Các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn ngân hàng khi sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại Tp. Hồ Chí Minh - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỀU


Bảng, biểu Trang

Bảng 1.1: Các thành phần của mô hình E-SQ 23

Bảng 2.1: Kết quả Cronbach Alpha của các khái niệm nghiên cứu 51

Bảng 2.2: Kết quả bảng phân tích nhân tố khám phá EFA 52

Bảng 2.3: Thang đo chính thức 54

Bảng 2.4: Kết quả Cronbach Alpha của các thang đo 55

Bảng 2.5: Kết quả phân tích tương quan 57

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Bảng 2.6: Các chỉ số của mô hình hồi quy 59

Bảng 2.7: Bảng kết quả kiểm định ANOVA 59

Các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn ngân hàng khi sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại Tp. Hồ Chí Minh - 2

Bảng 2.8: Hệ số hồi quy của các yếu tố trong mô hình 60

Bảng 2.9 Kết quả kiểm định giả thuyết 61


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ


Hình vẽ, đồ thị Trang


Hình 1.1: Mô hình tiến trình ra quyết định sử dụng 17


Hình 1.2: Mô hình TRA 18


Hình 1.3: Mô hình TPB 19


Hình 1.4: Mô hình TAM 20


Hình 1.5: Mô hình nghiên cứu đề nghị 27


Hình 2.1: Thị phần thẻ tín dụng quốc tế tại Việt Nam năm 2013 30


Hình 2.2: Số lượng thẻ ngân hàng tại Việt Nam (2007-2013) 35


Hình 2.3: Số lượng máy ATM và máy POS tại Việt Nam (2007-2013) 37


Hình 2.4: Quy trình nghiên cứu 41


Hình 2.5: Cơ cấu giới tính trong mẫu nghiên cứu 46


Hình 2.6: Cơ cấu độ tuổi trong mẫu nghiên cứu 47


Hình 2.7: Cơ cấu thu nhập trong mẫu nghiên cứu 47


Hình 2.8: Cơ cấu tình trạng hôn nhân trong mẫu nghiên cứu 48


Hình 2.9: Cơ cấu trình độ học vấn trong mẫu nghiên cứu 48


Hình 2.10: Cơ cấu lĩnh vực làm việc trong mẫu nghiên cứu 49


Hình 2.11: Cơ cấu ngân hàng được lựa chọn sử dụng thẻ tín dụng 49


LỜI MỞ ĐẦU‌


1. Lý do chọn đề tài

Việc gia nhập WTO đã và đang mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội cũng như thách thức trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế. Sự mở cửa ngày càng cao cho doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, cụ thể là các ngân hàng nước ngoài, khiến các ngân hàng Việt Nam đang đối mặt với việc chia sẻ thị phần trong nhiều lĩnh vực hoạt động như huy động vốn, tín dụng, dịch vụ...Bên cạnh đó, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã mang lại một bức tranh mới, một sự cạnh tranh mới trong lĩnh vực ngân hàng. Một sự thật hiển nhiên rằng ngân hàng nào chậm chạp trong việc phát triển công nghệ, dịch vụ ngân hàng điện tử thì khả năng cạnh tranh sẽ kém hơn do không thể đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng. Trong đó, thẻ tín dụng là một công cụ quan trọng giúp các ngân hàng mở rộng hoạt động, tiếp cận và phục vụ khách hàng.

Mặt khác, khi mức sống người dân ngày càng cao với nhu cầu đa dạng, xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt sẽ ngày một gia tăng. Việc sử dụng thẻ tín dụng ngày nay đang dần phổ biến do không chỉ đem lại sự thuận lợi cho khách hàng trong việc không cần sử dụng tiền mặt nhưng vẫn đáp ứng các nhu cầu thanh toán đa dạng của mình mà còn giúp các ngân hàng đẩy mạnh cho vay cá nhân.Mặc dù quy mô thị trường thẻ thanh toán của Việt Nam tương đối nhỏ, nhưng đây là một trong những thị trường có xu hướng phát triển năng động nhất. Quy mô dân số trẻ không ngừng mở rộng cùng với sự phát triển của công nghệ và xu hướng thương mại điện tử ngày càng thịnh hành là những yếu tố cơ bản khiến thị trường thẻ thanh toán ở Việt Nam phát triển nhanh trong vài năm trở lại đây. Nắm bắt được nhu cầu trên, các ngân hàng đang xúc tiến thu hút khách hàng sử dụng thẻ tín dụng bằng nhiều chính sách như ưu đãi phí phát hành, đa dạng hóa các kênh giao dịch, mở rộng mạng lưới phân bố cùng với các điều kiện tín dụng ưu đãi, chương trình khuyến mãi.


Xét về tổng thể, thành phố Hồ Chí Minh là một khu vực có trình độ dân trí cao, là trung tâm tài chính thương mại phát triển hàng đầu của đất nước nên việc người dân có khả năng sử dụng dịch vụ thẻ tín dụng là khá cao. Vì thế, việc nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc lựa chọn ngân hàng của khách hàng cá nhân khi có ý định sử dụng thẻ tín dụng sẽ giúp cho các NHTM Việt Nam biết được động cơ lựa chọn ngân hàng, qua đó có thể cải tiến dịch vụ, thu hút, đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất, đó là lý do tác giả chọn đề tài: “Các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn ngân hàng khi sử dụngthẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại Tp. Hồ Chí Minh”

2. Mục tiêu nghiên cứu


- Xác định các nhân tố tác động đến việc lựa chọn ngân hàng để sử dụng thẻ tín dụngcủa khách hàng cá nhân.

- Dựa vào mô hình cũng như các lý thuyết liên quan để nghiên cứu, xây dựng mô hình đo lường các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn ngân hàng khi sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại Tp. Hồ Chí Minh.

- Tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng cũng như mức độ tác động của các nhân tố trên đến việc lựa chọn ngân hàng khi sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại Tp. Hồ Chí Minh.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẻ tín dụng, duy trì và thu hút thêm lượng khách hàng cá nhân sử dụng thẻ tín dụng cho các NHTM Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


- Đối tượng nghiên cứu các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn ngân hàng khi sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân.

- Phạm vi nghiên cứu: Tình hình hoạt động thẻ tín dụng tại Thành phố Hồ Chí Minhtừ năm 2007-2013. Đối tượng khảo sát là các khách hàng cá nhân sử dụng thẻ


tín dụng của các ngân hàng nước ngoài và ngân hàng trong nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian nghiên cứu được tiến hành trong 6 tháng từ tháng 2 đến tháng 8 năm 2014.

4. Phương pháp nghiên cứu


- Nghiên cứu được tiến hành qua 2 bước là nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp định tính thông qua thảo luận nhóm và phỏng vấn trực tiếp để hoàn thiện bảng câu hỏi; nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng nhằm phân tích và kiểm định các giả thuyết, mô hình nghiên cứu.

- Nguồn dữ liệu: gồm có dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp


+ Dữ liệu thứ cấp:


Dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau: các bài báo, các đề tài nghiên cứu trong và ngoài nước, tài liệu điện tử, các tài liệu khác có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

+ Dữ liệu sơ cấp: được thu thập bằng các phương pháp sau


Phương pháp thảo luận: Phương pháp này được thực hiện với một số khách hàng sử dụng thẻ tín dụng nhằm thu thập thêm thông tin và hoàn thiện bảng câu hỏi.

Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi: Bảng hỏi được xây dựng dựa trên cơ sở mô hình nghiên cứu của đề tài và thông tin thu thập từ phỏng vấn, thảo luận nhằm thu thập thông tin đưa vào phân tích và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.

Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp phi xác suất.

Phương pháp thống kê toán học: Xử lý số liệu thu được bằng phần mềm SPSS.


5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu


Việc tìm hiểu các nhân tố thực sự tác động đến quyết định lựa chọn ngân hàng khi sử dụng thẻ tín dụng giúp cho các ngân hàng hiểu được động cơ dẫn dắt khách hàng lựa chọn ngân hàng, từ đó ngân hàng sẽ có sự điều chỉnh, phát triển thích hợp trong việc quản lý sản phẩm thẻ tín dụng nhằm thu hút khách hàng.‌

6. Kết cấu đề tài nghiên cứu


- Chương 1: Tổng quan về thẻ tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng khi sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân.

- Chương 2: Phân tích các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn ngân hàng khi sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại Tp. Hồ Chí Minh.

- Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động thẻ tín dụng dành cho khách hàng cá nhân tại Tp. Hồ Chí Minh.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NGÂN HÀNG KHI SỬ DỤNG THẺ TÍN‌

DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN


1.1Tổng quan về thẻ tín dụng


1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của thẻ tín dụng trên thế giới‌


Sự ra đời của tiền tệ và sau đó là tiền điện tử đã làm thay đổi bộ mặt của sản xuất và lưu thông hàng hóa. Chiếc thẻ đầu tiên đánh dấu cuộc cách mạng về thẻ tín dụng bắt nguồn từ một tình huống khá thú vị. Vào năm 1949, sau khi ăn tối ở một nhà hàng, doanh nhân Mỹ Frank Mc Namara phát hiện không mang theo tiền mặt và phải gọi điện cho người nhà mang tiền đến trả. Lúc đó ở Mỹ, các loại thẻ mua hàng, mua xăng đã phổ biến nhưng tiền mặt vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong các giao dịch. Từ những bất cập trên, Frank đã sáng tạo ra thẻ “Diners Club”, một loại thẻ tín dụng đầu tiên trên thế giới. Với lệ phí hàng năm là 5USD, những người mang thẻ “Diners Club” có thể ghi nợ khi đi ăn ở 27 nhà hàng nằm trong hoặc ven thành phốNew York. Chính vì sự tiện lợi của Diners Club cũng như sự ưa thích của cả chủ thẻ lẫn ĐVCNT nên đến năm 1955, hàng loạt các loại thẻ tương tự ra đời, như: Trip Charge, Goldenkey, Gourment, Guest Club, Esquire Club, American Express.

Trong giai đoạn này, phần lớn thẻ dành cho giới doanh nhân giàu có, những người có thu nhập cao. Sau đó, các ngân hàng đã cảm nhận rằng giới bình dân mới là đối tượng sử dụng thẻ chủ yếu trong tương lai nên bắt đầu để ý đến phân đoạn thị trường rộng lớn này. Khi tầng lớp bình dân bắt đầu sử dụng thẻ Bank Americard do Bank of American phát hành (vào năm 1960) thì việc kinh doanh của ngân hàng này trở nên phát đạt và các ngân hàng thương mại khác bắt đầu chạy đua phát hành thẻ tín dụng. Năm 1967, Bank Americard gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt của Mastercharge (do tổ chức Western States Bankcard Association phát hành). Từ đây, kinh doanh loại hình dịch vụ mới này phát triển rầm rộ không chỉ trên đất Mỹ. Để


phù hợp với sự phát triển này, Bank Americard đã trở thành VISA USA (1977) và sau đó là Tổ chức VISA Quốc tế còn Mastercharge trở thành Tổ chức Mastercard Quốc tế (1979). Nhận ra rằng người tiêu dùng không e ngại việc trả lãi từ 16% đến 20% trên bảng quyết toán thẻ tín dụng của họ, các công ty viễn thông quốc tế, công ty xe hơi, bảo hiểm, các hãng hàng không… đã tham gia thị trường.Tiếp đó, thẻ JCB, AMEX cũng gia nhập và tăng cường cạnh tranh trong thị trường thẻ tín dụng.

1.1.2 Khái niệm thẻ tín dụng


Theo từ điển Oxford, thẻ tín dụng được định nghĩa là một thẻ nhựa phát hành bởi ngân hàng hay tổ chức tài chính cho phép chủ thẻ mua hàng hay dịch vụ trên cơ sở tín dụng. Theo bách khoa toàn thư mở Wikpedia, thẻ tín dụng là một thẻ thanh toán cho phép chủ thẻ thanh toán hàng hóa hay dịch vụ dựa trên lời hứa sẽ thanh toán lại, và người phát hành cung cấp cho chủ thẻ một hạn mức tín dụng tuần hoàn để thanh toán cho người bán hàng hoặc ứng tiền mặt trước cho chủ thẻ.

Tại Việt Nam, theo Điều24 của Thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt, được ban hành kèm theo Quyết địnhsố 22/QĐ-NH1 ngày 21-02-1994 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, thẻ tín dụng được đề cập đến là một trong những hình thức của thẻ thanh toán và được mô tả như sau “do ngân hàng phát hành và bán cho khách hàng sử dụng để trả tiền hàng hoá, dịch vụ, các khoản thanh toán khác và rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý thanh toán hay các quầy trả tiền mặt tự động” và “Thẻ tín dụng áp dụng đối với khách hàng có đủ điều kiện được ngân hàng đồng ý cho vay tiền. Khách hàng chỉ được thanh toán số tiền trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được ngân hàng chấp thuận bằng văn bản.”

Theo khoản 5 Điều 2 Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng, được ban hành kèm theo Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15-5- 2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có định nghĩa “Thẻ tín dụng (credit card): Là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vihạn mức tín dụng được cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ”. Trong đó, khái niệm “giao dịch thẻ” được hiểu là “việc sử dụng thẻ để gửi,

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/03/2024