Phương Pháp Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Phân Hóa Cho Giáo Viên Các Trường Tiểu Học Vùng Đặc Biệt Khó Khăn Tỉnh Bắc Kạn

Bảng 2.3. Thực trạng nội dung chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường Tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn


TT


Nội dung bồi dưỡng

Kết quả


TBC

Thứ bậc

Tốt

Đạt

Chưa đạt

SL

%

SL

%

SL

%

1

Năng lực đánh giá phân loại học sinh

32

14,5

38

17,3

150

68,2

1,46

5

2

Năng lực thiết kế và sử dụng các

nguồn học liệu

30

13,6

34

15,5

156

70,9


1,43


6

3

Năng lực xây dựng nội dung dạy học

phân hóa

38

17,3

42

19,1

140

63,6


1,54


1


4

Năng lực phối hợp sử dụng các

phương pháp và hình thức tổ chức dạy học


32


14,5


41


18,6


148


66,9


1,48


4

5

Năng lực quản lý lớp học và tạo lập

môi trường day học phân hóa

35

15,9

40

18,2

145

65,9


1,50


2

6

Năng lực tư vấn, hỗ trợ học sinh

33

15,0

45

20,5

142

64,5

1,50

2

7

Năng lực kiểm tra, đánh giá năng lực

của học sinh

39

17,7

42

19,1

139

63,2


1,49


3


Trung bình


15,5


18,3


66,2

1,49


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn - 7

Kết quả ở bảng 2.3 cho ta thấy: nội dung bồi dưỡng năng lực DHPH cho GV TH có mức độ thực hiện thấp với số điểm trung bình là 1,49 trong đó số ý kiến đánh giá trung bình mức độ tốt thực hiện là 15,5%; đạt là 18,3% và chưa đạt là 66,2%.

Nội dung được thực hiện tốt là bồi dưỡng “Năng lực xây dựng nội dung dạy học phân hóa” và “Năng lực kiểm tra, đánh giá năng lực của học sinh” đều có mức độ đạt trở lên lần lượt là 36,4% và 36,8%. Qua phỏng vấn thì thấy 2 nhóm kĩ năng này được bồi dưỡng thông qua việc thực hiện yêu cầu thiết kế giáo án và thực hiện dạy học bám sát đối tượng học sinh (ở hầu hết các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn thực hiện chia lớp trong cùng 1 khối theo lực học của học sinh (phân hóa ngoài).

Một số nội dung được đánh giá chưa đạt là Năng lực thiết kế và sử dụng các nguồn học liệu; Năng lực đánh giá phân loại học sinh; Năng lực quản lý lớp học và tạp lập môi trường day học phân hóa đều có số ý kiến đánh giá chưa đạt trên 45%.

Điều này cũng thể hiện thực tế trong những năm qua, công tác bồi dưỡng năng lực DHPH cho giáo viên tiểu học tỉnh Bắc Kạn chưa được các cấp quản lí quan tâm

nhiều. Qua quan sát, trò chuyện với các khách thể điều tra chúng tôi được biết vấn đề bồi dưỡng năng lực DHPH cho GV chưa được đặt ra thành một nội dung bồi dưỡng riêng biệt mà mới có chút ít lồng ghép vào các hoạt động bồi dưỡng khác. Chẳng hạn:

Bồi dưỡng theo chuyên đề:

- Bồi dưỡng nội dung kiến thức và đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá, ứng dụng các phương tiện dạy học và phần mềm hiện đại trong soạn bài và giảng dạy, đối tượng bồi dưỡng là GV và CBQL có chuyên môn cùng bộ môn của các trường TH.

- Bồi dưỡng nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy các bộ môn cho học sinh TH.

- Bồi dưỡng một số vấn đề cơ bản về đạo đức, pháp luật, công tác giảng dạy và giáo dục đạo đức cho HS.

- Bồi dưỡng về trường học kết nối trên mạng Internet.

- Bồi dưỡng cho CBQL các nhà trường về công tác Kiểm tra nội bộ, Thi đua khen thưởng trong trường học.

- Bồi dưỡng cho CBQL và GV tham dự thi về thể lệ cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh và cuộc thi Dạy học theo chủ đề phân hóa dành cho giáo viên do Bộ GD&ĐT phát động.

Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ sư phạm:

Bồi dưỡng thực hiện chương trình theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng và chương trình giảm tải, nội dung tích hợp, giáo dục kĩ năng sống.

Bồi dưỡng việc lựa chọn các hình thức và mô hình dạy học, phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực.

Bồi dưỡng việc sử dụng thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin. Bồi dưỡng việc tích hợp một số nội dung như tiết kiệm năng lượng điện, năng lượng nước và bảo vệ môi trường vào trong nội dung một số môn học.

Bồi dưỡng việc đổi mới kiểm tra đánh giá, cụ thể là việc ra đề kiểm tra các môn học theo hướng tiếp cận năng lực HS.

Bồi dưỡng việc xây dựng chủ đề và thực hiện dạy học theo chủ đề ở một số môn

học.

Kết thúc mỗi đợt bồi dưỡng GV phải làm một bài kiểm tra về nội dung đã tiếp

thu được trong thời gian bồi dưỡng.

Như vậy, trong các nội dung đã bồi dưỡng trên, chưa có nội dung riêng để bồi dưỡng năng lực DHPH cho GV mà nội dung bồi dưỡng này chỉ được lồng ghép một phần nhỏ trong hoạt động bồi dưỡng chuyên môn chung ở mỗi chuyên đề hoặc nội dung bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cụ thể nào đó.

2.2.4. Phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường Tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn

Khảo sát 220 CBQL và giáo viên về thực trạng phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường Tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn, chúng tôi thu được bảng 2.4 như sau:

Bảng 2.4. Thực trạng phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường Tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn


TT


Nội dung bồi dưỡng

Mức độ thực hiện


TBC

Thứ bậc

Tốt

Đạt

Chưa đạt

SL

%

SL

%

SL

%

1

Sử dụng phương pháp thuyết trình

175

79,5

45

20,5

0

0

2,80

1

2

Phương pháp hỏi- đáp

151

68,6

31

14,1

38

17,3

2,51

2

3

Phương pháp tự học, tự nghiên cứu

62

28,2

9

4,1

149

67,7

1,60

6

4

Phương pháp làm việc nhóm

48

21,8

56

25,5

116

52,7

1,69

5

5

Phương pháp thực hành

41

18,6

17

7,7

162

73,7

1,45

7

6

Phương pháp cùng tham gia

18

8,2

31

14,1

171

77,8

1,30

8

7

Phương pháp nghiên cứu trường hợp

14

6,4

29

13,2

177

80,4

1,89

3

8

Phương pháp xử lý tình huống và

phương pháp dự án

0

0

10

4,5

210

95,4

1,74

4


Trung bình


28,9


12,9


58,2

1,87


Qua khảo sát cho thấy, thực trạng phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường Tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn thực hiện tương đối tốt với số điểm bình quân là 1,87, trong đó mức độ thực hiện các phương pháp cụ thể như sau:

- “Sử dụng phương pháp thuyết trình”: Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất và đạt hiệu quả cao nhất. Có 79,5% giáo viên sử dụng rất thường xuyên và 20,5% sử dụng thường xuyên.

- “Phương pháp hỏi - đáp” là phương pháp phổ biến thứ hai với 68,6% giáo viên sử dụng tốt, 14,1% đạt và chưa đạt 17,3%.

- “Phương pháp tự học, tự nghiên cứu” là phương pháp phổ biến thứ ba với 28,2%tốt, 4,1%đạt, 44,5% và 23,2% chưa đạt.

- Ba phương pháp khác là “phương pháp làm việc nhóm”, “phương pháp thực hành” và “phương pháp cùng tham gia” đều có tỷ lệ thực hiện rất thấp, thậm trí khoảng 18,6 -38,2 % chưa bao đạt.

- “Phương pháp nghiên cứu trường hợp” và “phương pháp xử lý tình huống và phương pháp dự án” là những phương pháp sử dụng chưa đạt với tỷ lệ 38,6-48,6%.

Qua phân tích có thể thấy rằng, các phương pháp được sử dụng trong bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn chủ yếu là các phương pháp truyền thống và hầu như không sử dụng các phương pháp mới, hiện đại trong giáo dục. Đây là một trong những bất cập và hạn chế rất lớn đối với công tác đào tạo vì thực tế đã chứng minh, các phương pháp hiện đại có rất nhiều ưu điểm mà các phương pháp truyền thống không có được, đặc biệt trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Những hạn chế này đến từ nhiều nguyên nhân, trong đó có sự thiếu và yếu về trình độ, năng lực của đội ngũ giáo viên tiểu học hiện nay.

2.2.5. Hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường Tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn

Để tìm hiểu về thực trạng hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường Tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn chúng tôi sử dụng câu hỏi số 5 (phụ lục 1) để khảo sát kết quả thu được như bảng 2.5 sau:

Bảng 2.5. Thực trạng hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường Tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn


TT


Nội dung bồi dưỡng

Mức độ thực hiện


TBC

Thứ bậc

Tốt

Đạt

Chưa đạt

SL

%

SL

%

SL

%

1

Bồi dưỡng tại chỗ

48

21,8

78

35,5

94

42,7

1,79

1

2

Bồi dưỡng tập trung

34

15,5

58

26,3

128

58,2

1,57

2

3

Bồi dưỡng từ xa

0

0

74

33,6

146

66,4

1,34

4

4

Tự bồi dưỡng

18

8,2

54

24,5

148

67,3

1,41

3


Trung bình


11,4


30


58,6

1,53


Kết quả khảo sát về thực trạng hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường Tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn thực hiện mức thấp có số điểm trung bình 1,53 trong đó:

- Hình thức bồi dưỡng được sử dụng phổ biến vẫn là hình thức “bồi dưỡng tại chỗ” và “bồi dưỡng tập trung”. Trong đó hình thức “bồi dưỡng tại chỗ” 21,8% giáo viên thực hiện tốt, 35,5% đạt và42,7% chưa đạt.

Hình thức “bồi dưỡng tập trung” có 15,5% giáo viên thực hiện tốt, 26,3% đạt, 58,2% chưa đạt.

Qua phân tích kết quả cho thấy, mặc dù là hình thức sử dụng phổ biến nhất, nhưng tỷ lệ các giáo viên tham gia và đạt kết quả cao vẫn rất thấp.

- Thêm vào đó, hình thức bồi dưỡng hiện đại ngày nay là bồi dưỡng từ xa, thông qua việc sử dụng các thành tự khoa học công nghệ của cuộc cách mạng 4.0 lại cực kỳ ít được sử dụng khi chỉ có 33,6% giáo viên ở mức đạt, 66,4%thực hiện ở mức chưa đạt.

- Nội dung “Tự bồi dưỡng” là một trong những hình thức bồi dưỡng, đào tạo cực kỳ quan trọng, nhưng lại ít được thực hiện khi có đến 30,5% giáo viên chưa bao giơ thực hiện và 36,8% đôi khi thực hiện.

Nhìn chung, thực trạng chỉ đạo lựa chọn hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường Tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn còn tương đối hạn chế, chủ yếu vẫn sử dụng các hình thức truyền thống, tốn kém.

2.2.6.Thực trạng xây dựng lực lượng tham gia công tác bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường Tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn

Để tìm hiểu về thực trạng xây dựng lực lượng tham gia công tác bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường Tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn chúng tôi tiến hành khảo sát và kết quả thu được như bảng 2.6 sau:

Bảng 2.6. Thực trạng xây dựng lực lượng tham gia công tác bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường Tiểu học


TT


Nội dung bồi dưỡng

Mức độ thực hiện


TBC

Thứ bậc

Tốt

Đạt

Chưa đạt

SL

%

SL

%

SL

%

1

Đội ngũ giảng viên của trường sư phạm

30

13,6

31

14,1

159

72,3

1,41

5

2

Đội ngũ giáo viên cốt cán của Sở và

phòng Giáo dục và Đào tạo

55

25,0

60

27,3

105

47,7

1,77

2

3

Tổ chuyên môn Tiểu học của Sở Giáo

dục và Đào tạo

69

31,4

69

31,4

82

37,3

1,94

1

4

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên

Tiểu học cốt cán trên địa bàn tỉnh

42

19,1

37

16,8

141

64,1

1,55

4


5

Đội ngũ cán bộ, nhân viên, học sinh của trường được chọn làm địa điểm tổ

chức bồi dưỡng


48


21,8


38


17,3


134


60,9


1,61


3


Trung bình


22,2


21,4


56,5

1,66


Từ bảng số liệu 2.6 chúng ta thấy rằng thực trạng các lực lượng tham gia công tác bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường Tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn còn chưa đa dạng, lực lượng tham gia chủ yếu là cán bộ cốt cán của sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Kạn thể hiện qua số điểm đánh giá bình quân ở mức thấp là 1,66 trong đó:

Lực lượng tham gia nhiều nhất vào công tác bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên tiểu học là “Tổ chuyên môn Tiểu học của Sở Giáo dục và Đào tạo” với 31,4%tốt, 31,4 đạt và68,4% chưa đạt.

Kế tiếp là “Đội ngũ giáo viên cốt cán của Sở và phòng Giáo dục và Đào tạo” với 25%tốt, 27,3 đạt, 47,7% chưa đạt.

Lực lượng ít tham gia vào công tác bồi dưỡng năng lực lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường Tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn là “Đội ngũ giảng viên của trường sư phạm” với 13,5% tốt, 14,1% đạt và 72,3% chưa đạt.

Nhìn chung, lực lượng tham gia công tác bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường Tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn hiện nay còn

yếu và thiếu. Các trường chủ yếu mời báo cáo viên từ các nhà trường tiểu học trong địa bàn tỉnh Bắc Kạn, các trường chưa liên hệ, liên kết với các trường Đại học sư phạm để tìm kiếm nguồn báo cáo viên có trình độ, chuyên môn sâu, am hiểu về công tác dạy học phân hóa cho giáo viên.

2.2.7. Đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường Tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn

Để tìm hiểu về thực trạng đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường Tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn chúng tôi sử dụng câu hỏi số 7 (phụ lục 1) để khảo sát kết quả thu được như bảng 2.7 sau:

Bảng 2.7. Thực trạng đánh giá kết quả thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường Tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn


TT


Nội dung bồi dưỡng

Mức độ thực hiện


TBC


Thứ bậc

Tốt

Đạt

Chưa đạt

SL

%

SL

%

SL

%


1

Đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực DHPH thông qua kiểm tra hồ sơ dạy học theo yêu cầu DHPH của

giáo viên


48


21,8


52


23,6


120


54,5


1,67


1


2

Đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực DHPH thông qua kiểm tra hồ sơ quản lý của tổ chuyên môn trong các

hoạt động sinh hoạt chuyên môn.


24


10,9


34


15,5


162


73,5


1,37


2


3

Đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực DHPH thông qua tổ chức dự giờ, đánh

giá giờ dạy theo yêu cầu DHPH


14


6,4


24


10,9


182


82,7


1,24


4


4

Đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực DHPH thông qua đánh giá kết quả học tập của học sinh chú trọng vào sự phát triển cá nhân

theo hướng tiếp cận năng lực.


16


7,3


22


10,0


182


82,7


1,25


3


Trung bình


11,6


15


73,4

1,38


Kết quả ở bảng 2.7 cho ta thấy: việc thực hiện kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực DHPH cho giáo viên các trường Tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn còn chưa được đề cao đúng mức với số điểm trung bình là 1,38, trong đó số ý kiến đánh giá mức độ đạt trở lên trung bình là 26,6%; trong đó, việc kiểm tra kế hoạch là chủ yếu, có 45,5% ý kiến đánh giá mức độ đạt trở lên. Việc thực hiện dự giờ, đánh giá giờ dạy theo yêu cầu DHPH còn chưa đạt với số ý kiến đánh giá chưa bao giờ thực hiện lần lượt là 24,5%và 20%.

Hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh chú trọng vào sự phát triển cá nhân theo hướng tiếp cận năng lực còn chưa được chú trọng đúng mức. Qua quan sát, trò chuyện với các khách thể điều tra chúng tôi nhận thấy: hàng năm Hiệu trưởng đã có triển khai kế hoạch bồi dưỡng GV, trong đó có kế hoạch bồi dưỡng năng lực DHPH, tuy nhiên quá trình thực hiện còn ít kiểm tra, điều chỉnh kịp thời. Nhìn chung việc kiểm tra, đánh giá còn chưa được quan tâm đúng mức, còn mang tính hình thức. Do đó, cần phải có các biện pháp kiểm tra đánh giá kết quả việc bồi dưỡng cho GV một cách phù hợp, thiết thực, đảm bảo tính khả thi thì việc bồi dưỡng năng lực DHPH cho giáo viên mới đạt hiệu quả cao. Tạo động lực để GV chủ động tự học, tự bồi dưỡng nâng cao kĩ năng DHPH của mình.

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường Tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn

2.3.1. Thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường Tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn

Lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng năng lực DHPH là công việc đầu tiên mà Hiệu trưởng phải quan tâm. Để khảo sát thực trạng về khía cạnh này chúng tôi sử dụng câu hỏi 8 (phụ lục 1). Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.8.

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 14/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí