Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học có giá trị du lịch là về các tập tục lạ về cư trú, về tổ chức xã hội, về thói quen ăn uống sinh hoạt, về kiến trúc cổ, các nét truyền thống trong quy hoạch cư trú và xây dựng, trang phục dân tộc,…
Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều thể hiện những sắc thái riêng biệt của mình để thu hút khách du lịch. Người Tây Ban Nha ở vùng Địa Trung Hải với nền văn hóa Flamenco và truyền thống đấu bò là đối tượng hấp dẫn khách du lịch nghỉ hè ở Châu Âu. Đất nước Pháp, Italia, Hy Lạp,… là những cái nôi của văn minh Châu Âu. Kho tàng văn hóa, sinh hoạt văn hóa đặc thù là điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch phát triển.
Việt Nam với 54 dân tộc còn giữ gìn nguyên vẹn những phong tục tập quán, hoạt động văn hóa – văn nghệ đặc sắc. Chỉ riêng các món ăn dân tộc độc đáo với nghệ thuật chế biến tinh xảo đã là một trong những tiềm năng để phát triển du lịch.
Nước ta còn có một nền kiến trúc có giá trị và được bố cục theo thuyết phong thủy của triết học phương Đông, nhiều kiến trúc tôn giáo có giá trị hấp dẫn khách du lịch…
e. Các đối tượng văn hóa, thể thao và hoạt động nhận thức khác
Các đối tượng văn hóa cũng thu hút khách với mục đích tham quan, nghiên cứu. Đó là các viện khoa học và các các trường đại học, các thư viện nổi tiếng, các thành phố diễn ra triển lãm nghệ thuật, các trung tâm thường xuyên tổ chức liên hoan âm nhạc, sân khấu, điện ảnh các cuộc thi đấu thể thao quốc tế; biểu diễn Balê; các cuộc thi hoa hậu,… Các đối tượng văn hóa thường tập trung ở các thủ đô và thành phố lớn trên thế giới
như London, Paris, Matxcơva, Rome,… Thành phố Can (Pháp) hàng năm tổ chức liên hoan phim quốc tế đã thu hút khá đông khách du lịch đến từ các nước. Xanhpêtecbua (LB Nga) nổi tiếng bởi nhiều tượng đài gắn với tên tuổi của vua Pie Đại đế, với Ecgiơmitat. Các đối tượng văn hóa – thể thao thu hút không chỉ khách du lịch với mục đích tham quan, mà còn cả khách đi du lịch với mục đích khác, ở các lĩnh vực khác. Tất cả khách du lịch có trình độ văn hóa từ trung bình trở lên đều có thể thưởng thức được các giá trị văn hóa của đất nước mà họ đến thăm. Do vậy tất cả các thành phố có nhiều đối tượng văn hóa hoặc tổ chức hoạt động văn hóa – thể thao đều được đông khách tới thăm và đã trở thành những trung tâm lớn về du lịch văn hóa.
f. Văn hóa ẩm thực
Người ta nói ăn uống là biểu hiện của văn hóa. Mỗi quốc gia có một quan niệm khách nhau và vì vậy hình thành phong cách ẩm thực riêng cho mình. Nguyễn Tuân đã từng nói: “Ẩm thực là một dòng chảy không ngừng, không nghỉ như con sông nó đi qua bao tầng nấp, bờ bãi của kinh nghiệm ăn và sống mới phát triển thành nghệ thuật. Chủ quan, cảm tính là yếu tố không thể không tránh khỏi. Nhưng như mọi hiện diện của đời sống, ẩm thực cũng là một ấn tượng, một thói quen, một ký ức hay một kỷ niệm.”
Nếu như người nước ta chú trọng đến đồ ăn và cách chế biến thức ăn thì đối với người Pháp, thức ăn chỉ là yếu tố tạo nên chất lượng vật chất, còn chất lượng thực sự của bữa ăn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Một cách trang trí bàn ăn độc đáo, một bức tranh trên tường phù hợp, bộ khăn trải bàn mang từ miền đất xa xôi đi cùng với bộ đồ ăn lạ mắt…. Tất cả đều mang theo mình một câu chuyện, ẩn chứa một sự tò mò thú vị cho khách. Với người Pháp, việc mời một người khách tới là “chịu trách nhiệm về hạnh phúc của họ trong một thời gian dưới mái nhà của mình”. Một bữa ăn truyền thống của người Pháp được sắp đặt như một bản giao hưởng hay vở kịch có 5 màn gồm: món nguội nhấm nháp, món nhẹ đầu bữa, món chính thường là thịt và cá, tiếp đến là pho mát và sau cùng là món tráng miệng. Theo triết lý của người Pháp: “bữa ăn là duy nhất mà ta không cảm thấy tẻ nhạt ngay từ lúc đầu”
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng quan du lịch và khách sạn Nghề Nghiệp vụ nhà hàng khách sạn - Trung cấp - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ - 14
- Một Số Nguồn Nước Khoáng Chủ Yếu Ở Việt Nam
- Một Số Hình Ảnh Minh Họa Về Tài Nguyên Động Thực Vật
- Khách Sạn Nghỉ Dưỡng Rersort Vinpearlland
- Tổng quan du lịch và khách sạn Nghề Nghiệp vụ nhà hàng khách sạn - Trung cấp - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ - 19
- Tổng quan du lịch và khách sạn Nghề Nghiệp vụ nhà hàng khách sạn - Trung cấp - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ - 20
Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.
Ngày nay, việc đưa văn hóa ẩm thực vào các chương trình du lịch đã trở nên phổ biến. Đó là cách để lấy tiền của du khách một cách lịch sự nhất. Việc xây dựng các chương trình du lịch ẩm thực thường được các công ty tổ chức thành 2 loại: Chương trình du lịch chuyên biệt và chương trình du lịch kết hợp.
Đến Việt Nam, du khách có thể thưởng thức các hương vị ẩm thực khác nhau của mỗi vùng, mỗi miền. Du khách có thể thưởng thức món phở với loại nước dùng bác học, chả cá Lã vọng (Hà Nội); thưởng thức cơm vua ở cố đô Huế; Bò tái cầu mống ở Quảng Nam; Giang nam dã hạc (miền Nam)… Tất cả đều tạo hướng đi mới cho ngành du lịch trong việc tạo ra nhiều sản phẩm du lịch độc đáo phục vụ khách du lịch.
Hình 1.4: Một số hình ảnh minh họa về văn hóa ẩm thực
2.2.3. Điều kiện về sự sẵn sàng đón tiếp khách
Điều kiện đảm bảo cho việc sẵn sàng đón tiếp khách tại các điểm đến:
- Hệ thống các đơn vị cunsg cấp dịch vụ du lịch cho khách (các công ty du lịch, khách sạn, nhà hàng, công ty vận chuyển, các cửa hàng bán lẻ…)
- Đội ngũ lao động du lịch làm việc chuyên nghiệp
- Bộ máy quản lý nhà nước về du lịch cấp trung ương và địa phương
- Hệ thống các thể chế quản lý Nhà nước về du lịch (Luật du lịch và các văn bản pháp quy dưới luật; các chính sách và cơ chế quản lý du lịch; quy hoạch phát triển du lịch…).
Điều kiện về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật
- Điều kiện về cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống đường sá, nhà ga, sân bay, bến cảng, đường sắt, hệ thống thông tin viễn thông, hệ thống cấp thoát nước, mạng lưới điện…
Cơ sở hạ tầng là đòn bẩy thúc đẩy mọi hoạt động kinh tế - xã hội của một quốc gia. Đối với ngành du lịch, cơ sở hạ tầng lại càng quan trọng vì nó là yếu tố tiền đề để đảm bảo cho khách du lịch dễ dàng tiếp cận đến các điểm du lịch và được thỏa mãn các nhu cầu về thông tin liên lạc và các nhu cầu khác trong suốt chuyến đi của họ. Thực tế cho thấy, sự phát triển nhanh của các phương tiện vận chuyển, mạng lưới giao thông đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của du lịch quốc tế cũng như nội địa.
Trong các yếu tố hạ tầng, mạng lưới và phương tiện giao thông là một trong những nhân tố chính thúc đẩy sự phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch quốc tế. Việc phát triển giao thông nhất là tăng nhanh phương tiện vận chuyển (công cộng và cá nhân) cho phép mau chóng khai thác được các nguồn tài nguyên du lịch mới. Chỉ có thông qua mạng lưới giao thông thuận tiện, nhanh chóng thì du lịch mới trở thành hiện tượng phổ biến trong xã hội.
Mạng lưới và phương tiện giao thông trên thế giới không ngừng được hoàn thiện. Đặc biệt là giao thông du lịch phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển trên phạm vi toàn thế giới. Sự phát triển về mặt chất lượng của giao thông du lịch thể hiện ở tốc độ vận chuyển, sự đảm bảo an toàn, sự tiện nghi và giá cả hợp lý; sự liên kết của các loại phương tiện. Tất cả đều giúp du khách đi du lịch một cách nhanh nhất và thuận tiện nhất.
- Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra sản phẩm du lịch, cũng như quyết định mức độ khai thác tiềm năng du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu du khách. Chính vì có vai trò quan trọng như vậy nên sự phát triển ngành du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật.
Du lịch là một ngành rất đa dạng về các loại hình dịch vụ, nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch. Do vậy, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm nhiều thành phần khác nhau. Việc tiêu dùng dịch vụ, hàng hóa du lịch đòi hỏi phải có một hệ thống các cơ sở nhất định. Tài nguyên du lịch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tiêu dùng của khách du lịch. Muốn sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đó đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống các công trình. Căn cứ vào đặc điểm trên, có thể hiểu cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao
gồm các phương tiện vật chất tham gia vào việc tạo ra và thực hiện dịch vụ hàng hóa du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách du lịch.
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành và của một số ngành kinh tế quốc dân tham gia vào phục vụ du lịch như thương mại, dịch vụ,…Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và tài nguyên du lịch có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tài nguyên du lịch ảnh hưởng đến công suất, thể loại, thứ hạng của hầu hết các thành phần cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Khả năng tiếp nhận của tài nguyên du lịch là cơ sở xác định công suất các công trình phục vụ du lịch. Sức hấp dẫn của chúng ảnh hưởng tới thứ hạng của các cơ sở này.
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm nhiều thành phần với những chức năng khác nhau và có ý nghĩa nhất định đối với việc tạo ra sản phẩm du lịch. Với mục đích đáp ứng cho việc tham quan du lịch trên quy mô lớn, cần phải xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng như các khách sạn, nhà hàng, cửa hiệu, trạm cung cấp xăng dầu, trạm y tế, nơi vui chơi thể thao,…Khâu trung tâm của cơ sở vật chất kỹ thuật là các cơ sở phục vụ cho việc ăn nghỉ của khách và các cơ sở vui chơi giải trí. Việc đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch phải căn cứ vào ba nhóm tiêu chí chủ yếu: (1) Đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho nghỉ ngơi du lịch; (2) Đạt hiệu quả kinh tế tối ưu trong quá trình xây dựng và khai thác; (3) Thuận tiện cho việc đi lại của khách. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch chủ yếu bao gồm các cơ sở lưu trú, cơ sở vui chơi giải trí, hệ thống các nhà hàng ăn uống và cửa hàng dịch vụ thương mại; các cơ sở y tế, thể thao; các công trình văn hóa, thông tin,…
Câu hỏi ôn tập và thảo luận chương 1
Câu 1. Trình bày mối quan hệ giữa du lịch và các lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã hội khác? Câu 2. Trình bày các điều kiện để phát triển du lịch?
Giới thiệu
CHƯƠNG 3. KHÁCH SẠN
Mã chương: NHKS 07.03
Chương 3 sẽ trang bị cho người học một số kiến thức cơ bản như: , giới thiệu chung về khách sạn, phân loại và xếp hạng khách sạn, cơ cấu tổ chức trong 1 khách sạn. - Đánh giá được xu hướng phát triển của ngành khách sạn, Giới thiệu được một số tập đoàn khách sạn trên thế giới
Mục tiêu
Nhằm cung cấp cho người học một số kiến thức cơ bản về khách sạn, giới thiệu chung về khách sạn, phân loại và xếp hạng khách sạn, cơ cấu tổ chức trong 1 khách sạn.
Nội dung chính:
1 Giới thiệu chung
Từ “khách sạn” (hotel) có nguồn gốc tiếng Pháp, có nghĩa là lâu đài. Vào thời trung cổ, nó được dùng để chỉ những ngôi nhà sang trọng. Vào thời trung cổ, nó được dùng để chỉ những ngôi nhà sang trọng nơi cư ngụ của các lãnh chúa. Từ “khách sạn” theo nghĩa hiện đại, được dùng ở Pháp vào cuối thế kỉ XVIII, mãi đến cuối thế kỉ XIX mới được phổ biến ở các nước phương Tây. Khi nhắc đến khách sạn người ta thường hiểu đó là cơ sở cho thuê trọ (lưu trú), nhưng thực tế không chỉ khách sạn mới có dịch vụ lưu trú mà còn có các cơ sở khác như nhà trọ, nhà nghỉ, nhà khách, lều trại... đều có dịch vụ này. Sự khác biệt chính để phân biệt khách sạn và nhà trọ thời bấy giờ là sự bố trí các buồng ngủ riêng với đầy đủ tiện nghi bên trong của khách sạn.
Tiếp cận với khái niệm này, nhiều quốc gia trên thế giới đã đưa ra quan điểm của
mình.
Theo quan điểm của Vương quốc Bỉ:
Khách sạn phải có ít nhất từ 10 đến 15 buồng ngủ với các tiện nghi tối thiểu như
phòng vệ sinh, máy điện thoại...
Theo quan điểm của Cộng hòa Pháp:
Khách sạn là một cơ sở lưu trú được xếp hạng, có các buồng ngủ và căn hộ với các trang thiết bị tiện nghi nhằm thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi của du khách trong một
khoảng thời gian dài (có thể là hàng tuần hoặc hàng tháng nhưng không lấy đó làm nơi cư trú thường xuyên), có thể có nhà hàng. Khách sạn có thể hoạt động quanh năm hoặc theo mùa.
Theo quan điểm của Hiệp hội khách sạn Mỹ:
Khách sạn là nơi mà bất kỳ ai cũng có thể trả tiền để thuê phòng qua đêm. Khách sạn phải bao gồm: phòng ngủ, phòng khách cùng với các trang thiết bị và một hệ thống dịch vụ bổ sung và dịch vụ ăn uống nhằm đáp ứng nhu cầu của khách.
Theo quan điểm của Hiệp hội khách sạn Bungari:
Khách sạn là cơ sở phục vụ cho mọi khách du lịch, nó sản xuất, bán và phục vụ các dịch vụ hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch về lưu trú, nghỉ ngơi, ăn uống, chữa bệnh và giải trí phối hợp với mục đích, động cơ của chuyến đi. Chất lượng và tính đa dạng của các dịch vụ và hàng hóa có trong khách sạn xác định thứ hạng của khách sạn và mục đích kinh doanh của khách sạn là lợi nhuận.
Tổng cục du lịch Việt Nam quan niệm: Khách sạn là công trình kiến trúc được xây dựng độc lập, có quy mô từ 10 buồng ngủ trở lên, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch.
Do các quốc gia đứng trên các góc độ khác nhau mà khái niệm về khách sạn cũng rất khác nhau. Mặt khác, nó còn tùy thuộc vào điều kiện, đặc điểm hoạt động của từng quốc gia. Vì vậy, việc đưa ra một khái niệm thống nhất về khách sạn là không dễ. Một cách tiếp cận chung nhất có thể đưa ra đó là với cách tiếp cận khách sạn là một loại hình cơ sở lưu trú du lịch:
Khách sạn là một loại hình cơ sở lưu trú du lịch mang tính phổ biến đặc trưng nhất trong hệ thống cơ sở lưu trú du lịch được kiến trúc, xây dựng mang tính hệ thống đồng bộ. Nó là cơ sở lưu trú có quy mô, cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động, chất lượng và chủng loại sản phẩm đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định, nhằm phục vụ nhu cầu lưu trú, ăn uống và các nhu cầu khác của khách trong thời gian lưu trú để thu lợi nhuận.
Với cách tiếp cận này, khách sạn mang những đặc điểm đặc trưng sau:
- Khách sạn là loại hình cơ sở lưu trú phổ biến nhất trong hệ thống cơ sở lưu trú du lịch.
- Khách sạn là loại hình hội tụ những điểm đặc trưng nhất trong ngành kinh doanh lưu trú, công nghệ phục vụ trong khách sạn thường mang tính cơ bản nhất.
- Khách sạn phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động theo những tiêu chuẩn nhất định. Những tiêu chuẩn này ở những nước, những vùng, và các thời điểm khác nhau sẽ quy định cụ thể khác nhau.
- Mục đích chính của khách sạn là kinh doanh nhằm thu lợi nhuận, nhưng để đạt được mục đích này khách sạn phải có nhiệm vụ phục vụ, thỏa mãn các nhu cầu của khách trong một thời gian nào đó, chính vì vậy về số lượng, chủng loại cũng như chất lượng các sản phẩm trong khách sạn phải đạt được những yêu cầu nhất định.
Lịch sử phát triển của khách sạn
Ngành khách sạn được từng bước sinh ra và phát triển cùng với sự triển khai của hoạt động du lịch. Tương truyền thiết bị ăn ở thời kỳ sớm nhất ở Châu Âu là vào thời kỳ La Mã cổ, tiến trình phát triển của nó đã trải qua bốn giai đoạn: thời kỳ nhà trọ thời cổ, thời kỳ nhà hàng lớn, thời kỳ nhà ăn thương nghiệp và thời kỳ khách sạn kiểu mới hiện đại.
- Thời kỳ nhà trọ thời cổ đại
Lịch sử giai đoạn này có thể đi ngược về thời kỳ La mã cổ kéo dài đến giữa thế kỷ
XIX. Nhà trọ thời cổ chủ yếu là chỉ nhà trọ hoặc là khách đến (inn) và các nơi ở trọ tương tự phân bố dọc tuyến đường chính là các thị trấn chủ yếu. Giữa thế kỷ XIX trở về trước người tham gia lữ hành rất ít, chủ yếu là lữ hành vì hoạt động kinh doanh mậu dịch hoặc hoạt động tôn giáo, khoảng cách ngắn, hình thức lữ hành phần lớn là đi bộ hoặc đi xe ngựa công cộng. Nhà trọ thời kỳ đầy nhằm cung cấp thức ăn rượu bia cho loại khách lữ hành này, nhưng thiết bị sơ sài không an toàn, khách thường bị chủ trọ lừa gạt hoặc cướp bóc. Vì thế nhà trọ thời kỳ đầu không phải là nơi mà nhân dân thời đó hướng tới.
- Thời kỳ nhà hàng lớn
Thời kỳ nhà hàng lớn chủ yếu là thời gian từ nửa cuối thế kỷ XIX đến đàu thé kỷ
XX. Trong thời kỳ này do sự hoàn thành của cách mạng công nghiệp, sự gia tăng cảu số người du lịch, sự phát triển của giao thông vận tải hành khách như đường sắt, tàu biển nên ngành khách sạn được phát triển thực sự. Quy mô nhà hàng được mở rộng, số lượng tăng nhiều và chú trọng sự hoàn thiện về thiết bị bên trong cùng chất lượng phục vụ được sự