8.2. Về thực tiễn
+ Đánh giá được thực trạng về năng lực làm việc với SGK VL của HS và mức độ chú trọng rèn luyện các KN làm việc với SGK VL cho HS trong dạy học VL của GV
+ Thiết kế được hệ thống các bài giảng thuộc phần Điện học” VL 11 nâng cao theo hướng rèn luyện cho HS các KNLV với SGK VL
+ Rèn luyện được một số KNLV với SGK VL cơ bản cho HS và bước đầu phát triển được NLLV với SGK VL cho HS trong dạy học VL ở THPT.
9. Cấu trúc của luận án
Luận án bao gồm các phần theo cấu trúc dưới đây:
MỞ ĐẦU NỘI ĐUNG
Chương 1. Tổng quan nghiên cứu về phát triển năng lực làm việc với sách giáo hoa trong dạy học ở trung học phổ thông
Chương 2. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc phát triển năng lực làm việc với sách giáo hoa cho HS trong dạy học vật lí
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển năng lực làm việc với sách giáo khoa cho học sinh trong dạy học phần "điện học" Vật lý 11 nâng cao trung học phổ thông - 1
- Phát triển năng lực làm việc với sách giáo khoa cho học sinh trong dạy học phần "điện học" Vật lý 11 nâng cao trung học phổ thông - 2
- Làm Việc Với Sách Theo Hướng Là Một Phương Pháp Dạy Học
- Chức Năng Của Sgk Vl Đối Với Hoạt Động Dạy Của Gv
- Cấu Trúc Của Sách Giáo Khoa Vật Lí Theo Các Kênh Thông Tin
Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.
Chương 3. Tổ chức dạy học phần Điện học” Vật lí lớp 11 nâng cao theo hướng phát triển năng lực làm việc với sách giáo khoa
Chương 4. Thực nghiệm sư phạm
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC LÀM VIỆC VỚI SÁCH GIÁO KHOA TRONG DẠY HỌC Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Sách và tài liệu học tập, các vấn đề về làm việc với sách và tài liệu học tập mà đặc biệt là SGK đã được nhiều tác giả, nhà lí luận dạy học quan tâm nghiên cứu từ
há lâu. Đến nay, hông ít công trình liên quan đến sách và tài liệu học tập, các vấn đề về làm việc với sách đã tiếp nối được công bố. Mỗi công trình nghiên cứu tương ứng với một giai đoạn lịch sử và phạm vi nhất định. Tuy có những quan điểm há phong phú và chưa thật sự thống nhất, hoàn hảo nhưng hầu hết các công trình đều mang ý nghĩa quan trọng đối với người đọc, người học, người dạy và phù hợp với từng thời điểm lịch sử, lĩnh vực và đối tượng ứng dụng, góp phần làm phong phú ho tàng iến thức lí luận dạy học.
Dưới đây đề cập đến các nghiên cứu về vai trò của SGK và phương pháp làm việc với sách, SGK đã được công bố cả ngoài nước và trong nước.
1.1. Các nghiên cứu ngoài nước
Các nghiên cứu về vai trò của SGK và phương pháp làm việc với sách, SGK đã được các nhà nghiên cứu, nhà giáo dục ngoài nước quan tâm từ khá lâu.
1.1.1. Nghiên cứu liên quan vai trò của sách giáo khoa
Các tác giả nghiên cứu về SGK đều khẳng định vai trò, chức năng quan trọng của SGK đối với hoạt động học của HS, hoạt động dạy của GV. Theo Đ.Đ. Zuep,
sách giáo hoa là nguồn tri thức quan trọng nhất đối với HS, là loại sách học tập phổ biến” là phương tiện mang nội dung học vấn và là phương tiện dạy học giúp HS lĩnh hội tài liệu học tập” [137]. X.G. Sapôvalencô khẳng định: Trong hệ thống các phương tiện dạy học mỗi bộ môn thì SGK là phương tiện dạy học quan trọng nhất, vì nó đóng vai trò chủ yếu trong dạy học, có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với các phương tiện dạy học hác, đặc biệt nó chi phối nội dung và chế tạo các phương tiện dạy học này” [138]. N.A. lôs areva cho rằng, SGK có vai trò to lớn trong việc rèn luyện các KN và hình thành năng lực học tập cho HS [136]. Các tác giả Allan C. Ornstein, Thomas J. Lasley II (2003) đã xác định: SGK là một nguồn lực chứ không
phải là một giấy ủy quyền về nội dung” [ 96].
+ Fuller và Clar e (1993) đã làm nghiên cứu ở 8 nước đang phát triển và kết luận SGK có tác dụng tích cực trong việc làm tăng thành tích học tập của HS tiểu học. Các nghiên cứu cho thấy, HS làm bài kiểm tra tốt hơn hi SGK được sử dụng trong dạy học [106], [108], [110].
+ Heyneman và Jamison (1980) đã nghiên cứu một mẫu gồm 61 trường ở Uganda. Các tác giả đã thiết lập một thang đo chất lượng trường học, so sánh thành tích học tập của học sinh và đối chiếu kết quả này với số lượng tài liệu học tập mà nhà trường sẵn có. Các tác giả xác định chất lượng trường học, trong đó có SGK là một trong các yếu tố quyết định mạnh mẽ thành tích học tập của HS [111].
+ Nghiên cứu của Jamison và các cộng sự (1981) được tiến hành ở Nicaragua với 20 lớp học có khuyến khích sử dụng SGK cho thấy, cách sử dụng SGK của GV và HS có ảnh hưởng đến thành tích học tập của HS [113].
+ Heyneman và Jamison (1983) báo cáo về một thử nghiệm được tiến hành ở Philippines, trong thời gian một năm và được tiến hành với quy mô 52 trường điểm. Ở thử nghiệm này, HS được học tập với SGK có hướng dẫn của GV. Kết quả cho thấy, thành tích học tập môn Khoa học và Toán học với SGK được nâng lên đáng ể [112].
+ Lockheed và các cộng sự (1986) nghiên cứu về hiệu quả của việc sử dụng SGK ở Thái Lan, bằng cách cho HS làm kiểm tra đầu vào và đầu ra. Các nhà nghiên cứu nhận thấy, HS được GV hướng dẫn sử dụng SGK có kết quả học tập khác nhau đáng ể ở hai bài kiểm tra [116].
Như vậy, theo quan điểm của các nhà nghiên cứu ngoài nước, SGK có vai trò to lớn trong hoạt động học tập của HS và hoạt động dạy của GV.
1.1.2. Thực trạng sử dụng sách giáo khoa trong dạy học
+ Điều tra về thực trạng sử dụng SGK trong dạy và học của GV và HS, các tác giả Sepulveda-Stuardo và Farrell (1983) tiến hành nghiên cứu việc sử dụng SGK ở Chile. Kết quả cho thấy, 23% GV luôn yêu cầu HS sử dụng SGK, 60% thỉnh thoảng có sử dụng SGK và 17% GV không bao giờ sử dụng. Đối với HS, SGK tỏ ra hữu dụng hơn đối với GV, hơn 50% HS sử dụng SGK khi không hiểu điều GV giảng. Tuy nhiên hơn 30% HS không sử dụng SGK. Đồng thời nghiên cứu cũng cho thấy, GV sử
dụng SGK cho môn Văn nhiều hơn môn Toán và môn Khoa học [125], [104].
+ Fuller and Snyder (1991) tiến hành nghiên cứu ở Botswana với 127 trường tiểu học và 154 trường THCS trong 3 tháng, bằng cách quan sát các giờ học. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khoảng 12% thời gian trong giờ học, HS làm việc với SGK và 1% thời gian HS làm việc với phương tiện đọc hác. Đối với trường THCS tỉ lệ này là 11% và 5%, và HS được yêu cầu làm việc với SGK ở môn Ngôn ngữ nhiều hơn môn học khác [107].
+ Các nghiên cứu về việc sử dụng SGK trong dạy học ở Mỹ từ 1966 đến 1993 cho thấy: Hầu hết GV sử dụng SGK một cách thường xuyên, nhiều GV yêu cầu HS sử dụng SGK hằng ngày. GV xem SGK như một phương tiện dạy học không thể thiếu, và GV sử dụng SGK dựa theo kinh nghiệm của bản thân và có sự khác nhau giữa các GV [97], [100], [102], [131], [134], [135], [119], [11], [105, [126], [128], [129].
+ Nghiên cứu của Sharita Bharuthram (2012) cho thấy, trình độ đọc của HS ở cấp THPT ở Australia là rất hác nhau. Do đó, hi học đại học, một số HS có thể thực hiện các nhiệm vụ học tập một cách dễ dàng nhờ năng lực đọc hiểu tốt, ngược lại nhiều HS lại gặp hông ít hó hăn về vấn đề này. Nghiên cứu cũng chỉ ra, cần phải rèn luyện cho HS các KN đọc và cần phải từ bỏ quan niệm cho rằng KN đọc là một KN mà HS có thể phát triển một cách tự nhiên không cần phải rèn luyện. Cần có một chiến lược phát triển đội ngũ GV có hả năng tốt trong việc phát triển năng lực đọc cho HS [127].
+ Nghiên cứu của các tác giả Abdul Razaq Ahmad, Mohd Mahzan Awang, Ahmad Ali Seman & Ramle bin Abdullah (2013) về kỹ năng sử dụng SGK Lịch sử của GV và HS ở trường THCS tại Malaysia. Kết quả nghiên cứu cho thấy, GV không phải hoàn toàn thành thạo trong việc sử dụng SGK, đặc biệt trong sáng tạo và tích hợp các nội dung của SGK với công nghệ thông tin và truyền thông (ICT). Kết quả cũng cho thấy, không có khác biệt đáng ể về giới tính trong việc sử dụng SGK. Nghiên cứu này khuyến cáo Bộ Giáo dục Malaysia cần tổ chức huấn luyện đặc biệt để nâng cao các KN sử dụng SGK cho cả GV và HS. Điều này sẽ đảm bảo rằng các SGK được sử dụng một cách hiệu quả [95].
Như vậy, các nhà giáo dục ở nhiều nước trên thế giới đã tìm hiểu thực trạng của việc sử dụng SGK trong dạy học, và vẫn coi SGK là phương tiện dạy học cần
thiết và khuyến cáo nên chú ý hơn nữa việc sử dụng SGK trong dạy học.
1.1.3. Nghiên cứu liên quan đến làm việc với sách
Các nghiên cứu về làm việc với sách được các tác giả, nhà nghiên cứu quan tâm và đề cập đến theo hai hướng cơ bản: làm việc với sách theo hướng đọc sách phổ biến, làm việc với sách theo hướng như một phương pháp dạy học.
Các nghiên cứu về làm việc với sách theo hướng đọc sách phổ biến đã được các tác giả, nhà nghiên cứu ngoài nước quan tâm từ há lâu. Trong đó, tiêu biểu là các công trình nghiên cứu của một số tác giả thuộc Liên Xô được công bố từ những năm 1950 – 1960. Chẳng hạn: X.I. Povarlin với nhận định: "Phương pháp đọc tuỳ thuộc vào mục đích, và hoàn toàn do mục đích quy định", Phương pháp đọc sách” của A.P. Primacôvx i,…[4], N.A. Ruba in với tác phẩm Tự học như thế nào” đã chỉ ra cách đọc sách thông qua các định hướng cụ thể: cần phải đọc sách như thế nào, chọn sách như thế nào, nghệ thuật đọc sách, vấn đề đọc sách văn học [50], …. Các tác giả hác như: Bobbi Deporter & Mi e Herna i với tác phẩm Phương pháp học tập siêu tốc hơi dậy năng lực tiềm ẩn trong bạn”, đã nghiên cứu khả năng đọc hiểu
hi đọc sách và xác định việc đọc hàng ngày đòi hỏi phải đọc lướt để lấy thông tin đáng chú ý nhất, hiểu rõ, sắp xếp và lưu thông tin,…[9], Mortimer J. Adler và Charles Van Doren với tác phẩm How to read a boo ” đã hướng dẫn người đọc các cấp độ đọc khác nhau: từ PP đọc sơ cấp, qua việc đọc lướt có hệ thống và đọc kỹ lưỡng, đến đẩy nhanh tốc độ đọc [57]. Tào Phượng với tác phẩm Bàn với thanh niên về vấn đề đọc sách”, xác định mục đích của việc đọc sách với thanh niên và tinh thần ham đọc sách của các vị lãnh tụ cách mạng Trung Quốc [73].
Có nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra tầm quan trọng của việc đọc và tầm quan trọng của việc dạy cho HS các chiến lược đọc hác nhau để phát triển KN đọc hiểu của HS. Các nghiên cứu cho thấy, HS có vấn đề về đọc văn bản sẽ gặp khó
hăn trong việc thu thập thông tin từ các văn bản, và do đó, HS gặp hó hăn trong học tập. Các nghiên cứu về KN đọc cũng đã chỉ ra rằng, chiến lược đọc có thể được giảng dạy cho sinh viên, và khi giảng dạy, họ có thể nâng cao thành tích học tập trong các bài kiểm tra đọc hiểu [98], [101], [103], [122], [123], [132], [114], [115].
Các nghiên cứu về làm việc với sách theo hướng như một PPDH, tiêu biểu
như: X.I. Ar hanghenx i, M.G. Trilinx i, M.I. Liubinxưna, F.A. Iox i, A.A. Gorxepx i, X.G. Gruzinx i,… [1], [92], [94] đều quan điểm làm việc với sách như là một PPDH. Các nghiên cứu đã nhấn mạnh, sinh viên muốn nâng cao hiệu quả học tập của mình cần phải làm việc với sách và cũng đưa ra các chỉ dẫn giúp sinh viên nâng cao hiệu quả làm việc với sách của mình. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa đi sâu mô tả các KNLV với sách.
Một số tác giả đã xác định các KNLV với SGK như: A.V.Uxôva xác định các KNLV với SGK cần rèn luyện cho HS gồm: hiểu lời trình bày trong văn bản, tìm trong văn bản câu trả lời cho câu hỏi cho trước, làm việc với hình vẽ, làm việc với đồ thị và các bảng giá trị của các đại lượng VL, rút ra nội dung chủ yếu của văn bản. Một số nghiên cứu chuyên biệt về hoạt động đọc sách của sinh viên của các nhà giáo dục Mỹ. Tiêu biểu như: Francis, Robinson,…Các tác giả này đã đề cao hoạt động đọc sách của sinh viên, chú trọng việc rèn luyện ĩ thuật đọc sách của sinh viên và chỉ cho họ PP làm việc với sách hiệu quả. Harold W. Bernard trong cuốn Psychology of learning and teaching”, đã chỉ dẫn cho sinh viên các PP làm việc với sách, PP hình thành thói quen, kỹ năng, ĩ xảo đọc sách cho sinh viên [96] .
T.A. Ilina (1979) nhận định, PP làm việc với SGK là PPDH mang nhiều ưu việt, tác giả xác định các PP làm việc với sách bao gồm: đọc, ghi chép tài liệu, ứng dụng thông tin phù hợp với từng cấp học ở một số môn học. Đồng thời, tác giả cũng yêu cầu tăng cường các hoạt động học tập phát huy tính tích cực, tính độc lập làm việc với SGK và sách một cách hiệu quả nhất [68].
Cũng vào năm 1979, Kharlamov đã xác định con đường tốt nhất để phát huy tính tích cực của HS trong học tập là việc tổ chức cho HS làm việc với SGK trong giờ lên lớp. Kharamov cho rằng, bản chất của hoạt động độc lập nghiên cứu SGK là ở chỗ nắm vững kiến thức mới, được thực hiện độc lập với từng HS thông qua đọc sách có suy nghĩ ĩ về tài liệu nghiên cứu, thông qua hiểu biết các sự kiện, các ví dụ được nêu ra trong sách và các kết luận khái quát từ các sự kiện và ví dụ đó. Ông cũng đề xuất các yêu cầu và các biện pháp thực hiện tốt PP làm việc vớ SGK trong dạy học [42]. Trong tài liệu nghiên cứu lí luận dạy học đại cương và lí luận dạy học bộ môn của V.G. Razumôpxki, các tác giả đã xác định KNLV với SGK gồm có các
KN: đọc, ghi chép, xử lí nội dung đọc, phân tích hình vẽ, biểu bảng, sơ đồ, đồ thị,… Các tác giả Allan C. Ornstein, Thomas J. Lasley II (2003) đã nhận định: một cuốn SGK trở thành một nguồn lực tuyệt diệu nếu một GV có tư duy sử dụng nó để giúp HS hám phá các ý tưởng. Tác giả cũng cung cấp các chỉ dẫn giúp sử dụng SGK để nâng cao hiệu quả đọc sách [95].
Như vậy, các nghiên cứu ngoài nước về làm việc với sách, SGK đã hẳng định và đề cao vai trò của các ấn phẩm này, đề cao tầm quan trọng của việc làm việc với sách, đặc biệt là SGK. Các nghiên cứu cũng hẳng định, trong dạy và học cần sử dụng SGK một cách hợp lí, có PP và luôn chú trọng sử dụng loại phương tiện này để nâng cao hiệu quả học tập, nghiên cứu và tự học. Tuy nhiên, các nghiên cứu này được áp dụng với các nước có nền văn hóa, điều iện inh tế, tư duy giáo dục, cách thức
iểm tra đánh giá giáo dục hác nhiều so với nước ta.
1.2. Các nghiên cứu trong nước
Các nghiên cứu về vai trò của SGK và PP làm việc với sách, SGK cũng được các nhà nghiên cứu, nhà giáo dục trong nước quan tâm từ khá sớm.
1.2.1. Nghiên cứu liên quan đến tầm quan trọng của sách giáo khoa
Khi đề cập về tầm quan trọng của SGK, nhiều nhà nghiên cứu lí luận dạy học trong nước đã hẳng định tầm quan trọng của SGK trong việc dạy học của GV và trong việc tự học và hoàn thành nhiệm vụ, nội dung học tập của HS.
Thái Duy Tuyên khẳng định: SGK là phương tiện quan trọng nhất và giữ vị trí trung tâm trong hệ thống các phương tiện dạy học. Nó là nguồn tri thức cơ bản của HS, gắn bó với các em suốt thời gian học.”. Đồng thời, tác giả cũng lưu ý, cần kết hợp SGK với các phương tiện dạy học khác [83], [85]. Vũ Trọng Rỹ: SGK có mối liên hệ chặt chẽ với PPDH. Sách giáo khoa thể hiện những định hướng về PPDH do chương trình quy định.” [67]. Đinh Quang Báo chỉ ra rằng: SGK là nguồn tri thức quan trọng của HS, là phương tiện hỗ trợ đắc lực cho thầy khi dạy học trên lớp” [6]. Phạm Thế Dân xác định rằng: Trong dạy học VL, SGK VL có mối liên hệ mật thiết với các phương tiện dạy học VL hác, đặc biệt là với các thiết bị thí nghiệm VL. Giáo viên có thể tổ chức phối hợp công việc của HS với thí nghiệm VL nhằm nâng cao tỉ trọng công việc tự lực của HS, đồng thời duy trì được cường độ lao động học tập cao
của HS trong tiết học nhằm đạt mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng kiến thức VL ở HS.” [26]. Nguyễn Duân, Nguyễn Thị Hà cũng hẳng định: SGK có vai trò quan trọng cho cả GV và HS, có tính chất đa năng.” [28], [33]….
Khá nhiều đề tài luận văn thạc sĩ giáo dục học, các bài báo về khoa học giáo dục trong nước cũng quan niệm rằng, trong hoạt động dạy học, SGK được xem là một trong những phương tiện hỗ trợ đắc lực nhất khi dạy học trên lớp. Việc sử dụng SGK giữ vai trò đáng ể trong việc nắm vững kiến thức nói chung và phát huy tính tích cực hoạt động của HS [18], [27], [29], [39], [49], [52], [53], [54], [69], [88], [121].
Như vậy, các nhà lí luận dạy học trong nước đều nhấn mạnh trong dạy học, SGK có ảnh hưởng to lớn và là phương tiện dạy học hông thể thiếu trong các nhà trường của nước ta hiện nay. Việc cần có các phương pháp làm việc với SGK cũng được chú trọng và đã có nhiều nghiên cứu được công bố.
1.2.2. Nghiên cứu liên quan về làm việc với sách
Làm việc với sách được các tác giả trong nước hai thác theo hai hướng: làm việc với sách theo hướng đọc sách phổ biến và làm việc với sách như một PPDH.
1.2.2.1. Vấn đề làm việc với sách theo hướng đọc sách phổ biến
Vấn đề làm việc với sách theo hướng đọc sách phổ biến được các tác giả trong nước để tâm và đề cập đến. Tiêu biểu như: Thái Duy Tuyên, trong cuốn
Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới” đã hẳng định: Đọc sách - một dạng tự học quan trọng và phổ biến”. Ở đây, tác giả đã định nghĩa đọc sách là một trong những dạng hoạt động nhận thức cơ bản của con người, một loại hình tự học quan trọng và phổ biến. Tác giả đã chỉ ra những ưu điểm của đọc sách so với các hình thức học tập khác, chức năng của đọc sách, và đặc biệt tác giả đã đưa ra quy trình đọc sách cho người đọc tham khảo. Tuy nhiên, tác giả chỉ quan niệm đọc sách như là một khâu kéo dài của hoạt động học tập trên lớp”, nếu như yêu cầu, nhiệm vụ học tập đã được giải quyết trọn vẹn ở trên lớp thì không nhất thiết phải đọc sách thêm” [85]. Do đó, tác giả chưa đưa ra hướng dẫn cho GV cách thức và quy trình tổ chức cho HS làm việc với sách trong quá trình tổ chức dạy học tại lớp. Tác giả Thu Giang Nguyễn Duy Cần, trong cuốn Tôi tự học” đã chia sẻ cho độc giả cách đọc sách với các nội dung cơ bản là giúp người đọc biết cách chọn cuốn