dụng thường xuyên. Sinh viên cần được hỗ trợ bởi các phương pháp huấn luyện và tài liệu học tập đa dạng để giúp họ học tập hiệu quả. Sách, các loại sổ tay hướng dẫn, làm mẫu và hướng dẫn, trợ giúp kỹ thuật trực tiếp hoặc trực tuyến, hướng dẫn gián tiếp qua băng hình… sẽ giúp sinh viên lựa chọn phương pháp học tập tốt nhất đáp ứng nhu cầu học tập của họ. Điều này rất quan trọng nhằm giúp sinh viên đạt được bằng cấp đại học dù cho kỹ năng CNTT của họ đã được trang bị ở mức độ nào từ các cấp học phổ thông.
Về cách thức và quá trình tổ chức đào tạo, các điều kiện triển khai đào tạo an toàn thông tin như hạ tầng công nghệ, nội dung, đội ngũ,…, hoạt động hỗ trợ người học và những tình huống để người học được trải nghiệm và cập nhật với sự phát triển tiến bộ về CNTT và sự tinh vi của CNTT trên thế giới.
Đào tạo ngành An toàn thông tin trong thời kỳ đầu chủ yếu thực hành chủ yếu trên phần mềm mô phỏng. Ngày nay, với việc ứng dụng CNTT và truyền thông đã làm cho hình thức đào tạo ngành An toàn thông tin trở nên linh hoạt hơn, có t nh tương tác hơn, sinh viên được thực hành trên thiết bị thực tế và có hệ thống phòng thực hành chuyên dụng, đem lại hiệu quả hơn trong quá trình đào tạo. Từ mô hình đào tạo ngành An toàn thông tin với mô hình đơn giản thông tin một chiều đã chuyển sang mô hình thông tin hai chiều hiệu quả giữa người dạy và người học, giữa người học với hệ thống học liệu và giữa người học với cơ sở quản lý đào tạo. Sự tương tác hai chiều kết hợp với hệ thống học liệu chuẩn sẽ giúp sinh viên đạt được hiệu quả của khóa học. Sự thiếu vắng thông tin phản hồi đối với sinh viên có thể gây ảnh hưởng đến kết quả học tập, bởi sinh viên luôn có những nhu cầu khác nhau mà học liệu không thể đáp ứng được, do vậy cần có sự hỗ trợ của đội ngũ giảng viên hướng dẫn và đội ngũ nhân viên hỗ trợ quản lý học tập. Thực tế cho thấy hiệu quả học tập nâng cao rõ rệt khi có sự hỗ trợ với tư cách chuyên môn của người thầy và sự hỗ trợ hành chính của đội ngũ cán bộ quản lý.
Bàn về các mối tương tác trong khóa học đào tạo ngành An toàn thông
tin, Moore và Kearsley (1996) cho rằng có ba mối tương tác quan trọng, đó là: (i) học viên – nội dung học; (ii) học viên – giảng viên; (iii) học viên – học viên. Khóa học đào tạo ATTT cần tạo điều kiện cho tất cả các mối tương tác này được phát huy hiệu quả và đạt được mong muốn của học viên một cách tốt nhất. Người học theo phương thức đào tạo trực tuyến có thể cảm thấy bị cô lập, thất vọng và lo lắng ở mức độ cao nếu thiếu các giao tiếp và tương tác giữa các đối tượng trong chương trình đào tạo. Một cách để giải quyết vấn đề này chính là thiết lập ý thức cộng đồng cho người học ngay từ đầu bằng cách tạo cho họ một khoảng thời gian khởi động không chính thức cùng với việc sử dụng các bài tập cấu trúc. Các công cụ tương tác trên Internet cho phép người học làm việc theo nhóm và phản hồi ngay tức thì, người học có thể chia sẻ và thảo luận về quan điểm với nhau một cách trực tuyến. Do đó, loại môi trường tương tác xã hội này có thể tạo điều kiện mang lại những trải nghiệm học tập tích cực [90].
Theo lý thuyết tương tác và giao tiếp của Garrison (2011), trong quá trình tự học một cách chủ động của người học thì tầm quan trọng của dịch vụ hỗ trợ quản lý, tư vấn, giảng dạy, tuyển sinh, làm việc theo nhóm được thể hiện rõ rệt. Sự tương tác và mối quan hệ giữa người học với người dạy, cán bộ quản lý, hỗ trợ vận hành được xem như là sự giao tiếp có định hướng thông tin, do đó sự giao tiếp hai chiều là rất quan trọng và là đặc thù của ngành công nghệ thông tin hiện nay, dù đó là giao tiếp trực tiếp hay gián tiếp [63].
Bên cạnh những tác dụng của đào tạo ngành An toàn thông tin thì cũng phải đối mặt với các vấn đề khác như: Sự hài lòng của người học đối với các cơ sở đào tạo, liên quan đến tỷ lệ bỏ học. Chang và cộng sự (2004) [60] cho rằng nhu cầu về con đường học tập cá nhân và trình tự chương trình đào tạo, liên quan đến khả năng của người học; Theo Chiu và Liu (2005) [59], nhu cầu về cơ hội hợp tác, các động lực học tập và các công cụ tương tác hiệu quả...
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý đào tạo cử nhân ngành an toàn thông tin ở các trường đại học Việt Nam đáp ứng nhu cầu xã hội - 1
- Quản lý đào tạo cử nhân ngành an toàn thông tin ở các trường đại học Việt Nam đáp ứng nhu cầu xã hội - 2
- Đối Tượng Nghiên Cứu: Quản Lý Đào Tạo Cử Nhân Ngành Attt Tại Các Trường Đại Học Việt Nam Đáp Ứng Nhu Cầu Xã Hội.
- Nghiên Cứu Quản Lý Đào Tạo Ngành An Toàn Thông Tin
- Đào Tạo Cử Nhân Ngành An Toàn Thông Tin Đáp Ứng Nhu Cầu Xã Hội
- Chương Trình Và Phương Pháp Đào Tạo Cử Nhân Ngành An Toàn Thông Tin
Xem toàn bộ 246 trang tài liệu này.
Wagner và cộng sự (2005) chỉ ra rằng có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên trong chương trình đào tạo gồm: chất lượng tài liệu học tập, nội dung chương trình học, chất lượng và tương tác giữa sinh viên và người dạy, giữa sinh viên với sinh viên, cấu trúc và cách trình bày của khóa học…. Parsad và Lewis (2008) xác định sự hiểu biết chuyên môn sâu, khả năng sử dụng công nghệ giảng dạy của giảng viên là nhân tố tác động trực tiếp đến sự hài lòng của sinh viên. Sự thiếu tự tin cũng như mức độ hiểu biết kém của giảng viên trong việc sử dụng công nghệ mới có khả năng dẫn đến hiệu quả giảng dạy thấp hoặc thậm chí có thể coi là thất bại cho cả giảng viên và sinh viên, điều này dẫn đến sự hài lòng gần như không có. Moore và Kearsley (1996) nhấn mạnh sự hiểu biết tinh thông và kinh nghiệm trong việc tiếp cận với môi trường giảng dạy mới sẽ là nhân tố đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiếp cận với môi trường học tập trực tuyến của giảng viên [93]. Reinhart và Schneider (2001) khẳng định, hiểu được các yếu tố quyết định sự hài lòng của sinh viên trong phương thức đào tạo sẽ là cơ sở cho các nhà quản lý, các tổ chức giáo dục phát triển chương trình, thiết kế nội dung khóa học tốt hơn [101].
Trong những năm gần đây, cùng với xu hướng chung của thế giới, đào tạo ngành An toàn thông tin đã trở thành xu hướng tất yếu cần phát triển của giáo dục đại học tại Việt Nam. Với mạng lưới Internet ngày càng phát triển và tốc độ truy cập có thể chấp nhận được, đào tạo ngành An toàn thông tin đã phát triển mạnh mẽ từ quy mô số lượng đến chất lượng đào tạo để có được đội ngũ kỹ sư đáp ứng với yêu cầu phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế.
Theo tác giả Trịnh Văn Biểu (2012), hiểu theo nghĩa rộng, đào tạo ngành an toàn thông tin là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên CNTT và có các kỹ năng để phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sự cố để đảm bảo được hệ thống mạng thông suốt an toàn và bảo mật [3].
Theo tác giả Trần Thu Giang, xây dựng mô hình Khung chương trình đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin theo phương pháp tiếp cận mới CDIO hướng theo chuẩn kiểm định ABET nhằm nâng cao các chương trình đào tạo hiện nay. Các khái niệm được xác định và đề cập đến trong khóa học dành cho các cử nhân ngành ATTT. Cách tiếp cận theo phương pháp CDIO này được xây dựng đến cấp độ 3 và có áp dụng các cuộc khảo sát tham khảo ý kiến từ các bên liên quan như sinh viên, cựu sinh viên, giảng viên, doanh nghiệp, chuyên gia CNTT… về nhu cầu lực lượng lao động trong an ninh thông tin cũng như xem xét đánh giá phát triển chương trình giảng dạy mới. Từ kết quả thu về, tác giả xác định một chương trình An toàn thông tin mới sẽ giải quyết tốt nhất những thách thức về an ninh thông tin hiện nay [20]. Theo Quy định Chuẩn kỹ năng An toàn thông tin (Mã SCSS) gồm các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện những công việc liên quan đến các hoạt động xây dựng chính sách an toàn thông tin của tổ chức, áp dụng tiêu chuẩn về an toàn thông tin; thiết kế hệ thống, cài đặt, thử nghiệm, quản lý việc vận hành hệ thống an toàn thông tin; phân tích, xem xét chính sách an toàn thông tin [40].
Bàn về nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực an ninh mạng, Vũ Trà My (2018) chỉ rõ bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin (ATTT) trở thành vấn đề cấp bách, sống còn liên quan đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đó, đào tạo nguồn nhân lực an ninh mạng chất lượng cao, chuyên sâu, đủ khả năng đối phó với các nguy cơ và rủi ro trong bảo mật thông tin là vấn đề cần được ưu tiên hàng đầu [28].
Về phát triển nguồn nhân lực ATTT tại đề án 99 [38] đã khẳng định đào tạo, phát triển đội ngũ nhân lực an toàn, an ninh thông tin là một trong những giải pháp bảo đảm chủ quyền số quốc gia, làm chủ không gian mạng, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh đất nước; đào tạo, phát triển đội ngũ nhân lực an toàn, an ninh thông tin là một phần quan trọng của nhiệm vụ phát triển
nguồn nhân lực công nghệ thông tin, góp phần bảo đảm thực hiện thành công Đề án đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông; Phối hợp linh hoạt, hiệu quả giữa các hình thức đào tạo ngắn hạn cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng và đào tạo chính quy dài hạn nhằm bảo đảm năng lực quốc gia về an toàn, an ninh thông tin.
Theo đánh giá Lê Trung Thành và cộng sự (2015), xét trên nhiều phương diện khác nhau, phát triển đào tạo ngành An toàn thông tin là điều tất yếu trong sự phát triển nền giáo dục quốc gia, bởi: Thứ nhất, đứng trên góc độ của nhà quản lý, đào tạo ngành An toàn thông tin đáp ứng một phần mục tiêu phát triển nền giáo dục quốc gia, đó là “nâng cao dân tr , đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ”, tạo sự an tâm cho người sự dụng mạng ; Thứ hai, đào tạo ngành An toàn thông tin phù hợp với nhu cầu xã hội và đảm bảo an ninh mạng và yên tâm cho người sử dụng; Thứ ba, định hướng đào tạo ngành An toàn thông tin là tính ứng dụng hơn t nh khoa học thuần túy, yêu cầu của mọi người trong xã hội khi CNTT phát triển không chỉ là bằng cấp mà còn là kiến thức để phục vụ công việc và để tự hoàn thiện bản thân. Do đó, các tác giả nhấn mạnh phát triển đào tạo ngành An toàn thông tin là một xu thế tất yếu của giáo dục hiện đại [34].
Đề cập đến vấn đề nội dung trong đào tạo ngành An toàn thông tin, Thái Kim Phụng và Trương Việt Phương (2016) xem xét mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chất lượng thông tin đến kiến thức thu nhận của sinh viên, từ đó đề xuất một số giải pháp: Các trường học hoặc các tổ chức có triển khai hệ thống Elearning cần chú trọng khâu xuất bản nội dung lên website đào tạo cho người học phải thật d hiểu, hàm lượng vừa đủ (không thiếu cũng không thừa) và đặc biệt là phải mang tính áp dụng đối với từng môn học cụ thể; chú trọng tạo sự thuận lợi cho sinh viên truy cập thông tin và lựa chọn những công cụ xuất bản thông tin phù hợp để sinh viên có thể d dàng theo dõi và tổng hợp cho việc học của mình; phát triển các công cụ nhằm nâng cao sự tương tác
giữa sinh viên và giảng viên; thường xuyên cập nhật nội dung bài học, bài giảng đồng thời cũng cần phải có cơ chế bảo mật thông tin phù hợp [30].
Đề cập đến các hoạt động tổ chức đào tạo theo phương thức trực tuyến, theo Bùi Kiên Trung và Lê Trung Thành (2015), hiện nay hầu hết các đơn vị tổ chức đào tạo ở Việt Nam đã dần chuyển sang mô hình đào tạo kết hợp, đối với mỗi lớp học hiện nay gồm bốn hoạt động chính của sinh viên: (i) Tự học, tự nghiên cứu: Sinh viên học qua tài liệu hướng dẫn tự học (dạng text), bài giảng đa phương tiện (slide, video, audio). Việc theo dõi bài giảng của sinh viên sẽ được hệ thống ghi nhận và được tính vào phần đánh giá điểm chuyên cần của sinh viên. (ii) Trao đổi, thảo luận, giải đáp: Bao gồm các hoạt động tương tác qua hệ thống CNTT hỗ trợ, email, điện thoại, di n đàn trao đổi…
(iii) Luyện tập: Sinh viên sẽ có bài luyện tập dưới dạng trắc nghiệm, tự luận, tự luận có giải th ch… để ôn tập, kiểm tra lại phần kiến thức đã học. (iv) Kiểm tra, đánh giá: Trong thời gian di n ra lớp học, luôn có một hệ thống kiểm tra, đánh giá cho cả người dạy và sinh viên. Sinh viên sẽ có các bài kiểm tra t nh điểm dưới dạng trắc nghiệm, tự luận, bài tập nhóm…, kết quả được tổng hợp để t nh điểm điều kiện cho sinh viên [34].
1.1.2. Nghiên cứu về quản lý đào tạo ngành An toàn thông tin
1.1.2.1. Nghiên cứu quản lý đào tạo ở trường đại học, cao đẳng
Trong Luận án “Quản lý đào tạo ở các trường cao đẳng nghề giao thông vận tải trung ương đáp ứng nhu cầu thị trường lao động”, tác giả Đỗ Văn Tuấn đã trình bày khá tường minh những vấn đề lý luận liên quan đến vấn đề thị trường lao động, đào tạo nghề, đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Nêu được mối quan hệ giữa cơ chế thị trường với công tác đào tạo nghề hiện nay theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội. Luận án đã trình bày các nội dung hoạt động quản lý đào tạo theo hướng đáp ứng thị trường lao động, bao gồm: (1) quản lý mục tiêu đào tạo; (2) quản lý việc thực hiện nội dung chương trình đào tạo; (3) quản lý phương pháp, phương tiện đào tạo;
(4) quản lý hoạt động tổ chức đào tạo; (5) quản lý mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp. Luận án đã chỉ ra 3 yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo nghề đáp ứng thị trường lao động. Luận án đã khảo sát và phân tích thực trạng đào tạo nghề và công tác quản lý đào tạo nghề tại các trường cao đẳng nghề giao thông vận tải trung ương về xác định nhu cầu, về quản lý mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo, về phương pháp, phương tiện dạy học, về kiểm tra, đánh giá, bồi dưỡng đội ngũ và quan hệ giữa nhà trường với doanh nghiệp …
Tác giả Nguy n Đức Tuấn trong luận án của mình “Quản lý đào tạo nguồn nhân lực công nghệ kỹ thuật điện, điện tử đáp ứng nhu cầu thị trường lao động tại các trường cao đẳng” đã làm sáng tỏ khái niệm và nội dung nguồn nhân lực, thị trường lao động cũng như quá trình đào tạo và quản lý quá trình đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Luận án cũng đã chỉ ra 6 yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật điện và điện tử. Luận án đã phân t ch và đánh giá được thực trạng công tác quản lý đào tạo nguồn nhân lực công nghệ kỹ thuật điện, điện tử đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động tại các trường cao đẳng. Luận án đã chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của công tác quản lý đào tạo nguồn nhân lực công nghệ kỹ thuật điện, điện tử đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.
Tác giả Ngô Xuân Bình trong Luận án của mình “Quản lý chất lượng đào tạo ngành công nghệ thông tin trong các trường cao đẳng tại thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể” đã nêu được những vấn đề lý luận cốt lõi về quản lý chất lượng đào tạo và mô hình quản lý chất lượng đào tạo, trình bày khá rõ nội dung và những đặc điểm cơ bản của quản lý chất lượng tổng thể. Tác giả luận án cũng đã khảo sát và thu thập được nhiều số liệu về thực trạng đào tạo tại một số trường cao đẳng thành phố Hồ Chí Minh, chủ yếu tập trung vào các vấn đề: (1) Chương trình; (2) Đội ngũ
giảng viên; (3) Cơ sở vật chất. Luận án đã đề xuất được hệ thống quản lý chất lượng đào tạo ngành CNTT theo tiếp cận TQM và 5 giải pháp triển khai hệ thống. Mô hình này có giá trị lý luận lẫn giá trị thực ti n, thể hiện ý tưởng mới của tác giả luận án về quản lý hoạt động đào tạo ngành CNTT tại các trường cao đẳng thành phố Hồ Chí Minh.
Tác giả Nguy n Thu Hà trong Luận án “Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục ở các trường đại học Việt Nam hiện nay” đã trình bày các nội dung hoạt động quản lý đào tạo theo tiếp cận các thành tố quá trình đào tạo, bao gồm: (1) quản lý mục tiêu đào tạo; (2) quản lý việc thực hiện nội dung chương trình đào tạo; (3) quản lý phương pháp, phương tiện đào tạo; (4) quản lý hoạt động tổ chức đào tạo. Luận án đã khảo sát và phân tích thực trạng đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục và công tác quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục tại các trường đại học Việt Nam về quản lý mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo, về phương pháp, phương tiện dạy học, về kiểm tra, đánh giá, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên.
Thông qua công trình Luận án “Quản lý đào tạo của các trường cao đẳng du lịch đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các doanh nghiệp khu vực Đồng bằng Bắc bộ”, tác giả Trần Văn Long đã vận dụng mô hình CIPO trong quản lý đào tạo nghề du lịch đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp, trình bày một cách tường minh các thành tố của mô hình này. Điểm nổi bật của luận án là đã chỉ ra 4 yếu tố tác động đến quản lý đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các doanh nghiệp ngành du lịch. Luận án đã khảo sát được thực trạng đào tạo ở các trường cao đẳng du lịch, đặc biệt là t nh đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp du lịch về kiến thức chuyên ngành, về kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn, về kỹ năng mềm. Luận án đã phân t ch và đánh giá được thực trạng công tác quản lý đào tạo của các trường cao đẳng du lịch theo hướng đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các doanh nghiệp du lịch vùng Đồng bằng Bắc bộ trên các mặt