Đối Tượng Nghiên Cứu: Quản Lý Đào Tạo Cử Nhân Ngành Attt Tại Các Trường Đại Học Việt Nam Đáp Ứng Nhu Cầu Xã Hội.


3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT tại các trường đại học Việt Nam đáp ứng nhu cầu xã hội.

4. Câu hỏi nghiên cứu

4.1. Quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội nên dựa theo mô hình quản lý nào cho phù hợp với bối cảnh hiện nay ở Việt Nam?

4.2. Hoạt động đào tạo cũng như quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT ở các trường đại học Việt Nam hiện nay đang được thực hiện như thế nào? Đã bám sát nhu cầu xã hội hay chưa?

4.3. Bằng cách nào để quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT đáp ứng tốt nhu cầu xã hội về số lượng và chất lượng?

5. Giả thuyết khoa học

Hiện nay, đào tạo cử nhân ngành ATTT đang được nhiều trường đại học triển khai đào tạo với quy mô ngày càng tăng về số lượng. Tuy nhiên, quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT đang tồn tại nhiều hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của nhà trường và do đó chưa đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội. Nếu tiếp cận quản lý đào tạo ngành ATTT tại các trường đại học theo mô hình CIPO, từ đó xác định các giải pháp quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT thì sẽ khắc phục được những hạn chế hiện nay, tạo ra sự đổi mới trong quản lý đầu vào, quá trình, đầu ra và bối cảnh, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân ngành ATTT tại các trường đại học đáp ứng nhu cầu xã hội.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT tại các trường đại học theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 246 trang tài liệu này.

- Phân t ch, đánh giá thực trạng quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT tại các trường đại học Việt Nam.

- Đề xuất các giải pháp quản lý và tổ chức khảo nghiệm, thử nghiệm giải pháp quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT tại các trường đại học Việt Nam theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội.

Quản lý đào tạo cử nhân ngành an toàn thông tin ở các trường đại học Việt Nam đáp ứng nhu cầu xã hội - 3


7. Phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu được thực hiện tại 03 trường đại học Việt Nam thực hiện đào tạo chính quy trình độ đại học, cấp bằng cử nhân ngành ATTT.

- Có nhiều chủ thể tham gia quản lý đào tạo ngành ATTT tại trường đại học. Tuy nhiên, luận án xác định chủ thể chính quản lý hoạt động này là hiệu trưởng các trường đại học, các chủ thể khác là chủ thể phối hợp.

- Số liệu thứ cấp được tác giả tiến hành thu thập giai đoạn 2017 - 2019. Số liệu sơ cấp được tác giả phỏng vấn phát phiếu khảo sát các cán bộ và nhân viên đang làm việc tại các trường đại học của Việt Nam triển khai đào tạo cử nhân ngành ATTT cấp bằng đại học hệ chính quy. Số liệu thu thập thông qua khảo sát được thực hiện từ tháng 6 năm 2019 đến tháng 11 năm 2019.

8. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

Để thực hiện nghiên cứu luận án, tác giả sử dụng các tiếp cận và phương pháp nghiên cứu sau:

8.1. Phương pháp luận

Để triển khai nghiên cứu quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT tại các trường đại học theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội, luận án sử dụng các cách tiếp cận sau đây:

- Tiếp cận hệ thống: Luận án nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa các vấn đề nghiên cứu một cách hệ thống của đào tạo cử nhân và quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT tại trường đại học. Trong đó, các vấn đề của đào tạo cử nhân ngành ATTT như hạ tầng công nghệ thông tin, nội dung chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên; các thông tin đầu ra và các vấn đề của quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT tại các trường đại học ở nước ta hiện nay gắn liền với yêu cầu của đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và gắn với cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Tất cả các vấn đề này cần phải được nghiên cứu một cách hệ thống trên cơ sở phân tích các cấu phần và mối quan hệ biện chứng giữa chúng.


- Tiếp cận CIPO kết hợp với chức năng quản lý: Đào tạo cử nhân ngành ATTT tại trường đại học là một quá trình di n ra liên tục dưới sự tác động của các yếu tố đầu vào, các yếu tố quá trình, các yếu tố đầu ra và các yếu tố bối cảnh. Để quản lý được hoạt động đào tạo cử nhân ngành ATTT tại trường đại học cần phải quản lý các yếu tố đầu vào, các yếu tố quá trình, các yếu tố đầu ra và các yếu tố bối cảnh thông qua việc thực hiện tốt các chức năng của quản lý giáo dục (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá) sẽ đảm bảo đào tạo cử nhân ngành ATTT tại các trường đại học đạt được mục đ ch đã đặt ra.

- Tiếp cận thực tiễn: Trong luận án, việc nghiên cứu quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT tại các trường đại học hiện nay cần phải được nghiên cứu, đánh giá trong thực ti n. Căn cứ vào mức độ thực hiện hoạt động đào tạo cử nhân ngành ATTT và quản lý hoạt động đào tạo ngành ATTT tại các trường đại học hiện nay trong thực ti n như thế nào mới có cơ sở xác thực để đề xuất các giải pháp quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT tại các trường đại học Việt Nam hiện nay.

- Tiếp cận cung-cầu: Trong cơ chế thị trường hiện nay ở Việt Nam, hoạt động đào tạo ở các trường đại học phải vận hành theo các quy luật cơ bản của thị trường, trong đó có quy luật cung-cầu. Các trường đại học là người cung ứng dịch vụ đào tạo và nhà nước, doanh nghiệp, cá nhân người học là khách hàng có nhu cầu về dịch vụ đào tạo đó, là 2 nhân tố của thị trường lao động có quan hệ nhau thông qua quan hệ cung-cầu. Số lượng, chất lượng và cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo ngành An toàn thông tin được đào tạo phải đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Quy luật cung- cầu trong cơ chế thị trường đòi hỏi các trường đại học đào tạo cử nhân ngành ATTT phải thực hiện theo nguyên tắc đào tạo cái mà xã hội cần chứ không phải đào tạo cái mà nhà trường có.


8.2. Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, tác giả luận án sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu sau:

8.2.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận

- Phương pháp phân t ch và tổng hợp lý thuyết thông qua các tài liệu khoa học có liên quan; Các tài liệu, văn kiện của Đảng (Bộ Ch nh trị, Ban B thư, Ban Chấp hành Trung ương) và Nhà nước (Quốc hội, Ch nh phủ, các Bộ

- Ngành) về phát triển GD, về phát triển ngành công nghệ thông tin và đào tạo nguồn nhân lực ngành An toàn thông tin để xây dựng cơ sở lý luận quản lý các hoạt động đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin ở các trường đại học đáp ứng nhu cầu xã hội.

- Phương pháp phân loại, hệ thống lý thuyết nhằm sắp xếp các thông tin thành những đơn vị kiến thức có cùng dấu hiệu bản chất, cho phép thấy được bức tranh toàn cảnh vấn đề nghiên cứu.

8.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra:

Xây dựng các bảng điều tra phù hợp với nội dung đề tài luận án, thống kê, phân t ch các dữ liệu để có những nhận xét, đánh giá ch nh xác về đào tạo và quản lý đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin; đánh giá t nh cần thiết và t nh khả thi của các giải pháp đề xuất.

- Phương pháp chuyên gia:

Thông qua hội thảo, hội nghị khoa học, qua hỏi ý kiến các chuyên gia GD, chuyên gia ATTT, CBQLGD các cấp có nhiều kinh nghiệm để phân tích tình hình đào tạo và quản lý đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin và các giải pháp đề xuất.

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:

Xuất phát từ thực ti n sinh động của hoạt động đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin, từ người thật, việc thật của công tác quản lý đào tạo nguồn


nhân lực chuyên ngành ATTT để lấy ý kiến đóng góp thiết thực, hiệu quả cho việc đề xuất của tác giả về các giải pháp quản lý đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin đáp ứng nhu cầu xã hội.

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn trực tiếp CBQL, GV về một số vấn đề chuyên sâu trong quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT ở các trường đại học.

- Phương pháp thử nghiệm:

Áp dụng thử vào thực ti n một giải pháp quản lý đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin đã được đề xuất trong luận án để đánh giá hiệu quả của giải pháp trên thực tế.

8.2.3. Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng thống kê toán học và phần mềm SPSS để xử lý các kết quả nghiên cứu.

9. Luận điểm bảo vệ

1. Đào tạo cử nhân ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội là xu thế tất yếu trong bối cảnh phát triển khoa học-công nghệ nói chung và phát triển giáo dục-đào tạo hiện nay nói riêng ở Việt Nam.

2. Quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT dựa trên quản lý tốt các thành tố của quá trình đào tạo theo mô hình CIPO là cách tiếp cận phù hợp, tác động t ch cực đến chất lượng đào tạo cử nhân ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội.

3. Chất lượng đào tạo cử nhân ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội không thể dựa vào các giải pháp đơn lẻ độc lập mà phải có hệ thống giải pháp quản lý đồng bộ, tác động đến các khâu của quá trình đào tạo, phân cấp rõ ràng và đảm bảo triệt để t nh chịu trách nhiệm của các trường đại học trong đào tạo cử nhân ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay.

10. Đóng góp mới của luận án

10.1. Đề xuất được các giải pháp có tính cần thiết và tính khả thi cao để


quản lý đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin tại các trường đại học ở Việt Nam, thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục đại học và nâng cao chất lượng đào tạo. Luận án đã xây dựng được 02 giải pháp có sự tác động nhiều nhất đến người học, đó là: 1) Tổ chức phát triển và cung ứng đầy đủ học liệu đào tạo cử nhân ngành ATTT, 2) Tổ chức hoạt động hỗ trợ và tư vấn cho sinh viên trong quá trình đào tạo.

10.2. Kết quả nghiên cứu lý luận có thể làm tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu về quản lý đào tạo ngành An toàn thông tin và là tài liệu cho cán bộ quản lý các cấp, giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên nghiên cứu về quản lý đào tạo ngành An toàn thông tin theo hướng ứng dụng.

10.3. Kết quả nghiên cứu thực ti n là những bài học kinh nghiệm quí giá trong việc tổ chức hoạt động đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin ở trường đại học, đáp ứng nhu cầu xã hội; Các giải pháp của luận án là những chỉ dẫn cụ thể để cán bộ quản lý giáo dục các cấp, giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên vận dụng trong các trường đại học có đào tạo ngành An toàn thông tin.

11. Cấu trúc luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận án gồm 03 chương và các phụ lục:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT tại các trường đại học đáp ứng nhu cầu xã hội.

Chương 2: Thực ti n quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT tại các trường đại học ở Việt Nam đáp ứng nhu cầu xã hội.

Chương 3: Giải pháp quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT tại các trường đại học Việt Nam hiện nay đáp ứng nhu cầu xã hội.


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CỬ NHÂN NGÀNH AN TOÀN THÔNG TIN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI


1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Nghiên cứu về đào tạo ngành An toàn thông tin

Thuật ngữ an toàn thông tin được sử dụng để di n đạt sự an toàn của các hệ thống CNTT. Ý tưởng dạy các kiến thức an toàn không phải mới, nhưng bắt đầu trở nên phổ biến hơn trong những năm 1980. Trong năm 1988, Karen Forcht [82] lưu ý một số vấn đề về giáo dục và ngành công nghiệp nơi các vấn đề về an toàn thông tin được quan tâm. Khi các ngành công nghệ và máy tính phát triển, các công trình nghiên cứu về an toàn thông tin đã ngày càng nhiều hơn.

Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) đã công bố tiêu chuẩn ISO27002 về kiểm soát hệ thống an toàn thông tin [78]. Những tiêu chuẩn này đã góp phần thay đổi định hướng trong chính sách quốc tế và quốc gia về an toàn, an ninh mạng. Do đó đặt ra các yêu cầu về việc đào tạo nguồn nhân lực an toàn thông tin (Papanikolaou và cộng sự 2011).

Trong nghiên cứu của Tempus về đào tạo An toàn thông tin ở châu Âu đã chỉ ra, đào tạo an toàn thông tin hiện tại có thể được chia thành các loại hình ch nh là đào tạo đại học, sau đại học và ngắn hạn. Các chương trình đào tạo đại học chủ yếu nằm trong lĩnh vực an toàn máy tính hoặc an toàn mạng máy t nh. Chương trình đào tạo đại học an toàn thông tin thường được kết hợp các môn học máy t nh cơ bản cho đến các môn học mang tính chuyên sâu của lĩnh vực ATTT. Các chương trình ở bậc thạc sĩ bao gồm tất cả các khía cạnh chuyên sâu trong việc bảo vệ, phòng chống lại các cuộc tấn công mạng. Về cơ bản, các chương trình này được thực hiện thông qua các chủ đề như: phân t ch và phản ứng xâm nhập trái phép, cơ sở hạ tầng quan trọng và an toàn hệ thống


thông tin, điều tra số, an toàn cơ sở dữ liệu, mã độc, giám sát an toàn mạng ... Đào tạo ngắn hạn về ATTT thường cung cấp các khóa học mang tính bổ sung kiến thức các cán bộ đã có nền tảng về an toàn thông tin để thực hiện các tác nghiệp cụ thể nhằm đảm bảo an toàn cho các hệ thống thông tin.

Một số đặc điểm quan trọng của chương trình cử nhân và thạc sĩ ATTT thông tin là: Các chương trình liên ngành với các lĩnh vực khác nhau, nhưng có liên quan với nhau, đặc biệt là khoa học máy tính, kỹ thuật và quản lý; Chương trình giải quyết cả các vấn đề kỹ thuật và lý thuyết trong an toàn thông tin; Môi trường học tập thực hành nơi sinh viên và giảng viên cùng làm việc trong các dự án giải quyết các mối đe dọa an ninh mạng thực tế; Các khóa học về quản lý, chính sách an toàn thông tin và các chủ đề liên quan khác cần thiết cho việc quản trị hiệu quả các hệ thống thông tin an toàn; Sinh viên tốt nghiệp các chương trình có thể làm việc cho nhà nước hoặc các doanh nghiệp.

Đào tạo ngành An toàn thông tin cũng phải đối mặt với những thách thức nhất định, đặc biệt là kỹ năng sử dụng CNTT của giảng viên và sinh viên. Nhiều tác giả đã chỉ ra sự cần thiết phải chuẩn bị cho người dạy và người học kỹ năng sử dụng Internet, CNTT để truy cập vào các website tốt, tìm kiếm các thông tin có giá trị, và phát triển kỹ năng quản lý tri thức, kỹ năng dạy và học. Theo Pettigrew và Elliott (1999) [96], có một số nguyên tắc cần lưu ý trong việc đào tạo kỹ năng sử dụng CNTT cho sinh viên trong quá trình đào tạo ngành an toàn thông tin, đó là: linh hoạt, sử dụng thường xuyên và tự tin, tài liệu học tập đa dạng và cập nhật và đặc biệt là có những kiến thức và kỹ năng bảo mật hệ thống CNTT, linh hoạt là khả năng xoay xở để thích nghi với sự khác biệt về phần cứng hay các phiên bản phần mềm được trang bị khác nhau giữa học đường và nơi làm việc. Sinh viên phải được chuẩn bị để có thể thích ứng nhanh với việc nâng cấp các thiết bị. Việc sử dụng thường xuyên là rất quan trọng bởi vì kỹ năng chỉ có thể hình thành và thuần thục khi được sử

Xem tất cả 246 trang.

Ngày đăng: 24/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí