Kế toán tài chính 1 - 2


Trong tháng doanh nghiệp A có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:

1/ Ngày 3/9, theo yêu cầu của công ty L về việc cung cấp vật liệu chính, doanh nghiệp A đã chi 1 lượng vàng SJC để ký quỹ với giá xuất 8.500.000đ

2/ Ngày 15/09 vật liệu chính đã về đến Dn A và đã được làm thủ tục kiểm nghiệm nhập kho đủ

trị giá 45.000.000, Dn A đã thỏa thuận với công ty L về việc thanh toán hàng như sau:

- Dùng tiền ký quỹ để thanh toán theo giá trị thị trường, giả sử giá mua bán bình quân 1 lượng vàng SJC của công ty vàng bạc đá quý TPHCM tại thời điểm này là 8.560.000đ.

- Số còn lại thanh toán bằng tiền mặt VNĐ (đã có phiếu chi).

3) Ngày 20/09, khách hàng trả nợ cho Dn 2 lượng vàng SJC, giả sử giá mua bình quân 1 lượng vàng SJC tại công ty VBĐQ TPHCM ngày nay là: 8.565.000đ. Giá 1 lượng vàng SJC tại thời điểm ghi nhận nợ là 8.500.000đ.


Giải

Tất cả các bút toán sau đều phải mở sổ chi tiết theo dõi từng loại vàng, quy cách.


III. Kế toán TGNH

1. Nội dung

- Tiền gửi ngân hàng là số tiền DN gửi không kỳ hạn tại các ngân hàng.

- Lưu ý nếu TGNH đã ký quỹ, ký cược thì phải chuyển sang tài khoản 144, 244 để theo dõi riêng).

- Ngân hàng thực hiện cất giữ cũng như thu nhận và thanh toán theo yêu cầu của DN thông qua các chứng từ hợp pháp hợp lệ.

- Tiền gửi ngân hàng bao gồm: Tiền Vn, ngoại tệ, vàng bạc đá quý, kim khí quý.

2. Chứng từ sử dụng

Kế toán TGNH sử dụng các loại chứng từ:

- Giấy báo Có

- Giấy báo Nợ

- Các bảng sao kê ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc: Ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc, chuyển khoản,…

3. Tài khoản sử dụng

Kế toán TGNH sử dụng TK 112” Tiền gửi ngân hàng” có 3 tài khoản cấp 2:

- 1121 - “Tiền Việt Nam”


- 1122 – “ Ngoại tệ”

- 1123 – “ Vàng bạc, đá quý, kim khí quý”

Chú ý: Phần lớn các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tương tự như kế toán tiền mặt Việt nam.

Sơ đồ 1.6: Kế toán Tiền gửi ngân hàng – VND (1121)

Ví dụ 6 Kế toán TGNH VND  Dn tính thuế GTGT khấu trừ trong tháng có các nghiệp 1


Ví dụ 6: Kế toán TGNH VND

Dn tính thuế GTGT khấu trừ, trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:

(đv: đồng)

1. Bán hàng thu bằng TGNH tiền VN 4.400.000, trong đó thuế GTGT 400.000.

2. Dùng tiền VN gởi ngân hàng để trả nợ vay ngắn hạn 8.000.000

3. Dùng tiền VN gởi ngân hàng 2.200.000 để trả tiền điện thoại dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp, trong đó thuế GTGT là 200.000


Sơ đồ 1.7: Mua bán ngoại tệ bằng TGNH

635


1111, 1121 1122


1121, 1111


Mua ngoại tệ

Bán ngoại tệ


Bán ngoại tệ



515


Chênh lệch


Ví dụ 7: TGNH ngoại tệ

DN đang nợ người bán 1.000USD, TGGD ghi nhận khoản nợ là 16.130 VNĐ. Tiền đang gửi ở

Ngân hàng là 2.000 USD, TGGD ghi nhận trên tài khoản TGNH là 16.140VNĐ.

Phát sinh nghiệp vụ: chuyển 1.000 USD ở ngân hàng để trả nợ cho người bán. TGGD lúc này là 16.135 VNĐ/USD.


IV. Kế toán tiền đang chuyển

Tiền đang chuyển là khoản tiền VN và ngoại tệ đã nộp vào ngân hàng (hoặc kho bạc) nhưng chưa nhận được giấy báo của ngân hàng (kho bạc) cũng như khoản tiền đã chuyển qua bưu điện để thanh toán nhưng chưa nhận được giấy báo của các đối tượng được thụ hưởng.

Chứng từ sử dụng

- PHiếu chi

- Giấy nộp tiền

- PHiếu chuyển tiền

- Biên lai thu tiền…

Tài khoản sử dụng

Kế toán sử dụng TK 113: “Tiền đang chuyển” TK này có 2 TK cấp 2:

- 1131 “Tiền VN”

- 1132 “Ngoại tệ”


Sơ đồ 1.8: Kế toán tiền đang chuyển – tiền Việt nam

1111 TK 1131


1121


Nộptiềnquỹtiềnmặtvàongânhàng

131, 138


Thu nợ nộp thẳng vào ngân hàng


511

Nhận được giấy báo có đã nộp TGNH


311, 315, 331…


Nhận được giấy đã nộp để trả nợ


Nhận tiền bán hàng thu bằng thẻ tín dụng


Ví dụ 8: Kế toán tiền đang chuyển – VNĐ


1. Dn nộp tiền mặt 100.000.000đ vào ngân hàng để mở tài khoản nhưng ngân hàng chưa gửi giấy báo Có.

2. Bán hàng với giá bán chưa thuế 20.000.000đ và thuế GTGT 10%, khách hàng trả tiền mua bằng thẻ tín dụng.

3. Dn chi tiền mặt 5.000.000đ gởi qua bưu điện để trả lương cho nhân viên chi nhánh ở

tỉnh, nhưng nhân viên chưa nhận tiền.

4. Nhận giấy báo Có của ngân hàng ở nghiệp vụ (1).

5. Nhận giấy hồi báo của bưu điện đã trả lương cho nhân viên chi nhánh ở nghiệp vụ (3). Giải


V Kế toán chi tiết vốn bằng tiền Đối với từng loại vốn bằng tiền Tiền 2

V. Kế toán chi tiết vốn bằng tiền

Đối với từng loại vốn bằng tiền: Tiền mặt (VNĐ, ngoại tệ) vàng bạc, kim khí quý…Tiền gửi ngân hàng (VNĐ, ngoại tệ)…Kế toán phải mở cho mỗi loại một sổ chi tiết.

Sau đây trình bày 3 sổ chi tiết:

- Sổ chi tiết tiền mặt.

- Sổ chi tiết TGNH

- Sổ chi tiết ngoại tệ gửi ngân hàng

1. Lập sổ chi tiết Tiền mặt từ ngày 01 đến ngày 05/03/2007 theo các số liệu sau đây:

01/03/2007

Tồn quỹ tiền mặt

1.480.000

01/03/2007

Rút tiền từ NH về nhập quỹ, phiếu thu số 512

2.400.000

02/03/2007

Trả lương CNV, phiếu chi số 418

1.640.000

02/03/2007

Trả tiền khen thưởng, phiếu chi số 419

180.000

02/03/2007

Trả lãi về nợ vay, phiếu chi số 420

175.000

02/03/2007

Trả tiền chuyên chở vật liệu, phiếu chi số 421

245.000

03/03/2007

Trả tiền mua văn phòng phẩm, phiếu chi số 422

60.000

04/03/2007

Giao tiền mặt cho người nhận tạm ứng, phiếu chi số

160.000


423


04/03/2007

Thu tiền khách hàng, phiếu thu số 514

2.960.000

04/03/2007

Nộp tiền vào ngân hàng, phiếu chi số 425

2.400.000

05/03/2007

Trả nợ vay ngắn hạn, phiếu chi số 426

960.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.


Đơn vị: Đơn vị: Công ty TNHH Xuân Thu

Địa chỉ:


SỔ KẾ TOÁN CHI TIẾT QUỸ TIỀN MẶT


Tài khoản: 1111 Loại quỹ: VNĐ Năm:

Đvt:đồng


Ngày

Số hiệu chứng

từ

Diễn giải

TK

đối

ứng

Số tiền


Ghi chú

Thu

Chi

Thu

Chi

Số tiền

01/03



Tồn quỹ đầu tháng 03/2007




1.480.000





Số phát sinh trong kỳ






01/03

512


Rút tiền mặt về quỹ

112

2.400.000


3.880.000


02/03


418

Trả lương CNV

334


1.640.000

2.240.000


02/03


419

Trả tiền khen thưởng

334


180.000

2.060.000


02/03


420

Trả lãi về nợ vay

635


175.000

1.885.000


03/03


421

Trả tiền chuyên chở vật liệu

152


245.000

1.640.000


03/03


422

Trả tiền mua văn phòng phẩm

642


60.000

1.580.000


04/03


423

Giao tiền mặt cho người nhận tạm

ứng

141


160.000

1.420.000


04/03

514


Thu tiền khách hàng trả

131

2.960.000


4.380.000


04/03


425

Nộp tiền vào NH

112


2.400.000

1.980.000


05/03


426

Trả nợ vay ngắn hạn

311


960.000

1.020.000





Cộng số phát sinh


5.360.000

5.820.000






Tồn quỹ cuối tháng 03/2007




1.020.000


…..



…..

….





2. Lập sổ chi tiết Tiền gửi ngân hàng (tiền VN) theo các số liệu sau đây:


01/03/2007

Số dư Nợ đầu tháng

6.695.000

02/03/2007

Rút tiền mặt về quỹ Séc số 175176

2.400.000

02/03/2007

Trả UNC số 140 nộp thuế GTGT

975.000

02/03/2007

Trả UNC số 124 tiền điện sản xuất

960.000

02/03/2007

Trả séc chuyển khoản số 360420 tiền mua công cụ dụng cụ nhỏ

487.000

03/03/2007

Thu séc chuyển khoản của người mua trả

4.500.000

03/03/2007

Trả nợ vay ngắn hạn séc bảo chi số 360421

3.600.000

03/03/2007

Trả lãi và nợ vay ngân hàng giấy báo nợ số 150

125.000

04/03/2007

Nộp tiền mặt vào ngân hàng, phiếu chi số 425

2.400.000

05/03/2007

Trả nợ cho người bán séc số 360422

2.950.000

05/03/2007

Lệ phí ngân hàng giấy báo nợ số 152

4.000


Đơn vị: Công ty TNHH Xuân Thu

Địa chỉ:


SỔ TIỀN GỬI NGÂN HÀNG

Nơi mở tài khoản giao dịch: Số hiệu tài khoản tại nơi gửi:


Chứng từ

Diễn giải

Tài khoản đối

ứng

Số tiền

Ghi chú

Số

Ngày

Thu (gửi vào)

Chi (rút ra)

Còn lại


01/03/2007

Số dư Nợ đầu tháng




6.695.000




Số phát sinh trong kỳ






175176

02/03/2007

Rút tiền mặt về quỹ

111


2.400.000

4.295.000


140/UNC

02/03/2007

Nộp thuế giá trị gia tăng

333


975.000

3.320.000


142/UNC

02/03/2007

Trả tiền điện sản xuất

627


960.000

2.360.000


360420

02/03/2007

Trả séc tiền mua CCDC

153


487.000

1.873.000


124127

03/03/2007

Thu séc người mua trả

131

4.500.000


6.373.000


360421

03/03/2007

Trả nợ vay ngắn hạn

311


3.600.000

2.773.000


150/BN

03/03/2007

Trả lãi về nợ vay

635


125.000

2.648.000


425

04/03/2007

Nộp tiền mặt vào NH

111

2.400.000


5.048.000


360422

05/03/2007

Trả nợ người bán

331


2.950.000

2.098.000


102/BN

05/03/2007

Lệ phí ngân hàng

642


4.000

2.094.000




Cộng số phát sinh trong kỳ


6.900.000

11.501.000





Số dư Nợ cuối tháng




2.094.000



3. Lập sổ chi tiết Tiền gửi ngoại tệ theo các số liệu sau đây: 01/12/2007 Dn có ở TK ngoại tệ 1.000 USD tỷ giá 1 USD = 16.100đ/VN 09/12/2007 Dn thu của khách hàng 500 USD tỷ giá 1 USD = 16.120đ/VN 14/12/2007 Dn bán ra 300 USD

25/12/2007 Dn trả cho người bán 200 USD

30/12/2007 Dn mua vào 150 USD theo tỷ giá hiện hành 1 USD = 16.150 đ/VN 31/12/2007 Cuối tháng điều chỉnh số USD còn lại theo tỷ giá cuối năm là 16.155đ/VN.


SỔ THEO DÕI NGOẠI TỆ

TK 112 TK cấp 2: 1122

Loại ngoại tệ: Đô la Mỹ (USD)

Chứng từ

Diễn giải

Tỷ giá

Tăng

Giảm

Còn lại

Số

Ngày

Ngoại tệ

Quy ra VNĐ

Ngoại tệ

Quy ra VNĐ

Ngoại tệ

Quy ra VNĐ


01/12/2008

Số dư đầu tháng

16.100





1.000

16.100.000


09/12/2008

Thu của khách hàng

X

16.120

500

8.060.000



1.500

24.160.000


14/12/2008

Bán ra

16.100



300

4.830.000

1.200

19.330.000


25/12/2008

Trả cho cty B

16.100



200

3.220.000

1.000

16,110,000


30/12/2008

Mua ngoại tệ

16.150

150

2.422.500



1.150

18,532,500


31/12/2008

Điều chỉnh theo tỷ

giá mới







45,750



Cộng số phát sinh


650

10.482.500

500

8.050.000




31/12/2008

Tồn cuối tháng

16.155





1.150

18.578.250


Ghi chú: Ta thấy số tiền còn lại ở sổ theo dõi ngoại tệ của Dn vào ngày 31/12, sau khi điều chỉnh theo tỷ giá mới là: 1.150 USD x 16.155 = 18.578.250 đ/VN.


CHƯƠNG II: KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU

Tổng quát về các khoản phải thu Phải thu của khách hàng

I. TỔNG QUÁT VỀ CÁC KHOẢN PHẢI THU:

1) Nội dung

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp thường xuyên có quan hệ với các

đối tượng phải thu như:

- DN bán chịu hàng hóa, cung cấp công trình lao vụ dịch vụ cho các khách hàng nhưng chưa thu tiền.

- Các khoản phải thu trong nội bộ về quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, giữa đơn vị chính với các đơn vị phụ thuộc, giữa hội sở và các chi nhánh và ngược lại (đối với các đơn vị có hạch toán độc lập).

- Các khoản tài sản, tiền bạc đóng thế chấp, ký quỹ, ký cược ngắn hạn.

- Các khoản phải thu khác như tiền ứng trước cho người cung cấp, hàng hóa nguyên liệu hoàn lại họ nhưng chưa được trừ, tiền sẽ được bồi thường của công nhân viên hoặc các đối tác khác vi phạm hợp đồng, các khoản phải thu linh tinh khác…

- Các khoản tiền tạm ứng cho công nhân viên đi công tác hoặc thực hiện các nghiệp vụ cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ngoài ra, đối với các khoản chi phí đã trả, đã thực hiện với một giá trị lớn, cần phải phân bổ cho nhiều kỳ kế toán với mục đích đảm bảo nguyên tắc kế toán chi phí phù hợp với doanh thu cũng được xem như một khoản phải thu và gọi là chi phí trả trước.

Các tài khoản thuộc khoản phải thu đều có số dư Nợ, một số trường hợp có số dư Có, ví dụ như khách hàng ứng trước tiền hàng.

2) Phân loại nợ phải thu

- Phân loại theo thời hạn thu hồi nợ gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.

+ Nợ ngắn hạn: là khoản nợ có thời hạn thu hồi không quá 1 năm hoặc trong 1 chu kỳ kinh doanh bình thường nếu chu kỳ kinh doanh lớn hơn 12 tháng.

+ Nợ dài hạn: là khoản nợ có thời hạn thu hồi hơn một năm hoặc quá 1 chu kỳ kinh doanh bình thường nếu chu kỳ kinh doanh > 12 tháng.

- Nợ phải thu còn phân loại theo tính chất như phải thu thương mại và phải thu khác.


II. PHẢI THU CỦA KHÁCH HÀNG

1) Chứng từ sử dụng:

-Chứng từ sử dụng gồm: hóa đơn, phiếu thu, giấy báo có.

2) Tài khoản sử dụng:

Kế toán sử dụng TK 131 “Phải thu khách hàng” để phản ánh các khoản phải thu.

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư, tài sản cố định, cung cấp dịch vụ…

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/01/2024