Biện Pháp Vận Dụng Mô Hình Blended Learning Trong Dạy Học Phần Hóa Học Hữu Cơ Lớp 11 Phát Triển Năng Lực Tự Học Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông


cũng chưa có tính năng giao bài tập và thống kê điểm số nên cũng khó khăn cho GV trong việc nhận và phản hồi kết quả TH cho HS. Google Classroom không cho phép GV và HS tương tác, thảo luận trực tiếp, chỉ có thể giảng dạy qua các tệp, hướng dẫn có sẵn và HS cần đăng nhập tài khoản gmail để nhận được thông tin. Đối với Teams tích hợp khá đầy đủ các tính năng cần thiết (tạo nhóm, chat, đăng bài viết, họp trực tuyến, giao bài tập,… ) đáp ứng yêu cầu tổ chức DH trực tuyến, đặc biệt HS có thể tải và cài đặt dưới dạng một app, các thông tin được cập nhật đến HS nhanh chóng, song phiên bản miễn phí của Teams cũng bị hạn chế một số tính năng, muốn hiệu quả cần phải được trả phí và triển khai đồng bộ.

c. Nhận xét chung. Qua các thống kê và phân tích số liệu ở trên, chúng tôi rút ra một vài nhận xét như sau:

(1) Về thực trạng tự học và phát triển NLTH cho HS trong dạy học hóa học

Đa phần các HS THPT đã nhận thức đúng đắn được vai trò của TH. Tuy nhiên, thời gian đầu tư cho hoạt động TH của HS chưa nhiều, HS còn gặp một số khó khăn trong TH trong đó rất nhiều em còn chưa biết cách TH như thế nào. Các hoạt động TH chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu, sự tự giác và thói quen của HS mà vẫn còn xuất phát từ yêu cầu của GV.

Trong DH hóa học, GV thường xuyên sử dụng bài tập để phát triển NLTH cho HS, các PP tích cực khác ít được sử dụng thường xuyên. Việc đánh giá kết quả học tập của HS chủ yếu bằng các PP/công cụ truyền thống như bài kiểm tra, vấn đáp, vở ghi theo yêu cầu thực hiện chương trình hiện hành nhằm kiểm tra mức độ lĩnh hội kiến thức, kĩ năng mà chưa chú trọng đến đánh giá năng lực. Qua đây cho thấy, việc tìm ra các biện pháp hiệu quả phát triển NLTH của HS THPT là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt các biện pháp cần chú trọng tăng cường hướng dẫn về cách học cho HS, quản lí hiệu quả hoạt động TH và giúp HS chủ động, linh hoạt trong việc sắp xếp kế hoạch và thực hiện kế hoạch TH.

(2) Về thực trạng vận dụng BL ở trường THPT

Đa phần các GV chưa biết về BL và các mô hình BL. DH trực tuyến đã bước đầu được thực hiện trong DH hóa học ở trường THPT, tuy nhiên chưa có sự kết hợp chặt chẽ, hiệu quả với bài học trên lớp mà chỉ mang tính chất bổ trợ, vận dụng mô hình


BL trong DH còn chưa được quan tâm, tìm hiểu và thực hiện một cách bài bản, chứng tỏ việc nghiên cứu vận dụng BL trong DH hóa học còn là một hướng mới, cần tiếp tục được nghiên cứu sâu.

Bên cạnh đó, phần lớn GV và HS đều có kĩ năng cơ bản và truy cập internet thường xuyên, hàng ngày; internet đã được sử dụng với mục đích học tập và giảng dạy; các công cụ kĩ thuật truy cập internet đã dần trở nên phổ biến; HS cũng bước đầu có thái độ tích cực với việc kết hợp học trực tuyến và học trên lớp học. Đây là những điều kiện thuận lợi cho việc vận dụng BL trong DH ở trường THPT. Ngoài ra, việc thực hiện chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về DH trực tuyến qua internet ứng phó với tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp cũng đã góp phần làm cho kĩ năng công nghệ thông tin của nhiều GV được cải thiện, tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu DH trong giai đoạn mới và việc vận dụng đồng bộ, hiệu quả mô hình BL trong DH thì đòi hỏi các GV cần tiếp tục tăng cường bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao hơn nữa các kĩ năng này của bản thân.

Từ kết quả điều tra bổ sung, chúng tôi thấy Teams là một trong các nền tảng trực tuyến với nhiều tính năng vượt trội, đang được sử dụng ngày càng phổ biến để tổ chức DH trực tuyến ở trường phổ thông. Vì thế, chúng tôi định hướng lựa chọn MS Teams làm nền tảng tổ chức DH theo mô hình BL trong nghiên cứu đề tài này.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 1


Trong chương 1, chúng tôi đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài thông qua một số công việc cụ thể như sau:

Đã tổng quan các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về vận dụng BL trong DH và phát triển NLTH cho HS, qua đó nhận thấy BL là một xu hướng giáo dục trong tương lai, việc vận dụng các mô hình BL trong DH để phát triển NLTH cho HS còn là vấn đề mới mẻ và cấp thiết.

Đã nghiên cứu cơ sở lý luận về vận dụng BL trong DH nhằm phát triển NLTH cho HS. Bên cạnh các vấn đề chung về NL và TH, đề tài đã tập trung làm rõ các biểu hiện NLTH của HS, các đặc điểm, vai trò và cấp độ của BL và một số mô hình BL tiêu biểu làm cơ sở cho việc nghiên cứu vận dụng BL trong DH môn Hóa học. Qua đó đã cho thấy BL tạo điều kiện cho HS học tập chủ động, tích cực, tương tác nhiều hơn với sự hỗ trợ đắc lực của CNTT và internet. BL có nhiều cấp độ với các mô hình khác nhau song với sự quan tâm về hiệu quả DH, GV sẽ là người quyết định lựa chọn các mô hình BL ở cấp độ hoạt động và khóa học. Và việc vận dụng BL ở cấp độ nào cũng cần phải có một quy trình cụ thể cùng với công cụ hỗ trợ tổ chức DH phù hợp. Qua khảo sát thực trạng nhận thấy HS còn học tập thụ động, nhiều em chưa biết cách TH dẫn đến NLTH còn hạn chế. Trong quá trình DH hóa học, GV chưa thường xuyên sử dụng các PPDH tích cực để phát triển NLTH cho HS, việc đánh giá vẫn chủ yếu là kiểm tra mức độ lĩnh hội kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu của chương trình hiện hành mà chưa chú trọng đến đánh giá NL của HS. DH trực tuyến đã bước đầu được thực hiện nhưng chưa bài bản, chưa kết hợp chặt chẽ với việc DH trên lớp. Tuy vậy, phần lớn GV và HS đều có kĩ năng và công cụ kĩ thuật cơ bản để truy cập internet,

đây là điều kiện thuận lợi cho việc vận dụng BL trong DH ở trường THPT.

Như vậy, kết quả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn đã cho thấy việc vận dụng BL trong DH hướng tới mục tiêu phát triển NLTH cho HS là vấn đề mới, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn trong bối cảnh giáo dục hiện nay. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài là những căn cứ quan trọng để chúng tôi tiến hành xây dựng khung NLTH của HS và đề xuất các quy trình DH theo mô hình BL nhằm phát triển NLTH cho HS trong môn Hóa học, phù hợp với các điều kiện DH ở Việt Nam.


CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP VẬN DỤNG MÔ HÌNH BLENDED LEARNING TRONG DẠY HỌC PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG


2.1. Khung năng lực tự học của học sinh Trung học phổ thông trong dạy học theo mô hình blended learning

2.1.1. Nguyên tắc xây dựng khung NLTH

Để xây dựng khung NLTH của HS THPT trong dạy học theo mô hình BL, chúng tôi dựa trên 4 nguyên tắc chính sau đây:

Nguyên tắc 1. Đảm bảo tính hệ thống, khoa học và toàn diện. Khung NLTH gồm các thành phần NL và biểu hiện cần logic, rõ ràng, có sự tương quan hợp lí, thể hiện toàn diện các biểu hiện TH cơ bản nhất của HS THPT và được mô tả chính xác, khoa học, dễ hiểu, phân chia các mức độ biểu hiện từ thấp đến cao.

Nguyên tắc 2. Đảm bảo phù hợp với các hoạt động học tập theo mô hình BL và đối tượng HS THPT. Các thành phần NL của NLTH, các biểu hiện và mức độ cần gắn với hoạt động học tập của HS theo tiến trình DH theo mô hình BL, các mức độ biểu hiện cần phù hợp với đặc điểm tâm lí và khả năng nhận thức của HS THPT.

Nguyên tắc 3. Đảm bảo tính khách quan, tin cậy. Khung NLTH được đề xuất cần lấy ý kiến của các chuyên gia giáo dục, GV có nhiều kinh nghiệm và được tiến hành thử nghiệm trong dạy học hóa học ở trường Trung học phổ thông.

Nguyên tắc 4. Đảm bảo phù hợp với yêu cầu của Chương trình GDPT 2018. Khung NL xây dựng phải đáp ứng yêu cầu phát triển NLTH của HS THPT và mục tiêu dạy học của môn Hóa học trong Chương trình GDPT 2018.

2.1.2. Quy trình xây dựng khung NLTH

Khung NLTH của HS THPT trong DH theo mô hình BL được chúng tôi xây dựng theo quy trình gồm 5 bước được mô tả trong hình 2.1.

Hình 2 1 Quy trình xây dựng khung NLTH của HS THPT trong DH theo mô hình BL Bước 1 1

Hình 2.1. Quy trình xây dựng khung NLTH của HS THPT trong DH theo mô hình BL


Bước 1: Xác định căn cứ để xây dựng khung NLTH. Để xây dựng khung NLTH phù hợp với thực tiễn giáo dục ở Việt Nam, chúng tôi dựa vào các căn cứ sau:

- Chương trình GDPT tổng thể [8] đặc biệt là các biểu hiện NLTH của HS THPT được xác định trong chương trình.

- Chương trình GDPT môn Hóa học [9], việc đề xuất các biểu hiện trong khung NLTH cũng cần tập trung và chú trọng đến các thành phần của NL hóa học được đưa ra trong chương trình (gồm nhận thức hóa học, tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học, vận dụng kiến thức kĩ năng đã học); chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý và nhận thức của HS; định hướng để HS tiếp tục hoàn thiện ở các bậc cao hơn.

- Các công trình về NLTH đã công bố của các tác giả trong và ngoài nước.

- Đặc điểm của BL và các hoạt động học tập của HS trong DH theo mô hình BL.

Dựa vào các căn cứ trên, chúng tôi quan niệm: NLTH của HS THPT trong DH theo mô hình BL là thuộc tính cá nhân cho phép HS chͯ ủ động, tích cực sử dụng các nguồn lực hiện có (kiến thức, kĩ năng học tập và sử dụng công nghệ thông tin, động

cơ, tình cảm,…) để thực hiện thành công các nhiệm vụ học tập (trong cả môi trường trực tuyến và trực tiếp trên lớp học) được GV thiết kế và tổ chức theo tiến trình cụ thể của mô hình BL nhằm đạt được các mục tiêu học tập đã được xác định.

Bước 2: Xác định các thành phần NL và biểu hiện NLTH của HS trong DH theo mô hình BL. Chúng tôi xác định được 4 thành phần NL của NLTH gồm: (1) Xác định mục tiêu và nội dung học tập; (2) Lập kế hoạch học tập; (3) Thực hiện kế hoạch học tập; (4) Đánh giá và điều chỉnh việc học. Sau đó, tiến hành mô tả các biểu hiện của mỗi thành phần NL và đề xuất được 10 biểu hiện, mỗi biểu hiện có 3 mức độ tương ứng.

Bước 3: Xin ý kiến chuyên gia. Sau khi xây dựng xong khung NL dự thảo, chúng tôi gửi tới các chuyên gia (giảng viên bộ môn PPDH hóa học tại các trường ĐHSP và GV giàu kinh nghiệm trong DH hóa học ở trường THPT) để xin ý kiến góp ý (phiếu xin ý kiến và danh sách các chuyên gia được trình bày ở phụ lục 4 và 5). Qua ý kiến của chuyên gia, nhận thấy nội dung một số biểu hiện còn trùng lặp, sắp xếp chưa hợp lí, mức độ chưa phù hợp với HS THPT, chúng tôi đã tiếp tục điều chỉnh và xin ý kiến các lần tiếp theo đến khi có sự đồng thuận cao từ phía các chuyên gia. Nhờ đó, chúng tôi đã mô tả rõ ràng, phù hợp hơn các biểu hiện và mức độ trong khung NLTH.

Bước 4: Thử nghiệm. Dựa trên khung NLTH đã xây dựng, tiến hành thiết kế công


cụ đánh giá và thử nghiệm đánh giá NLTH của HS THPT trong DH hóa học theo mô hình BL, từ đó rút ra kinh nghiệm để tiếp tục chỉnh sửa khung NLTH cho phù hợp.

Bước 5: Hoàn thiện. Sau quá trình góp ý của các chuyên gia, thử nghiệm, chúng tôi tiếp tục chỉnh sửa để hoàn thiện khung NLTH đã đề xuất.

2.1.3. Khung NLTH của HS THPT trong dạy học theo mô hình BL

Sau quá trình xin ý kiến của các chuyên gia, thử nghiệm và điều chỉnh, chúng tôi đã xây dựng được khung NLTH của HS THPT gồm 4 thành phần NL và 10 biểu hiện thể hiện trong hình 2.2.

Hình 2 2 Khung NLTH của HS THPT trong DH theo mô hình BL Trong đó các thành phần NL 2

Hình 2.2. Khung NLTH của HS THPT trong DH theo mô hình BL

Trong đó các thành phần NL được mô tả như sau:

- Xác định mục tiêu và nội dung học tập trực tuyến và trực tiếp cho phép HS nhận định hoặc đề ra các mục tiêu, nội dung học tập của từng giai đoạn (gồm cả giai đoạn trực tuyến ở nhà và trực tiếp trên lớp học) và xác định điều đã biết (gồm kiến thức, kĩ năng trong đó có kĩ năng sử dụng CNTT) có liên quan đến việc đạt được các mục tiêu học tập.

- Lập kế hoạch học tập trực tuyến và trực tiếp cho phép HS xác định được phương tiện (gồm các phương tiện kĩ thuật và phương tiện học tập thông thường) cùng cách thức thực hiện các nhiệm vụ TH (bao gồm cả việc sử dụng phương tiện kĩ


thuật để truy cập internet), sắp xếp được thời gian cho các nhiệm vụ và dự kiến các kết quả sẽ đạt được.

- Thực hiện kế hoạch học tập trực tuyến và trực tiếp cho phép HS tìm kiếm nguồn thông tin (từ internet và các nguồn khác), xử lí thông tin (gồm cả việc sử dụng các công cụ tin học để xử lý thông tin) và vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề học tập, hợp tác với thầy cô và bạn học (trong môi trường trực tuyến và trên lớp), trình bày và bảo vệ kết quả học tập (gồm cả trình bày bằng các công cụ tin học và phương tiện kĩ thuật).

- Đánh giá và điều chỉnh việc học trực tuyến và trực tiếp cho phép phân tích, so sánh, đối chiếu kết quả học tập với tiêu chí xác định (gồm cả các tiêu chí về mục tiêu kiến thức, kĩ năng và các tiêu chí đánh giá NLTH) với minh chứng cụ thể, sau đó tự nhận ra các hạn chế, sai sót và điều chỉnh để quá trình học tập (gồm cả học tập trực tuyến và trực tiếp) ngày càng hiệu quả hơn.

Các mức độ biểu hiện được chúng tôi trình bày chi tiết trong bảng 2.1 dưới đây:

Bảng 2.1. Mức độ biểu hiện NLTH của HS THPT trong DH theo mô hình BL


Thành

phần NL

Biểu hiện

Mức độ

(1)

(2)

(3)

Xác định mục tiêu và nội dung học tập trực tuyến và trực tiếp

1. Nhận định/đề ra mục tiêu và nội dung học tập

Nhận định/đề ra được mục tiêu và nội dung học tập của từng giai đoạn trực tuyến và trực tiếp nhưng chưa hợp

lý.

Nhận định/đề ra mục tiêu và nội dung học tập từng giai đoạn trực tuyến và trực tiếp hợp lý nhưng chưa chi tiết, rõ

ràng.

Nhận định/đề ra mục tiêu và nội dung học tập từng giai đoạn trực tuyến và trực tiếp hợp lý, chi tiết, rõ ràng và đầy đủ.

2. Xác định điều đã biết có liên quan

Xác định chưa rõ ràng những điều đã biết có liên quan và các kĩ năng sử dụng

công nghệ thông

Xác định rõ ràng nhưng chưa nhiều, chưa đầy đủ những điều đã biết có liên quan và

các kĩ năng sử

Xác định rõ ràng và đầy đủ những điều đã biết có liên quan và các kĩ năng sử dụng công nghệ

thông tin đã có, cần

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 264 trang tài liệu này.




tin đã có, cần thiết để đạt được mục tiêu học tập.

dụng công nghệ thông tin đã có, cần thiết để đạt được

mục tiêu học tập.

thiết để đạt được mục tiêu học tập.

Lập kế hoạch học tập trực tuyến và trực tiếp

3. Xác định các phương tiện cần

thiết và

cách thức

thực hiện các nhiệm vụ TH

Xác định chưa phù hợp các phương tiện kĩ thuật và phương tiện học tập thông thường cùng cách thức thực hiện các

nhiệm vụ TH.

Xác định phù hợp nhưng chưa đầy đủ các phương tiện kĩ thuật và phương tiện học tập thông thường cùng cách thức thực hiện các

nhiệm vụ TH.

Xác định phù hợp và đầy đủ các phương tiện kĩ thuật và phương tiện học tập thông thường cùng cách thức thực hiện tất cả các nhiệm vụ TH.

4. Lập thời gian biểu và dự kiến kết quả TH

Lập thời gian biểu chưa rõ ràng, chưa hợp lý hoặc chưa dự kiến được các kết quả TH trực tuyến và trực tiếp.

Lập được thời gian biểu rõ ràng, hợp lý và dự kiến được kết quả của các nhiệm vụ TH trực tuyến và trực tiếp nhưng chưa đầy đủ.

Lập thời gian biểu rõ ràng, hợp lý hoặc thường xuyên điều chỉnh cho hợp lý và dự kiến kết quả của các nhiệm vụ TH trực tuyến và trực tiếp một cách

đầy đủ.

Thực hiện kế hoạch học tập trực tuyến và trực tiếp

5. Thu thập thông tin

Truy cập, thu thập được thông tin từ internet và nguồn khác

nhưng chưa

chính xác, chưa phù hợp.

Thu thập thông tin từ internet và nguồn khác chính xác, phù hợp nhưng chưa phong phú.

Thu thập thông tin từ internet và nguồn khác chính xác, phù hợp và phong phú.

6. Xử lý

thông tin,

Chưa biết xử lý

hoặc xử lý chưa

Xử lý chính xác,

khoa học thông

Xử lý chính xác,

khoa học thông tin

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022