Sự Phối Hợp Giữa Hoạt Động Dạy Và Hoạt Động Học

đó nâng cao chất lượng dạy học ở các cấp học, các vùng miền khác nhau. Các công trình chủ yếu nghiên cứu về quản lý hoạt động của tổ chuyên môn, quản lý hoạt động dạy học các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn ở nhà trường phổ thông. Số luận văn nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh là rất ít. Có thể kể tên một số công trình tiêu biểu sau: Luận văn thạc sĩ: “Những biện pháp quản lý hoạt động dạy - học môn tiếng Anh ở trường Đại học Điện lực” của tác giả Trần Thị Bích Hải đã đề cập đến thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy - học môn tiếng Anh ở trường Đại học Điện lực, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học[8].

Công trình “Giảng dạy tiếng Anh tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thị Ánh Tuyết đã khái quát những khó khăn và tồn tại trong giảng dạy tiếng Anh, nguyên nhân dẫn đến tồn tại đó như trình độ của giảng viên và cơ hội học tập, giao tiếp của giảng viên còn hạn chế[11].

Trong đề tài luận văn “Biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh tại trường Trung học nghiệp vụ quản lý lương thực - thực phẩm Đồ Sơn - Thành phố Hải Phòng”, tác giả Phạm Thị Thanh Thủy đã chỉ ra thực trạng hoạt động dạy học tiếng Anh và thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh của nhà trường[10].

1.1.2. Những nghiên cứu trong nước

Việc dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là dạy học môn tiếng Anh đóng một vai trò hết sức quan trọng trong bối cảnh hiện nay khi Lào đang hội nhập vào khu vực và thế giới. Trong quá trình hòa nhập này, thông thạo ngoại ngữ là điều kiện quyết định. Tiếng Anh là ngoại ngữ thông dụng nhất, đây là môn học giúp học sinh mở rộng và cập nhật kiến thức khoa học, tiếp cận công nghệ thông tin nhanh nhất. Chính vì vậy mà trọng tâm trong đào tạo của các nhà trường Đại học, Cao đẳng và TCCN hiện nay là phải cải tiến hoạt động dạy và học môn tiếng Anh như thế nào để thực sự có hiệu quả. Để thực hiện được điều đó thì vai trò của quản lý là chủ đạo và quyết định. Mỗi môn học có những nét đặc

thù riêng đòi hỏi nhà quản lý cần có những hiểu biết về môn học mới có các biện pháp quản lý dạy học môn học đó một cách đó có hiệu quả. Đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu việc giảng dạy ngoại ngữ ở trường Đại học, Cao đẳng và vấn đề quản lý giảng dạy ngoại ngữ cũng được đề cập.

Tuy nhiên, ở Lào hiện nay, lĩnh vực quản lý giáo dục nói chung, quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh nói riêng ít được quan tâm nghiên cứu.

Viết nghiên cứu vấn đề dạy - học bằng cánh lâý người học là trung tâm và sử dụng trong giáo dục gọi là: dạy kiểu ngũ sao dưới sự ủng hộ của chương trình EQIPI nhằm làm cho việc dạy kiểu ngữ sao đạt được hiệu quả cao về căn bản nhưng việc sử dụng cách dạy này gây trừu tượng cho người quản lý và giáo viên.

Đến năm 1991 tiếng anh đã là công cụ trong việc truyền thông để tiếp thu thông tin mới về công nghệ và khoa học từ các nước khác. Vì vậy, tiếng anh đã được góp phần vào trong giáo trình dạy học ở các trường học, các cấp học và đã phổ biến trong các ngành học. Vì thế việc dạy học bằng tiếng anh mới được củng cố dưới sự ủng hộ của chương trình TTEST. Hiện nay chương trình dạy học bằng tiếng anh đã được dạy như trong các trường sư phạm gồm có: General English (Textboox 1,2,3,4,), Methodology (Book 1,2,3,4,5), Presentation và study skills (Book 1,2). Nhưng cuốn sách này là do các chuyên gia nước ngoài biên soạn.

Năm 1994 trường Sư phạm đã hợp tác với tổ chức quốc tế và các chương trình khác xây dựng lên trung tâm rèn luyện tiếng anh như : chương trình Ausaid (Lao - Australia), Lao - Singapore. Ngoài ra một số giáo viên còn được rèn luyện phương pháp dạy tiếng anh với trình độ TESOL course nhiều lần.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Việc động dạy học môn tiếng Anh ở Trường CĐSP Pakse - Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào vẫn còn hạn chế. Kết quả học tập của sinh viên chưa cao. Vì vậy, để nâng cao kết quả học tập môn tiếng Anh cần nghiên cứu tìm

kiếm những biện pháp quản lý tốt hoạt động giảng dạy và học tập môn tiếng Anh của nhà trường để nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng nhu cầu xã hội trong giai đoạn mới.

1.2. Khái niệm công cụ

1.2.1. Hoạt động dạy học

Hoạt động dạy học theo nghĩa rộng gắn với hoạt động giáo dục - hoạt động xã hội hóa nhân cách con người, được thực hiện trong môi trường xã hội nói chung.

Hoạt động dạy học theo nghĩa hẹp là một dạng hoạt động xã hội, hoạt động sư phạm được tổ chức có mục đích, có kế hoạch trong nhà trường, là một bộ phận hữu cơ của quá trình sư phạm tổng thể nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho người học. Trong đó, dưới vai trò chủ đạo của người dạy, người học tự giác, tích cực, chủ động thực hiện hiệu quả hoạt động nhận thức nhằm giải quyết các nhiệm vụ dạy học, hình thành và phát triển tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, năng lực hoạt động trí tuệ và những phẩm chất cần thiết của con người [7]. Về cấu trúc, hoạt động dạy học là hoạt động mang tính hai mặt thống nhất, bao gồm hoạt động dạy (giảng dạy) của giảng viên và hoạt động học (nhận thức) của người học. Trong chương trình đào tạo ở trường cao đẳng sư phạm, cấu trúc của quá trình này được hiểu như sau:

Hoạt động dạy: Trong quá trình dạy học (QTDH) GV là chủ thể của hoạt động dạy (HĐD), tổ chức, điều khiển lãnh đạo hoạt động học (HĐH) của SV; đảm bảo cho SV tiếp thu tri thức, nghiên cứu khoa học có chất lượng, đạt được những yêu cầu được qui định của chương trình đào tạo.

Hoạt động học: SV là đối tượng của HĐD vừa là chủ thể của hoạt động nhận thức có tính chất nghiên cứu. Nói cách khác, SV là khách thể của HĐD vừa là chủ thể của hoạt động tích cực độc lập sáng tạo để chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo liên quan đến nghề nghiệp tương lai của bản thân.

Sơ đồ 1 1 Sự phối hợp giữa hoạt động dạy và hoạt động học 1 2 2 Hoạt 1

Sơ đồ 1.1: Sự phối hợp giữa hoạt động dạy và hoạt động học


1.2.2. Hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường cao đẳng sư phạm

Hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường cao đẳng sư phạm là hoạt động sư phạm được tổ chức có mục đích, có kế hoạch trong nhà trường, là một bộ phận hữu cơ của quá trình sư phạm tổng thể nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho sinh viên. Trong đó, dưới vai trò chủ đạo của giảng viên, sinh viên tự giác, tích cực, chủ động thực hiện hiệu quả hoạt động nhận thức nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập của môn Tiếng Anh, hình thành và phát triển tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, năng lực hoạt động trí tuệ và những phẩm chất cần thiết của người giáo viên nói chung.

Trong trường cao đẳng sư phạm, hoạt động dạy học môn Tiếng Anh là hoạt động trong đó giảng viên đóng vai trò tổ chức, lãnh đạo giúp sinh viên phát huy tính tích cực, chủ động để định hình và dần dần hoàn thiện, phát triển kỹ năng ngoại ngữ nhất định, tạo nên hoạt động chung của người dạy và người học. Trong hoạt động dạy học môn Tiếng Anh, tùy theo yêu cầu của từng nội dung bài học, kỹ năng rèn luyện mà GV có phương pháp dạy và SV có phương pháp học để đạt được mục tiêu dạy học hiệu quả.[10]

Hoạt động dạy học môn Tiếng Anh nhằm rèn luyện cho sinh viên 4 kỹ năng: Nghe - Nói - Đọc - Viết. Có thể mô tả cấu trúc của các kĩ năng theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1 2 Hệ thống kĩ năng hình thành cho sinh viên trong dạy học môn Tiếng 2

Sơ đồ 1.2: Hệ thống kĩ năng hình thành cho sinh viên trong dạy học môn Tiếng Anh‌

Bốn kỹ năng giao tiếp trên có mối quan hệ qua lại phức tạp và gắn bó hữu cơ với nhau trong đó khẩu ngữ (Nói - Nghe) được chú trọng đặc biệt và đi trước một bước so với bút ngữ (Viết - Đọc).

1.2.3. Quản lý hoạt động dạy học

Quá trình dạy học có những nhân tố cấu trúc được sắp xếp theo thứ tự xác định. Trong đó mục đích dạy học là nhân tố định hướng cho toàn bộ quá trình, nó được cụ thể hóa ở các nhiệm vụ và nội dung dạy học. Nhân tố phương pháp dạy học chịu sự chi phối của chính nội dung dạy học, cũng là nhân tố phản ánh rõ nhất tính chất của quá trình dạy học. Thông qua các nhân tố này mới diễn ra sự tác động qua lại của hai mặt thống nhất là hoạt động giảng dạy của GV và hoạt động nhận thức mang tính nghề nghiệp của SV. Có thể tóm tắt mối liên hệ giữa các thành tố của QTDH theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1 3 Mối liên hệ giữa các thành tố của quá trình dạy học Các nhân 3

Sơ đồ 1.3: Mối liên hệ giữa các thành tố của quá trình dạy học


Các nhân tố của QTDH không tồn tại biệt lập, chúng có mối liên hệ tác động qua lại một cách biện chứng, phản ánh tính qui luật của quá trình dạy học. Quản lí hoạt động dạy là QL việc xây dựng và thực hiện chương trình,

nội dung, phương pháp dạy học thông qua qui chế chuyên môn, thông qua chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao năng lực chuyên môn cho người dạy, thông qua kiểm tra đánh giá.[10]

Quản lí hoạt động học là QL quá trình và kết quả lĩnh hội tri thức của HSSV, hướng HSSV vào những nội dung trọng tâm của môn học, của từng chương, từng bài; quản lý phương pháp học tập cá nhân cho từng nội dung phù hợp, đạt hiệu quả cao nhất.[10]

Như vậy, trong nhà trường việc QL hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò đóng vai trò quan trọng để thực hiện mục tiêu dạy học và nâng cao chất lượng dạy học. Quản lí hoạt động dạy học là QL nội dung chương trình theo mục tiêu của nhà trường, QL quá trình truyền thụ kiến thức của giảng viên, QL việc thực hiện chương trình dạy học và QL sự lĩnh hội kiến thức của SV.

1.2.4. Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường cao đẳng sư phạm

Ở nước CHDCND Lào, tiếng Anh là môn học bắt buộc ở trường CĐSP. Tiếng Anh là một môn khoa học xã hội, gắn liền với văn hóa của Anh quốc. Để hoạt động dạy học tiếng Anh đạt hiệu quả cao đòi hỏi phải có những biện pháp quản lý có tính chất đặc thù đối với môn học này.

Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở trường CĐSP là những biện pháp tác động của hiệu trưởng nhà trường tới khoa chuyên môn, giảng viên giảng dạy bộ môn tiếng Anh, sinh viên và quá trình dạy học tiếng Anh cùng các thành tố tham gia vào quá trình đó nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nội dung chương trình dạy học môn tiếng Anh, đáp ứng với yêu cầu đặt ra về mặt chất lượng dạy học.

Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở trường CĐSP có một số đặc điểm sau:

- Mang tính chất quản lý hành chính, quản lý giáo dục

+ Tính chất quản lý hành chính: quản lý theo pháp luật và những nội quy, quy chế, quy trình có tính chất bắt buộc trong hoạt động dạy học

+ Tính chất quản lý giáo dục: Chỉ sự quy định của các quy luật thuộc quá trình dạy học, diễn ra trong môi trường sư phạm, lấy hoạt động dạy học làm đối tượng quản lý.

- Mang tính chất đặc trưng của khoa học quản lý.

+ Quản lý hoạt động dạy học theo chu trình quản lý và thực hiện các chức năng quản lý.

+ Quản lý hoạt động dạy học trên cơ sở vận dụng sáng tạo các nguyên tắc và phương pháp quản lý của người hiệu trưởng, trưởng khoa, tổ trưởng chuyên môn, phụ thuộc vào năng lực chuyên môn và nghệ thuật quản lý của chủ thể quản lý nhà trường.

+ Có tính xã hội hóa cao: Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh chịu sự chi phối của các yếu tố môi trường, quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội…

Chủ thể quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh trong trường CĐSP là Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo, trưởng khoa, các tổ trưởng chuyên môn.

Đối tượng quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh là hoạt động dạy học tiếng Anh của giảng viên, hoạt động học của sinh viên, quá trình dạy học tiếng Anh.

1.3. Một số vấn đề lý luận về hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường cao đẳng sư phạm

1.3.1. Vai trò của môn Tiếng Anh trong chương trình đào tạo ở trường cao đẳng sư phạm

Môn Tiếng Anh là môn học bắt buộc ở hầu hết các chương trình đào tạo trên thế giới vì vị trí của nó trong hình thành và phát triển ngôn ngữ quốc tế cho người học. Trong chương trình đào tạo giảng viên ở trường cao đẳng sư phạm ở nước CHDCND Lào, môn Tiếng Anh có vai trò quan trọng. Cụ thể:

Thứ nhất, dạy học môn Tiếng Anh giúp SV hình thành công cụ giao tiếp hàng ngày, một trong những yêu cầu cơ bản để người trẻ có thể làm chủ cuộc sống tích cực trong các mối quan hệ hoà nhập. Tiếng Anh không chỉ là một trong các môn cơ bản không thể thiếu của học vấn từ phổ thông đến đại học mà còn là phương tiện hữu ích để khai thác thông tin công cụ giao tiếp, cập nhật tri thức để hội nhập và phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Hiện nay, để có việc làm khi ra trường phù hợp với ngành nghề được đào tạo là vấn đề khó khăn của nhiều sinh viên, mà “chiếc chìa khóa vàng” để mở ra cánh cửa tiến thân chính là giỏi ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng. Tầm quan trọng của tiếng Anh đang ngày càng được khẳng định. Vậy nên, Tiếng Anh không còn chỉ dừng lại trong phạm vi một môn học mà đã dần trở thành công cụ giao tiếp hàng ngày của rất nhiều bạn trẻ. Môn tiếng Anh cung cấp cho HSSV một công cụ giao tiếp mới để tiếp thu những tri thức tiên tiến, tìm hiểu các nền văn hóa đa dạng, phong phú trên thế giới, dễ dàng hội nhập với cộng đồng quốc tế.

Thứ hai, dạy học môn Tiếng Anh giúp SV trên cơ sở hoàn thành các nhiệm vụ và mục tiêu môn học để phát triển tư duy, đặc biệt là tư duy ngôn ngữ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/02/2023