các thành viên thuộc hệ thống để đạt được các mục đ ch đã định.” [25].
Tác giả Trần Khánh Đức cho rằng: “Quản lý là hoạt động có ý thức của con người nhằm định hướng, tổ chức, sử dụng các nguồn lực và phối hợp hành động của một nhóm người hay một cộng đồng người để đạt được các mục tiêu đề ra một cách có hiệu quả nhất” [18].
Theo tác giả Đặng Vũ Hoạt: “Quản lý là quá trình tác động có định hướng, có chủ đ ch của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) - trong một tổ chức - nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đ ch của tổ chức”. [24]
Từ định nghĩa và những quan niệm có thể rút ra bản chất của quản lý:
- Quản lý là một tác động có hướng đ ch, có mục tiêu xác định.
- Quản lý thể hiện mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý, là mối quan hệ ra lệnh - phục tùng, không đồng cấp và có tính bắt buộc. Quản lý làm cho khả năng th ch nghi giữa chủ thể với đối tượng quản lý và ngược lại.
- Quản lý là sự tác động, mang tính chất chủ quan nhưng phải phù hợp với quy luật khách quan.
- Hoạt động quản lý là sự vận động của thông tin.
Nhìn chung các khái niệm, định nghĩa trên đều có chung những nét đặc trưng cơ bản chủ yếu đó là: Quản lý là quá trình tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý bằng việc vận dụng các chức năng, công cụ và phương pháp quản lý phù hợp nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng và cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra.
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên Cứu Quản Lý Đào Tạo Ngành An Toàn Thông Tin
- Đào Tạo Cử Nhân Ngành An Toàn Thông Tin Đáp Ứng Nhu Cầu Xã Hội
- Chương Trình Và Phương Pháp Đào Tạo Cử Nhân Ngành An Toàn Thông Tin
- Tác Động Của Bối Cảnh Đến Quản Lý Đt Ngành Attt Đáp Ứng Nhu Cầu Xã Hội
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Đào Tạo Cử Nhân Ngành An Toàn Thông Tin Tại Các Trường Đại Học Đáp Ứng Nhu Cầu Xã Hội
- Khái Quát Về Đào Tạo Ngành An Toàn Thông Tin Ở Việt Nam
Xem toàn bộ 246 trang tài liệu này.
Một phần không thể thiếu của quản lý là quá trình thực hiện các chức năng của quản lý, muốn quản lý tốt thì người quản lý cần thực hiện tốt các chức năng của quản lý. Trong các phạm trù cơ bản của quản lý thì phạm trù chức năng quản lý chiếm vị trí then chốt, mang tính chất bộ phận tạo thành hoạt động quản lý tổng thể. Các chức năng quản lý là những hình thái biểu
hiện sự tác động có mục đ ch đến tập thể người nói chung mà bất cứ chủ thể quản lý nào, bất cứ cấp độ nào, đối tượng nào cũng đều phải thực hiện. Các nghiên cứu về khoa học quản lý cho đến nay đã đưa ra kết luận tương đối thống nhất về 4 chức năng cơ bản của quản lý, đó là: chức năng lập kế hoạch, chức năng tổ chức, chức năng chỉ đạo và chức năng kiểm tra.
* Chức năng lập kế hoạch
Lập kế hoạch là chức năng đầu tiên của quản lý, là việc hoạch định các công việc cần thực hiện một cách chủ động, hiệu quả và khoa học để việc thực hiện đạt kết quả tốt mục tiêu của tổ chức.Chức năng lập kế hoạch gồm các bước: dự báo, xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu.
Công việc dự báo có nhiệm vụ tìm ra phương hướng hoạt động và phát triển của nhà trường trên cơ sở nghiên cứu đường lối chính sách chung, xu thế phát triển của xã hội, nhu cầu đào tạo, điểm mạnh điểm yếu và khả năng của nhà trường để xác định đúng phương hướng phát triển của nhà trường. Đối với mục tiêu quản lý ĐT, người quản lý cần nghiên cứu chủ trương, ch nh sách của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục – đào tạo nói chung, ĐT nói riêng, nghiên cứu xu thế phát triển của CNTT - truyền thông trên thế giới, ở Việt Nam, nghiên cứu phân tích nhu cầu đào tạo của xã hội, phân tích những điểm mạnh – điểm yếu của nhà trường về các nguồn lực cho ĐT.
Công việc xác định mục tiêu quản lý được thực hiện dựa trên định hướng phát triển và các nguồn lực quản lý. Căn cứ vào hệ thống mục tiêu QLĐT nói chung, hệ thống mục tiêu quản lý đối với ĐT ngành ATTT của nhà trường bao gồm: phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng đào tạo; phát triển và nâng cao chất lượng hiệu quả các điều kiện triển khai ĐT ngành ATTT; đổi mới qui trình đào tạo hiệu quả hơn; phát triển các dịch vụ đào tạo; xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên đầy đủ đáp ứng yêu cầu của ĐT ngành ATTT, từng bước nâng cao trình độ chuyên môn, phương pháp và kỹ năng giảng dạy trực tuyến; phát triển các mối quan hệ giữa nhà trường với xã hội nhằm làm tốt
công tác đào tạo và phát triển đào tạo.
Công việc xây dựng kế hoạch thực hiện nhằm xác định những công việc cần phải làm và xây dựng phương án thực hiện, từ đó đánh giá, lựa chọn phương án và ra quyết định.
* Chức năng tổ chức
Là quá trình tiếp nhận và sắp xếp nguồn lực theo những cách thức nhất định nhằm hiện thực hoá các mục tiêu đã đề ra theo kế hoạch, hay nói cách khác tổ chức là quá trình triển khai kế hoạch, bao gồm xây dựng cơ cấu tổ chức, chỉ đạo thực hiện theo kế hoạch. Vai trò của chức năng tổ chức nhằm hiện thực hoá các mục tiêu theo kế hoạch đã được xác định. Chức năng tổ chức còn có vai trò tạo ra sức mạnh mới của một tổ chức, một nhà trường, một đơn vị hoặc có thể cả một hệ thống nếu việc tiếp nhận, phân phối, sắp xếp các nguồn lực được tiến hành khoa học và hợp lý. Chức năng tổ chức trong quản lý bao gồm các công việc: xây dựng tổ chức bộ máy quản lý, xây dựng phát triển đội ngũ, xác định cơ chế quản lý.
Việc xây dựng tổ chức bộ máy quản lý là xác định cơ cấu tổ chức của chủ thể quản lý cũng như cơ cấu của cả đối tượng quản lý với chức năng nhiệm vụ, đồng thời xác định kiểu cấu trúc tổ chức được áp dụng trong bộ máy quản lý, chỉ rõ những mối quan hệ bên trong giữa các bộ phận của toàn bộ hệ thống nhằm quản lý có hiệu lực và hiệu quả trong quá trình hoạt động của bộ máy quản lý.
Xây dựng phát triển đội ngũ là quá trình thực hiện quản lý nguồn nhân lực và quản lý nhân sự. Việc quản lý nguồn nhân lực bao gồm qui hoạch đội ngũ, tuyển chọn, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ. Việc quản lý nhân sự gồm quản lý các hoạt động của đội ngũ như bố tr sắp xếp nhân sự vào vị tr , đào tạo tập huấn, phối hợp hoạt động và phát triển các mối quan hệ trong công việc, bồi dưỡng và kiểm tra đánh giá xếp loại đội ngũ cán bộ, thực hiện chế độ ch nh sách đối với đội ngũ.
Xác định cơ chế quản lý gồm xác định thiết chế tổ chức và chế độ qui phạm cho việc thực hiện quá trình quản lý giáo dục có hiệu lực, hiệu quả, đạt tới các mục tiêu.
* Chức năng lãnh đạo, chỉ đạo
Trong quá trình triển khai kế hoạch, sau khi đã thiết lập cơ cấu tổ chức bộ máy, nhân sự, người quản lý cần phải chỉ đạo, điều hành công việc của các cá nhân, nhóm người lao động.
Lãnh đạo, chỉ đạo là quá trình tác động đến các thành viên của tổ chức, tập hợp, liên kết các thành viên trong tổ chức; theo sát các hoạt động của bộ máy, hướng dẫn, điều chỉnh công việc, làm cho người lao động nhiệt tình, tự giác nỗ lực phấn đấu các mục tiêu của tổ chức, bao gồm: k ch th ch động viên, thông tin hai chiều, bảo đảm sự hợp tác trong thực tế.
* Chức năng kiểm tra
Kiểm tra là những hoạt động của chủ thể quản lý nhằm đánh giá và xử lý những kết quả của quá trình vận hành tổ chức, từ đó tiến hành những hoạt động điều chỉnh, uốn nắn khi cần thiết. Như vậy, kiểm tra là hệ thống phản hồi về kết quả của các hoạt động và là hệ thống phản hồi dự báo trước những kết quả có thể xảy ra. Chức năng kiểm tra bao gồm: xây dựng định mức và tiêu chuẩn, các chỉ số công việc, phương pháp đánh giá, rút kinh nghiệm và điều chỉnh. Quá trình kiểm tra có những giai đoạn sau:
- Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn kiểm tra, là những chuẩn mực mà các cá nhân, tập thể cà tổ chức phải thực hiện để đảm bảo cho toàn bộ tổ chức hoạt động có hiệu quả. Các tiêu chuẩn của kiểm tra rất phong phú do t nh đặc thù của tổ chức, sự đa dạng của kế hoạch, chương trình, sản phẩm, dịch vụ,…;
- Đánh giá sự thực hiện các hoạt động, dự báo những sai lệch, nguyên nhân sai lệch.
Kiểm tra có vai trò quan trọng trong quá trình quản lý, là nhu cầu cơ bản để hoàn thành các quyết định quản lý. Chức năng kiểm tra bảo đảm cho các
kế hoạch được thực hiện với hiệu quả cao, đảm bảo thực thi quyền lực quản lý của những người lãnh đạo, giúp hệ thống theo sát và đối phó với sự thay đổi của môi trường và tạo tiền đề cho quá trình hoàn thiện, đổi mới.
Các chức năng quản lý gắn bó chặt chẽ với nhau, đan xen lẫn nhau. Tuy nhiên trong mọi hoạt động quản lý, thông tin đóng vai trò quan trọng, được coi như là mạch máu của hoạt động quản lý.
1.5.1.2. Quản lý đào tạo
Quản lý đào tạo là quản lý việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch đào tạo, nội dung chương trình đào tạo, kết quả đào tạo, đồng thời cũng quản lý về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ đào tạo và đội ngũ cán bộ phục vụ đào tạo. Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng [2], Quản lý ĐT là quản lý các nhân tố tác động đến đào tạo bao gồm: Mục tiêu đào tạo; Nội dung đào tạo; Phương pháp đào tạo; Lực lượng đào tạo -giảng viên; Đối tượng đào tạo - Người học; Hình thức tổ chức đào tạo; Điều kiện đào tạo; Môi trường đào tạo; Bộ máy tổ chức đào tạo; và Quy chế đào tạo.
Từ việc phân tích các khái niệm nêu trên, luận án xác định khái niệm quản lý đào tạo như sau: Quản lý đào tạo là sự tác động của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong quá trình đào tạo thông qua các chức năng của quản lý và bằng những công cụ, phương pháp quản lý phù hợp để đạt được mục tiêu chung của quá trình đào tạo.
1.5.1.3. Quản lý đào tạo ngành An toàn thông tin đáp ứng nhu cầu xã hội
Vận dụng khái niệm quản lý vào lĩnh vực đào tạo cử nhân ngành ATTT, luận án xây dựng khái niệm quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội như sau:
Quản lý đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin đáp ứng nhu cầu xã hội là quá trình tác động có mục đ ch, có kế hoạch của chủ thể quản lý (gồm các cấp quản lý khác nhau từ Ban Giám hiệu, các Phòng, Khoa, Trung tâm đào tạo) lên các đối tượng quản lý (bao gồm giảng viên, sinh viên, cán bộ
quản lý cấp dưới và cán bộ phục vụ đào tạo) để thực hiện các hoạt động đào tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội. Việc quản lý thông qua việc vận dụng các chức năng và phương tiện quản lý nhằm giúp quá trình đào tạo được vận hành một cách hiệu quả, nâng cao chất lượng công tác dạy và học trong giáo dục đào tạo.
1.5.2. Nội dung quản lý đào tạo cử nhân ngành an toàn thông tin theo tiếp cận phối hợp CIPO và chức năng quản lý
1.5.2.1. Mô hình CIPO trong quản lý ĐT ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội Mô hình CIPO có ưu điểm là bao quát được nội dung của các mô hình QLĐT theo quá trình ở trên, ngoài ra còn đề cập đến tác động của bối cảnh. Đây là tác động có ảnh hưởng lớn đến đào tạo và QLĐT ở nước ta đặc biệt là đối với ĐT ngành ATTT và quản lý ĐT ngành ATTT trong bối cảnh phát triển kinh tế-xã hội, tiến bộ của khoa học CNTT và truyền thông, xu thế phát triển của ĐT ngành ATTT trên thế giới, nước ta đang trong tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng. Yếu tố đầu ra không chỉ quan tâm đến kết quả học tập, sự hài lòng, thành công của người học mà còn quan tâm đến sự hài lòng của
người sử dụng lao động và hiệu quả tăng năng suất lao động cho xã hội.
Mô hình quản lý đào tạo theo quá trình quan tâm đến quản lý chất lượng các yếu tố đầu vào, quá trình và các yếu tố đầu ra của đào tạo, tuy nhiên chưa quan tâm đến tác động của bối cảnh trong khi chúng ta đang sống trong một thời đại đang có nhiều biến đổi về kinh tế-xã hội trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục-đào tạo trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
Với những lý do nêu trên, tác giả vận dụng mô hình CIPO trong quản lý ĐT ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội ở các trường đại học Việt Nam.
Vận dụng mô hình CIPO trong quản lý ĐT ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội có nghĩa là phải quản lý các yếu tố đầu vào, quản lý quá trình dạy học đến quản lý các yếu tố đầu ra, đồng thời cũng cần quan tâm đến tác động
của bối cảnh tác động từ môi trường chính trị - kinh tế - xã hội, sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, sự hội nhập quốc tế và nhu cầu của xã hội lên quá trình đào tạo để hướng tới chất lượng đáp ứng được nhu cầu doanh nghiệp, nhu cầu xã hội. Khi đó, quản lý ĐT ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội được đặt trong một môi trường có tính vận động và có ý nghĩa toàn diện hơn, ngoài thông tin thu nhận phản hồi từ người lao động đã tốt nghiệp, từ các đơn vị, doanh nghiệp sử dụng nhân lực hoặc vấn đề bảo đảm chất lượng của cơ sở đào tạo (xem hình 1.4).
Hình 1.4: Mô hình CIPO trong quản lý ĐT ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội
1- Quản lý đầu vào
Việc quản lý đầu vào nhằm xác định năng lực của hệ thống thực hiện quá trình đào tạo và các điều kiện thực hiện quá trình đào tạo; xác định các nguồn lực, các chiến lược giải pháp và các thiết kế qui trình cho sự phù hợp, tính khả thi cho quá trình tổ chức đào tạo.
a) Quản lý công tác tuyển sinh và tư vấn học ngành An toàn thông tin, bao gồm: Quản lý ch nh sách tuyển sinh; Quản lý quá trình tuyển sinh (tổ chức xét tuyển, phân nhóm sinh viên theo trình độ đầu vào); Quản lý công tác tư vấn, hướng dẫn cho sinh viên về phương pháp học ngành An toàn thông tin, lựa chọn chương trình học và đăng ký học. Qua công tác tuyển sinh, cơ sở đào tạo sẽ cùng với người học thống nhất về CTĐT, khung thời gian, địa điểm đào tạo và các khoản thu học ph , lệ ph , loại văn bằng được cấp, mà theo đó cơ sở đào tạo sẽ cung cấp dịch vụ đào tạo cho người học theo nhu cầu của người học. Đồng thời, cơ sở đào tạo hỗ trợ người học tìm hiểu các yêu cầu về CTĐT, về đánh giá và nắm được những lợi ch thu được sau khi hoàn thành khóa học.
b) Quản lý chương trình đào tạo
- CTĐT cử nhân ngành ATTT của trường ĐH được xây dựng theo các quy định hiện hành. CTĐT có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, cấu trúc hợp lý, được thiết kế một cách hệ thống, đáp ứng yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của ĐT trình độ đào tạo và đáp ứng linh hoạt nhu cầu nhân lực của xã hội. CTĐT được thiết kế theo hướng đảm bảo liên thông với các trình độ ĐTĐH và CTĐT khác. CTĐT được định kỳ đánh giá và thực hiện cải tiến chất lượng dựa trên kết quả đánh giá.
- Quản lý chương trình đào tạo trong các nhà trường là quản lý chuyên môn, chương trình đào tạo là văn bản có t nh pháp lý đối với người dạy được các cấp lãnh đạo đạo phê duyệt và yêu cầu thực hiện về nội dung cũng như thời gian.
- Quản lý xây dựng và phát triển CTĐT phải theo định hướng chuẩn đầu ra gắn với yêu cầu phát triển năng lực người học theo nhu cầu xã hội. Phải tổ chức được các lực lượng tham gia phát triển CTĐT gồm các giảng viên, nhà khoa học có uy t n, đơn vị sử dụng lao động sau tốt nghiệp, người lao động đã tốt nghiệp; Đồng thời phải có sự tham khảo các CTĐT tiên tiến