Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Việt Nam hiện nay - 6

34


đậm “tính người”. Những sản phẩm VH được tạo ra thông qua hoạt động sáng tạo của con người. Hoạt động đó diễn ra cả ở ba lĩnh vực cơ bản: con người không ngừng học tập, rèn luyện, phát triển mọi năng lực vốn có để hoàn thiện chính mình, tạo cho mình một nhân cách VH đáp ứng yêu cầu của xã hội; Con người không ngừng hoạt động đấu tranh, cải tạo để hoàn thiện xã hội của mình, làm cho mỗi cá nhân, cộng đồng có cuộc sống ngày càng hạnh phúc, vươn tới những lý tưởng cao đẹp; con người không ngừng hoạt động khám phá tự nhiên, cải tạo, chinh phục, thích ứng với tự nhiên để trên cái nền đại tự nhiên, xây dựng thiên nhiên VH hoàn thiện, hoàn mỹ. Chính nhờ các hoạt động sáng tạo này mà xã hội cũng không ngừng phát triển.

Thứ hai, VH là những gì có giá trị. Không phải mọi cái con người làm ra đều là VH, mà chỉ những gì con người làm ra mang giá trị mới là VH. Tất cả những gì hướng đến chân, thiện, mỹ là VH.

VH còn là phương thức hoạt động sống của con người. Đó là phương thức hoạt động cải tạo thế giới để sáng tạo ra những giá trị chiếm hữu, sử dụng những giá trị đã có nhằm tạo ra những giá trị mới của VH. Bản thân hoạt động của con người cũng chứa đựng những giá trị. Chúng được thể hiện ra ở mọi lĩnh vực hoạt động, biểu hiện trong hành vi ứng xử của con người với tự nhiên, với xã hội và với bản thân. Tuy nhiên, chỉ những hoạt động nào là tích cực hướng tới sự nảy nở và phát triển, có ích cho cuộc sống của con người, nâng cao trí tuệ và đạo đức của con người thì hoạt động ấy mới được xem là VH. Những hoạt động nào đối lập với tính chất và mục đích ấy đều xa lạ với VH, thậm chí phản VH. Thực tế cho thấy, chiến tranh xâm lược tàn bạo và phi nhân tính, khủng bố dưới mọi hình thức, sự tàn phá môi trường sinh thái, lối sống trụy lạc, thác loạn, tội phạm và tội ác... cho đến những biến dạng trong quan hệ xã hội của con người bởi ma lực của đồng tiền, trong cơ chế thị trường như chủ nghĩa cá nhân cực đoan, thói giả dối và chủ nghĩa cơ hội, tệ quan liêu và tham nhũng... đều là những hành vi phản VH. Khu biệt những hoạt động VH và những hoạt động phản VH để thấy rõ khái niệm VH chỉ dung nạp những cái gì tốt đẹp, tích cực, tiến bộ, phát triển, bồi dưỡng và phát huy nhân tính, xứng đáng với con người.

35


Thứ ba, VH vừa có tính ổn định bền vững vừa có tính biến đổi, phát triển vì VH luôn được giữ gìn, kế thừa và sáng tạo. VH kết tinh những giá trị do con người sáng tạo ra, được con người gìn giữ, bảo tồn và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, hình thành những giá trị VH truyền thống tương đối ổn định, bền vững. Cùng với dòng chảy của thời gian, những giá trị VH truyền thống này thường xuyên được giữ gìn, lọc bỏ và kế thừa những hạt nhân hợp lý, phù hợp với từng giai đoạn lịch sử. Đồng thời đó cũng là quá trình thường xuyên sáng tạo, bổ sung những giá trị VH mới. Thực chất đây chính là quá trình đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, giữa cái tiên tiến và cái lạc hậu để tiếp nối cái truyền thống trong cuộc sống hiện đại. Do đó, VH là một quá trình luôn tích lũy, kế thừa, lọc bỏ, nâng cao diễn ra như một dòng chảy liên tục, điều đó làm cho VH luôn biến đổi và phát triển.

Thứ tư, VH có tính giai cấp, có tính DT và nhân loại. Tính giai cấp của VH được thể hiện ở sự quy định của hệ tư tưởng của giai cấp cầm quyền đối với phương hướng phát triển VH, nội dung, ý thức hệ của VH. VH phát triển theo chiều hướng tiến bộ, tích cực hay bảo thủ, lạc hậu là phụ thuộc vào bản chất giai cấp của VH định hướng. Ngoài ra, mỗi một nền VH đều gắn với một DT nhất định, do con người của DT đó sáng tạo ra, do đó, nó mang đậm bản lĩnh, cốt cách của DT. Mặt khác, những giá trị VH có thể vượt qua không gian của một DT để vươn tới giá trị chung mang tính phổ quát được nhân loại thừa nhận và nó trở thành tài sản chung của nhân loại. Do vậy, VH còn mang tính nhân loại. Chẳng hạn, nhiều nhà nghiên cứu và hoạt động VH đã xem chân, thiện, mỹ (cái thật, cái tốt, cái đẹp) là hệ giá trị phổ quát của VH, vấn đề khác nhau là ở chỗ hệ giá trị phổ quát này được cụ thể hóa và được lựa chọn như thế nào đối với từng DT, từng giai tầng xã hội trong các thời gian và không gian khác nhau. Vì thế, VH luôn mang tính giai cấp, tính DT và tính nhân loại.

Qua các định nghĩa về VH kể trên, có thể thấy VH được chia thành hai lĩnh vực chính là VH vật chất và VH tinh thần. Tuy nhiên, trong VH vật chất lại hàm chứa lượng tinh thần trong đó. Ví dụ như: Những bộ trang phục, những ngôi nhà, những dụng cụ sinh hoạt… tuy nó là vật chất nhưng chứa đựng tâm tư, tình cảm, thẩm mỹ, sự sáng tạo của chủ thể tạo ra nó, mà những yếu tố đó

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 190 trang tài liệu này.

36


Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Việt Nam hiện nay - 6

lại thuộc giá trị tinh thần. Còn VH tinh thần cũng hàm chứa VH vật chất, bởi nếu không được vật chất hóa thì không ai nhìn thấy được. Ví dụ như tín ngưỡng, lễ nghi hay hội họa, điêu khắc, âm nhạc… thuộc về VH tinh thần nhưng nó được vật chất hóa để tồn tại, đó là những cử chỉ, hoạt động thực hiện, những bức tranh, những nhạc cụ, những điệu múa…. Do đó, để tránh sự lẫn lộn trên, nên căn cứ vào hình thái biểu hiện của VH để chia VH thành VH vật thể và VH phi vật thể.

VH vật thể là dạng VH biểu hiện dưới dạng vật thể hữu hình mà ta có thể nhận biết được bằng xúc giác. Bao gồm các sản phẩm vật chất do con người làm ra nhằm phục vụ nhu cầu vật chất của con người.

Theo nghĩa đó, VH vật thể bao gồm: Nhà ở; trang phục; ẩm thực; công cụ lao động, sản xuất, sinh hoạt.

VH phi vật thể là dạng VH biểu hiện dưới dạng phi vật thể, vô hình. Bao gồm các sản phẩm do con người làm ra thỏa mãn nhu cầu tinh thần của con người.

Theo nghĩa này, VH phi vật thể bao gồm: Ngôn ngữ; tôn giáo; phong tục tập quán; lễ hội; nghệ thuật (âm nhạc, hội họa, vũ điệu, văn chương, sân khấu…); tri thức dân gian; lối tư duy, suy nghĩ, hành vi (ứng xử).

VH như phân tích ở trên là phạm trù rộng lớn, phức tạp, có nhiều cách định nghĩa khác nhau. Mỗi định nghĩa đều có lý của nó. Trong luận án này, để thuận lợi cho việc nghiên cứu, giải quyết các nhiệm vụ, thực hiện mục đích luận án đề ra, Nghiên cứu sinh lựa chọn cách hiểu VH theo cách chia VH vật thể và VH phi vật thể.

Bản sắc văn hóa

Theo Từ điển Tiếng Việt do viện Ngôn ngữ thuộc Viện khoa học xã hội Việt Nam ấn hành thì bản sắc chỉ “màu sắc, tính chất riêng tạo thành đặc điểm chính”[106;31]. Như vậy, với cách hiểu đó, bản sắc chính là dấu hiệu để phân biệt sự vật này với sự vật khác. Thuật ngữ bản sắc thường được gắn với VH. Do có nhiều cách tiếp cận khác nhau mà các nhà khoa học cũng có nhiều ý kiến khác nhau về BSVH. Có người tiếp cận từ góc độ bản chất thì cho rằng BSVH là cái ổn định, là cái hồn của đời sống VH hoặc tiếp cận theo góc đặc thù thì cho rằng BSVH là những nét VH ưu trội, đặc thù, cái định hình làm nên tính riêng biệt, độc đáo của một nền VH, so với nền VH khác.

37


Theo tác giả Nguyễn Văn Huyên, “BSVHDT là bộ gen, là nhân lõi của bản chất VH của mỗi DT, nơi hội tụ các phẩm chất tinh túy đặc sắc nhất của DT, là cái lõi bên trong tựa như tấm căn cước của mỗi DT”. “BSVH như vậy, có thể hình dung như một tụ điểm chói sáng, chiết xuất và hội kết muôn vàn vòng sáng đa sắc của toàn bộ tinh hoa VH các sắc tộc của toàn DT”[61;31-35].

Tác giả Huỳnh Khái Vinh thì cho rằng: “BSVH là một hệ thống giá trị VH đã được định hình, phát triển trong suốt lịch sử của DT đến mức trở thành “thẻ căn cước” mang đậm diện mạo trí tuệ, tâm hồn và phong cách VH trong hoạt động xã hội và trong cả sinh hoạt cá nhân”[64;282].

Tác giả Nguyễn Đăng Duy quan niệm, “BSVH là nét riêng biệt biểu hiện ra trong nếp sống của một quốc gia hay một cộng đồng người”[20;239]. Cũng như quan niệm trên, tác giả Bùi Thanh Quất nói rõ hơn, “BSVH không phải là cái gì trừu tượng khó thấy, mà nó là điều được hiển lộ ra trong đời sống hàng ngày của mỗi người và cả cộng đồng, theo cách làm cho chúng ta có thể thấy và phân biệt được người Việt Nam với các cộng đồng DT khác trên thế giới, từ nếp sống của mỗi thành viên trong gia đình với nhau đến cách ứng xử của cả DT với các DT khác”[113;29]. Như vậy, tác giả đã quan niệm BSVH là những nét riêng biệt, đặc thù, dấu hiệu để nhận diện một cộng đồng, một quốc gia.

Tác giả Ngô Đức Thịnh cũng đưa ra quan niệm về BSVH, “BSVH được hiểu như là tổng thể các đặc trưng của VH, được hình thành, tồn tại và phát triển suốt quá trình lịch sử lâu dài của DT. Các đặc trưng VH ấy mang tính bền vững, trường tồn, trừu tượng và tiềm ẩn, do vậy muốn nhận biết bản sắc phải thông qua vô vàn các sắc thái VH, với tư cách là sự biểu hiện của BSVH ấy. Nếu BSVH là cái trừu tượng, tiềm ẩn, bền vững thì các sắc thái biểu hiện của nó lại tương đối cụ thể, bộc lộ và khả biến hơn”[132;31].

Từ các quan điểm trên, có thể khái quát: BSVH là hệ thống các giá trị đặc trưng, bản chất của một nền VH được hình thành, tồn tại, phát triển trong lịch sử và được biểu hiện thông qua nhiều sắc thái VH, là những nét đặc thù, độc đáo, dấu hiệu để nhận biết một nền VH và phân biệt với nền VH khác.

Cấu trúc của BSVH gồm các giá trị bản chất, đặc trưng tồn tại ở tầng diện trong cùng, tầng diện sâu nhất của BSVH. Sự tồn tại của nó được biểu

38


hiện thông qua thế giới quan và nhân sinh quan. Tầng diện bên ngoài đó là các sắc thái VH. Tầng diện này thể hiện sự phong phú, đa dạng, sự biến đổi của BSVH trong đời sống xã hội. Các sắc thái VH này được thể hiện thông qua các giá trị VH vật thể (nhà ở, trang phục, ẩm thực, tư liệu sinh hoạt, lao động) và VH phi vật thể (ngôn ngữ, phong tục tập quán, lễ hội, tín ngưỡng tôn giáo, nghệ thuật…).

Yếu tố cốt lõi tạo nên BSVH đó là hệ thống các giá trị, mà cụ thể đó là các giá trị VH truyền thống. Các giá trị này vừa mang tính đặc trưng, bản chất cho một nền VH vừa mang tính độc đáo, riêng biệt, đặc thù để phân biệt một nền VH này với một nền VH khác.

Hệ thống các giá trị đặc trưng, bản chất là những giá trị tốt đẹp, tiêu biểu cho một nền VH, được chắt lọc, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong suốt chiều dài phát triển của lịch sử. Các giá trị đó tạo nên nền tảng vững chắc, điểm tựa cho mỗi cộng đồng, DT trên hành trình phát triển cùng nhân loại. Các giá trị đó kết tinh lại trong quan niệm, tư tưởng, triết lý, trong đạo đức và cách ứng xử phản ánh diện mạo, tinh thần, tâm hồn và tình cảm của cả một cộng đồng, một DT, có trong các sản phẩm vật thể và phi vật thể của VH.

BSVH là tinh hoa của DT, là tổng hợp những truyền thống quý báu của DT. Nó là cái cốt lõi, là bộ khung, là giá đỡ toàn bộ nền VH, tạo nên cái hồn của một nền VH. Chẳng hạn, đối với nền VH Việt Nam thì BSVH bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các DT Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường DT, tinh thần đoàn kết, tính cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái, bao dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, giản dị trong lối sống…. BSVHDT còn đậm nét cả trong các hình thức biểu hiện mang tính DT đậm nét.

Tính độc đáo, riêng biệt, đặc thù là cái riêng có của một nền VH, gắn liền với đặc tính của chủ thể, là cái tiêu biểu cho họ, là đặc điểm nhận biết và phân biệt họ với những DT khác. Cái đặc thù (cái khác biệt) đó là do cốt cách sống riêng của con người và cộng đồng người ở vùng đó có sự khác biệt với


các nơi khác mà nguồn gốc sâu xa là do điều kiện lịch sử, điều kiện địa lý và phong tục tập quán lâu ngày ở vùng lãnh thổ đó quy định.

Một nền VH có vững mạnh, có khả năng tỏa sáng, ảnh hưởng ra bên ngoài biên giới quốc gia hay không phải do bản sắc của VH đó có rõ nét hay không, có độc đáo hay không. Do đó, một nền VH có bản sắc càng đậm nét, càng độc đáo sẽ càng có bản lĩnh, càng bền vững và càng có điều kiện phát triển. Chính BSVH là cái chống đỡ lại những tấn công từ bên ngoài.

Trong một nền VH, các giá trị đặc trưng, bản chất luôn mang tính ổn định, bền vững, trừu tượng và tiềm ẩn. BSVH sở dĩ luôn mang tính ổn định, bền vững vì nó được kết tinh, hun đúc thông qua quá trình lao động sản xuất của con người và được lưu giữ, kế thừa theo chiều dài lịch sử. Nó được ví như dòng phù sa ngày càng được bồi đắp và được hóa thân trong màu xanh của cỏ cây, hoa lá. Nó không tồn tại một mình ở đâu đó do ta bắt gặp được như một sự vật cụ thể mà nó tồn tại một cách trừu tượng, tiềm ẩn thông qua muôn vàn các sắc thái biểu hiện khác nhau. Do đó các sắc thái VH là cái biểu hiện bên ngoài của BSVH và nó có tính tương đối cụ thể, bộc lộ và biến đổi hơn.

Sự ổn định ở đây chính là sự ổn định của cái tinh túy, cái cốt lõi, cái hồn cốt, còn sự biến đổi thuộc về hình thức biểu hiện. Ví dụ, chủ nghĩa yêu nước là giá trị VH truyền thống mang đậm BSVH Việt Nam, nó được hình thành, phát triển qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của toàn thể DT Việt Nam. Cho tới ngày nay, nó không chỉ được gìn giữ ổn định mà còn được bồi đắp thêm những nội dung mới, với những hình thức biểu hiện mới. Nếu như trước đây, chủ nghĩa yêu nước biểu hiện qua sự đấu tranh kiên cường chống giặc ngoại xâm, bảo vệ bờ cõi DT, cần cù lao động sản xuất để sinh tồn và phát triển thì ngày nay chủ nghĩa yêu nước biểu hiện qua sự vươn lên chống nghèo nàn và lạc hậu; phấn đấu học tập, rèn luyện, cần cù lao động, vận dụng sáng tạo những thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ để làm ra nhiều của cải, làm giàu cho đất nước…..

BSVH là cái ổn định, nhưng không có nghĩa là nó không thay đổi. BSVH cũng không phải chỉ là cái khác biệt, chỉ có ở một nền VH. Sự khác biệt chỉ là tương đối vì với tư cách là cái riêng, nó luôn bao hàm cái chung, tức những đặc trưng chung của VH. Sự khác biệt giữa các nền VH là ở mức


độ ít nhiều, cao thấp hay kết cấu, quan hệ giữa các yếu tố cấu thành của một nền VH. Chính điều này tạo nên “gen” VH hay “BSVH”.

BSVH không phải là một thực thể nhất thành, cố định, bất biến mà nó vận động, biến đổi không ngừng. BSVH là những giá trị cô đọng nhất, tinh túy nhất được hình thành, tồn tại, phát triển theo chiều dài lịch sử. Những giá trị đó thông qua các nấc thang lịch sử mà không ngừng được kế thừa, lọc bỏ, đổi mới, bổ sung và phát triển cho phù hợp với giai đoạn lịch sử mới. Con đường vận động, phát triển của BSVH phức tạp hơn nhiều so với các lĩnh vực kinh tế, chính trị, điều kiện xã hội, lịch sử. Nó không phải đi theo đường thẳng, không phải VH thời đại sau bao giờ cũng cao hơn thời đại trước, có những yếu tố VH cổ mà văn minh ngày nay chưa thể vượt qua. BSVH vận động, biến đổi theo trình độ dân trí, qua giao lưu VH thời đại, nhưng vận động, tiếp biến rồi cũng xoay quanh cái gốc, trở về cái cội nguồn.

Nếu không có sự ổn định, bền vững thì nền VH không có bản sắc, trái lại, nếu không có sự biến đổi, phát triển thì nền VH của các DT sẽ trở nên nghèo nàn và không thể đứng vững trước sự lấn át của các nền VH khác. Điều này giúp cho chúng ta có cái nhìn biện chứng hơn về sự biến đổi các giá trị VH trong đời sống hiện đại. Dưới tác động của điều kiện kinh tế, chính trị, VH, xã hội, những giá trị VH truyền thống đã có sự va đập, thử thách. Có giá trị VH truyền thống được thay đổi diện mạo, sắc thái biểu hiện để phù hợp với đời sống hiện đại. Tuy nhiên, dù biến đổi thế nào đi chăng nữa, cái căn bản, cái gốc, cái cốt lõi cần được giữ gìn, bởi lẽ nó chính là cốt cách, linh hồn tạo nên bản lĩnh của DT, là dưỡng chất tạo nên sức sống trường tồn của DT trong mọi giai đoạn lịch sử. Do đó, một DT đánh mất BSVH thì thực chất DT đó đã đánh mất chính mình. Và ngược lại, một DT giữ vững được BSVH của DT mình thì đó chính là chìa khóa cho sự tồn tại và phát triển. Nhà thơ Huy Cận từng viết: “Một DT qua các biến cố lịch sử một lúc nào đó, một thời đại nào đó có thể mất độc lập, bị người ngoài đô hộ nhưng nếu DT ấy vẫn giữ được tiếng nói của mình, vẫn giữ được vốn văn nghệ dân gian, vẫn giữ và phát


triển được BSVH của mình thì DT ấy vẫn nắm chắc trong tay chìa khóa của sự giải phóng, chìa khóa của tự do, độc lập”[11;48].

Do đó, bên cạnh việc chấp nhận sự thay đổi về cách biểu hiện của BSVH, chúng ta cần phải nâng cao bản lĩnh và đề ra những biện pháp hữu hiệu để không làm mất đi cái cốt cách, linh hồn trong BSVHDT.

Trong BSVH luôn là thể thống nhất của hai mặt: tính tiên tiến và tính đậm đà bản sắc; tính DT và tính nhân loại. Một nền VH vừa luôn chứa đựng những giá trị đặc trưng cốt lõi, được hình thành trong lịch sử mang tính đậm đà bản sắc nhưng đồng thời, qua thời gian với những biến cố của lịch sử, nó có sự giao lưu, tiếp xúc với những nền VH khác nên đã chắt lọc được những tinh hoa VH để làm mới nền VH của mình, tạo nên một nền VH vừa tiên tiến vừa đậm đà bản sắc. Mặt khác, những giá trị VH được hình thành trong lịch sử luôn được cải biến, lọc bỏ cho phù hợp với xã hội mới nên bản thân nó cũng mang tính tiên tiến, còn các giá trị VH mới được tiếp thu, gia nhập vào BSVH cũng được bản địa hóa để phù hợp với đặc trưng, tính cách của chủ thể nền VH nên qua thử thách thời gian nó trở nên đậm đà bản sắc. Đây là tính biện chứng trong quá trình hình thành, phát triển của BSVHDT.

BSVHDT cũng là sự thống nhất giữa tính DT và tính nhân loại. BSVH luôn gắn với một chủ thể nhất định, đó là một cộng đồng người nhất định, một DT nhất định, nên nó mang tính cách, cốt cách, bản lĩnh của DT sáng tạo ra nó với những đặc thù về điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử, điều kiện kinh tế riêng, tạo nên BSVHDT. Bản thân BSVHDT cũng mang tính nhân loại (tính chung của VH). Nếu không tính nhân loại ở đâu ra nếu không từ các nền VH cụ thể. Cái chung luôn luôn tồn tại trong cái riêng và thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của mình.

Tóm lại, trong bất cứ một nền VH nào đều có những giá trị đặc trưng, cốt lõi (gọi là BSVH) được hình thành trong quá trình lịch sử, trải qua thời gian, những giá trị đó vừa thể hiện sự đậm đà bản sắc vừa thể hiện sự tiên tiến, vừa mang đậm tính cách của chủ thể sáng tạo ra nó vừa chứa đựng những giá trị chung của nhân loại. BSVH khi gắn với chủ thể của nó (BSVHDT) thường được biểu hiện qua những

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/12/2022