Đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin phải gắn với nhu cầu của người sử dụng, gắn với việc làm. Cho nên, để phát triển nhân lực phục vụ sự nghiệp bảo vệ an ninh mạng của quốc gia trong bối cảnh mới, đặc biệt là trong thời đại 4.0 hiện nay, nhà trường cần hướng tới việc thỏa mãn nhu cầu của các loại khách hàng về số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo.
Nếu nhà trường đào tạo kém chất lượng, không thỏa mãn nhu cầu của người học thì trong cơ chế thị trường cạnh tranh, sẽ có ít học sinh thì vào trường, và nếu không có học sinh thì nhà trường không tồn tại được.
Nếu đào tạo kém chất lượng, không thỏa mãn nhu cầu của các doanh nghiệp thì họ sẽ không tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp của trường, sinh viên tốt nghiệp sẽ t có cơ hội tìm được việc làm, hiệu quả đào tạo ngoài của nhà trường sẽ thấp, và nhà trường khó tồn tại và phát triển.
Nếu đào tạo kém chất lượng, không thỏa mãn nhu cầu của nhà nước thì nhà nước sẽ chuyển ngân sách đào tạo cho các trường khác có chất lượng đào tạo cao hơn.
Ngành An toàn thông tin, một phân nhánh của ngành CNTT, được hình thành [3]. Đây là ngành học cung cấp kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực an toàn thông tin, đáp ứng được yêu cầu bảo mật CNTT hiện đại. An toàn thông tin bao gồm nội dung nghiên cứu – triển khai rất rộng lớn liên quan tới mật mã, hệ thống máy t nh, cơ sở dữ liệu (CSDL), hệ thống mạng - Internet, quản lý rủi ro, hành vi của con người và tổ chức... Các vùng kiến thức cốt lõi của an toàn thông tin là mật mã học (Cryptography), đạo đức an toàn thông tin (Ethics), ch nh sách an toàn thông tin (Policy), điều tra số (Digital Forensics), kiểm soát truy nhập (Access Control), Kiến trúc an ninh (Security Architecture), An ninh mạng (Network Security), quản lý rủi ro (Risk Management), tấn công/Phòng thủ (Attacks/Defenses), các vấn đề điều hành (Operational Issues), thiết kế và kỹ nghệ phần mềm an toàn (Secure Software Design and Engineering).
Việc xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao chuyên sâu về an ninh thông tin có đủ khả năng đối phó với các nguy cơ và rủi ro mất an toàn thông tin ch nh là chìa khóa để đưa công nghệ mạng và truyền thông trở thành một động lực bền vững cho sự phát triển kinh tế xã hội tại Việt nam. Đề án 99
[38] chỉ rõ “Nhanh chóng đào tạo đội ngũ chuyên gia an toàn an ninh thông tin đủ năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về bảo đảm an toàn an ninh thông tin trong các ngành, lĩnh vực trọng yếu của đất nước”.
Trước yêu cầu cấp bách của xã hội trong lĩnh vực đào tạo chuyên gia An ninh thông tin, một chương trình đào tạo chuyên sâu an ninh thông tin nhằm giúp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp vừa có kỹ năng đáp ứng được yêu cầu bảo mật của công nghệ mạng và truyền thông hiện đại vừa có kiến thức nền tảng cho phép họ có cơ hội tiếp tục học tập và công tác lâu dài là rất cần thiết. Đề án 99 [38] khẳng định “Đào tạo, phát triển đội ngũ nhân lực an toàn, an ninh thông tin là một trong những giải pháp bảo đảm chủ quyền số quốc gia, làm chủ không gian mạng, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh đất nước”.
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên Cứu Về Quản Lý Đào Tạo Ngành An Toàn Thông Tin
- Nghiên Cứu Quản Lý Đào Tạo Ngành An Toàn Thông Tin
- Đào Tạo Cử Nhân Ngành An Toàn Thông Tin Đáp Ứng Nhu Cầu Xã Hội
- Quản Lý Đào Tạo Ngành An Toàn Thông Tin Đáp Ứng Nhu Cầu Xã Hội
- Tác Động Của Bối Cảnh Đến Quản Lý Đt Ngành Attt Đáp Ứng Nhu Cầu Xã Hội
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Đào Tạo Cử Nhân Ngành An Toàn Thông Tin Tại Các Trường Đại Học Đáp Ứng Nhu Cầu Xã Hội
Xem toàn bộ 246 trang tài liệu này.
Mục tiêu của đề án là đưa được 300 giảng viên, nghiên cứu viên đi đào tạo ATTT ở nước ngoài, trong đó có 100 tiến sĩ, đào tạo được 2000 học viên có trình độ đại học và trên đại học về ATTT chất lượng cao. Đưa được 1.500 lượt cán bộ chuyên trách về ATTT đi đào tạo ngắn hạn, cập nhật công nghệ, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ tại các cơ sở đào tạo có uy tín ở nước ngoài. Tập huấn, đào tạo ngắn hạn nâng cao kiến thức, kỹ năng về ATTT cho 10.000 lượt cán bộ làm về ATTT và CNTT tại các cơ quan nhà nước.
1.3.2.3. Chương trình và phương pháp đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin
Ngành An toàn thông tin đòi hỏi sinh viên cần phải có tư duy toán học và tư duy hệ thống tốt vì chuyên gia an toàn thông tin sẽ làm việc trong môi trường số hóa, nhiều công việc liên quan đến mã hóa, xây dựng các
thuật toán phục vụ cho việc phòng thủ, phát hiện xâm nhập, tấn công trong môi trường mạng.
* Về kiến thức:
Chương trình đào tạo trang bị cho sinh viên kiến thức chuyên sâu về an toàn thông tin như: các kỹ thuật mật mã, an toàn mạng máy tính, an toàn hệ điều hành, an toàn cơ sở dữ liệu, an toàn các ứng dụng web và Internet, an toàn trong giao dịch và thương mại điện tử, các kỹ thuật tấn công và xâm nhập mạng, mô hình bảo vệ và các kỹ thuật phòng thủ chống tấn công đột nhập, lập trình an toàn, thiết kế các phần mềm và công cụ đảm bảo an toàn, quản lý và đánh giá điểm yếu, các kỹ thuật kiểm tra đánh giá an toàn, quản trị mạng an toàn, các vấn đề về chính sách, pháp luật và chuẩn hóa an toàn…
* Về kỹ năng:
Người tốt nghiệp chương trình đại học an toàn thông tin có những kỹ năng:
- Áp dụng các kiến thức, kỹ năng sử dụng các công cụ khoa học kỹ thuật để nhận biết, phân tích, giải quyết các vấn đề liên quan đến an toàn, bảo mật thông tin mạng;
- Thu thập, phân tích tìm hiểu và tổng hợp các yêu cầu về an ninh, bảo mật từ hệ thống thông tin để phục vụ công tác nghiên cứu, xây dựng và phát triển hệ thống an ninh thông tin;
- Thiết kế và triển khai các ứng dụng đảm bảo An toàn thông tin đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đặt ra trong điều kiện thực tế;
- Tìm kiếm, tiếp cận, ứng dụng hiệu quả và sáng tạo các kỹ thuật, kỹ năng và công cụ hiện đại để giải quyết những vấn đề thực tế của lĩnh vực An toàn thông tin.
* Về năng lực:
- Sinh viên ngành an toàn thông tin sau khi tốt nghiệp ra trường có khả năng làm việc tại các đơn vị/bộ phận chuyên về công nghệ thông tin và mạng, cũng như các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin
như: các cơ quan ch nh phủ, các cơ quan thuộc các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vi n thông, năng lượng, dầu kh , thương mại, giao thông vận tải… với các vị trí công việc:
Quản trị bảo mật máy chủ và mạng; Bảo mật cơ sở dữ liệu;
Phân t ch, tư vấn, thiết kế hệ thống thông tin đảm bảo an toàn; Kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin cho mạng và hệ thống; Rà quét lỗ hổng, điểm yếu và xử lý sự cố an toàn thông tin; Lập trình và phát triển ứng dụng đảm bảo an toàn thông tin;
Sau một thời gian t ch lũy kinh nghiệm, kỹ sư an toàn thông tin có đủ khả năng đảm nhận các chức vụ quản lý về an toàn thông tin như trưởng nhóm hoặc giám đốc bộ phận đảm bảo an toàn thông tin.
- Có năng lực làm việc ở vị trí cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy về an toàn thông tin tại các viện, trung tâm nghiên cứu và các cơ sở đào tạo;
- Có thể học tiếp lên trình độ sau đại học ở trong nước và nước ngoài trong lĩnh vực an toàn, bảo mật thông tin, công nghệ thông tin.
* Về phương pháp tổ chức đào tạo và người dạy:
Nghị Quyết 14/2005/NQ-CP về đổi mới toàn diện giáo dục đại học Việt Nam 2006 -2020 [46] đề ra các phương pháp đổi mới về nội dung đào tạo như: Cơ cấu lại khung chương trình; gắn kết chặt chẽ kiến thức với thực ti n nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và nghề nghiệp trong xã hội, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của ngành. Đồng thời, các yêu cầu nội dung của chương trình đào tạo đều phải đảm bảo t nh cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại và có hệ thống; coi trọng giáo dục tư tưởng và ý thức công dân.
Để có một giải pháp hiệu quả, cần có sự thay đổi trong chính chất lượng sản phẩm đào tạo, ở đây ch nh là chương trình khung đào tạo của các chuyên ngành trong an toàn thông tin. Có nhiều mô hình, cách thức triển khai xây dựng chương trình khung khác nhau nhưng tác giả đề xuất triển khai xây
dựng chương trình khung đào tạo đại học các ngành an toàn thông tin theo hướng kết hợp.
Cụ thể là: nhà nước, dưới sự tham gia của hội đồng chuyên gia sẽ xây dựng một khung chương trình mẫu, đảm bảo chuẩn quốc tế và khu vực. Dựa vào khung chương trình mẫu này, các đơn vị đào tạo có thể linh động điều chỉnh, thay đổi, bổ sung một số nội dung theo đặc thù đơn vị mình. Đảm bảo khối lượng điều chỉnh không quá một tỷ lệ xác định so với chương trình mẫu.
Giảng viên và cơ sở vật chất, môi trường đào tạo là tiêu chí quan trọng làm nên chất lượng cho một chương trình đào tạo. Bởi vậy, vấn đề chất lượng giảng viên và cơ sở vật chất cơ sở đào tạo luôn được đề cao, thông qua nhiều chương trình, đề án phát triển. Đề án 99 [38] nêu rõ “Đào tạo đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên trình độ thạc sĩ, tiến sĩ về an toàn an ninh thông tin ở nước ngoài”, và “Ưu tiên dành chỉ tiêu học bổng từ các chương trình đào tạo ở nước ngoài khác, đặc biệt là đào tạo bằng ngân sách nhà nước, vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, học bổng trong các chương trình hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia, tổ chức quốc tế để đào tạo đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên về an toàn an ninh thông tin”. Ngoài ra đề án 99 đưa ra giải pháp “Đầu tư nâng cao năng lực, chất lượng đào tạo và nghiên cứu của các cơ sở đào tạo trọng điểm về an ninh an toàn thông tin: Đầu tư hỗ trợ các cơ sở đào tạo trọng điểm về an toàn an ninh thông tin đào tạo, cập nhật kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ giảng viên, nhập khẩu hoặc xây dựng chương trình đào tạo tiên tiến, nâng cấp phòng thí nghiệm phục vụ đào tạo và nghiên cứu nhằm tăng cường năng lực, chất lượng đào tạo về an toàn an ninh thông tin”.
1.4. Một số mô hình quản lý đào tạo
Mục tiêu lớn nhất của QLĐT là không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, nhất là trong cơ chế thị trường hiện nay. Để QLĐT hướng tới chất lượng đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cơ chế thị trường, việc nghiên cứu, xem xét và lựa chọn mô hình QLĐT phù hợp có vai trò rất quan trọng và
cần thiết.
Báo cáo tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội XI ngày 15/11/2004 của Chính phủ về tình hình giáo dục Việt Nam đã nêu: Cơ chế quản lý giáo dục chưa tương thích với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của đất nước; Quản lý nhà nước về giáo dục còn nặng t nh quan liêu, chưa thoát khỏi tình trạng ôm đồm, sự vụ; Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch còn nhiều bất cập…; đã chỉ đạo Bộ GD&ĐT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cải tiến công tác quản lý, điều hành, tập trung. Kết luận tại Hội thảo quốc gia về Đào tạo, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã nhấn mạnh: Phát triển đào tạo, đồng thời với việc nâng cao chất lượng đào tạo và quản lý.
Trong quản lý giáo dục và đào tạo có một số mô hình quản lý đào tạo hướng tới chất lượng đã được nghiên cứu và vận dụng như:
1.4.1. Mô hình quản lý đào tạo theo quá trình
Mô hình này bao gồm các thành tố cơ bản “đầu vào”, “quá trình dạy học” và “đầu ra”.
Hình 1.1: Mô hình quản lý đào tạo theo quá trình
Mô hình quản lý đào tạo theo quá trình (CIPP) với cách tiếp cận khi nghiên cứu, xem xét chất lượng của hệ thống đào tạo dựa trên mô hình của nhóm tác giả Zhang et al (2011) [dẫn theo Wegerif, R. (1998), “The social dimensions of asynchronous learning networks”, Journal of Asynchronous Learning Networks, 2 (1), p.34-49]. Hệ thống đào tạo bao gồm các yếu tố: Bối cảnh (Context), Đầu vào (Input), Quá trình (Process), Sản phẩm (Product). Mô hình CIPP đã nhấn mạnh vào thành phần về Sản phẩm (Product) là kết quả đầu ra và có thêm thành phần về tác động của bối cảnh (Context) có ý nghĩa kiểm soát quá trình đào tạo và tất cả các yếu tố tác động từ môi trường kinh tế - xã hội lên quá trình đào tạo để hướng tới chất lượng đáp ứng được yêu cầu của thực ti n nhu cầu doanh nghiệp, nhu cầu xã hội.
Hình 1.2: Mô hình quản lý đào tạo CIPP
1.4.2. Mô hình CIPO
Với những đặc điểm tương đồng với mô hình CIPP, mô hình CIPO do Scheerens, J. (1990) đưa ra với quan điểm chất lượng đào tạo là một quá trình. Mô hình này cũng như mô hình quản lý đào tạo theo quá trình, nhưng
có bổ sung thêm bối cảnh bên ngoài tác động đến đào tạo, do vậy, toàn diện hơn và phù hợp với một xã hội đang trong xu thế phát triển hiện đại, đặc biệt là trong tiến trình đổi mới toàn diện về giáo dục đào tạo ở nước ta, sự phát triển mạnh mẽ của CNTT ứng dụng trong đào tạo ở nước ta và xu thế trên toàn thế giới trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Mô hình này được thể hiện như ở hình sau:
Hình 1.3: Hoạt động đào tạo theo mô hình CIPO
1.5. Quản lý đào tạo ngành An toàn thông tin tại các trường đại học đáp ứng nhu cầu xã hội
1.5.1. Khái niệm Quản lý, quản lý đào tạo cử nhân ngành an toàn thông tin đáp ứng nhu cầu xã hội
1.5.1.1. Khái niện Quản lý
Quản lý là một trong những hoạt động cơ bản nhất của con người mang ý nghĩa quyết định, mang tính chất sống còn của các chủ thể tham dự vào các hoạt động xã hội. Theo tác giả Phan Văn Kha, “Quản lý là một tập hợp các hoạt động lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các quá trình tự nhiên, xã hội, khoa học, kỹ thuật và công nghệ để chúng phát triển hợp quy luật, các nguồn lực (hiện hữu và tiềm năng) vật chất và tinh thần, hệ thống tổ chức và
.....