Thực Trạng Tổ Chức Thực Hiện Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Phân Hóa Cho Giáo Viên Các Trường Tiểu Học Vùng Đặc Biệt Khó Khăn Tỉnh Bắc Kạn

Bảng 2.8. Đánh giá của các khách thể điều tra về lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng năng lực DHPH cho giáo viên các trường tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn


TT


Nội dung bồi dưỡng

Kết quả


TBC

Thứ bậc

Tốt

Đạt

Chưa đạt

SL

%

SL

%

SL

%

1

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng dựa trên yêu cầu chung của Bộ GD&ĐT và

điều kiện thực tế của nhà trường.

48

21,8

145

65,9

27

12,3

2,10

1

2

Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng.

41

18,6

125

56,8

54

24,5

1,94

5

3

Xác định mục tiêu bồi dưỡng.

42

19,1

135

61,4

43

19,5

2,00

3

4

Phân loại đối tượng bồi dưỡng.

35

15,9

127

57,7

58

26,4

1,90

6

5

Xác định nội dung bồi dưỡng.

40

18,2

134

60,9

46

20,9

1,97

4

6

Xác định hình thức bồi dưỡng.

43

19,5

127

57,7

50

22,7

1,97

4

7

Lựa chọn đội ngũ GV tham gia bồi dưỡng.

47

21,4

131

59,5

42

19,1

2,02

2


Trung bình


19,2


60,0


20,8

1,98


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn - 8

Nhận xét:

Nhìn vào bảng trên cho thấy công tác lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng năng lực DHPH cho giáo viên các trường tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn chỉ đạt mức độ trung bình với số điểm bình quân là 1,98 trong đó có 19,2% ý kiến cho rằng việc lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực DHPH cho giáo viên các trường tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn đánh giá tốt; 60% ý kiến đánh giá mức bình thường. Tuy nhiên, vẫn có 20,8% ý kiến được hỏi cho rằng công tác lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực DHPH cho giáo viên các trường tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn còn chưa tốt.

Trong các khâu lập kế hoạch bồi dưỡng thì việc “Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng dựa trên yêu cầu chung của Bộ GD&ĐT và điều kiện thực tế của nhà trường” được cho là làm tốt nhất chiếm 21,8% đánh giá tốt; 65,9% đánh giá bình thường.

Nội dung “Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng” và nội dung “Phân loại bồi dưỡng” có số lượng đánh giá thực hiện chưa tốt cao nhất lần lượt 24,5% và 26,4% Điều này cũng phù hợp với tình hình thực tế là giáo viên chưa tham gia nhiều vào việc DHPH nên nhà quản lí cũng khó khăn trong việc khảo sát nhu cầu bồi dưỡng và xác định nội dung bồi dưỡng cho GV.

Để làm tốt các nội dung này hiệu trưởng cần sử dụng tốt đội ngũ các phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, các GV cốt cán của nhà trường. Đánh giá phân loại

GV, xác định nhu cầu, nội dung cần bồi dưỡng của GV bằng các kết quả: khi GV tham gia các cuộc thi giáo viên giỏi các cấp, tham gia cuộc thi Dạy học theo chủ đề phân hóa do Bộ GD tổ chức và kết quả thanh kiểm tra GV của Ban chuyên môn nhà trường, của phòng GD các huyện.

2.3.2. Thực trạng tổ chức thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường Tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn

Để đánh giá được thực trạng tổ thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường Tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn, chúng tôi sử dụng câu hỏi 9 (Phụ lục 1). Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.9.

Bảng 2.9. Đánh giá của các khách thể điều tra về thực trạng tổ thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn


TT


Nội dung bồi dưỡng

Kết quả


TBC

Thứ bậc

Tốt

Đạt

Chưa đạt

SL

%

SL

%

SL

%

1

Xác định các bộ phận tham gia tổ chức

bồi dưỡng giáo viên

64

29,1

124

56,4

32

14,5

2,15

2

2

Bố trí, phân công nhiệm vụ cho các lực

lượng tham gia bồi dưỡng giáo viên

87

39,5

110

50,0

23

10,5

2,29

1

3

Tổ chức phối hợp giữa các lực lượng

tham gia bồi dưỡng giáo viên

65

29,5

116

52,7

39

17,8

2,12

3

4

Tập huấn cho các lực lượng tham gia bồi

dưỡng giáo viên

48

21,8

102

46,4

70

31,8

1,90

4


Trung bình


30,0


51,4


19,6

2,11


Kết quả khảo sát cho thấy, công tác tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường Tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn được thực hiện tương đối tố với số điểm trung bình là 2,11 trong đó có 30% ý kiến được hỏi trả lời là thực hiện tốt và 51,4% là bình thường. Song vẫn còn đến 19,6% ý kiến được hỏi việc tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên tiểu học thực hiện chưa tốt.

Trong các nội dung tổ chức bồi dưỡng thì việc “Bố trí, phân công nhiệm vụ cho các lực lượng tham gia bồi dưỡng giáo viên” là được số lượng ý kiến đánh giá thực hiện tốt cao nhất là 39,5%; 50% ý kiến đánh giá mức bình thường và 10,5% đánh giá chưa tốt.

Nội dung là “Tập huấn cho các lực lượng tham gia bồi dưỡng giáo viên”có số lượng ý kiến đánh giá thực hiện tốt thấp nhất là 21,8%; 46,4% ý kiến đánh giá mức bình thường và 31,8% ý kiến đánh giá thực hiện chưa tốt.

Như vậy, rõ ràng Hiệu trưởng trường tiểu học tuy đã làm tốt việc bố trí, phân công nhiệm vụ cho các lực lượng tham gia bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường Tiểu học nhưng đó là sự phân công đơn lẻ, không có sự chỉ đạo đầu mối chung, chưa làm tốt việc tập huấn cho các lựclượng này để họ hình dung ra tổng thể công việc, trong đó họ thực hiện nhiệm vụ cá nhân được phân công, vì thế, việc phối kết hợp chặt chẽ với các thành viên khác chưa được làm tốt. Đây là nội dung mà Hiệu trưởng nhà trường cần quan tâm khắc phục trong tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường Tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn.

2.3.3. Thực trạng chỉ đạo công tác bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường Tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn

Khảo sát 220 CBQL và giáo viên về thực trạng chỉ đạo công tác bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường Tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn, chúng tôi thu được bảng 2.10 như sau:

Bảng 2.10. Đánh giá của các khách thể điều tra về thực trạng chỉ đạo công tác bồi dưỡng năng lực DHPH cho giáo viên các trường tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn


TT


Nội dung bồi dưỡng

Kết quả


TBC


Thứ bậc

Tốt

Đạt

Chưa đạt

SL

%

SL

%

SL

%


1

Chỉ đạo xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng và thực hiện chương trình, nội

dung bồi dưỡng năng lực DHPH


47


21,4


51


23,2


122


55,5


1,66


1


2

Chỉ đạo nâng cao năng lực báo cáo viên, giáo viên cốt cán thực hiện nhiệm vụ bồi

dưỡng cho giáo viên về năng lực DHPH


28


12,7


36


16,4


156


70,9


1,42


4

3

Chỉ đạo biên soạn tài liệu hướng dẫn bồi

dưỡng, tự bồi dưỡng năng lực DHPH

18

8,2

32

14,5

170

77,3

1,31

5


4

Chỉ đạo phương pháp, hình thức tổ chức

bồi dưỡng sao cho phù hợp với mục tiêu, nội dung, đặc điểm đối tượng bồi dưỡng


34


15,5


27


12,3


159


72,2


1,43


3


5

Chỉ đạo phối hợp các nguồn lực và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để thực hiện

mục tiêu, nội dung bồi dưỡng


30


13,6


41


18,6


149


67,8


1,46


2


Trung bình


14,3


17,0


68,7

1,46


Nhận xét:

Kết quả ở bảng 2.10 cho ta thấy: công tác chỉ đạo bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên tiểu học thực hiện chưa thực sự tốt với số điểm trung bình là 1,46 trong đó chỉ có 14,3% ý kiến đánh giá thực hiện tốt, 17% ý kiến đánh giá đạt; 68,7% ý kiến đánh giá chưa đạt.

Nội dung được thực hiện nhiều nhất là “Chỉ đạo xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng và thực hiện chương trình, nội dung bồi dưỡng năng lực DHPH” có số ý kiến đánh giá mức độ từ mức độ thực hiện từ đạt trở lên là 44,5%.

Nội dung ít được thực hiện nhất là “Chỉ đạo biên soạn tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng, tự bồi dưỡng năng lực DHPH” chỉ có 22,7% ý kiến đánh giá thực hiện từ đạt trở lên nhưng lại có số lượng ý kiến đánh giá chưa đạt là 20,9%.

2.3.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường Tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn

Khảo sát 220 CBQL và giáo viên về thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường Tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn, chúng tôi thu được bảng 2.11 như sau:

Bảng 2.11. Đánh giá của các khách thể điều tra về thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực DHPH cho giáo viên các trường tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn


TT


Nội dung bồi dưỡng

Kết quả


TBC

Thứ bậc

Tốt

Đạt

Chưa đạt

SL

%

SL

%

SL

%

1

Xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí, các yêu

cầu cụ thể cho việc kiểm tra đánh giá.

19

8,6

33

15,0

168

76,4

1,32

4

2

Kiểm tra việc triển khai thực hiện

chương trình bồi dưỡng.

28

12,7

37

16,8

155

70,4

1,42

2


3

Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu, qui định đối với hoạt động bồi

dưỡng.


34


15,5


48


21,8


138


62,7


1,53


1


4

Kiểm tra mức độ tích cực của GV trong hoạt động bồi dưỡng và tự

bồi dưỡng.


17


7,7


27


12,3


176


80


1,28


5


5

Đánh giá kết quả bồi dưỡng bằng

việc thiết kế và thực hiện DHPH một chủ đề hoặc nội dung nào đó.


24


10,9


36


16,4


160


72,7


1,46


2


Trung bình


11,1


16,5


72,4

1,39


Nhận xét:

Kết quả ở bảng 2.11 cho ta thấy: các biện pháp kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên tiểu học thực hiện chưa thực mức thấp với số điểm bình quân là 1,39 trong đó có 11,1% ý kiến đánh giá thực hiện tốt, 16.5% ý kiến đánh giá đạt; và 72,4% ý kiến đánh giá chưa đạt.

Việc kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên vẫn còn những hạn chế, mức độ thực hiện đạt còn thấp, cao nhất là nội dung “Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu, qui định đối với hoạt động bồi dưỡng” có 37,3% ý kiến đánh giá mức độ thực hiện từ đạt trở lên. Đa số các nội dung khác chỉ thỉnh thoảng mới thực hiện kiểm tra (có số ý kiến đánh giá chưa bao giờ thực hiện trên 24,5

- 30,9%). Chính vì các nhà quản lí GD chưa coi trọng hoạt động kiểm tra, đánh giá nên GV tham gia bồi dưỡng cũng chưa tích cực thực hiện nội dung bồi dưỡng năng lực DHPH. Các hiệu trưởng mới chủ yếu dựa vào kết quả chấm sản phẩm dự thi DHPH theo chủ đề của GV nhà trường thực hiện, Phòng GD, Sở GD và Bộ GD đánh giá, phân loại.

Quản lí việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng năng lực DHPH cho GV được tích hợp trong các hoạt động khác: trong những năm qua, các trường tiểu học đã thực hiện tương đối tốt công tác bồi dưỡng GV nhưng chỉ mới dừng lại ở việc kiểm tra sau bồi dưỡng tập trung tại địa phương và một số chuyên đề, tuy nhiên chương trình kiểm tra này mang tính đại trà nên kết quả chưa phản ánh được chất lượng, hiệu quả của công tác bồi dưỡng.

Như vậy, cần phải có các biện pháp kiểm tra đánh giá kết quả việc bồi dưỡng cho GV một cách phù hợp, thiết thực, đảm bảo tính khả thi thì việc bồi dưỡng năng lực DHPH mới đạt hiệu quả cao.

2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường Tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn

Để tìm hiểu thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường Tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 12 (phụ lục 1) để khảo sát. Kết quả thu được như bảng

2.12 sau:

Bảng 2.12. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường Tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn


STT


Các yếu tố ảnh hưởng

Mức độ ảnh hưởng


TBC


Thứ bậc

Rất ảnh hưởng

(3 điểm)

Ít ảnh hưởng

(2 điểm)

Không ảnh hưởng

(1 điểm)

SL

%

SL

%

SL

%

1

Cơ chế chính sách

158

71,8

62

28,2

0

0

2.7

2

2

Cán bộ quản lý

167

75,9

53

24,1

0

0

2.8

1

3

Đội ngũ giáo viên

151

68,6

69

31,4

0

0

2.6

5

4

Cơ sở vật chất -

thiết bị giáo dục

145

65,9

75

34,1

0

0

2.6


5

5

Môi trường giáo dục

137

52,8

83

47,2

0

0

2.6

5

Qua khảo sát cho thấy, “Cán bộ quản lý” là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất tới việc tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn. Cán bộ quản lý có trình độ, năng lực quản lý hiệu quả là yếu tố cốt lõi để việc tổ chức bồi dưỡng năng lực được hiệu quả nhất.

“Cơ chế chính sách” là yếu tố ảnh hưởng lớn thứ hai với 71,8% ý kiến đánh giá rất ảnh hưởng và chỉ có 29,2% ý kiến đánh giá ít ảnh hưởng. Cơ chế chính sách trên thực tế ảnh hưởng rất lớn tới động lực của giáo viên trong việc tham gia các lớp bồi dưỡng năng lực. Bên cạnh đó, nó còn ảnh hưởng trực tiếp tới cách thức và hiệu quả tổ chức các chương trình bồi dưỡng.

“Đội ngũ giáo viên” là yếu tố ảnh hưởng mạnh thứ ba khi đây là đối tượng trực tiếp chịu ảnh hưởng của các chương trình bồi dưỡng năng lực. Để việc tổ chức đạt hiệu quả nhất, tinh thần, thái độ, động lực của đội ngũ giáo viên là vô cùng quan trọng. Ngoài việc đây là yêu cầu bắt buộc của lãnh đạo, nếu người giáo viên thực sự có tinh thần ham học hỏi, nâng cao trình độ, thì việc bồi dưỡng sẽ hiệu quả và có ý nghĩa hơn rất nhiều.

“Cơ sở vật chất - thiết bị giáo dục” là yếu tố ảnh hưởng mạnh thứ tư với 65,9% ý kiến đánh giá rất ảnh hưởng và 34,1% ý kiến đánh giá ít ảnh hưởng. Thực tế, để việc

bồi dưỡng năng lực đạt hiệu quả, ngoài yếu tố con người, thì cơ sở vật chất cũng vô cùng quan trọng. Các thiết bị giáo dục hiện đại sẽ giúp nâng cao hiệu quả truyền tải nội dung cũng như đa dạng hóa hình thức bồi dưỡng.

“Môi trường giáo dục” là yếu tố yếu nhất trong nhóm, nhưng không vì thế mà nó kém phần quan trọng. Thực tế cho thấy, môi trường giáo dục tốt, có tính cạnh tranh sẽ tạo động lực cần thiết giúp giáo viên tích cực hơn trong việc học tập, nâng cao năng lực, từ đó làm nền tảng nâng cao trình độ và chất lượng giáo dục.

2.5. Đánh giá chung

2.5.1. Một số thành tựu đạt được

Trong những năm qua, bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường Tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn đã đạt được một số kết quả quan trọng, góp phần nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ giáo viên từng bước thực hiện đổi mới giáo dục. Hiệu trưởng các trường tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn đã chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên nói chung và kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa nói riêng theo định hướng công tác hàng năm của Sở giáo dục tỉnh Bắc Kạn. Trên cơ sở kế hoạch đã xây dựng, Hiệu trưởng trường tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức, chỉ đạo bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa với nhiều hình thức, phương pháp khác nhau. Trong quá trình bồi dưỡng, đã kịp thời khích lệ động viên, tạo môi trườngvà điều kiện thuận lợi, đầu tư về, tài liệu, cơ sở vật chất…để việc bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên đạt kết quả tốt nhất. Sau mỗi đợt bồi dưỡng, đã rút ra được những bài học kinh nghiệm để điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng trường.

2.5.2. Khó khăn, hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm của công tác bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường Tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn đã đạt được, vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, tồn tại đòi hỏi các nhà quản lý phải sớm khắc phục mới mong tạo được sự tiến bộ, phát triển bền vững trong nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường, cụ thể như sau:

- Hiện nay vẫn còn một bộ phận khá lớn CBQL và giáo viên trong các nhà trường chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng về công tác bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa.

- Trình độ lý luận và năng lực dạy học phân hóa của đội ngũ giáo viên còn nhiều hạn chế, một bộ phận không nhỏ giáo viên ngại thay đổi, lười tiếp cận cái mới gây khó khăn trong qua trình bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa.

- Công tác tổ chức hoạt động bồi dưỡng: Kế hoạch bồi dưỡng hàng năm xây dựng còn thiếu tính phân hóa, chưa tính đến nhu cầu, nguyện vọng bồi dưỡng của cá nhân, thiếu tính chủ động về thời gian, nội dung và tài liệu, chưa xây dựng và thực hiện tốt được kế hoạch bồi dưỡng ngay tại cơ sở trường học, nhất là kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng của GV.

- Nội dung, hình thức tổ chức và kết quả bồi dưỡng: Các lớp bồi dưỡng giáo viên các trường Tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn thường được tổ chức dưới dạng bồi dưỡng tập trung theo chuyên đề (nội dung kiến thức, đổi mới phương pháp, công tác quản lí,…), bồi dưỡng thường xuyên trong năm học, bồi dưỡng thực hiện chương trình sách giáo khoa, chuẩn kiến thức kĩ năng…Tuy nhiên vẫn còn có nội dung và hình thức bồi dưỡng được cán bộ quản lí và GV đánh giá là chưa phù hợp.

- Công tác kiểm tra, đánh giá của các cấp quản lí đối với hoạt động bồi dưỡng GV còn chưa được thường xuyên và hiệu quả đạt được chưa cao, chưa theo mong muốn.

- Cơ sở vật chất, tài liệu bồi dưỡng cho GV chưa đồng bộ và kịp thời, các chính sách nhằm động viên, khuyến khích giáo viên tham gia bồi dưỡng và sau khi đã tham gia bồi dưỡng chưa thực sự rõ ràng.

2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế

a. Nguyên nhân khách quan

- Trong một thời gian dài do xuất phát điểm đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta thấp và trải qua các cuộc chiến tranh kéo dài, kinh tế - xã hội nghèo nàn lạc hậu nên ít có điều kiện đầu tư cho sự phát triển GD&ĐT nói chung.

- Do cơ chế chính sách về lương, chế độ đãi ngộ như hiện nay chưa động viên, khuyến khích được giáo viên cố gắng làm việc và học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 14/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí