hoặc là phục vụ cho quyền lực chính trị của giai cấp đó. Với cách hiểu như vậy "hệ thống chính trị" chỉ là cách gọi khác của phạm trù "hệ thống chuyên chính" của giai cấp cầm quyền [10, tr.45-46]. Theo đó, những quan điểm về chính trị, pháp quyền đối lập và tương ứng với nó là những tổ chức chính trị - xã hội đối lập, kể cả hợp pháp và không hợp pháp đều không nằm trong hệ thống chính trị.

Thuộc nhóm quan điểm này, còn có các định nghĩa khác như: "h ệ thống chính trị là tổ hợp có tính chỉnh thể các thể chế chính trị (các cơ quan, quyền lực nhà nước, các đảng chính trị, các tổ chức và phong trào xã hội…) được xây dựng trên các quyền và các chuẩn mực xã hội, phân bổ theo một kết cấu


chức năng nhất định, vận hành theo nguyên tắc, cơ chế và quan hệ cụ thể, nhằm thực thi quyền lực chính trị" [42, tr.73].

Quan niệm nêu trên đã khái quát được tính phổ biến (cái chung) của hệ thống chính trị và do đó thích ứng với hệ thống chính trị ở các nước trên thế giới, nhưng chưa phân biệt rõ sự khác nhau của hệ thống chính trị tư sản và hệ thống chính trị ở các nước như Việt Nam cả về bản chất, cơ cấu và vai trò.

- Nhóm quan điểm thứ hai: cụ thể hoá nội dung của hệ thống chính trị, chỉ rõ những bộ phận, yếu tố cấu thành hệ thống chính trị: Đảng Cộng sản Việt Nam; Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

- Nhóm quan điểm thứ ba cho rằng: "Hệ thống chính trị là một cơ cấu bao gồm Nhà nước, các đảng phái, các đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội tồn tại và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật hiện hành, được chế định theo tư tưởng của giai cấp cầm quyền nhằm tác động vào các quá trình kinh tế - xã hội, với mục đích duy trì và phát triển chế độ xã hội đó" [87, tr.138] hay hệ thống chính trị ở các nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa như Vi ệt Nam bao gồm các thành tố Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, trong đó Đảng giữ vai trò lãnh đạo, Nhà nước đóng vai trò quản lý, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội có vai trò quan trọng trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Từ các quan điểm nêu trên cho thấy, để làm rõ khái niệm hệ thống chính trị chúng ta không thể dừng lại chỉ ở việc liệt kê những yếu tố thực thể cấu thành mà còn phải tìm hiểu hệ quan điểm tư tưởng chính trị, những chuẩn mực chính trị và pháp quyền mà các yếu tố nói riêng, toàn bộ hệ thống chính trị nói chung đang theo đuổi cùng mối quan hệ qua lại, sự tác động lẫn nhau


giữa các yếu tố thực thể cũng như những yếu tố tư tưởng tinh thần nêu trên tạo thành cơ chế vận hành của hệ thống chính trị.

Hệ thống chính trị ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay là có những nét tương đồng với hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Cũng như ở Việt Nam, việc nghiên cứu, làm rõ thực chất và nội hàm của khái niệm hệ thống chính trị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào được xuất phát từ các phương diện sau:

- Khái niệm hệ thống chính trị được Đảng Nhân dân Cách mạng Lào sử dụng vào những năm tiến hành công cuộc đổi mới. Khái niệm này được dùng để xây dựng và hoàn thiện một hệ thống các thiết chế tổ chức chính trị vốn có nguồn gốc từ hệ thống chuyên chính vô sản phù hợp với yêu cầu đòi hỏi mới của phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện dân chủ hoá mọi mặt của đời sống kinh tế chính trị, xã hội của đất nước. Do vậy, hệ thống chính trị phải thật sự là một hình thức dân chủ của nhân dân, là phương thức quan trọng, cơ bản để nhân dân thực hiện quyền lực chính trị của mình, để mỗi cá nhân mỗi cộng đồng thật sự là chủ thể sáng tạo của dân chủ và đổi mới.

- Hệ thống chính trị mà Đảng Nhân dân Cách mạng Lào chủ trương xây dựng và không ngừng tăng cường hoàn thiện là hệ thống chính trị quá độ lên chủ nghĩa xã hội nhằm xây dựng một xã hội: dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ văn minh. Động lực xây dựng đất nước là khối đại đoàn kết dân tộc trong Mặt trận Xây dựng đất nước Lào; công cụ xây dựng chủ nghĩa xã hội là kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa; hệ thống chính trị đổi mới vận động theo cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.

Như vậy, khái niệm hệ thống chính trị cần phải được nhìn nhận với tính cách là một phạm trù thống nhất giữa chính trị và xã hội, giữa quyền


lực chính trị và dân chủ xã hội chủ nghĩa, gi ữa cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động. Để có được một quan niệm đầy đủ về hệ thống chính trị cũng cần tiếp cận khái niệm này ở 3 góc độ:

+ Hệ thống các thiết chế tổ chức hợp thành hệ thống chính trị.

+ Hệ thống các thể chế quy định chức năng, thẩm quyền tổ chức và phương thức hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị.

+ Hệ thống các quan hệ với các hình thức, tính chất và cấp độ biểu hiện khác nhau vừa phản ánh tính đa dạng, đặc thù của từng cặp quan hệ tương ứng: chính trị và xã hội, quyền lực và dân chủ, vừa thể hiện tính thống nhất, gắn bó của toàn bộ hệ thống chính trị.

Hệ thống chính trị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay được nhìn nhận trên một số nét cơ bản là:

Thứ nhất, đó là một hệ thống các thể chế chính trị, chính trị xã hội có nhiệm vụ thực hiện quyền lực của nhân dân, đồng thời là hệ thống tổ chức cơ bản để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình, đảm bảo cho mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng thật sự là chủ thể sáng tạo, chủ động và tích cực trong việc thực hành và phát huy dân chủ, theo đúng như tư tưởng Hồ Chí Minh: "mọi quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân" [66, tr.698].

Thứ hai, đó là một hệ thống tổ chức và hoạt động trên những nền tảng cơ bản: kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; chế độ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân; khối đại đoàn kết toàn dân tộc với ý nghĩa là động lực của sự phát triển đất nước trên nền tảng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Thứ ba, đó là một hệ thống đang trong quá trình đổi mới mạnh mẽ từ tổ chức đến phương thức hoạt động trên cơ sở các chức năng, nhiệm vụ mới và yêu cầu mới xuất phát từ các nhiệm vụ trọng tâm của sự nghiệp cách mạng Lào trong giai đoạn mới: phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/04/2022