ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN HOÀNG THỦY
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
DO VI PHẠM QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG, NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Chuyên ngành: LUẬT DÂN SỰ
Có thể bạn quan tâm!
- Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, những vấn đề lý luận và thực tiễn - 2
- Các Quyền Cơ Bản Của Người Tiêu Dùng
- Khái Niệm Và Đặc Điểm Của Bồi Thường Thiệt Hại Do Vi Phạm Quyền Lợi Người Tiêu Dùng
Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.
Mã số: 60 38 30
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TSKH ĐÀO TRÍ ÚC
HÀ NỘI - 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Hoàng Thủy
MỤC LỤC
Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục
MỞ ĐẦU 1
2. Tình hình nghiên cứu 3
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài 4
4. Phạm vi nghiên cứu 4
5. Phương pháp nghiên cứu 4
6. Đóng góp của đề tài 5
7. Kết cấu của đề tài 5
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM
QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG 6
1.1 Khái quát chung về người tiêu dùng và quyền lợi của người tiêu dùng 6
1.1.1 Khái niệm người tiêu dùng và quyền lợi của người tiêu dùng 6
1.1.2 Đặc điểm của người tiêu dùng Việt Nam 12
1.1.3 Các quyền cơ bản của người tiêu dùng 18
1.2 Khái niệm và đặc điểm của bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng 26
1.2.1 Khái niệm 26
1.2.2 Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng 28
1.2.3 Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền
lợi người tiêu dùng 44
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM QUYỀN LỢI NGƯỜI
TIÊU DÙNG 47
2.1 Cơ sở pháp lý về bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người
tiêu dùng 47
2.2 Thực trạng pháp luật và thực thi pháp luật Việt Nam về bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng 51
2.2.1 Sơ lược lịch sử chế định bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền
lợi người tiêu dùng 51
2.2.2 Những hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành về bồi thường
thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng và nguyên nhân 54
2.2.3 Thực trạng áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng 67
Chương 3: QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH BỒI THƯỜNG THIỆT
HẠI DO VI PHẠM QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG 86
3.1 Quan điểm hoàn thiện chế định bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng 86
3.1.1 Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng điều chỉnh đối với người tiêu dùng 86
3.1.2 Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng điều chỉnh đối với tổ chức, cá
nhân sản xuất kinh doanh 87
3.1.3 Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng tác động đến sự phát triển kinh
tế - xã hội 89
3.2 Phương hướng cơ bản hoàn thiện chế định bồi thường thiệt hại do
vi phạm quyền lợi người tiêu dùng 90
3.3 Các giải pháp hoàn thiện chế định bồi thường thiệt hại do vi
phạm quyền lợi người tiêu dùng 93
3.3.1 Hệ thống hóa, pháp điển hóa pháp luật về bồi thường thiệt hại do
vi phạm quyền lợi người tiêu dùng 93
3.3.2 Các giải pháp để tăng hiệu quả việc thực thi pháp luật 96
KẾT LUẬN 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế, nền kinh tế Việt Nam những năm gần đây ngày càng phát triển và đạt được những kết quả quan trọng. Việc hòa nhập vào nền kinh tế thế giới vừa tạo ra những cơ hội phát triển nhưng đồng thời cũng đặt nền kinh tế Việt Nam trước những thách thức mới.
Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới WTO, là thành viên của ASEAN, APEC. Điều đó đồng nghĩa với việc hàng hóa, sản phẩm nước ngoài sẽ tràn vào thị trường Việt Nam và tất yếu là cạnh tranh sẽ vô cùng khốc liệt. Tính hai mặt của vấn đề này ngày càng được thể hiện rõ nét. Xét về mặt tích cực, người tiêu dùng sẽ được lợi khi có nhiều cơ hội hơn để lựa chọn sản phẩm chất lượng tốt và phù hợp với túi tiền của mình nhưng ngược lại mặt trái của vấn đề cũng là ở chỗ đó. Một khi người tiêu dùng đứng trước các sản phẩm hàng hóa vô cùng phong phú, đa dạng, nhà sản xuất nào cũng tung ra các chiêu thức quảng cáo sản phẩm mình là tốt nhất thì người tiêu dùng có thực sự dễ dàng khi lựa chọn được sản phẩm chất lượng như ý?
Có một thực tế mà chúng ta dễ dàng nhận ra là chưa khi nào vấn đề người tiêu dùng lại được đặt ra cấp thiết như hiện nay. Đặc biệt trong thời gian gần đây, trên thị trường xuất hiện nhiều phương thức kinh doanh mới như bán hàng qua mạng, qua điện thoại… giao dịch điện tử để để đặt mua hàng hóa, dịch vụ từ một nước khác cũng đang phát triển. Những phương tiện giao dịch hiện đại tạo sự thuận tiện cho các bên nhưng bên cạnh những tiện ích thì đây cũng là môi trường làm phát sinh những hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng ngày một tinh vi và phức tạp hơn.
Người tiêu dùng là một tác nhân kinh tế quan trọng và chiếm số lượng đông đảo trong xã hội nhưng lại bị vi phạm quyền lợi nhiều nhất. Gần đây,
trên thực tế đã xảy ra các vụ vi phạm của các nhà sản xuất, kinh doanh mà người tiêu dùng là đối tượng bị xâm phạm quyền lợi. Đã có nhiều vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng liên quan đến thực phẩm bị nhiễm độc; buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng v.v… Cụ thể hàng loạt các vụ vi phạm nghiêm trọng quyền và lợi ích của người tiêu dùng được phát hiện như vụ xăng pha aceton, vụ nước tương nhiễm chất 3-MCPD, vụ gian lận xăng dầu hay gần đây nhất là việc phát hiện hàng loạt các cơ sở kinh doanh mỡ động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ, vụ sữa melamine trẻ em, vụ mũ bảo hiểm không bảo đảm chất lượng… Những vụ việc này đã gây thiệt hại không chỉ về tài sản mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí là tính mạng của người tiêu dùng.
Thực tế trên đã cho thấy tình trạng vi phạm quyền lợi người tiêu dùng ngày càng trở nên phổ biến. Vậy thực sự thì điều mà người tiêu dùng cần nhất ở đây là gì? Đó là một cơ chế bảo vệ quyền lợi cho họ và hơn nữa là bồi thường khi có thiệt hại xảy ra. Khi người tiêu dùng tham gia vào giao lưu dân sự họ sẽ không nghĩ đến vấn đề bảo vệ quyền lợi của mình ra sao nếu sản phẩm mà họ được cung ứng không có vấn đề gì nhưng khi có sự vi phạm từ phía nhà sản xuất họ mới nghĩ đến quyền lợi của mình và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Chính vì lẽ đó giải quyết được vấn đề bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng sẽ giúp bảo vệ người tiêu dùng một cách thiết thực nhất, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh và phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững. Có nhiều công cụ để thực hiện nhưng hiện nay pháp luật được coi là công cụ hữu hiệu nhất để từ đó có thể kết hợp hiệu quả với các biện pháp, công cụ khác. Tuy nhiên, pháp luật trong lĩnh vực này còn bộc lộ khá nhiều thiếu sót, bất cập cần phải được hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, những vấn đề lý luận và thực tiễn” cho đề tài luận văn thạc sỹ Luật học.
2. Tình hình nghiên cứu
Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng là vấn đề được rất nhiều đối tượng quan tâm và đang là vấn đề còn nhiều tranh luận. Luật “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” số 59/2010/QH12 của Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hiệu lực ngày 1/7/2011 đã góp phần vào việc bảo vệ quyền và lợi ích cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, trên thực tế việc áp dụng các biện pháp chế tài nói chung, biện pháp bồi thường thiệt hại nói riêng cho người tiêu dùng khi họ bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp vẫn còn nhiều bất cập. Liên quan đến vấn đề này đã có nhiều công trình nghiên cứu và nhiều bài viết như “Những vấn đề bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam” của Đoàn Văn Trường, NXB Khoa học và kỹ thuật hay “Tìm hiểu luật bảo vệ người tiêu dùng các nước và vấn đề bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam” của Viện Nhà nước và pháp luật, NXB Lao động 1999; “Khách hàng là thượng đế” của tác giả Phạm Côn Sơn, NXB Phương Đông năm 2006; “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và trách nhiệm của chúng ta” của tác giả Lê Văn Thiệu (Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam); “Người tiêu dùng trước xu thế hội nhập thị trường khu vực AFTA” của TS. Nguyễn Mộng Hùng… Vấn đề này cũng được đề cập ở các báo và tạp chí như “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong pháp luật cạnh tranh” của tác giả Ngô Vĩnh Bạch Dương, tạp chí Nhà nước và pháp luật số 11/2000; TS. Nguyễn Văn Vân với “Hợp đồng theo mẫu và vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”, Đặc san khoa học pháp lý… “Đặc điểm văn hóa tiêu dùng Việt Nam mới” của Viện Nghiên Cứu Tư Vấn Phát Triển Xã Hội - Trường ĐH Quốc Gia TP.HCM (2009) được đăng trên http://vicongdong.vn, ngày 10/05; “Vì sao người tiêu dùng vẫn chưa "mặn mà" với Vinastas” của tác giả Y Nhung (2010) đăng trên http://vneconomy, ngày 14/10… Tuy nhiên, các công trình và các bài viết nêu trên chỉ tiếp cận ở góc độ khái quát về khoa học pháp lý
đối với bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng hoặc nghiên cứu nó trong từng lĩnh vực, dưới những góc độ khác nhau hay là những vấn đề cụ thể mang tính thời sự. Chưa có công trình nào nghiên cứu một cách tổng thể và chuyên sâu về trách nhiệm bồi thường do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng.
Yêu cầu có những công trình nghiên cứu một cách toàn diện về vấn đề này để rút ra được những cơ sở lý luận và thực tiễn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng từ đó tìm ra nguyên nhân và giải pháp hoàn thiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng vì thế thật sự cần thiết đối với mọi người nói chung, người tiêu dùng nói riêng.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài
Với đề tài này, tác giả nhằm làm sáng rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn xung quanh việc bồi thường thiệt hại khi có sự xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng. Từ đó, đưa ra những giải pháp thiết thực để góp phần giải quyết những bất cập, tồn tại của những quy định pháp luật, hướng đến đảm bảo một cách tốt nhất quyền lợi của người tiêu dùng nói chung và quyền được bồi thường thiệt hại nói riêng.
4. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ một luận văn, tác giả không có tham vọng nghiên cứu và trình bày tất cả những vấn đề liên quan đến người tiêu dùng mà chỉ nghiên cứu ở khía cạnh bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng với tính chất là một trường hợp cụ thể của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong luật dân sự.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để làm sáng tỏ được nội dung cần nghiên cứu một cách tốt nhất, tác giả đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá