Phân Biệt Biện Pháp Tư Pháp Giáo Dục Tại Xã, Phường, Thị Trấn Với Một Số Biện Pháp Khác

dụng đối người chưa thành niên phạm tội cũng nhằm mục đích giáo dục, cải tạo họ để trở thành công dân có ích cho xã hội nhưng người người chưa thành niên phạm tội bị áp dụng biện pháp tư pháp thì không phải mang án tích.

- Biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội nói chung và biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn nói riêng là một dạng TNHS và chỉ có thể áp dụng đối với chủ thể duy nhất là người chưa thành niên phạm tội.

Biện pháp tư pháp là một dạng của TNHS và là một hình thức thực hiện TNHS được thể hiện trong văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng. Với tư cách là dạng của TNHS, biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên chỉ xuất hiện khi có việc phạm tội. Trong trường hợp người chưa thành niên phạm tội, Tòa án có thể quyết định áp dụng một trong các biện pháp tư pháp có tính giáo dục, phòng ngừa được quy định riêng tại Điều 70 BLHS.

- Biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội nói chung và biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn nói riêng do Tòa án áp dụng trong giai đoạn xét xử.

Nếu các biện pháp tư pháp chung do các cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiêm sát, Tòa án) áp dụng tùy thuộc vào từng giai đoạn tố tụng tương ứng thì biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội chỉ do Tòa án áp dụng trong giai đoạn xét xử.

- Biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội nói chung và biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn nói riêng nhằm thay thế hình phạt.

Khi xét thấy việc áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên là không cần thiết, Tòa án sẽ căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân của người chưa thành niên để áp dụng các biện pháp tư pháp mà vẫn đảm bảo được mục đích giáo dục, cải tạo và phòng

ngừa tội phạm. Bởi mục đích áp dụng biện pháp này - suy cho cùng chính là nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội, mở ra khả năng để cho người chưa thành niên phạm tội có thể sớm tự cải tạo, giáo dục tại xã hội để trở thành người có ích cho gia đình và cộng đồng [46, tr. 18].

- Biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội nói chung và biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn nói riêng có tính độc lập tương đối và có tính cưỡng chế cần thiết, vì ở một chừng mực nào đó các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội quy định tại Điều 70 Bộ luật hình sự còn cao hơn so với việc áp dụng hình phạt bổ sung, vì ngay cả hình phạt bổ sung còn không được áp dụng độc lập mà phải áp dụng kèm theo hình phạt chính [47, tr. 304].

Ngoài các đặc điểm của biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, xuất phát từ khái niệm, bản chất pháp lý đã nêu và trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự hiện hành có liên quan đến biện pháp này, có thể rút ra một số đặc điểm riêng nổi bật của biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

- Việc áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội không buộc người bị kết án phải cách ly khỏi cộng đồng. Biện pháp tư pháp này thể hiện rõ nét nguyên tắc nhân đạo của Nhà nước.

Một trong những quy tắc tối thiểu về tư pháp người chưa thành niên đã khẳng định” không một người chưa thành niên nào bị tách khỏi sự giám sát của cha mẹ, cho dù toàn bộ hay một phần, trừ phi điều đó cần thiết đối với hoàn cảnh của các em. Vì như chúng ta đã biết, người chưa thành niên là những người chưa hoàn toàn phát triển đầy đủ về nhân cách, về trạng thái tâm

Biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam - 4

lý, sinh lý, "nhận thức của các em thường non nớt, thiếu chín chắn và đặc biệt dễ bị kích động, lôi kéo bởi những người xung quanh, nếu ở môi trường xấu và không được chăm sóc, giáo dục chu đáo, người chưa thành niên dễ ảnh hưởng bởi thói hư, tật xấu dẫn đến phạm pháp [12, tr. 12]. Chính vì thế, việc áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội phù hợp với các chuẩn mực quốc tế cũng như phù hợp với chính sách hình sự của nhà nước ta và đặc điểm tâm sinh lý của người chưa thành niên. Các em vẫn được sống trong môi trường gia đình - cái nôi, hun đúc tình cảm, cảm xúc, tinh cách, để có điều kiện thuận lợi sửa chữa những sai phạm trong sự giúp đỡ, bảo ban của những người thân trong gia đình và cộng đồng nơi sinh sống.

- Biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội áp dụng đối với người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng.

Đối chiếu với quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự: người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Do đó, biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn chỉ áp dụng trong trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng tức là chỉ áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội từ 16 tuổi trở lên. Mặc dù ở lứa tuổi này đã có năng lực trách nhiệm hình sự tương đối đầy đủ, có đủ khả năng nhận biết được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội của mình, "tuy vậy, họ vẫn là người còn ít tuổi, kinh nghiệm sống chưa nhiều, trình độ nhận thức nhất định bị hạn chế, vẫn còn ở trong lứa tuổi mà xã hội có trách nhiệm giáo dục và chăm sóc" [38, tr. 463], vì vậy, biện pháp tư pháp này sẽ tạo điều kiện tốt nhất để họ có thể sửa chữa được sai lầm.

- Việc áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội phải dựa trên một số điều kiện nhất định (có nhân thân tốt, có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, có thái độ ăn năn hối cải, có nơi thường trú ổn định và môi trường sống của họ thuận lợi cho việc giáo dục cải tạo tại xã, phường, thị trấn) và được áp dụng trong thời gian từ 01 năm đến 02 năm.

1.2. Phân biệt biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn với một số biện pháp khác

1.2.1. Phân biệt biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng

Ngoài biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, khoản 3 Điều 70 BLHS 1999 còn quy định thêm một biện pháp tư pháp khác áp dụng với người chưa thành niên phạm tội là đưa vào trường giáo dưỡng:

3. Toà án có thể áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng từ một năm đến hai năm đối với người chưa thành niên phạm tội, nếu thấy do tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người đó mà cần đưa người đó vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ [32, Điều 70].

So với biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, biện pháp “đưa vào trường giáo dưỡng” là một biện pháp giáo dục nghiêm khắc hơn được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội nghiêm trọng hơn mà nếu áp dụng biện pháp giáo dục tại cộng đồng thì khó có thể đạt được kết quả. Trong trường hợp Tòa án quyết định đối với người chưa thành niên phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với họ, nhưng do tính chất của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người đó mà cần phải đưa người đó vào một cơ sở giáo dưỡng để học văn hóa, giáo dục hướng nghiệp, lao động, sinh hoạt dưới sự

quản lý giáo dục của nhà trường trong thời hạn từ 01 đến 02 năm. Tại đây họ rèn luyện và cải tạo lỗi sống trước đây của mình để trờ thành công dân có ý thức pháp luật đầy đủ trong tương lai.

Khi áp dụng biện pháp tư pháp này, Tòa án phải căn cứ vào những điều kiện sau:

Thứ nhất, căn cứ vào tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội. Tuy BLHS không quy định cụ thể với tính chất nghiêm trọng như thế nào thì áp dụng biện pháp tư pháp này nhưng tùy những trường hợp cụ thể, Tòa án sẽ cân nhắc đến nhiều yếu tố (như tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội cũng như khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của người phạm tội) để đánh giá tính chất nghiêm trọng, từ đó sẽ đưa ra quyết định áp dụng biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

Thứ hai, căn cứ vào nhân thân người chưa thành niên phạm tội. Nhân thân người chưa thành niên phạm tội phản ánh các đặc điểm, đặc tính xã hội của chính người đó, phản ánh khả năng cải tạo, giáo dục họ trong môi trường sống mà khi kết hợp với các điều kiện, yếu tố bên ngoài khác sẽ tác động đến hành vi chống đối xã hội của người chưa thành niên [47, tr. 319]. Thực tiễn xét xử cho thấy Tòa án thường áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với những trường hợp người chưa thành niên phạm tội có những tình tiết nghiêm trọng, nhân thân xấu, ví dụ: đi lang thang trộm cắp nhiều lần, có lối sông sa đọa trụy lạc, đã được gia đình, nhà trường và chính quyền tận tình giúp đỡ nhiều lần nhưng không chịu sửa chữa...[3, tr. 399].

Thứ ba, căn cứ vào môi trường sống của người chưa thành niên phạm tội. Môi trường sống ở đây được hiểu là nơi người chưa thành niên sinh sống, học tập, lao động. Xét thấy nếu ở trong môi trường đó người chưa thành niên dễ bị rủ rê, lôi kéo vào con đường phạm tội thì cần thiết phải cách ly họ khỏi môi trường đó trong một thời gian nhất định.

Như vậy, khi xét xử Tòa án “chỉ đưa vào trường giáo dưỡng những trường hợp hành vi phạm tội có tính chất nghiêm trọng, nhân thân xấu, không có nơi cư trú nhất định (sống lang thang, bụi đời)” [26, tr. 399] trong thời hạn từ một đến hai năm.

Biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng là hai biện pháp tư pháp đều được quy định tại Điều 70 BLHS 1999 nhằm mục đích thay thế cho hình phạt, được Tòa án áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội trong giai đoạn xét xử trong thời hạn từ một đến hai năm. Cả hai đều là những biện pháp cưỡng chế về hình sự, có những thủ tục áp dụng riêng được quy định trong những nghị định hướng dẫn thi hành. Khi Tòa án xem xét để quyết định áp dụng các biện pháp tư pháp này đều căn cứ vào tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi cũng như xem xét về mặt nhân thân người phạm tội cũng như xem xét môi trường sống của họ có thuận lợi cho việc giáo dục cải tạo hay không. Những người chưa thành niên phạm tội khi bị áp dụng các biện pháp tư pháp này đều có những quyền và nghĩa vụ nhất định do pháp luật quy định. Cả hai biện pháp tư pháp này đều không để lại hậu quả pháp lý bất lợi (đều không bị coi là có tiền án). Khi người chưa thành niên phạm tội đã chấp hành được một phần hai thời hạn áp dụng các biện pháp tư pháp thì đều được xem xét, đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện ra quyết định chấm dứt thời hạn chấp hành các biện pháp tư pháp này.

Tuy nhiên, giữa hai biện pháp này có những sự khác nhau căn bản:

Thứ nhất, về độ tuổi áp dụng. Biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được áp dụng trong trường hợp người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng tức là chỉ áp dụng được với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Còn biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi.

Thứ hai, biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng có mức độ nghiêm khắc hơn so với biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Trong khi biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng buộc những người chưa thành niên phạm tội phải cách ly khỏi gia đình hoặc môi trường sống hiện tại để vào một tổ chức giáo dục có tính kỷ luật chặt chẽ thì biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn lại tạo điều kiện để người chưa thành niên phạm tội có thể lao động, học tập, sửa chữa sai lầm ngay trong môi trường xã hội bình thường dưới sự giám sát của Ủy nhân dân nhân xã, phường, thị trấn, các tổ chức xã hội và gia đình.

Thứ ba, biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn không buộc các em phải cách ly ra khỏi môi trường sống bình thường, vì vậy biện pháp này đề cao sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, đoàn thể và gia đình trong việc giám sát, giáo dục người chưa thành niên phạm tội, còn đối với biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng trách nhiệm phần lớn thuộc về trường giáo dưỡng.

Thứ tư, về vấn đề tái hòa nhập cộng đồng. Đối với người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng, vấn đề tái hòa nhập cộng đồng khi hết thời hạn ở trường giáo dưỡng là hết sức quan trọng. Vì sau một thời gian bị cách ly khỏi môi trường xã hội bình thường các em sẽ gặp nhiều khó khăn khi trở lại cộng đồng. Còn đối với những em bị áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn thì gần như không gặp phải trở ngại nào.

Như vậy, cả hai biện pháp tư pháp trên áp dụng cho người chưa thành niên phạm tội đều xuất phát từ lợi ích của người chưa thành niên với mục đích giáo dục là chính, phù hợp với nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của người chưa thành niên được đề cập tới trong các văn kiện quốc tế. Tuy nhiên, biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng có tính chất nghiêm khắc hơn so với biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

1.2.2. Phân biệt biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội trong Bộ luật hình sự và trong Luật xử lý vi phạm hành chính

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung, cũng như pháp luật về hình sự hoặc pháp luật về xử lý vi phạm hành chính nói riêng đều có những quy định rất đặc thù với đối tượng là người chưa thành niên vi phạm pháp luật. Ngày 20/6/2012, Quốc hội đã thông qua Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, có hiệu lực từ ngày 01/7/2013. So với Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (đã được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2007, 2008), Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có rất nhiều quy định mới trong hình thức xử lý, thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, thủ tục xử phạt và thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Cũng như trong Bộ luật hình sự, Luật xử lý vi phạm hành chính cũng đưa ra nguyên tắc xử lý mới, đặc thù để áp dụng đối với vi phạm hành chính do người chưa thành niên được quy định cụ thể tại Điều 134 Luật xử lý vi phạm hành chính. Theo đó, các nguyên tắc này được thể hiện như sau:

- Việc xử lý chỉ được thực hiện trong trường hợp cần thiết nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.

- Bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người chưa thành niên được áp dụng trong quá trình xử lý người chưa thành niên.

- Nguyên tắc áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng chỉ được thực hiện khi xét thấy không có biện pháp xử lý khác phù hợp hơn.

- Việc áp dụng hình thức, quyết định mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/11/2023