CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI TẠI CÔNG TY P&G VIỆT NAM
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH P&G Việt Nam (P&G Việt Nam) Văn phòng: tầng 6 Diamond Plaza, 34 Lê Duẩn, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh. Điện thoại: 08 8225678; Fax: 08 8225578
Giấy phép thành lập doanh nghiệp số 1052/GP do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 23/11/1994.
Vốn đầu tư: 83 triệu USD
Ngành nghề kinh doanh: sản xuất và kinh doanh hóa mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc cá nhân, chăm sóc gia đình, chăm sóc răng miệng…6
I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY P&G VIỆT NAM
1. Quá trình hình thành và phát triển
Procter & Gamble (P&G) là một tập đoàn đa quốc gia chuyên cung ứng các sản phẩm tiêu dùng hàng đầu thế giới với các ngành hàng như hóa mỹ phẩm, các sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá nhân và gia đình. P&G được thành lập vào năm 1837 khi William Procter và James Gamble quyết định chung tay thành lập một doanh nghiệp nhỏ chuyên kinh doanh xà phòng và nến. Từ đó đến nay, công ty liên tục lớn mạnh và trở thành một trong những tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới trong ngành sản xuất hàng tiêu dùng, với hơn 130
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Loại Theo Mức Độ Liên Kết Phụ Thuộc Lẫn Nhau Giữa Các Thành Viên Kênh
- Mục Đích Và Yêu Cầu Của Chính Sách Phân Phối
- Sắp Xếp, Đánh Giá Những Ảnh Hưởng Của Môi Trường Tới Cấu Trúc Kênh Dự Kiến
- So Sánh Một Số Sản Phẩm Mới Của Unilever Và P&g Về Giá Bán, Doanh Thu Và Thị Phần Ở Các Thành Phố Lớn
- Sơ Đồ Hệ Thống Kênh Phân Phối Tại P&g Việt Nam
- Thị Phần Bột Giặt P&g Việt Nam Và Các Đối Thủ Cạnh Tranh 36
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
000 nhân viên hoạt động trên 80 quốc gia với công ty mẹ là Procter & Gamble đặt tại Mỹ.7
P&G Việt Nam là một công ty đa quốc gia liên doanh giữa tập đoàn Procter&Gamble của Mỹ với một đơn vị thành viên của Tổng công ty hóa
6 : http://www.vinachem.com.vn/CompanyLDDetail.asp?ComID=7
7 : http://www.pg.com/company/who_we_are/ourhistory.shtml
chất Việt Nam Vinachem theo giấy phép 1052/GP ngày 23/11/1994 với tổng vốn đầu tư lên tới 83 triệu đôla Mỹ và có nhà máy đặt tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh.8
Kể từ khi thành lập, Công ty đã phát triển rất nhanh và ngày càng mở rộng các cơ sở sản xuất, hệ thống phân phối cũng như quan hệ đối tác. Ngoài nhà máy sản xuất lớn tại Hà Nội, vào tháng 8/2004, P&G vừa khánh thành thêm một nhà máy mới trị giá 2 triệu đôla Mỹ tại Thuận An để sản xuất nước xịt thơm phòng xuất khẩu 100%.
Trong gần 15 năm hoạt động tại thị trường Việt nam, công ty đã đạt mức doanh thu ước tính khoảng 1600 tỷ đô-la Mỹ 9 từ những nhãn hàng đã rất nổi tiếng trên thế giới và được tiêu thụ khắp nơi trên cả nước: xà phòng giặt Tide, xà phòng rửa tay Camay, Safeguard, nước gội đầu Pantene, Rejoice, Head&Shoulder, nước xả vải Downy, băng vệ sinh phụ nữ Whisper và tã giấy trẻ em Pampers.Trong quá trình hoạt động, P&G Việt Nam đã liên tục phấn đấu mở rộng kinh doanh, tăng cường nhân lực, đào tạo và phát triển, liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp địa phương, thực hiện đầy đủ các chính sách của nhà nước và đóng góp tích cực vào các hoạt động phát triển xã hội. Ngoài việc bán sản phẩm tại thị trường nội địa, P&G Vietnam còn xuất khẩu một số sản phẩm sang các nước khác như Mỹ, Canada, EU, ASEAN, úc, New Zealand, ấn Độ và Nhật. Trong 14 năm qua, xuất khẩu chiếm 20% tổng doanh thu của công ty, ước tính khoảng 320 triệu đô-la Mỹ10. Hiện P&G Viet Nam có khoảng 950 nhân viên. Ngoài ra, công ty cũng tạo công ăn việc làm gián tiếp cho khoảng 1.500 người thông qua hệ thống phân phối trên khắp cả nước
11. Theo ông Shankar Viswanathan - Tổng giám đốc P&G Việt Nam, thành
tựu lớn nhất của công ty trong 14 năm qua là đã thực hiện thành công khẩu
8 : Tài liệu nội bộ Công ty P&G Việt Nam
9 :Tài liệu nội bộ Công ty P&G Việt Nam
10 : nt
11 : nt
hiệu “Vì một cuộc sống tốt đẹp” (Touching lives, improving life). Đây cũng là triết lý kinh doanh toàn cầu của P&G. Để thực hiện mục tiêu này, hàng năm, P&G Vietnam dành một ngân sách khá lớn, khoảng 800 triệu đồng, cho các hoạt động xã hội và từ thiện tại Việt Nam.Công ty cũng được Thủ tướng Phan Văn Khải tặng Bằng khen về thành tích kinh doanh xuất sắc trong các năm 2002, 2003, 2004. Ngoài ra, Công ty còn nhận được nhiều giải thưởng khác và nhiều năm liền được bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao.
2. Lĩnh vực kinh doanh
Trong gần 15 năm hoạt động tại Việt Nam, P&G Việt Nam luôn duy trì được thế mạnh của mình trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các ngành hàng như chăm sóc cá nhân, chăm sóc gia đình, hóa mỹ phẩm. Trong đó mối ngành hàng bao gồm các sản phẩm sau:
- Các sản phẩm về chất tẩy rửa: Tide, Downy, Ivory…
- Các sản phẩm chăm sóc cá nhân: xà bông Camay, Zest…
- Các sản phẩm chăm sóc răng miệng: bàn chải và nước súc miệng Oral-B
- Các sản phẩm chăm sóc tóc: Head&Shoulder, Pantene, Rejoice
- Các sản phẩm chăm sóc da: Olay
- Các sản phẩm khác: tã giấy Pampers, dao cạo Gillette.
Có thể nói, trên thị trường Việt Nam, P&G cung cấp các sản phẩm rất đa dạng và đặc biệt hướng đến điểm mạnh là chất lượng cao; chủng loại, bao bì và nhãn mác sản phẩm cũng có những ưu thế nhất định. Tất cả những điều này xuất phát từ những nỗ lực không ngừng của công ty nhằm thỏa mãn một cách tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng.
3. Cơ cấu bộ máy quản lý
Công ty P&G Việt Nam hiện có khoảng 950 cán bộ công nhân viên. Cơ cấu quản lý của công ty được tổ chức theo cơ chế trực tuyến chức năng, đứng đầu là ban Giám đốc, sau đó là các phòng ban chức năng. Công ty có 7 phòng ban chức năng ( Xem hình 4 )
Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy nhân sự như sau:
Hình 4: Sơ đồ cơ cấu tổ chức
II. CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY P&G VIỆT NAM
1. Phân tích môi trường kinh doanh
1.1. Môi trường bên trong
Môi trường này chứa đựng những yếu tố chủ quan của Công ty mà Công ty có thể kiểm soát được.
Trong những năm vừa qua, tình hình tài chính của Công ty luôn ổn định và rất khả quan. Năm 2008 vừa qua, Công ty đạt doanh thu xấp xỉ 2000 tỷ VNĐ ( tăng 124% so với mức doanh thu 1 752 tỷ VNĐ của năm 2007) và nộp ngân sách 140,5 tỷ VNĐ. 12Theo phòng kế toán của Công ty thì các chỉ
12 : Tài liệu nội bộ Công ty P&G Việt Nam
tiêu về tình hình tài sản và nguồn vốn đều được cải thiện đáng kể. Công ty không ngừng mở rộng quy mô nên tài sản và nguồn vốn đều tăng.
Về tình hình công nghệ, Công ty luôn có những nỗ lực đầu tư công nghệ cả về chiều rộng và chiều sâu, từng bước thay thế các trang thiết bị lạc hậu, áp dụng các công nghệ mới vào sản xuất để tạo ra các sản phẩm ngày càng hoàn thiện hơn về tính năng. Công ty đã có khoảng 50 lần 13 đổi mới sản phẩm từ khi hoạt động đến nay. Hệ thống thông tin liên lạc giữa các thành viên trong Công ty được duy trì thường xuyên và nhanh chóng bằng các hình
thức truyền thông hiện đại như điện thoại, máy tính kết nối Internet.
Về nguồn nhân lực, Công ty có một lực lượng nhân viên đông đảo với khoảng hơn 2000 14 lao động được tuyển dụng kỹ lưỡng. Đây là một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và có chất lượng, am hiểu sâu sắc môi trường kinh doanh và thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam. Nhìn chung, các nhân viên của P&G Việt Nam luôn là những người sáng tạo, ham học hỏi và cầu tiến. Công ty rất chú trọng tới việc tìm kiếm và đào tạo nhân tài, trong đó chương trình “ Quản trị viên tập sự” của P&G dù mới được triển khai trong vài năm gần đây nhưng cũng đã tuyển chọn và đào tạo được những sinh viên giỏi, có khả năng thực sự cho sự phát triển của Công ty. Ngoài ra, Công ty cũng tạo điều kiện cho nhân viên có cơ hội được học tập và phát triển kỹ năng thông qua các khóa đào tạo, những nhân viên “hạt giống” còn được cử đi đào tạo ở nước ngoài. Đối với sinh viên năm thứ 3, tập đoàn P&G phát triển chương trình “Asian Challenges” nhằm tạo điều kiện cho sinh viên các nước Đông
Nam á có điều kiện giao lưu học hỏi lẫn nhau trong một môi trường cạnh tranh thực sự.
13 : nt
14 : nt
Một môi trường làm việc hiện đại, năng động và có sự gắn kết chặt chẽ các thành viên khiến P&G Việt Nam trở thành một môi trường làm việc lý tưởng để các nhân viên gắn bó lấu dài và cống hiến cho công ty.
Các yếu tố của môi trường bên trong như vậy đã tác động tích cực đến các chính sách, chiến lược của Công ty nói chung và tạo nền tảng thuận lợi để Công ty phát triển hệ thống phân phối của mình.
1.2. Môi trường bên ngoài
1.2.1. Môi trường vĩ mô
1.2.1.1. Môi trường kinh tế
Kinh tế-xã hội nước ta năm 2008 diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, khó lường. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng nổ tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế của tất các các khu vực, cùng với lạm phát tăng cao, 2008 thực sự là năm nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2008 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 6,23% so với năm 2007, khu vực dịch vụ tăng 7,2%. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước năm nay tuy thấp hơn tốc độ tăng 8,48% của năm 2007 và mục tiêu kế hoạch điều chỉnh là tăng 7,0%, nhưng trong bối cảnh tài chính thế giới khủng hoảng, kinh tế của nhiều nước suy giảm mà nền kinh tế nước ta vẫn đạt tốc độ tăng tương đối cao như trên là một cố gắng rất lớn. 15
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm nay tiếp tục đạt kết quả cao. Năm 2008 cả nước đã thu hút được 64 tỷ USD vốn đăng ký, gấp gần 3 lần năm 2007, đạt mức cao nhất từ trước tới nay. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2008 đạt 11,5 tỷ USD, tăng 43,2% so với năm 2007. 16
Hoạt động thương mại và dịch vụ năm 2008 kém sôi động so với năm 2007 do giá cả hàng hoá và dịch vụ tăng cao, dẫn đến sức mua trong dân giảm
15:http://www.stox.vn/stox/view_report_detail.asp?MenuID=2&SubMenuID=4&id=1228&cateID=0&isIndu
stry=171&isCompany=0
đáng kể, sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ chậm. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế năm 2008 ước tính đạt 968,1 nghìn tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2007.17 Tiêu thụ trong nước tăng cao trong bối cảnh đất nước đang mở cửa ngành dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa vừa là động lực của tăng trưởng kinh tế trong nước vừa có tác động thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Đây chính là cơ hội trực tiếp giúp Công ty có thể mở rộng và phát triển hệ thống phân phối hàng hóa của mình.
Tuy vậy, năm 2009 chắc chẵn vẫn sẽ là một năm khó khăn với nhiều biến động, ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, giá dầu và nhiên liệu trên thị trường thế giới tiếp tục tăng cao, cũng như thiên tai và những biến động thất thường của thời tiết làm cho các dịch bệnh phát sinh, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển kinh tế.
1.2.1.2. Môi trường chính trị, pháp luật
Tinh hình chính trị tương đối ổn định tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của kinh tế, đồng thời cũng đã tạo được niềm tin và là địa điểm tin cậy của nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Với chủ trương tích cực và chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam muốn làm bạn, làm đối tác của tất cả các quốc gia trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị, điều kiện địa lý hay kinh tế. Vì vậy, Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh thông thoáng và thuận lợi cho các nhà đầu tư. Điều này mở ra cơ hội lớn cho các công ty, các nhà đầu tư trong và ngoài nước liên kết làm ăn kinh doanh và tạo điều kiên cho nền kinh tế phát triển.
1.2.1.3. Môi trường văn hóa, xã hội
Trong công việc kinh doanh, môi trường văn hóa xã hội ảnh hưởng rất lớn đến mỗi doanh nghiệp, nó giúp hình thành thói quen và văn hóa tiêu dùng ở các khu vực thị trường khác nhau. Hiện nay trình độ văn hóa, mức sống của người dân Việt Nam đã được cải thiện rõ rệt. Bên cạnh nhu cầu về ăn, ở, mặc,