Ứng Dụng Cntt Trong Học Tập Của Học Sinh Tiểu Học‌


Hơn thế nữa còn có một số đề tài nghiên cứu như quản lí ƯDCNTT trong hoạt động dạy học ở một số khu vực khác như:

Luận án tiến sĩ “Quản lí ứng dụng công nghệ thông tin ở trường trung học phổ thông Vùng Đông Nam Bộ” đã đưa ra một số nguyên tắc và phương pháp nâng cao việc sử dụng CNTT ở các trường trung học. (Nguyễn Thành Giang, 2014).

Trong luận văn thạc sĩ “Quản lí hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường tiểu học trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh”, tác giả đề cập đến thực trạng ƯDCNTT của giáo viên ở tỉnh Bắc Ninh bước đầu còn nhiều khó khăn về trình đội đội ngũ, cơ sở vật chất. (Nguyễn Quang Tường, 2015).

Luận văn thạc sĩ “Quản lí hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở các trường tiểu học huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội”, tác giả nhắc đến việc quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học tiểu học là quá trình tác động của hiệu trưởng tiểu học thông qua các hoạt động dạy học ở tiểu học nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường tiểu học. (Lê Hồng Vân, 2015).

Các luận án và luận văn chứng tỏ rằng vấn đề quản lí HĐ ƯDCNTT trong hoạt động dạy và học ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên tới thời điểm hiện nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập ở các trường tiểu học huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh. Do đó tác giả mạnh dạn đề xuất các biện pháp giúp các trường Tiểu học huyện Bình Chánh, TPHCM quản lí tốt hơn việc ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của HS nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy và học của GV và HS được tốt hơn.

1.2. Các khái niệm‌

1.2.1. Ứng dụng CNTT trong học tập của học sinh tiểu học‌

* Học tập của học sinh tiểu học


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Theo tác giả Phạm Thị Thanh Hải: "Học tập là một hoạt động mà chủ thể chính là người học; tri thức kỹ năng là đối tượng học tập. Việc tiếp nhận tri thức, kĩ năng được diễn ra theo cơ chế nhập tâm. Quá trình đó diễn ra trên cơ sở hoạt động của hệ thần kinh, bao gồm các giác quan, các nơ ron thần kinh và não" (Phạm Thị Thanh Hải, 2016).

Ngày nay công việc học tập đang từng ngày được xã hội hoá, nhà nhà học tập, người người học tập và mỗi người có một cách thức học tập, một mục đích học tập khác nhau. Tuy nhiên cách học, mục đích học có thể khác nhau nhưng đó là con đường là cơ hội tốt nhất để mỗi cá nhân phát triển, như theo tác giả Phạm Viết Vượng: "Học tập là cơ hội quan trọng nhất giúp mỗi cá nhân phát triển và thành đạt" (Phạm Viết Vượng, 2007).

Quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở các trường tiểu học huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh - 4

Nếu định nghĩa theo các nhà tâm lý thì học tập là một sự thay đổi tương đối lâu dài về hành vi, là kết quả của các trải nghiệm.

Học tập là hiểu sâu, hiểu rộng hơn vấn đề, lĩnh vực mà ta muốn biết. Giúp ta trao đổi kiến thức, kinh nghiệm, làm tăng sự sáng tạo và trí tuệ, để chúng ta áp dụng được vào đời sống và xã hội.

Vậy có thể hiểu học tập là hoạt động hướng người học tới tri thức, kỹ năng từ đó hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách của mình.

Học tập của học sinh tiểu học phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như về đặc điểm tâm sinh lí, môi trường, …,

Theo các nhà tâm lý học thì HS TH mang một số đặc điểm tâm lí cơ bản như về nhận thức thì rất giàu cảm xúc. Về tri giác HS TH mang tính chung chung, đại thể, ít đi sâu vào chi tiết, bản chất sự vật và mang tính không chủ định. Tri giác của trẻ tiểu học luôn gắn liền với cảm xúc, các em thích quan sát những gì có màu sắc sặc sỡ bắt mắt. Ngoài ra sự chú ý của HSTH còn thiếu bền vững, đặc biệt là HS đầu cấp. Trí nhớ của HS TH vẫn là trí nhớ trực quan hình tượng và lưu lại trong trí nhớ các em hơn là hiện tượng ngôn ngữ.


Usinxki đã nói: “trẻ em tư duy bằng hình thù, màu sắc, âm thanh và bằng cảm xúc nói chung”.

Ngoài ra ở lứa tuổi HS TH có các hoạt động cơ bản như: nhận thức, giao tiếp, học tập, sinh hoạt nhưng trong đó hoạt động học tập đã có sự phát triển hơn so với giai đoạn trước đó (mẫu giáo) và bắt đầu hình thành hoạt động học tập rõ ràng hơn.

Hoạt động học tập trở thành hoạt động chủ đạo của HS TH. Bước vào cấp tiểu học, trẻ bắt đầu thực hiện “bước quá độ vĩ đại nhất” trong toàn bộ cuộc đời; chuyển từ hoạt động vui chơi (hoạt động chủ đạo trong giai đoạn trước) sang hoạt động chủ đạo mới – hoạt động học (Lò Thị Vân, 2015)

Vậy học tập của HS TH có thể hiểu là HS tự tổ chức học tập dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo. Và nhờ thông qua hoạt động học tập mà HS có sự thay đổi về kiến thức, kĩ năng, thái độ. Nhờ đó mà có thể thích ứng với môi trường học tập mới.

Công nghệ thông tin

Theo Bách Khoa toàn thư Wikiperdia: “CNTT là ngành ứng dụng công nghệ quản lý và xử lý thông tin, là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và thu thập thông tin”.

Khái niệm CNTT ở Việt Nam được định nghĩa trong nghị quyết 49/CP kí ngày 04/08/1993 của Chính phủ "CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội” (Chính phủ, 1993).

Theo luật CNTT Việt Nam số 67/2006/QH11 ngày 29/6/2006 “CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số” (Quốc hội, 2006).


Theo Từ điển Tiếng Việt, CNTT là thuật ngữ dùng để chỉ các Ngành Khoa học và Công nghệ liên quan đến thông tin và các quá trình xử lí thông tin. Theo quan niệm này thì CNTT là một hệ thống các phương pháp khoa học, công nghệ, phương tiện, công cụ, bao gồm chủ yếu là các máy tính, mạng truyền thông và hệ thống các kho dữ liệu nhằm tổ chức, lưu trữ, truyền dẫn và khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn thông tin trong mọi lĩnh vực HĐ kinh tế, xã hội, văn hóa,… của con người.

Tóm lại có thể hiểu ngắn gọn CNTT là tổ hợp bao gồm khoa học kỹ thuật, công nghệ và mạng truyền thông dùng để sử dụng có hiệu quả các thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động và đời sống của con người”

-Ứng dụng CNTT trong học tập

Hiện nay CNTT đang ngày càng chiếm một vị thế quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của con người. Nó đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của xã hội và làm thay đổi căn bản cách quản lý, học tập và làm việc của con người.

Theo Luật CNTT số 67/2006/QH11, ngày 29/6/2006: “Ứng dụng CNTT là việc sử dụng CNTT vào các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại và các hoạt động khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này” (Quốc hội, 2006).

Việc ƯDCNTT trong học tập chính là quá trình ứng dụng CNTT vào hoạt động học một cách hợp lý. Việc ứng dụng CNTT trong học tập nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS, trang bị cho người học những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, nhân sinh quan và mang lại hiệu quả cao trong việc đổi mới phương pháp học tập. Giúp người học lĩnh hội tri thức một cách dễ dàng và đạt hiệu quả tối đa thông qua một quá trình học tập đa giác quan. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc mô phỏng nhiều quá trình, hiện tượng tự nhiên, xã hội nhờ vào kỹ thuật đồ hoạ. Cung cấp những kho tri thức khổng lồ, tạo điều kiện


thuận lợi cho việc giao lưu chia sẻ mà không bị giới hạn bởi không gian và thời gian.

-Hoạt động ứng dụng CNTT trong học tập của học sinh tiểu học

Theo Luật Giáo dục điều 82.2 đã ghi: “...phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Như vậy theo Luật giáo dục việc lấy học sinh làm trung tâm của hoạt động dạy và học để có thể phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, tạo cho học sinh hứng thú trong học tập.

Vì vậy hoạt động ứng dụng CNTT trong học tập của học sinh tiểu học là hoạt động được tổ chức nhằm mục tiêu là người học ƯDCNTT vào quá trình học tập trên lớp, ngoài giờ lên lớp, tự học, chia sẻ với bạn bè. Và thông qua hoạt động này bồi dưỡng thêm cho HS TH các kĩ năng nhận biết bản chất vấn đề, có năng lực tư duy độc lập và vận dụng sáng tạo kiến thức đã học vào hoạt động học tập của mình và còn giúp học sinh làm chủ phương pháp học tập mới, chủ động hơn, có nhiều sự tương tác hơn, biết tìm kiếm và xử lý thông tin.

1.2.2. Quản lý ứng dụng CNTT trong học tập của học sinh tiểu học‌

-Quản lí

Theo Mary Follett: “Quản lí là nghệ thuật hoàn thành công việc thông qua người khác”

Tác giả Trần Kiểm, “Quản lí là những tác động có định hướng, có kế hoạch, có chủ đích của chủ thể quản lí đến đối tượng bị QL trong tổ chức để vận hành một cách tối ưu nhằm đạt được mục đích nhất định” (Trần Kiểm, 2010).


Còn theo hai tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc lại đưa ra quan niệm: “Quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý - trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” (Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc, 2012).

Như vậy có thể hiểu một cách đơn giản: Quản lí là quá trình chủ thể tác động đến đối tượng quản lí thông qua các hoạt động như xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo và kiểm tra đồng thời tận dụng tất cả các nguồn lực nhằm để thực hiện các mục tiêu đề ra.

-Quản lí ứng dụng CNTT trong học tập của học sinh tiểu học ở trường tiểu học

Nhìn chung, QL hoạt động học tập của HS nhằm giúp HS tự kiểm soát hoạt động học tập của bản thân, tăng cường xây dựng và duy trì hoạt động học tập cho HS, gia tăng động cơ và duy trì hứng thú học tập cho HS, tạo cơ hội và điều kiện phát triển khả năng tìm tòi, khám phá cho HS, giúp HS sáng tỏ hay gạn lọc ý tưởng từ đó tích lũy tri thức cho bản thân, tăng cường sự tham gia học tập của HS, phát triển khả năng giao tiếp, xây dựng mối quan hệ và sự gắn kết giữa những HS…

Quản lý ứng dụng CNTT trong học tập của học sinh tiểu học ở trường tiểu học là thực hiện các hoạt động quản lí nhằm tăng cường ứng dụng CNTT trong học tập của HS tiểu học. Và đây là cách quản lí có mục đích, có kế hoạch của Ban giám hiệu tác động đến giáo viên trong nhà trường nhằm nâng cao quản lý chất lượng dạy và học của tập thể sư phạm.

Công tác quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong học tập của học sinh là công việc, là nhiệm vụ của các nhà quản lý giáo dục nói chung và của mỗi giáo viên nói riêng.


1.3. Hoạt động ứng dụng CNTT trong học tập của học sinh tiểu học ở trường TH‌

1.3.1. Mục tiêu nhiệm vụ học tập có ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập‌

Ai cũng biết cách dạy và cách học ngày nay đã thay đổi theo chiều hướng người học phải biết chủ động và trong suốt quá trình học tập người dạy, người học phải được tương tác thường xuyên. Vì vậy, yêu cầu này sẽ khó thực hiện được nếu không có sự thay đổi về công cụ dạy và học hiện đại. Tức là người học phải biết ứng dụng CNTT vào trong quá trình học tập của mình.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong việc học tập sẽ tạo điều kiện cho người học có thể học tập và tiếp thu kiến thức một cách linh động và thuận tiện. Ở đó, họ có thể tự học, học dưới sự hướng dẫn của thầy cô và còn có thể cùng nhau tham gia thảo luận vấn đề với thầy cô và bạn bè.

Mặt khác, trong thời đại xã hội phát triển với tốc độ chóng mặt như hiện nay, việc dạy học không chỉ hạn chế trong các giờ học tại nhà trường mà GV còn có thể hướng dẫn HS tìm hiểu bài trước ở nhà qua hệ thống mạng internet. Hay phần mềm dạy học có thể giúp học sinh tự ôn tập, luyện tập theo nội dung của môn học. Và để đạt được các mục tiêu trên tất cả chúng ta đều nhờ vào việc hỗ trợ của CNTT vào trong hoạt động học tập.

Riêng đối với môn tin học ở trường tiểu học thì Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh có xác định mục tiêu là nhằm giúp học sinh:

Có hiểu biết ban đầu về Tin học và ứng dụng của Tin học trong đời sống và học tập; Có khả năng vận dụng những kiến thức Tin học vào việc học những môn khoa học khác, trong hoạt động, trong vui chơi giải trí nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và tạo điều kiện để trẻ em thích ứng với đời sống xã hội hiện đại; Bước đầu làm quen với cách giải quyết vấn đề và


tạo ra sản phẩm thông qua sử dụng các công cụ tin học”. (Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, 2014)

Tóm lại việc ứng dụng CNTT trong môi trường học tập là học sinh sử dụng máy tính như một công cụ học tập nhằm nâng cao chất lượng học tập và xem nó như một công cụ lao động trí tuệ, trang bị cho học sinh kiến thức về CNTT.

1.3.2. Nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập cho HS TH‌

Ứng dụng CNTT vào trường tiểu học có hai nội dung chính: ứng dụng để phục vụ công tác quản lý, giảng dạy và tổ chức các hoạt động có ứng dụng CNTT vào trong việc học tập của HS.

Trong các hoạt động ƯDCNTT vào học tập thì có HĐ GV lập kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin vào trong việc học tập cho HS. Đây là hoạt động nhằm hỗ trợ có hiệu quả các hoạt động học tập ở các môn học khác nhau. Trong đó, GV sẽ yêu cầu HS ứng dụng công nghệ thông tin để giải quyết các nhiệm vụ học tập trên lớp học hay ngoài giờ học nhằm đảm bảo đạt mục tiêu của GV đề ra.

Tổ chức ứng dụng CNTT trong học tập còn thể hiện qua việc nhà trường lập trang web trợ giúp học tập, GV đưa ra các nội dung học tập cần ứng dụng CNTT, đồng thời cung cấp nguồn tài liệu tham khảo để học sinh truy cập thông tin.

Học sinh sử dụng CNTT để cải thiện cách học thông qua việc chuẩn bị bài học, luyện tập, ôn luyện kiến thức ở nhà hay việc học tập ở trên lớp. Ngoài ra GV có thể hướng dẫn HS sử dụng mạng xã hội để trao đổi việc học tập và thông tin với bạn bè hay chính giáo viên.

Đẩy mạnh phương pháp học tập có ứng dụng CNTT trong các giờ học tập trên lớp, các hoạt động ngoại khóa như tổ chức cho học sinh tự đi thu thập

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/02/2023