1.2.2.2. Kỹ năng dạy học phân hóa
Từ những nghiên cứ về kỹ năng dạy học, và dạy học phân hóa chúng ta có thể hiểu: Kỹ năng dạy học phân hóa là tổ hợp các thao tác, hành động của giáo viên nhằm thực hiện quá trình dạy học có sự phân biệt những cá nhân hay nhóm học sinh trong lớp học dựa vào đặc điểm cá nhân, tâm lí, sinh lí, nhu cầu, động cơ, hứng thú, nguyện vọng, điều kiện hoàn cảnh... của các học sinh để đạt được mục đích, nhiệm vụ dạy học phân hóa đã đề ra.
Qua các khái niệm trên chúng ta có thể thấy
- Để có kỹ năng dạy học phân hóa, trước hết người giáo viên phải được trang bị về lý luận dạy học phân hóa.
- Kỹ năng dạy học phân hóa là tổ hợp các thao tác, các hành động của giáo viên trong quá trình dạy học theo hướng phân hóa.
- Kỹ năng dạy học phân hóa là hệ thống nhiều kỹ năng dạy học bộ phận và được thể hiện trong tất cả các khâu của quá trình dạy học phân hóa, nhiều kỹ năng dạy học phân hóa đồng thời cũng là kỹ năng dạy học chung mà người giáo viên phải có.
- Kỹ năng dạy học phân hóa yêu cầu người giáo viên phải thực hiện các thao tác, hành động để phân loại được các nhóm học sinh, phân loại được ác mức độ mục tiêu, các nội dung, phương pháp, hình thức dạy học, kiểm tra đánh giá hướng đến phân nhóm theo mục tiêu, nội dung trên những tiêu trí nhất định.
- Tiêu chí để đánh giá kỹ năng dạy học phân hóa là sự thành thạo và vững chắc của hoạt động dạy học phân hóa, mức độ đạt được mục đích dạy học chung của chương trình và các mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của từng đối tượng học sinh.
- Kỹ năng dạy học phân hóa chịu ảnh hưởng bởi đặc điểm tâm lý và năng lực tổng hợp của các nhân người giáo viên. Giáo viên phải có kỹ năng phân loại các mức độ mục tiêu học sinh phải đạt, phân nhánh nội dung học tập, sử dụng các công cụ phân loại học sinh, hướng dẫn tìm kiếm nguồn học liệu, các năng
lực hỗ trợ khác... Kỹ năng này thể hiện trình độ chuyên môn, nghiệp vụ toàn diện của người giáo viên.
Có thể bạn quan tâm!
- Bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên THCS thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương - 1
- Bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên THCS thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương - 2
- Kỹ Năng, Kỹ Năng Dạy Học, Kỹ Năng Dạy Học Phân Hóa
- Nhóm Kỹ Năng Điều Chỉnh Và Hoàn Thiện Quá Trình Dhph
- Phương Pháp Bồi Dưỡng Kỹ Năng Dạy Học Phân Hóa Cho Giáo Viên Thcs
- Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Bồi Dưỡng Kỹ Năng Dạy Học Phân Hóa Cho Giáo Viên
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
- Con đường hình thành, phát triển kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên là thông qua quá trình đào tạo trong trường đại học sư phạm, qua hoạt động thực tiễn dạy học, qua quá trình tự học tự bồi dưỡng và bồi dưỡng giáo viên của các cấp quản lý.
1.2.3. Bồi dưỡng, bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa
1.2.3.1. Bồi dưỡng
Bồi dưỡng là một khái niệm được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Theo UNESCO, khái niệm bồi dưỡng được hiểu là: “Bồi dưỡng với ý nghĩa nâng cao nghề nghiệp. Quá trình này chỉ diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hoặc kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ của bản thân nhằm đáp ứng nhu cầu lao động nghề nghiệp” [23].
Theo quan niệm của tác giả Hoàng Mạnh Đoàn, "Bồi dưỡng được dùng với nghĩa là cập nhật, bổ túc thêm một số kiến thức, kỹ năng cần thiết, nâng cao hiểu biết sau khi đã được đào tạo cơ bản, cung cấp thêm những kiến thức chuyên ngành, mang tỉnh ứng dụng" [1].
Theo từ điển tiếng Việt: “Bồi dưỡng là làm tăng thêm kỹ năng hoặc phẩm chất của đối tượng được bồi dưỡng” [24].
Từ những quan niệm nêu trên, chúng ta thấy, bồi dưỡng được xem như một hoạt động đặc thù của con người, hoạt động này có các đặc điểm sau đây:
- Bản chất của bồi dưỡng là làm tăng thêm kiến thức, kỹ năng cho đối tượng bồi dưỡng dựa trên nền kiến thức kỹ năng đã có.
- Chủ thể bồi dưỡng là những người đã được đào tạo, có trình độ chuyên môn, có kỹ năng trong việc bồi dưỡng cho các đối tượng.
- Đối tượng bồi dưỡng là những cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hoặc kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp.
- Mục đích bồi dưỡng nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực chuyên môn để người lao động nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc đang làm.
Như vậy, có thể hiểu: “Bồi dưỡng là quá trình bổ sung, bồi đắp những thiếu hụt về tri thức, cập nhật cái mới trên cơ sở “nuôi dưỡng ” những cái đã có để mở mang chúng, làm cho chúng phát triển thêm, cỏ giá trị làm tăng hệ thống những tri thức, kỹ năng, nghiệp vụ, làm giàu vốn hiểu biết, nâng cao hiệu quả lao động”.
1.2.3.2. Bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa
Bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên được thực hiện thông qua hoạt động thực tiễn dạy học, thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, thông qua các hoạt động bồi dưỡng giáo viên thường xuyên và theo định kỳ. Thông qua các hoạt động này, giáo viên được cung cấp các cơ sở lý luận về dạy học phân hóa, thảo luận, thực hành và quan sát mẫu các kỹ năng dạy học phân hóa cụ thể. Quá trình bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên đòi hỏi giáo viên phải có nhận thức đúng đắn về vai trò của dạy học phân hóa, phải chủ động, tích cực, sáng tạo, kiên trì, bề bỉ, gần gũi học sinh, có tinh thần trách nhiệm cao mới mang đến kết quả. Như vậy từ những khái niệm trên và đặc trưng trong bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa chúng tôi cho rằng: Bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên là quá trình dưới vai trò chủ đạo của người cán bộ quản lý (Hiệu trưởng), giáo viên chủ động, tích cực, sáng tạo, tìm tòi học hỏi, thực hiện các kỹ năng dạy học phù hợp với yêu cầu dạy học phân hóa để nâng cao kỹ năng dạy học phân hóa cho bản thân nhằm đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục đề ra.
1.3. Hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên trung học cơ sở
1.3.1. Cơ sở khoa học của dạy học phân hóa
Cơ sở triết học của dạy học phân hóa: Xét từ các luận điểm của các nhà duy vật biện chứng về con người thì con người vừa là thực thể tự nhiên, vừa là
một thực thể xã hội. Mặt tự nhiên được quy ước bởi các yếu tố sinh học, tạo nên các cấu trúc sinh thể đa dạng, không đồng nhất cho các cá thể người. Theo đó, mỗi con người là một thế giới tự nhiên khác biệt nhau về tố chất: thể lực, trí tuệ, tính cách. Mặt xã hội, làm nên chất người, được tạo thành bởi hệ thống các mối quan hệ xã hội, các quan hệ đó được chế ước bởi những hoàn cảnh xã hội cụ thể. Mác nói, con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Mỗi cá nhân là chủ thể của một hệ thống các mối quan hệ xã hội phong phú và đa dạng, do đó có bộ mặt nhân cách riêng, có một thế giới tinh thần mang tính riêng độc đáo, không ai giống ai. Một nền giáo dục nhân văn đòi hỏi mục tiêu giáo dục phải toàn diện, nội dung giáo dục phải thiết thực, đa dạng và tương thích đối với từng loại đối tượng, cấu trúc phải mềm dẻo, linh hoạt, phù hợp với yêu cầu và điều kiện của người học [10].
Cơ sở tâm lý học của dạy học phân hóa: Theo Eysenok nhân cách của con người được thể hiện phụ thuộc vào các loại thần kinh qua đặc tính của các thái độ hành vi. Căn cứ vào đó các nhà tâm lý chia thành hai loại nhân cách: hướng nội và hướng ngoại. Hướng ngoại là nhân cách quan tâm chủ yếu về thế giới xung quanh, thường cởi mở, năng nổ, ưa hoạt động, dễ rung cảm với các thành công và thất bại, nhanh chóng tiếp nhận, dễ thích ứng với cái mới, nhiệt tình bên ngoài nhưng không bền, không sâu sắc. Hướng nội là kiểu nhân cách tập trung ý nghĩa và cảm xúc vào nội tâm, ít quan tâm đến sự vật xung quanh, ít chú ý đến mọi người, thiên về phân tích tâm trạng, diễn biến đời sống tâm lý và đa cảm. Những HS thuộc hai loại nhân cách hướng nội và hướng ngoại có kiểu phản ứng khác nhau về cường độ và tốc độ. Về xúc cảm, những người hướng ngoại thường hào hứng, say mê quan hệ vui vẻ, dễ vui, dễ buồn, xúc cảm không ổn định, không bền, không sâu nhưng dễ thiết lập các mối quan hệ với mọi người. Loại nhân cách hướng nội, quan hệ điềm đạm, bình thản, s âu sắc, dễ đồng cảm. Xúc cảm chậm nhưng cường độ mạnh, sâu, bền, ít giao tiếp, giao tiếp không rộng, thường vụng về ứng phó trong hoàn cảnh mới. Đó là một số
đặc điểm cơ bản về các loại hình thần kinh có ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách, đến quá trình học của các loại đối tượng và do đó liên quan đến định hướng nghề nghiệp của HS. Trong quá trình giáo dục, tự giáo dục, các cá nhân có thể tự điều chỉnh, khắc phục các nhược điểm trong tính cách củ a mình. Đây là vấn đề mà các nhà giáo dục cần đặc biệt quan tâm [5].
Cơ sở giáo dục học của dạy học phân hóa: Xuất phát từ chức năng GD, xét đến cùng, là chức năng phát triển. Cứu cánh của GD là giúp mỗi cá nhân phát triển và trên cơ sở đó tạo ra động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Mục tiêu mà sự nghiệp giáo dục và đào tạo hướng tới là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài trên nền xây dựng nhân cách. Theo đó, cá nhân chỉ có thể có sự phát triển tối đa khi nhà giáo dục và hệ thống giáo dục đáp ứng những khả năng, những nhu cầu, nguyện vọng bằng một chương trình nội dung và cách thức phù hợp. Tương tự như thế, xã hội sẽ có điều kiện phát triển tốt hơn nếu nguồn nhân lực được đào tạo theo định hướng phân hoá, phù hợp với cơ cấu lao động xã hội và định hướng phát triển của từng loại ngành nghề khác nhau, từ đó đáp ứng những yêu cầu phát triển của thời kỳ mới CNH-HĐH và hội nhập quốc tế.
Xuất phát từ mục tiêu của giáo dục: Lý luận giáo dục học, dù ở phương Đông hay phương Tây, dù ở thời đại nào cũng đều nhất quán nguyên tắc “tính phù hợp” đối tượng cho các hoạt động dạy học và giáo dục. Nguyên tắc này thể hiện rõ tư tưởng về dạy học phân hoá và được phát biểu khá nhất quán: đảm bảo sự thống nhất giữa tính vừa sức chung và tính vừa sức riêng trong dạy học; đảm bảo tính vừa sức và tính cá biệt trong quá trình giáo dục. Sau này, trong các tài liệu giáo dục khác, nguyên tắc đó được khẳng định lại: Đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi; đảm bảo sự thống nhất giữa đồng loạt và phân hoá… [10].
Như vậy ta thấy rằng: Mỗi người học đều có phẩm chất tâm lý, có những ước mơ hoài bão, có hoàn cảnh sống, có sức khoẻ, có trình độ xuất phát, có trí
thông minh, có phong cách học tập, có mục đích học khác nhau cho nên họ học khác nhau. Việc học đích thực chỉ có thể tiến hành với những người học cụ thể, tức là với những nhân tố phân hoá cá nhân. Giai đoạn THCS chính là giai đoạn HS bộc lộ rõ rệt sự khác biệt đó. Trong giảng dạy, nếu biết tôn trọng sự khác biệt đó và tiến hành dạy học theo năng lực của HS thì có thể thu hẹp sự khác biệt về năng lực tiếp thu và vận dụng tri thức mới. Ngoài ra, nếu biết phát huy tình cảm, ý chí và tính cách, nâng cao tính tích cực tham gia học tập của từng HS thì chất lượng dạy học có sự cải thiện rõ rệt. Tình cảm có thể trực tiếp chuyển hóa thành động cơ học tập, trở thành động lực bên trong khuyến khích HS học tập.
Dạy học phân hóa là dạy học quan tâm đến sự khác biệt của HS, yêu mến HS, tin tưởng HS trong quá trình lên lớp của mỗi GV.
1.3.2. Vai trò của dạy học phân hóa
Từ cơ sở khoa học của dạy học phân hóa ta thấy từ khi được sinh ra, mỗi đứa trẻ có một hoàn cảnh gia đình, môi trường sống, sức khỏe, năng lực nhận thức, mức độ tư duy, thụ hưởng môi trường nuôi dưỡng và giáo dục khác nhau. Đến độ tuổi học sinh THCS thì sự phân hóa càng trở lên rõ ràng hơn. Vì vậy không thể đặt ra một mặt bằng, yêu cầu giáo dục chung, giống nhau cho tất cả các học sinh. Mỗi học sinh cần có một mục tiêu và phương pháp giáo dục phù hợp với tâm sinh lý, mức độ tư duy, năng lực nhận thức, vốn kiến thức, kinh nghiệm sống, năng khiếu, niềm đam mê, mức độ hứng thú, hoàn cảnh sống,... khác nhau. Để đạt được hiệu quả giáo dục cao nhất cho mỗi người học thì dạy học phân hóa là một yêu cầu bắt buộc và bao chùm các phương pháp dạy học. Dạy học phân hóa sẽ giúp tạo môi trường học tập tốt nhất, phù hợp nhất với từng đối tượng, nhóm đối tượng học sinh.
Dạy học phân hóa giúp những học sinh học yếu (năng lực tiếp thu chậm, hổng kiến thức,...) không chán học, tích cực, chủ động hơn trong các hoạt động học tập từ đó có cơ hội bổ sung, bù đắp kiến thức để đạt được chuẩn kiến thức đề ra.
Dạy học phân hóa giúp học sinh có năng lực tiếp thu, vốn kiến thức tốt phát huy được tính tích cực chủ động, húng thú học tập, phát triển năng lực, học nâng cao.
Dạy học phân hóa giúp phát hiện điểm yếu của học sinh để tìm hướng khắc phục, phát hiện năng khiếu, tài năng của học sinh để từ đó có biện pháp hỗ trợ, bồi dưỡng từ đó giúp định hướng nghề cho học sinh.
1.3.3. Mục tiêu bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên THCS
Từ cơ sở khoa học và vai trò của DHPH ta có thể thấy DHPH là một yêu cầu tất yếu, mang tích chất quyết định các phương pháp và kỹ thuật dạy học.
Kỹ năng DHPH của giáo viên được hình thành trong quá trình đào tạo trong các trường sư phạm, thông qua thực tế công tác và quá trình bồi dưỡng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nền kinh tế thị trường, sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghệ thì sự phân hóa về tâm sinh lý, mức độ hứng thú, năng lực tiếp thu, hoàn cảnh gia đình,... của học sinh ngày càng phức tạp. Đứng trước yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục theo chỉ đạo của Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013, Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo [16]. Hoạt động bồi dưỡng kỹ năng DHPH cho giáo viên nói chung, giáo viên THCS nói riêng cần được quan tâm thực hiện một cách khoa học nhằm nâng cao kỹ năng DHPH cho giáo viên từ đó nâng cáo chất lượng đội ngũ, nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông mới theo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã được thông qua ngày 27 tháng 7 năm 2017 [3].
1.3.4. Nội dung bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên THCS
Để thực hiện được dạy học phân hóa vi mô thì bên cạnh những kỹ năng dạy học chung, giáo viên phải đáp ứng được kỹ năng dạy học riêng biệt phục vụ cho quá trình dạy học phân hóa. Trên quan điểm dạy học phân hóa được thực dựa trên nguyên tắc “đảm bảo tính vừa sức chung và vừa sức riêng trong
quá trình dạy học” nên nhiều kỹ năng dạy học phân hóa của giáo viên cũng là yêu cầu về kỹ năng dạy học chung. Kỹ năng dạy học phân hóa là gồm nhiều kỹ năng bộ phận, để xác định các nhóm kỹ năng dạy học phân hóa cần căn cứ vào các cơ sở sau:
- Căn cứ vào logic của quá trình dạy học.
- Căn cứ vào bản chất của dạy học phân hóa ở trường phổ thông.
- Căn cứ vào cấu trúc các yếu tố của quá trình dạy học.
- Căn cứ vào thực tiễn quá trình tổ chức dạy học phân hóa.
Dựa trên các cơ sở trên, tôi cho rằng giáo viên trực tiếp đứng lớp phải được bồi dưỡng các nhóm kỹ năng dạy học phân hóa vi mô như sau.
1.3.4.1. Nhóm kỹ năng nghiên cứu và phân loại học sinh
Cơ sở khoa học của DHPH là dựa trên sự khác biệt giữa HS hay nhóm HS. Vì thế, tìm hiểu, phân loại HS là khâu đầu tiên và được xem là quan trọng nhất để tiến hành DHPH, có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thiết kế kế hoạch, tổ chức, kiểm tra, đánh giá quá trình DH về sau. Phân loại HS trong DHPH dựa trên các tiêu chí: năng lực, phong cách, hứng thú, nhịp độ học tập của HS. Để thực hiện được khâu này đòi hỏi GV phải có nhiều kỹ năng, tuy vậy trên cơ sở nghiên cứu đề tài, tôi xác định các kỹ năng trọng tâm để phục vụ cho nhóm kỹ năng nghiên cứu và phân loại HS như sau:
- Kỹ năng sử dụng các phương pháp nghiên cứu và phân loại HS.
GV có thể sử dụng rất nhiều phương pháp để thu nhận thông tin về HS trong lớp học. Bản chất của DHPH phải thực hiện quá trình DH dựa trên sự phân loại các nhóm HS theo những tiêu chí nhất định như: năng lực, phong cách, nhịp độ nhận thức, nhu cầu, hứng thú, động cơ, thể chất,… của HS trong quá trình học tập. Trong điều kiện DH ở trường THCS hiện nay, GV có thể sử dụng các phương pháp thu nhận thông tin như: quan sát, phỏng vấn, thiết kế bảng hỏi, nghiên cứu hồ sơ,… để xác định đặc điểm HS và hành vi học tập của HS.