Một Vài Nét Về Các Trường Tiểu Học Vùng Đặc Biệt Khó Khăn Tỉnh Bắc Kạn

Kết luận chương 1


Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên tiểu học cách thức tác động của nhà quản lí đến người giáo viên, giúp họ nâng cao nhận thức, kiến thức chuyên môn, cách thức xây dựng và phương pháp tổ chức hoạt động dạy học phân hóa, cách thức khai thác thông tin phục vụ giảng dạy, cách thức kiểm tra đánh giá học sinh theo hướng dạy học phân hóa.

Hoạt động quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên tiểu học bao gồm 4 nội dung chính là: Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường Tiểu học; Tổ chức thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường Tiểu học; Chỉ đạo công tác bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường Tiểu học; Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường Tiểu học.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên tiểu học bao gồm Cơ chế chính sách, Cán bộ quản lý, Đội ngũ giáo viên, Cơ sở vật chất - thiết bị giáo dục, Môi trường giáo dục.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC PHÂN HÓA CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TỈNH BẮC KẠN

2.1. Khái quát về tổ chức nghiên cứu thực trạng

2.1.1. Một vài nét về các trường Tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn

Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh Bắc Kạn có những bước phát triển vững chắc. Quy mô trường lớp và học sinh tăng, và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được bổ sung về số lượng, đảm bảo chất lượng, giáo dục vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm; các mục tiêu về phát triển giáo dục và đào tạo, công tác PCGD - XMC đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra.

2.1.1.1. Về quy mô, chất lượng học sinh tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn

Toàn tỉnh Bắc Kạn có 59 trường tiểu học vùng đặc biệt khó khăn, 720 lớp với

10.033 học sinh; tỉ lệ huy động trẻ 6 tuổi ra lớp 2520/2520, tỉ lệ 100%; tỉ lệ huy động trẻ từ 6-10 tuổi ra lớp 9.124/9.124, tỉ lệ 100%.

Để nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học, Sở giáo dục tỉnh Bắc Kạn đã thực hiện các giải pháp sau:

- Tiếp tục đổi mới công tác quản lí, thực hiện nghiêm túc chương trình, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh; nâng cao chất lượng dạy và học. Tăng cường xây dựng nhà trường với phương châm “kỉ cương, tình thương, và trách nhiệm”. Tích cực bồi dưỡng giáo viên, dạy học phân hóa đối tượng học sinh, tạo cơ hội để học sinh phát triển năng lực của bản thân. Đi đôi với dạy học văn hóa là tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Tổ chức tốt dạy học 2 buổi/ ngày và bán trú. Lồng ghép giáo dục An ninh quốc phòng, giáo dục pháp luật, Luật trẻ em.

- Tăng cường kiểm tra chuyên môn tại các trường, nhất là đối với lớp ghép, lớp học tại các điểm trường, công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia, tiếp tục triển khai dạy học môn tiếng Việt lớp 1 CNGD, vận dụng linh hoạt phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới, dạy học Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch, tăng cường dạy học theo nhóm nhằm phát triển tính tự học, tính sáng tạo của học sinh. Duy trì dạy học tiếng Thái tại 10 trường tiểu học, nâng cao kỹ năng đọc, viết tiếng Thái cho học sinh.

- Nâng cao hiệu quả công tác công tác quản lí, tạo cơ hội để cán bộ, giáo viên phát huy khả năng sáng tạo, đóng góp sáng kiến, nâng cao chất lượng giáo dục, chủ động đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt chuyên môn, thực hiện giảng dạy phù hợp theo đối tượng; nâng cao chất lượng giáo dục, giảm học sinh bỏ học giữa chừng.

Kết quả đạt được theo các tiêu chuẩn phổ cập giáo dục - xóa mù chữ bậc tiểu học tại các vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn đã đạt được các kết quả như sau:

- Số trẻ 6 tuổi đi học lớp 1: 2520/2520, tỉ lệ 100%

- Số trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học: 2020/2062, tỉ lệ 97,96%; số trẻ 11 tuổi đang học tiểu học 42/2062 chiếm 2,04%

- Số trẻ khuyết tật 6-10 tuổi có khả năng học tập được tiếp cận giáo dục: 99/99 tỉ lệ 100%.

2.1.1.2. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên

Bậc giáo dục tiểu học tại các vùng đặc biệt khó khăn toàn tỉnh có tổng số 1045 người (100 cán bộ quản lý, 835 giáo viên, 110 nhân viên); tỉ lệ 1,16 giáo viên/lớp. Về trình độ đào tạo: 835/737 đạt chuẩn, tỉ lệ 100% và trình độ đào tạo trên chuẩn 790/835 tỉ lệ 94,6%; 835/835 giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp tỉ lệ 100%. 34/34 trường theo dõi công tác PCGD-XMC, tỉ lệ 100%.

Để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn đã thực hiện các giải pháp cụ thể như sau:

- Tiếp tục đổi mới công tác quản lý tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý. Chỉ đạo tốt công tác sinh hoạt chuyên môn cấp tổ, cấp trường, cụm trường, cấp huyện.

- Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Chỉ đạo giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học vận dụng linh hoạt các hình thức dạy học tích cực, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

- Nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng thường xuyên trong các nhà trường; khuyến khích, tạo điều kiện cho các cán bộ quản lí, giáo viên đi học tập nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước; nâng cao khả năng ứng dụng tin học, ngoại ngữ cho giáo viên theo tiêu chuẩn chức danh vị trí việc làm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giáo dục của ngành. Tăng cường chỉ đạo công tác phát triển Đảng trong các trường học.

2.1.1.3. Về cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất tại các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có tổng số 473 phòng học (Tư thục 6 phòng kiên cố). Trong đó: 342 phòng học kiên cố, tỉ lệ 72,3%, 126 phòng học bán kiên cố, tỉ lệ 26,6%; 5 phòng học tạm, tỉ lệ 1,1%. Có 71 phòng làm việc của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng/34 trường; có 58 văn phòng, phòng họp cho giáo viên và nhân viên/34 trường; có 36 phòng y tế/34 trường; có 36 phòng truyền thống và hoạt động Đội/34 trường; có 36 thư viện/34 trường, có 36 phòng thiết bị/34 trường.

Hiện nay các trường tiểu học có 55/59 trường có đủ thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định, tỉ lệ 100%. 50/59 trường có sân chơi, bãi tập an toàn với diện tích phù hợp, được sử dụng thường xuyên, an toàn; môi trường xanh, sạch, đẹp; an toàn; có nguồn nước sạch; có hệ thống thoát nước; có khu vệ sinh dành riêng cho nam, nữ, học sinh, giáo viên, đảm bảo sạch sẽ, sử dụng thuận tiện.

Mặc dù cơ sở vật chất của các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã được cấp kinh phí đầu tư hàng năm. Nhưng nhìn chung cơ sở vật chất các trường vẫn còn nhiều hạn chế cụ thể: Trường, lớp, thiết bị dạy học, nhà hiệu bộ, nhà công vụ, nhà nội trú cho học sinh, các hạng mục phụ trợ thiết yếu khác ở một số trường thiếu đồng bộ chưa đáp ứng kịp được nhu cầu phát triển và yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục.

2.1.2. Tổ chức khảo sát thực trạng

2.1.2.1.Mục đích khảo sát

Đánh giá thực trạng năng lực dạy học phân hóa, thực trạng bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa và quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn và nguyên nhân của thực trạng.

2.1.2.2 Khách thể và quy mô khảo sát

- Giáo viên: 160 giáo viên.

- CBQL (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn): 60 người.

2.1.2.3. Nội dung khảo sát

Thực trạng nhận thức tầm quan trọng của hoạt động dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn.

Thực trạng năng lực dạy học phân hóa của đội ngũ giáo viên tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn.

Thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn.

Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường Tiểu học vùng đặc biệt khó khăn Tỉnh Bắc Kạn.

2.1.2.4. Phương pháp khảo sát và xử lý kết quả

Để triển khai các nội dung nghiên cứu nêu trên, chúng tôi phối hợp các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp quan sát, phương pháp đàm thoại, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi,...

Các câu hỏi điều tra được thiết kế theo 03 phương án lựa chọn với mức điểm đánh giá như sau: Tốt (Ảnh hưởng nhiều; Rất quan trọng; Rất khó khăn; Rất cần thiết; Rất khả thi): 3 điểm; Đạt (Ảnh hưởng ít; Quan trọng; Khó khăn; Cần thiết; Khả thi): 2 điểm; Chưa đạt (Không ảnh hưởng; Không quan trọng; Không khó khăn; Không cần thiết; Không khả thi): 1 điểm.

Căn cứ vào điểm trung bình, chúng tôi qui ước:


+ Nếu 1,00 ≤ X ≤ 1,67: Mức độ đánh giá thấp;


+ Nếu 1,68 ≤ X ≤ 2,34: Mức độ đánh giá trung bình;


+ Nếu 2,35 ≤ X ≤ 3: Mức độ đánh giá cao.

2.2. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa của giáo viên các trường tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn

2.2.1. Thực trạng năng lực dạy học phân hóa của giáo viên các trường tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn

Để đánh giá thực trạng năng lực dạy học phân hóa của giáo viên các trường tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn trong thời gian qua, chúng tôi chúng tôi sử dụng câu hỏi 2 (Phụ lục1). Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.1.

Bảng 2.1. Đánh giá của các khách thể điều tra về năng lực DHPH của giáo viên các trường tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn

TT

Nội dung

Tốt

Đạt

Chưa đạt

TBC

Thứ

bậc

SL

%

SL

%

SL

%

1

Năng lực đánh giá phân loại học sinh

20

9,1

45

20,5

155

70,5

1,39

4

2

Năng lực thiết kế và sử dụng các

nguồn học liệu

21

9,5

42

19,1

157

71,4

1,38

5

3

Năng lực xây dựng nội dung dạy học

phân hóa

28

12,7

41

18,6

151

68,6

1,44

1

4

Năng lực phối hợp sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức

dạy học


24


10,9


43


19,5


153


69,5


1,41


2

5

Năng lực quản lý lớp học và tạo lập

môi trường dạy học phân hóa

20

9,1

39

17,7

161

73,2

1,36

6

6

Năng lực tư vấn, hỗ trợ học sinh

23

10,5

41

18,6

156

70,9

1,40

3

7

Năng lực kiểm tra, đánh giá năng lực

của học sinh

27

12,3

35

15,9

158

71,8

1,40

3


Trung bình


10,6


18,6


70,8

1,40


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn - 6

Nhận xét:

Kết quả ở bảng 2.1 cho ta thấy: Năng lực DHPH của giáo viên các trường tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn được đánh giá ở mức độ thấp với số điểm trung bình là 1,4 trong đó số ý kiến đánh giá chưa đạt ở mức cao trung bình là 70,8%. Tất cả các năng lực DHPH của giáo viên TH đều được đánh giá có mức độ thấp, điều đó thể hiện qua kết quả được đánh giá trung bình mức chưa đạt trên 70,8%, đặc biệt là năng lực quản lý lớp học và tạp lập môi trường day học phân hóa (có số ý kiến đánh giá chưa đạt là 73,2%) năng lực kiểm tra đánh giá học sinh trong DHPH (có số ý kiến đánh giá chưa đạt là 71,8%); Năng lực thiết kế và sử dụng các nguồn học liệu (có số ý kiến đánh giá chưa đạt là 71,4%). Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế đang diễn ra, đó là việc GV còn bỡ ngỡ, lúng túng trong DHPH. Nhiều GV chưa hiểu đầy đủ về DHPH nên còn nhầm lẫn trong quá trình xây dựng kế hoạch, thiết kế giáo án. Có GV còn hiểu DHPH là làm cho học sinh học lệch. Bên cạnh đó cũng có một bộ phận không nhỏ giáo viên còn yếu trong công tác tự học tự bồi dưỡng, không tâm huyết với nghề. Qua phỏng vấn thêm đội ngũ CBQL các nhà trường TH chúng tôi thấy cá biệt có nhà trường còn chưa chú trọng đến việc thực hiện bồi dưỡng kỹ năng DHPH cho giáo viên.

Tóm lại, kết quả khảo sát, quan sát quá trình dạy học và phỏng vấn về năng lực dạy học phân hóa giáo viên các trường tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn: Nhiều GV kỹ năng DHPH còn hạn chế, một bộ phận còn tư tưởng “dạy cho xong”, lười đầu tư chuyên môn, ngại đổi mới. Kết quả kỹ năng DHPH đạt kết quả thấp. Điều đó đặt ra một yêu cầu thực tiễn là cần phải nghiên cứu các biện pháp tổ chức bồi dưỡng năng lực DHPH cho giáo viên các trường tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn một cách phù hợp để hoạt động bồi dưỡng đạt hiệu quả tốt hơn.

2.2.2.Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn

Để biết được nhận thức của khách thể điều tra về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn trong thời gian qua, chúng tôi chúng tôi sử dụng câu hỏi 1 (Phụ lục 1). Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.2.

Bảng 2.2. Đánh giá của các khách thể điều tra về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực DHPH cho giáo viên các trường tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn


TT


Nội dung

Rất quan

trọng

Quan trọng

Không

quan trọng

TBC

Thứ bậc

SL

%

SL

%

SL

%


1

Giúp GV hiểu quan điểm đổi mới của Đảng và Nhà nước, vận dụng vào thực tế công tác

giảng dạy.


92


41,8


98


44,5


30


13,9


2,28


4


2

Giúp GV nhận thức được vai trò, chức năng, nhiệm vụ của

mình trong công tác giáo dục.


95


43,2


101


45,9


24


10,9


2,32


3


3

Giúp GV có năng lực DHPH

tốt, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục


104


47,3


106


48,2


10


4,5


2,43


1


4

Giúp GV có khả năng rèn luyện cho HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề, tính sáng tạo và các năng lực cần

thiết khác.


98


44,5


102


46,4


20


9,1


2,35


2


Trung bình

97

44,1

102

46,4

21

9,5

2,35


Kết quả bảng 2.2. cho thấy tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho các giáo viên trường tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn có mức đánh giá khá cao với số điểm trung bình là 2,35 trong đó có 44,1% ý đánh giá rất quan trọng; 46,4% đánh giá quan trọng và 9,5% đánh giá không quan trọng.

Nội dung được đánh giá cao nhất là nội dung “Giúp GV có năng lực DHPH tốt, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục” có 95,5% ý kiến đánh giá quan trọng và rất quan trọng; 4,5% ý kiến đánh không quan trọng.

Các nội dung đánh giá ít quan trọng hơn là các nội dung “Giúp GV hiểu quan điểm đổi mới của Đảng và Nhà nước, vận dụng vào thực tế công tác giảng dạy” và nội dung “Giúp GV nhận thức được vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình trong công tác giáo dục” có lần lượt là 13,9% và 10,9% ý kiến đánh giá không quan trọng.

Như vậy, đa số CBQL, giáo viên được hỏi ý kiến đều cho rằng bồi dưỡng cho GV là vấn đề rất quan trọng và không thể thiếu trong mỗi nhà trường. Điều này đòi hỏi mỗi CBQL phải luôn luôn tư duy làm thế nào để thường xuyên tổ chức bồi dưỡng cho GV nâng cao nhận thức, các kĩ năng nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu đổi mới của công tác giáo dục.

2.2.3. Nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường Tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn

Để tìm hiểu về thực trạng nội dung chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường Tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn chúng tôi sử dụng câu hỏi số 3 (phụ lục 1) để khảo sát kết quả thu được như bảng 2.3 sau:

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 14/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí