Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Bồi Dưỡng Kỹ Năng Dạy Học Phân Hóa Cho Giáo Viên

Chỉ đạo xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng và thực hiện chương trình, nội dung bồi dưỡng kỹ năng DHPH cho giáo viên THCS.

Chỉ đạo nâng cao năng lực báo cáo viên, giáo viên cốt cán thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng cho giáo viên về kỹ năng DHPH.

Chỉ đạo biên soạn tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng, tự bồi dưỡng kỹ năng DHPH cho giáo viên THCS.

Chỉ đạo phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng sao cho phù hợp với mục tiêu, nội dung, đặc điểm đối tượng bồi dưỡng.

Chỉ đạo quá trình tham gia bồi dưỡng của giáo viên các giáo viên thuộc đối tượng được bồi dưỡng.

Chỉ đạo phối hợp các nguồn lực và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để thực hiện mục tiêu, nội dung bồi dưỡng.

Chỉ đạo triển khai có hiệu quả mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường và đặc điểm trình độ của giáo viên.

Chỉ đạo giám sát, đánh giá kết quả bồi dưỡng và phản hồi thông tin tới giáo viên và người học về mức độ hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng đối với giáo viên.

Chỉ đạo điều chỉnh chương trình, nội dung, kế hoạch bồi dưỡng khi cần thiết.

1.4.5. Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên

Để thực hiện tốt công tác bồi dưỡng kỹ năng DHPH cho giáo viên THCS, Hiệu trưởng nhà trường cần có các biện pháp, hình thức kiểm tra nghiêm túc, chính xác.

Các biện pháp kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng phải có tác dụng tạo động lực cho hoạt động bồi dưỡng nâng cao hiệu quả bồi dưỡng.

Kiểm tra công tác chuẩn bị của báo cáo viên: Biên soạn tài liệu bồi dưỡng cho học viên, thiết kế bài giảng, các phương tiện hỗ trợ hoạt động giảng dạy trong quá trình bồi dưỡng.

Kiểm tra các nguồn lực phục vụ bồi dưỡng: Nguồn tài chính, cơ sở vật chất, nguồn lực công nghệ thông tin vv..

Kiểm tra quá trình tham gia bồi dưỡng của giáo viên nhà trường: Kiểm tra quá trình tham gia hoạt động bồi dưỡng trên lớp và hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên như việc thiết kế giáo án DHPH, tổ chức bài học trên lớp vv…

Kiểm tra hoạt động bồi dưỡng kỹ năng DHPH của giáo viên thông qua các tiết dự giờ, thao giảng, các sáng kiến, đề tài khoa học. Ban giám hiệu có thể cơ bản nắm được hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên thông qua kết quả các tiết dự giờ thao giảng, các sáng kiến, các hoạt động sinh hoạt chuyên môn thông qua nghiên cứu bài học, thông qua đánh giá sự tiến bộ của người học. Nếu giáo viên có quá trình tự bồi dưỡng tốt thì kết quả đạt được qua các tiết dạy sẽ cao.

Tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ học viên về hoạt động bồi dưỡng để hoàn thiện quá trình bồi dưỡng ở giai đoạn tiếp theo. Đánh giá kết quả bồi dưỡng đạt được ở học viên để hoàn thiện quá trình bồi dưỡng, rút kinh nghiệm cho các hoạt động ở giai đoạn sau.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bồi dưỡng kỹ năng DHPH cho giáo viên THCS, trong đó có cả các yếu tố khách quan và các yếu tố chủ quan, cụ thể:

1.5.1. Yếu tố khách quan

- Quan điểm lãnh đạo của Đảng, chính sách của Nhà nước, sự quan tâm các cấp, ngành, tổ chức chính trị, xã hội, kinh tế, các nhà trường và sự đáp ứng nhu cầu của xã hội. Sự quan tâm của các cấp sẽ có yêu cầu cụ thể về nội dung, hình thức, thời gian, cơ sở vật chất phục vụ bồi dưỡng, sẽ động viên được GV

tích cực tham gia bồi dưỡng và cũng có phương hướng chung cho các nhà trường khi tổ chức bồi dưỡng đồng loạt cho GV

- Nhận thức của xã hội về DHPH và công tác bồi dưỡng kỹ năng DHPH cho GV. Nếu các lực lượng xã hội chưa hiểu đúng mức tầm quan trọng của việc dạy học phân hóa sẽ không tạo được động lực cho quá trình bồi dưỡng kỹ năng DHPH cho giáo viên.

- Nhu cầu bồi dưỡng: Thể hiện ở số lượng GV, tri thức, kỹ năng nghiệp vụ cần được bồi dưỡng. Mỗi giáo viên bộ môn khác nhau có những nhu cầu bồi dưỡng về tri thức, kĩ năng nghiệp vụ khác nhau. Độ tuổi của GV cũng ảnh hưởng đến nhu cầu được bồi dưỡng. Nếu xác định đúng nhu cầu bồi dưỡng cho GV của từng bộ môn sẽ đảm bảo việc bồi dưỡng GV thiết thực, có hiệu quả.

Các điều kiện về nguồn lực: nếu không có đủ tài liệu bồi dưỡng cho từng GV hoặc phòng ốc, trang thiết bị phục vụ các lớp bồi dưỡng thiếu, thô sơ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả bồi dưỡng. Bên cạnh đó là những cơ chế chính sách cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động bồi dưỡng kỹ năng DHPH.

1.5.2. Yếu tố chủ quan

- Nhận thức của các cấp quản lý và của GV về công tác bồi dưỡng kỹ năng DHPH cho GV. Nếu các cấp quản lý và giáo viên cùng có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết phải bồi dưỡng kỹ năng DHPH cho GV sẽ tạo đồng thuận cao khi tổ chức thực hiện, đây là yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của hoạt động bồi dưỡng kỹ năng DHPH cho GV.

- Trình độ, năng lực của cán bộ thực hiện công bồi dưỡng kỹ năng DHPH cho GV và đội ngũ báo cáo viên, giáo viên cốt cán trực tiếp tham gia bồi dưỡng.

- Trình độ, năng lực của đội ngũ giáo viên cốt cán trực tiếp tham gia bồi dưỡng. Nếu GV cốt cán có trình độ, tổ chức hoạt động bồi dưỡng một cách khoa học, giỏi kiến thức, kĩ năng điều khiển hoạt động, phương pháp sư phạm tốt thì những GV tham dự bồi dưỡng sẽ thấy hứng thú và nhanh chóng nắm bắt được yêu cầu đặt ra và vận dụng thành thục trong quá trình dạy học.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1‌


Thực hiện Nghị quyết số 29 - NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; để đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông theo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (đã được thông qua ngày 27 tháng 7 năm 2017). Đội ngũ giáo viên nói chung, giáo viên THCS nói riêng cần phải được bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn trong đó có kỹ năng DHPH.

DHPH không phải là một xu hướng DH mới, tuy nhiên nó là một quan điểm DH được thực hiện dựa trên nhiều nền tảng của các khoa học khác nhau như: triết học, xã hội học, sinh lý học, tâm lý học và giáo dục học. DHPH được thực hiện trên nguyên tắc DH “bám sát đối tượng”, có hiệu quả trong việc phát huy được tính tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo cho HS theo xu hướng đổi mới của giáo dục hiện đại.

DHPH là quan điểm DH tích cực, xu hướng DH này đã được nhiều nước trên thế giới nghiên cứu, từ vấn đề nghiên cứu DHPH ở mức vĩ mô tới mức độ nghiên cứu về phân hóa vi mô, thậm chí đến những khía cạnh kỹ thuật, phương pháp, hình thức thực hiện. Ở Việt Nam, nghiên cứu về DHPH cũng đã được thực hiện ở những mức độ nhất định. Mặc dù vậy, những hướng nghiên cứu thường đi sâu khai thác mức độ DHPH vĩ mô, hướng nghiên cứu DHPH vi mô còn nhỏ lẻ, tản mạn ở các bộ môn mà ít tìm hiểu sâu vào việc DHPH trên lớp của người GV.

Kỹ năng DHPH của giáo viên nói chung, giáo viên THCS nói riêng là một hệ thống nhiều kỹ năng DH. Các kỹ năng DHPH của giáo viên được hình thành thông qua quá trình học tập trong các trường sư phạm, thông qua thực tiễn giảng dạy, thông qua các hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Tuy nhiên đứng trước xu hướng phát triển của xã hội và yêu cầu đổi mới giáo dục, việc bồi dưỡng kỹ năng DHPH cho giáo viên đòi hỏi phải được thực hiện thường xuyên và đảm bảo tính khoa học, đồng bộ. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng nhà trường nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung.

Chương 2

THỰC TRẠNG BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG DẠY HỌC PHÂN HÓA CHO GIÁO VIÊN THCS THỊ XÃ CHÍ LINH, TỈNH HẢI DƯƠNG‌

2.1. Tổ chức nghiên cứu, khảo sát thực trạng

2.1.1. Mục đích khảo sát

Đánh giá thực trạng nhận thức của đội ngũ CBQL và GV về kỹ năng DHPH, đánh giá kỹ năng DHPH của đội ngũ GV THCS, nội dung, phương pháp, những hình thức và biện pháp đã tiến hành bồi dưỡng kỹ năng DHPH cho GV THCS thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương trong thời gian qua.

Qua khảo sát cũng xác định các nguồn lực, mối liên quan giữa các yếu tố, thấy được những thuận lợi, khó khăn, các yếu tố ảnh hưởng, nguyên nhân của những hạn chế trong công tác bồi dưỡng kỹ năng DHPH cho GV THCS thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương hiện nay. Trên cơ sở xác định nguyên nhân thực trạng làm cơ sở đề xuất các biện pháp khả thi nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác bồi dưỡng kỹ năng DHPH cho GV THCS thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

2.1.2. Nội dung khảo sát

Chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng ở các nội dung sau:

- Thực trạng nhận thức của các khách thể điều tra về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng kỹ năng DHPH cho GV THCS.

- Thực trạng về kỹ năng DHPH của đội ngũ GV THCS.

- Thực trạng về nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng kỹ năng DHPH cho GV THCS thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

- Thực trạng về chủ thể hoạt động bồi dưỡng kỹ năng DHPH

- Thực trạng việc kiểm tra bồi dưỡng kỹ năng DHPH cho GV THCS thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng DHPH cho GV THCS thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

2.1.3. Phương pháp khảo sát và xử lý các kết quả

Để thu thập các kết quả nghiên cứu thực tiễn, tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp quan sát, phương pháp điều tra, phương pháp chuyên gia, phương pháp phỏng vấn, phương pháp tổng kết kinh nghiệm, phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục; phương pháp thống kê toán học; phương pháp tính hệ số tương quan thứ bậc Speaman.

Khi xử lý các kết quả nghiên cứu thực trạng, chúng tôi tiến hành tính điểm trung bình cho 3 mức độ trong các phương án trả lời của khách thể điều tra như sau:

+ Đồng ý (rất phù hợp, thường xuyên, rất hợp lý, tốt, rất cần thiết, rất khả thi,…) : 3 điểm.

+ Phân vân (phù hợp, đôi khi, hợp lý, bình thường, cần thiết, khả thi…): 2 điểm.

+ Không đồng ý (không phù hợp, chưa bao giờ, không hợp lý, chưa tốt, không cần thiết, không khả thi,…): 1 điểm.

Dựa trên điểm trung bình X , chúng tôi qui ước:

Với

X 2 : Mức độ đánh giá thấp

Với 2 X 2,5 : Mức độ đánh giá trung bình.

Với 2,5 X 2, 75 : Mức độ đánh giá khá cao.

Với 2, 75 X 3 : Mức độ đánh giá cao

2.1.4. Thời gian tiến hành khảo sát

Thời gian tiến hành khảo sát: từ tháng 11/2017 đến tháng 3/2018.

2.1.5. Địa bàn và khách thể khảo sát

Địa bàn tiến hành khảo sát: 19 trường THCS trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương (Trong đó cả 19 trường đều là trường hạng II).

Tổng số khách thể khảo sát là 493 người, trong đó có: 80 Cán bộ quản lý (19 Hiệu trưởng, 22 phó Hiệu trưởng, 39 tổ trưởng chuyên môn) và 413 giáo viên của 19 trường THCS trong thị xã. Cụ thể:

Bảng 2.1. Khách thể điều tra


STT

Tên trường

THCS

Các bộ quản lý

Giáo viên

BGH

Tổ trưởng CM

1

An Lạc

2

2

15

2

Chí Minh

2

2

25

3

Chu Văn An

3

3

32

4

Cổ Thành

2

2

13

5

Cộng Hòa

3

3

34

6

Đồng Lạc

2

2

15

7

Hoa Thám

2

2

13

8

Hoàng Tân

2

2

16

9

Hoàng Tiến

2

2

19

10

Hưng Đạo

2

2

15

11

Lê Lợi

2

2

23

12

Nguyễn Trãi

3

3

32

13

Nhân Huệ

2

2

9

14

Phả Lại

2

2

44

15

Sao Đỏ

2

2

36

16

Tân Dân

2

2

17

17

Thái Học

2

2

15

18

Văn An

2

2

20

19

Văn Đức

2

2

20

Tổng

41

39

413

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên THCS thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương - 7

2.2. Kết quả khảo sát thực trạng

2.2.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng kỹ năng DHPH cho giáo viên THCS

Để nắm bắt được nhận thức của khách thể điều tra về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng kỹ năng DHPH cho giáo viên THCS, chúng tôi tiến hành điều tra 80 cán bộ quản lý (19 Hiệu trưởng, 22 phó hiệu trưởng, 39 tổ trưởng chuyên môn) và 413 giáo viên của 19 trường THCS trong toàn thị xã, kết quả thể hiện ở bảng 2.2.

Bảng 2.2. Đánh giá về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng kỹ năng DHPH cho giáo viên THCS


S T T


Vai trò của bồi dưỡng kỹ năng DHPH

Mức độ đánh giá



Thứ bậc

Rất quan trọng

Quan trọng

Không quan trọng

SL

%

SL

%

SL

%


1

Giúp GV hiểu quan điểm của Đảng, xu thế GD và vận dụng vào thực tế công tác giảng dạy.


197


40


246


50


50


10


2.30


4


2

Giúp GV nhận thức được vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình trong công tác giáo dục.


208


42


261


53


24


4.9


2.37


3


3

Giúp GV có kĩ năng DHPH tốt, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.


228


46


242


49


23


4.7


2.42


1


4

Giúp GV có khả năng giúp cho HS có cơ hội phát triển tốt nhất so với năng lực và hoàn cảnh.


220


45


245


50


28


5.7


2.39


2

Trung bình của nhóm

213

43

249

50

31

6.3

3.57


Kết quả ở bảng 2.2 cho ta thấy: Tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng kỹ năng DHPH cho giáo viên THCS có mức độ đánh giá khá cao, thể hiện ở

điểm trung bình

X 2,37 ( min 1; max 3)

Nội dung được đánh giá quan trọng nhất là “Giúp GV có kỹ năng DHPH


tốt, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục” X 2, 42

Các nội dung ít quan trọng hơn là “Giúp GV có khả năng rèn luyện cho

HS phát triển năng lực cần thiết”


X 2,39 ; “Giúp GV nhận thức được vai trò,



chức năng, nhiệm vụ của mình trong công tác giáo dục” X 2,37 ; “Giúp GV

hiểu quan điểm đổi mới của Đảng, xu thế giá dục và vận dụng vào thực tế công


tác giảng dạy” X 2,30 .

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022