Tác Động Của Bối Cảnh Đến Quản Lý Đt Ngành Attt Đáp Ứng Nhu Cầu Xã Hội


của các nước để hướng tới ĐT nhân lực trình độ cao có năng lực làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

c) Quản lý các điều kiện bảo đảm chất lượng đáp ứng yêu cầu của hoạt động ĐT ngành ATTT gồm:

- Hạ tầng công nghệ ĐT ngành ATTT phục vụ dạy - học: Hạ tầng công nghệ ĐT ngành ATTT được thiết lập ch nh là điều kiện về cơ sở vật chất quan trọng để triển khai ĐT ngành ATTT, bao gồm: Hệ thống quản lý vật liệu, hệ thống hạ tầng CNTT và hạ tầng kết nối mạng Internet, hệ thống phần mềm quản lý học tập, hệ thống phần mềm quản lý nội dung; Phòng thực hành chuyên dụng về ATTT.

- Đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy ngành An toàn thông tin ngoài đáp ứng yêu cầu chuyên môn, cần đảm bảo kỹ năng dạy học qua mạng, phương pháp giảng dạy từ xa;

- Đội ngũ nhân lực hỗ trợ đảm bảo triển khai hoạt động ĐT ngành ATTT. Cán bộ kỹ thuật quản trị hệ thống ĐT ngành ATTT phải am hiểu các hệ thống ứng dụng CNTT liên quan đến nội dung bài tập thực hành ATTT của cơ sở đào tạo để quản trị, vận hành hệ thống CNTT đảm bảo hoạt động ổn định. Cán bộ thiết kế bài lab thực hành phải am hiểu quy trình thiết kế, quy trình sản xuất học liệu; sử dụng thành thạo các công cụ CNTT liên quan và phối hợp với giảng viên chuyên môn có chuyên môn sâu về an toàn mạng, kỹ nghệ phần mềm, an toàn hệ thống, an toàn phần mềm, lỗ hổng bảo mật…để tổ chức thiết kế, xây dựng bài lab thực hành.

- Hệ thống văn bản qui định, hướng dẫn tổ chức thực hiện quản lý và ĐTATTT. Trong đó quy định rõ qui trình tổ chức, thực hiện trong quản lý, vận hành các hệ thống CNTT, tổ chức ĐT ngành ATTT.

- Quản lý tài ch nh bao gồm các nội dung chủ yếu: Lập kế hoạch tài ch nh và quản lý tài ch nh (dự toán ngân sách 5 năm và hàng năm) trên cơ sở quy định tự chủ về tài ch nh, tạo được các nguồn tài ch nh hợp pháp, đáp ứng


các hoạt động ĐT, NCKH và các hoạt động khác; Công tác lập kế hoạch và quản lý cần được chuẩn hoá, công khai hoá, minh bạch và theo quy định; Đảm bảo sự phân bổ, sử dụng tài ch nh hợp lý, minh bạch và hiệu quả cho các bộ phận và các hoạt động đào tạo của trường ĐH.

2- Quản lý quá trình

Quản lý quá trình DH trong đào tạo cử nhân ngành ATTT là thành tố quan trọng trong QLĐT bao gồm các nội dung theo trình tự như: Ban hành hệ thống văn bản QLĐT;Lập kế hoạch đào tạo năm học; Tổ chức cho người học đăng ký học phần và lập thời khóa biểu; Quản lý hoạt động dạy của GV và hoạt động học của sinh viên; Tổ chức đánh giá và quản lý kết quả học tập.

- Xây dựng quy trình tổ chức đào tạo

Để quản lý quá trình DH hiệu quả, cần có công cụ quản lý phù hợp đó là các khâu của quy trình tổ chức ĐT như: Quy trình đăng ký học phần, đăng ký học lại; Quy trình lập thời khóa biểu; Quy trình thi, kiểm tra; Qui trình đăng ký đề tài luận văn; Quy trình xét và công nhận tốt nghiệp … Trong mỗi khâu của quy trình quy định rõ ràng nội dung các bước, thời gian hoàn thành, cá nhân/đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện và hồ sơ lưu trữ.

Quy trình này được xây dựng dựa trên cơ sở hệ thống văn bản qui định về QLĐT cử nhân ngành ATTT; Quy định ĐT cử nhân ngành ATTT, Quy định phân công giảng viên và mời giảng viên; Kế hoạch đào tạo toàn khóa và hàng năm… Các văn bản phải được ban hành đầy đủ, kịp thời theo các quy chế, quy định của Bộ GD-ĐT và phù hợp với đặc điểm, điều kiện của trường ĐH.

- Quản lý hoạt động dạy của GV và hoạt động học của sinh viên

+ Quản lý hoạt động dạy của GV: Quản lý việc GV biên soạn Đề cương chi tiết học phần; Vận dụng, thực hiện các phương pháp DH và hình thức tổ chức DH; Tổ chức KT-ĐG kết quả học tập của sinh viên.

+ Quản lý hoạt động học của sinh viên: Quản lý giờ học trên lớp; Hướng


dẫn, kiểm tra hoạt động tự học, tự nghiên cứu của sinh viên thông qua các bài tập lớn.

Quản lý các nội dung hoạt động học của sinh viên cần sát với đặc điểm, yêu cầu cơ bản của ĐT cử nhân ngành ATTT, phát huy vai trò chủ động, t ch cực của sinh viên không chỉ trong giờ học trên lớp mà còn trong thảo luận nhóm, trong thời gian tự học, tự nghiên cứu.

- Quản lý đánh giá kết quả học tập của sinh viên

Quản lý đánh giá kết quả học tập của sinh viên bao gồm các nội dung:

+ Xây dựng văn bản thống nhất cách thức kiểm tra, đánh giá và phối hợp giữa các đơn vị chức năng trong nhà trường để tổ chức và quản lý kết quả học tập của sinh viên.

+ Đa dạng hóa hình thức kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ của GV trong từng học phần, phù hợp với nội dung học phần và yêu cầu đào tạo cử nhân ngành ATTT.

+ Tổ chức thi kết thúc học phần

+ Tổ chức đánh giá khóa luận hoặc đồ án tốt nghiệp cho sinh viên; Xét và công nhận tốt nghiệp, cấp bằng tốt nghiệp theo đúng Quy chế ĐTTĐ xử nhân của Bộ Giáo dục và Đào tạo

+ Ứng dụng CNTT, nhất là phần mềm QLĐT để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý quá trình DH cử nhân ngành ATTT.

3- Quản lý đầu ra

Quản lý đầu ra giúp xác định được kết quả thực hiện trong mối liên hệ với các thông tin về bối cảnh, đầu vào và quá trình, nhằm quyết định tiếp tục, hủy bỏ, sửa đổi hay tập trung vào những hoạt động cần thiết và liên kết các hoạt động giữa các giai đoạn chính khác của quá trình thay đổi.

a) Quản lý công tác đánh giá kết quả đầu ra và tốt nghiệp là quá trình quản lý bao gồm: quản lý đánh giá kết quả học tập của sinh viên về kiến thức, kỹ năng, thái độ, phản ánh chất lượng dạy, học và kiểm tra đánh giá


trong quá trình đào tạo; quản lý tình hình tốt nghiệp; quản lý việc cấp phát văn bằng tốt nghiệp.

b) Quản lý thông tin đầu ra: Trong mối liên hệ với các thông tin về bối cảnh, đầu vào và quá trình, cùng với những đặc điểm của phương thức ĐT ngành ATTT, việc quản lý thông tin đầu ra bao gồm các thông tin: sự hài lòng của người học, tình hình việc làm sau khi tốt nghiệp, sự hài lòng của đơn vị sử dụng lao động, tỷ lệ bỏ học của sinh viên. Thông qua các thông tin như vậy, cơ sở đào tạo có thể thực hiện điều chỉnh các hoạt động QLĐT, đồng thời xác định được tiềm năng và xu hướng phát triển của nhà trường.

4- Tác động của bối cảnh đến quản lý ĐT ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội

Việc xem xét đến tác động của các yếu tố bối cảnh liên quan đến công tác quản lý ĐTATTT đáp ứng nhu cầu xã hội cơ sở đào tạo xác định và đánh giá nhu cầu và cơ hội trong bối cảnh để đưa ra quyết định quản lý đáp ứng các mục tiêu hoạt động và giải quyết các vấn đề. Các yếu tố thuộc bối cảnh bao gồm: Chủ trương, thể chế, chính sách; Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ; Xu thế phát triển của giáo dục, giáo dục suốt đời và hội nhập quốc tế.

a) Về chủ trương, thể chế, chính sách: những tác động từ Nghị quyết Trung ương Đảng, Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật an toàn mạng, Nghị định, Thông tư,… giữ vai trò định hướng, chi phối các hoạt động toàn ngành giáo dục nói chung và ĐT ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội nói riêng phát triển đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội. Hệ thống văn bản pháp luật, các qui chế qui định được xây dựng dựa trên nền tảng của các định hướng chính trị, chủ trương ch nh sách phát triển ĐT ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội, nhằm quy định việc tổ chức hoạt động ĐT ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội trong nhà trường, đồng thời là cơ sở để chế tài những vi phạm những điều mà pháp luật qui định. Từ đó đặt ra yêu cầu đối với các cơ sở ĐTATTT đáp ứng nhu cầu xã hội phải nắm bắt và chấp


hành các quy định của pháp luật đề ra. Nhà nước điều tiết vĩ mô nền giáo dục nói chung trong đó có ĐT ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội thông qua các ch nh sách và các chương trình mục tiêu, đồng thời kiểm soát, hay khuyến khích, tài trợ. Nhà nước quyết định những ch nh sách đầu tư cho giáo dục, thông qua giáo dục để phát triển nền kinh tế xã hội, Nhà nước còn quyết định những ch nh sách đầu tư về CNTT, các dịch vụ công cộng khác để hỗ trợ cho giáo dục.

b) Chủ trương của Việt Nam đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT thể hiện qua Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT và truyền thông” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo QĐ 1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2010. Theo đó, mục tiêu đến năm 2020 đạt trên 70%;… phủ sóng thông tin di động băng rộng đến 95% dân cư . Đề án “Đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020” đã đề ra mục tiêu đến năm 2020: 4,5% dân số học đại học (4,5 triệu người), trong đó 40% học chính quy, 40% học từ xa và 20% học ngành An toàn thông tin [36]. Đề án “Phát triển Giáo dục từ xa giai đoạn 2005-2020” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 164/2005/QĐ-TTg ngày 04/7/2005. Đề án nhằm mục tiêu phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục từ xa, tạo điều kiện để người dân, đặc biệt là nhân dân ở các vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn được học tập thường xuyên, học tập suốt đời, góp phần nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao dân tr và đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Như vậy, công tác quản lý ĐT ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội phải tuân thủ, chấp hành theo đúng chủ trương, ch nh sách, pháp luật và qui chế qui định của Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với ĐT ngành ATTT, đồng thời chịu sự tác động từ các ch nh sách đầu tư, khuyến khích, sự điều tiết của Nhà nước đối với sự phát triển của ĐT ngành ATTT. Các biến động của môi trường chính trị - pháp luật sẽ tạo ra những cơ hội và thách thức đối


với các cơ sở ĐT ngành ATTT.

c) Về sự tiến bộ của khoa học và công nghệ: Cách mạng công nghiệp 4.0 với những thành tựu nổi bật trong các lĩnh vực: internet, mạng xã hội, dữ liệu khổng lồ, di động, trí tuệ nhân tạo,… tạo ra những thay đổi lớn trong mọi hoạt động ở mọi lĩnh vực của con người, giáo dục là một trong những lĩnh vực chịu sự tác động tác động mạnh mẽ và toàn diện, những liên kết “ảo” được thiết lập thông qua CNTT và truyền thông như phòng học ảo, thiết bị ảo, không gian ảo,… Trong môi trường CNTT phát triển, ĐT ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội đã tận dụng thế mạnh của CNTT, việc phân phối các nội dung học được sử dụng các công cụ điện tử hiện đại như thiết bị điện tử, mạng vệ tinh, mạng Internet, Intranet,… trong đó nội dung học có thể thu được từ các website, đĩa CD, video, audio… thông qua các thiết bị kết nối hiện đại (Máy t nh, TV, Smart phone,…); người dạy và người học có thể giao tiếp với nhau qua mạng dưới các hình thức như: e-mail, thực hành bài tập an toàn mạng thông qua phần mềm chuyên dụng, di n đàn (forum), hội thảo về An toàn thông tin...

Như vậy, sự tiến bộ của khoa học công nghệ là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến giáo dục nói chung và ĐT ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội nói riêng. CNTT và truyền thông liên tục phát triển đã tạo nên sự thay đổi, cập nhật thường xuyên đối với ĐT ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội, từ đó có ảnh hưởng đến công tác quản lý ĐT ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội ở các trường đại học.

d) Về xu thế phát triển của giáo dục, giáo dục suốt đời và xu thế hội nhập quốc tế: Với sự phát triển vượt bậc của CNTT và truyền thông, trong thế kỷ 21, ứng dụng CNTT vào đào tạo trở thành xu thế phát triển của thế giới nhất là đối với cộng đồng giáo dục mở. Đào tạo ngành An toàn thông tin – một phương thức giáo dục hiện đại ngày nay đã trở thành xu hướng trong hoạt động giáo dục - đào tạo và được khẳng định trong thời gian tới sẽ phát triển


mạnh. Tổ chức UNESCO đã đưa ra khuyến nghị: “Giáo dục thế kỷ 21 phải thực hiện bốn trụ cột - học để biết, học để làm, học để chung sống và học để tồn tại”; Giáo dục suốt đời là chìa khoá để mở cửa vào thế kỷ 21 và các nền giáo dục phải định hướng lại theo phương hướng này; Trong thời đại Internet thì xã hội học tập gắn liền với xã hội thông tin” [50]. Giáo dục ngày nay ngày càng đa dạng hơn với hình thức học tập đào tạo trực tuyến, đã cung cấp ngày càng nhiều khoá học cho người đang đi làm, những người không có điều kiện học tập trung. Số lượng người học ngành An toàn thông tin ở nhiều nước trên thế giới và trong khu vực ngày càng tăng. Ở Việt Nam trong những năm gần đây, một số trường đại học cũng áp dụng hình thức đào tạo trực tuyến ngành ATTT cho các chương trình đào tạo hệ chính qui, vừa làm vừa học, đào tạo bồi dưỡng…Trong xu thế phát triển như vậy đòi hỏi công tác quản lý ĐT ngành ATTT hiệu quả và nâng cao chất lượng đào tạo.

1.5.2.2. Ma trận các chức năng quản lý kết hợp vận dụng mô hình CIPO vào quản lý đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin đáp ứng nhu cầu xã hội

Nhằm định hướng và chủ động triển khai quản lý ĐT ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội vận dụng mô hình CIPO, để d dàng trong việc tiếp cận những điểm đặc trưng và những vấn đề cốt lõi cần tập trung nghiên cứu, tác giả lập ma trận các chức năng quản lý và nội dung quản lý theo mô hình CIPO trong ĐT ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội ở các trường đại học hiện nay.


Bảng 1.1: Ma trận các chức năng quản lý và nội dung quản lý theo mô hình CIPO trong ĐTcả nhân ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội


TT

Các nội dung của quản lý ĐT ngành ATTT

theo CIPO

Các chức năng quản lý

Lập kế hoạch

Tổ chức thực hiện


Chỉ đạo

Kiểm tra, giám sát


Quản lý đầu vào


.1

Quản lý công tác tuyển sinh và tư vấn học ngành An toàn thông tin

Lập kế

hoạch TS,

thông báo TS và chuẩn bị nội dung tư vấn

người học

Tổ chức TS và tư vấn người học

đầy đủ

thông tin và rõ ràng

Chỉ đạo các hoạt động TS và tư vấn

người học hiệu quả

Kiểm tra các hoạt động TS và tư vấn người học đúng chỉ tiêu và qui định


.2

Quản lý các điều kiện triển khai ĐT ngành ATTT (hạ tầng công nghệ ĐT ngành ATTT phục vụ dạy-học, hệ thống học liệu điện tử, đội ngũ giảng viên, đội ngũ nhân lực hỗ trợ, hệ thống các văn bản - qui định về tổ chức và hoạt động ĐT ngành ATTT)

- Lập kế

hoạch các

hạng mục

xây dựng, phát triển và nhu cầu sử dụng hạ

tầng công

nghệ ĐT ngành ATTT đáp ứng yêu cầu cập nhật và các hoạt

động ĐT ngành ATTT.

- Lập kế hoạch biên soạn, cập

nhật, phát

triển và sử

- Tổ chức

triển khai

xây dựng, phát triển và vận hành hạ tầng công

nghệ ĐT ngành ATTT đảm bảo yêu cầu, nhu cầu đã đặt ra

- Triển khai biên soạn,

cập nhật, phát triển và sử dụng hệ thống học liệu điện tử kịp thời đáp ứng các

hoạt động

- Chỉ đạo

hoạt động

xây dựng, phát triển và vận hành hạ tầng công

nghệ ĐT ngành ATTT đúng tiến độ

- Chỉ đạo

hoạt động

biên soạn,

cập nhật, phát triển và sử dụng hệ thống học liệu điện tử đảm bảo chất lượng

- Chỉ đạo

công tác tuyển dụng,

- Đánh giá hiệu quả xây dựng, phát triển và vận hành hạ tầng công nghệ

ĐT ngành ATTT phục vụ đào tạo

- Kiểm tra, giám sát

hoạt động

biên soạn,

cập nhật, phát triển và sử dụng hệ thống học liệu điện tử đảm bảo chất lượng, đánh giá

hiệu quả của

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 246 trang tài liệu này.

Quản lý đào tạo cử nhân ngành an toàn thông tin ở các trường đại học Việt Nam đáp ứng nhu cầu xã hội - 9

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2023