Nghiên Cứu Quản Lý Đào Tạo Ngành An Toàn Thông Tin


công tác tuyển sinh, phát triển chương trình đào tạo, phát triển đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất và phương tiện dạy học... Luận án đã chỉ những điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức.

Quản lý đào tạo theo hướng đảm bảo chất lượng được tác giả Nguy n Thị Kim Nhung nghiên cứu trong Luận án “Quản lý đào tạo theo hướng đảm bảo chất lượng ở các trường cao đảng khu vực Tây Bắc”. Luận án đã trình bày khá tường minh những vấn đề lý luận liên quan đến vấn đề quản lý chất lượng đào tạo, tập trung vào đảm bảo chất lượng đào tạo của trường cao đẳng theo mô hình CIPO, các thành tố và nội dung hoạt động quản lý đào tạo theo hướng đảm bảo chất lượng. Luận án đã khảo sát và mô tả được ý kiến đánh giá của các đối tượng được hỏi về các thành tố của quá trình đào tạo theo hướng đảm bảo chất lượng và công tác quản lý đào tạo tại các trường cao đẳng khu vực Tây Bắc về các mặt như đội ngũ CBQL, GV, về CSVC và thiết bị phục vụ đào tạo, về quản lý chương trình, quản lý công tác đánh giá đào tạo … Luận án là đã đề xuất 8 biện pháp quản lý đào tạo của các trường cao đẳng khu vực Tây Bắc theo tiếp cận đảm bảo chất lượng. Trong đó biện pháp “Tổ chức thu thập thông tin phản hồi và theo dõi việc làm của sinh viên” là biện pháp có ý nghĩa thực ti n rất lớn và có giá trị trong việc nâng cao chất lượng đào tạo ở nhà trường.

Trong Luận án “Quản lý đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông ở các trường đại học tư thục khu vực miền trung Việt Nam, tác giả Nguy n Lê Hà đã nêu được những vấn đề lý luận cốt lõi về quản lý đào tạo, về mô hình quản lý đào tạo, trình bày khá rõ vai trò của CNTT và TT trong quản lý đào tạo, nội dung quản lý đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông, chỉ ra được 4 yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông tại các trường đại học tư thục Việt Nam. Tác giả luận án cũng đã khảo sát và thu thập được nhiều số liệu thống kê về thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo tại các trường đại học tư thục miền


trung Việt Nam, nhận thức cũng như năng lực của cán bộ, giảng viên về CNTT và TT, mức độ ứng dụng CNTT và TT vào quản lý đào tạo, các điều kiện về CSVC phục vụ cho ứng dụng CNTT và TT của các trường.

Còn tác giả Đào Thị Thanh Thủy, qua công trình Luận án của mình “Quản lý đào tạo nhân lực kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm miền trung” đã trình bày một cách tường minh các yếu tố tác động đến chất lượng đào tạo, bao gồm: (1) Mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo; (2) Đội ngũ giáo viên; (3) Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; (4) Tổ chức quá trình đào tạo. Luận án đã khảo sát được thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tại các vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và xác định được nhu cầu về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực phục vụ phát triển các khu công nghiệp trong vùng. Luận án đã phân t ch và đánh giá được thực trạng công tác quản lý đào tạo nhân lực kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển các khu công nghiệp của một số tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền trung trên các mặt quy hoạch đào tạo nhân lực, phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề, sự phối hợp giữa các doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo trong công tác đào tạo, tư vấn hướng nghiệp cho học sinh, nội dung chương trình đào tạo. Luận án đã chỉ những bất cập, hạn chế và các nguyên nhân.

1.1.2.2. Nghiên cứu quản lý đào tạo ngành An toàn thông tin

Hiện tại trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu trong lĩnh vực đào tạo an toàn thông tin, tuy nhiên hầu hết các công trình nghiên cứu tập trung vào các vấn đề như phát triển và quản lý các chương trình đào tạo an toàn thông tin, quản lý các hoạt động học và giảng dạy thực hành an toàn thông tin, hệ thống quản lý học an toàn thông tin.

Trên thế giới, vấn đề an toàn thông tin được đề cập đến từ những năm 1940 trong các cuộc chiến tranh, khi thông tin là yếu tố sống còn. Từ đó, các chương trình đào tạo và quản lý về an toàn thông tin bắt đầu được hình thành. Bradley Bogolea và Kay Wijekumar[106] cho rằng ban đầu, đào tạo an toàn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 246 trang tài liệu này.


thông tin cũng gặp phải những bất cập về nội dung chương trình như kỹ năng triển khai trong thực ti n chưa cao, đào tạo trên nhiều chuẩn khác nhau, kiến thức đào tạo ở mức cơ bản. Sau đó các chương trình đào tạo được thống nhất dần theo một chuẩn hóa, kiến thức sát thực tế hơn, các tiêu ch đánh giá kỹ thuật về an toàn thông tin được thiết lập.

Quản lý đào tạo cử nhân ngành an toàn thông tin ở các trường đại học Việt Nam đáp ứng nhu cầu xã hội - 5

Tại Mỹ, từ năm 2000 đến nay, có nhiều chương trình đào tạo được kiểm định và đạt chuẩn hóa các tiêu chí về an toàn thông tin theo chuẩn chất lượng khối kỹ thuật ABET như: chuyên gia INFOSEC, quản trị bảo mật hệ thống thông tin, nhân viên an toàn hệ thống thông tin, chuyên gia phân tích rủi ro, kỹ sư an toàn hệ thống, các vấn đề về pháp lý và sinh trắc học …

Tại Hàn Quốc, nghiên cứu liên quan đến chương trình đào tạo an toàn thông tin bắt đầu từ cuối những năm 1990, với nghiên cứu của Chul Kim (2001) về quản lý phát triển chương trình giảng dạy an toàn thông tin ở các trường đại học. Tiếp theo đó là Chang (2003) [60], Tae Chyung và các cộng sự (2004) [61]. Chiu, Lui (2001) [59] đã nghiên cứu về phát triển chương trình giảng dạy ngành An toàn thông tin tại Hàn Quốc và các chương trình giảng dạy an toàn thông tin trên thế giới. Jung-Duk Kim và Tae-suk Baek cho rằng nguồn cung cấp kiến thức về an toàn thông tin tại các trường đại học có sự chênh lệch trong khu vực và nguồn cung cấp mới về kiến thức an toàn thông tin không đủ để đáp ứng nhu cầu hiện nay. Tae Sung Kim và các cộng sự phân tích tổ chức đào tạo ngành An toàn thông tin: đào tạo đại học niên hạn 04 năm, bậc thạc sĩ và tiến sĩ giúp cung cấp một lực lượng nhân lực về an toàn thông tin sau tốt nghiệp cho Hàn Quốc.

Báo cáo của Liên minh Châu Âu về đào tạo an toàn thông tin (2014) phân đào tạo an toàn thông tin thành ba loại hình đào tạo: đào tạo chính quy, đào tạo không chính quy và các loại hình đào tạo khác. Đào tạo chính quy được tiến hành thông qua hệ thống cơ sở đào tạo đại học (Cử nhân, Thạc sỹ, Tiến sỹ …). Loại hình đào tạo này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng giúp sinh


viên xây dựng và định hình khả năng về lĩnh vực an toàn thông tin trong tương lai. Loại hình đào tạo không ch nh quy là đào tạo nghề và cấp chứng chỉ thông qua các tổ chức.

Ngoài ra, báo cáo của Liên minh Châu Âu về đào tạo an toàn thông tin còn đề cập một cách tiếp cận phổ biến rộng rãi là các khóa học trực tuyến theo hướng mở (OOC – Open online courses) nhắm tới thành phần tham gia ở diện rộng và truy cập mở dựa trên Internet. Bất kỳ ai chỉ với kết nối Internet có thể truy cập các khóa học OOC về đào tạo an toàn thông tin.

Theo NSTSC (2003) [97], chương trình đào tạo ngành An toàn thông tin sẽ là khóa học liên ngành bao gồm các thành phần luật pháp, chính sách, yếu tố con người, đạo đức, quản lý nguy cơ và phần căn bản dựa trên ngành công nghệ thông tin.

Nghiên cứu của Crowley [62] tập trung vào phát triển chương trình đào tạo đảm bảo an toàn thông tin. Nghiên cứu xác định bản chất của đảm bảo an toàn thông tin, vai trò tiềm năng của sinh viên trong nghề nghiệp, các bên liên quan trong giáo dục an toàn thông tin và nỗ lực phát triển một nhóm kiến thức chung. Quan điểm của tác giả là vấn đề an toàn phụ thuộc phần lớn vào ngữ cảnh mà chúng xảy ra, và từ góc độ kỹ thuật, nó rất đa dạng và luôn thay đổi từ việc phát hiện ra các lỗ hổng an toàn, đưa ra các bản khai thác đến các loại biện pháp phòng chống cần thiết. Tác giả cũng nêu ra là việc đảm bảo an toàn thông tin phụ thuộc vào rất nhiều ngành khác nhau. Đặc biệt, vấn đề an toàn thông tin còn liên quan đến các khía cạnh của tâm lý học, xã hội học, luật pháp, khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính và quản lý. Điều này có nghĩa là an toàn thông tin là một ngành đa lĩnh vực liên quan đến chuyên môn từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ đó việc xây dựng các chương trình đảm bảo an toàn thông tin được thực hiện bằng sự kết hợp nhiều khối kiến thức từ các lĩnh vực phù hợp.

Năm 2014, Endicott - Popovsky và Popovsky đã phát triển khái niệm và


mô hình đào tạo phát triển toàn diện của sinh viên an toàn thông tin. Mô hình Kuzmina-BespalkoPopovsky hoặc KBP, đưa ra một cách tiếp cận để thực hiện một chương trình đào tạo an toàn thông tin dựa trên các yếu tố về mục tiêu, nội dung, quy trình đào tạo, giảng viên, thị trường việc làm, xu hướng phát triển,…

Trong [34], các tác giả đã sử dụng các chương trình đào tạo ATTT ở Nhật Bản như một trường hợp nghiên cứu chi tiết để phân tích các thực ti n và phương pháp tốt nhất trong lĩnh vực đào tạo ATTT. Dựa trên phân tích này các tác giả đã xác định các yêu cầu phải đáp ứng để đảm bảo việc đào tạo ATTT hiệu quả. Cuối cùng, các tác giả cũng đưa ra một khung chương trình đào tạo đáp ứng các yêu cầu này, để tạo điều kiện cho việc đào tạo ATTT có hiệu quả.

Một trong những lĩnh vực nghiên cứu lớn liên quan đến đào tạo an toàn thông tin là phát triển và quản lý các bài học thực hành thực tế. Các khóa học về an toàn, an ninh mạng là một chủ đề đặc biệt cho việc thực hành trên phòng thí nghiệm để thực hiện nhiều giải pháp chính xác. Theo Abler và các cộng sự [50], việc thực hành là cần thiết cho đào tạo an toàn thông tin. Theo Anderson và Krathwohl [51], yêu cầu này cần dành cho các sinh viên ở bậc cao nhất, điều này cần để họ thực hành việc phân t ch, đánh giá và tạo các giải pháp. Kinh nghiệm trong lĩnh vực này giúp sinh viên chuẩn bị tốt hơn để sử dụng các kỹ năng trong thực tế.

Hệ thống quản lý đào tạo được sử dụng như một cách để chia sẻ dữ liệu, nhận và trả bài tập và giao tiếp trực tuyến. Đây là mục đ ch chung của hệ thống quản lý đào tạo (LMS – Learning Management Systems). LMS đã làm thay đổi quá trình quản lý đào tạo từ việc truyền tải kiến thức tới quản lý và tạo điều kiện cho sinh viên học tập [27]. Trong các chương trình đào tạo ATTT, các hệ thống LMS hiện nay hầu hết được xem là cách để quản trị các thành phần nhất định của chương trình giảng dạy - như phân lớp, quản lý bài


tập test và tổng hợp các bài tập hoặc báo cáo.

Các nghiên cứu về việc phát triển và quản lý chương trình đào tạo an toàn thông tin: Rất nhiều nghiên cứu đã được công bố về việc đưa các kiến thức an toàn thông tin vào chương trình giảng dạy công nghệ thông tin và làm thế nào chúng có thể được thực hiện có hiệu quả. Một số mô hình đã được đề xuất, và các nghiên cứu đã được công bố tập trung vào các khía cạnh phát triển chương trình đào tạo an toàn thông tin có hiệu quả.

Theo Nguy n Hồng Minh (2017), đứng trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, hệ thống giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục nghề nghiệp nói riêng sẽ bị tác động mạnh mẽ và toàn diện, các khái niệm về phòng học ảo, thầy giáo ảo, thiết bị ảo sẽ trở thành xu hướng trong hoạt động đào tạo. Và do đó, hệ thống giáo dục phải đối mặt với nhiều vấn đề thách thức về phương thức và phương pháp đào tạo với sự ứng dụng mạnh mẽ của CNTT, sự thay đổi trong quản trị nhà trường với xu hướng đào tạo ảo, mô phỏng, số hóa bài giảng trở thành xu hướng đào tạo tương lai, đổi mới mô hình nhà trường, đổi mới quản lý cả ở cấp vĩ mô và cấp cơ sở… Theo do, tác giả đề xuất các nhóm giải pháp ch nh như sau: (i) Đổi mới cơ chế chính sách phù hợp với thực ti n đối với đội ngũ nhà giáo, người học, cơ sở giáo dục nhằm tạo sự linh hoạt thích ứng với những thay đổi của khoa học công nghệ và yêu cầu của thị trường; (ii) Đổi mới quản lý giáo dục, ứng dụng CNTT trong quản lý; (iii) Đổi mới hoạt động đào tạo: chương trình đào tạo thiết kế linh hoạt, phương pháp đào tạo lấy người học làm trung tâm và sự ứng dụng CNTT trong thiết kế và truyền đạt bài giảng, hình thức và phương pháp thi, kiểm tra; (iv) Nâng cao năng lực và chất lượng của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục;

(v) Phát triển đào tạo tại doanh nghiệp và gắn kết với doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo; (vi) Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; (vii) Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục [27].


1.1.3. Đánh giá chung và hướng nghiên cứu tiếp theo

1.1.3.1. Đánh giá chung

Như vậy, từ việc tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và thế giới về quản lý ĐT ngành An toàn thông tin đáp ứng nhu cầu xã hội, có thể đi đến một số nhận xét chính sau:

- Những thay đổi trong môi trường kinh tế - xã hội đặc biệt là sự bùng nổ của mạng xã hội thì đặt ra vấn đề phải đáp ứng được yêu cầu về bảo mật và an toàn thông tin cho người dùng, qua đó đã thúc đẩy các trường đại học đầu tư ngày càng mạnh vào hệ thống đào tạo ngành An toàn thông tin. Tuy nhiên, sự thành công của một hệ thống đào tạo ngành An toàn thông tin phụ thuộc rất lớn vào vai trò quản lý cũng như nhiều yếu tố khác như cá nhân, xã hội, văn hóa, công nghệ, tổ chức và môi trường…

- Hầu hết các công trình nghiên cứu đã đi vào nghiên cứu cụ thể, các công trình nước ngoài nhấn mạnh vào yếu tố chiến lược trong quản lý đào tạo ngành An toàn thông tin liên quan tới tầm nhìn và sứ mệnh, các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của tổ chức, yếu tố giảng viên và người học… Đặc biệt, hoạt động quản lý đào tạo ngành An toàn thông tin phải đối mặt với nhiều thách thức như mức độ hài lòng của người học, vấn đề đảm bảo chất lượng, vấn đề học liệu, phòng thực hành chuyên dụng và hiện đại về an toàn thông tin ... Do đó, lãnh đạo nhà trường cần đưa ra một cái nhìn dài hạn tập trung vào các vấn đề như duy trì chiến lược đào tạo ATTT gắn với sự bùng nổ phát triển mạng mẽ của CNTT và chiến tranh không gian mạng đang trở lên hiện hữu; Chương trình đào tạo gắn liền với thực ti n; Đào tạo và hỗ trợ về chính sách và kỹ năng liên quan đến CNTT và truyền thông; Cơ hội để hội nhập và chi phí và công nghệ; Khả năng truy cập; Quy mô lớp học; Đánh giá chương trình giảng dạy; Các vấn đề cơ sở hạ tầng và kỹ thuật; Động lực giảng viên... nhằm đảm bảo hoạt động đào tạo an toàn thông tin đáp ứng nhu cầu xã hội hiệu quả.


- Hiện nay các trường đại học ở Việt Nam đã từng bước tiếp cận được với chương trình đào tạo an toàn thông tin của một số nước có nền khoa học phát triển trên thế giới. Mặc dù vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai và quản lý hoạt động đào tạo ngành An toàn thông tin song với sự chỉ đạo và quán triệt định hướng về quản lý đào tạo ngành An toàn thông tin của Chính phủ, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường đại học được giao nhiệm vụ đào tạo về lĩnh vực an toàn thông tin đã nghiên cứu ứng dụng phương thức đào tạo hiện đại vào hoạt động đào tạo của nhà trường với nhiều giải pháp về quản lý ở tầm vĩ mô và vi mô, tập trung vào các vấn đề về nhận thức của lãnh đạo, năng lực giảng viên, đầu tư công nghệ, quản lý sự thay đổi, đổi mới cơ chế chính sách và hoạt động đào tạo...

1.1.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo

Xác định được vai trò của đào tạo ngành An toàn thông tin và quản lý đào tạo ngành An toàn thông tin trên thế giới và ở Việt Nam trong những năm gần đây đã được quan tâm từ nghiên cứu về lý luận lẫn thực ti n. Mặc dù được được quan tâm, nhưng t nh chất phức tạp và hậu quả nghiêm trọng khi xảy ra, do đó đòi hỏi cần có nhiều công trình nghiên cứu hơn nữa. Đối với Việt Nam, một đất nước mà công nghệ thông tin chưa được phát triển như các nước tiên tiến trên thế giới, vì vậy đòi hỏi phải nghiên cứu nghiêm túc, đặc biệt là gắn với trách nhiệm quản lý đào tạo ngành An toàn thông tin để chất lượng đào tạo ngày càng nâng cao. Vì vậy, luận án cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu theo các hướng sau đây:

1. Trên cơ sở nghiên cứu các mô hình quản lý đào tạo ở trong nước và ngoài nước, luận án sẽ phân t ch, xem xét ưu nhược điểm của các mô hình đó và lựa chọn một mô hình phù hợp nhất để vận dụng vào quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội ở Việt Nam.

2. Luận án sẽ kế thừa các công trình nghiên cứu về quản lý đào tạo trình độ đại học, đi sâu khảo sát thực trạng hoạt động đào tạo cũng như công

Xem tất cả 246 trang.

Ngày đăng: 24/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí