Cầm cố tài sản và thế chấp tài sản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn cầu GP.Bank - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


DƯƠNG THỊ PHƯƠNG LIÊN


CẦM CỐ TÀI SẢN VÀ THẾ CHẤP TÀI SẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN DẦU KHÍ TOÀN CẦU (GP. BANK)


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.


DƯƠNG THỊ PHƯƠNG LIÊN

Cầm cố tài sản và thế chấp tài sản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn cầu GP.Bank - 1


CẦM CỐ TÀI SẢN VÀ THẾ CHẤP TÀI SẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN DẦU KHÍ TOÀN CẦU (GP. BANK)


Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tụng Dân sự Mã số: 60 38 01 30


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN MINH TUẤN


Lời cam đoan


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.


Tác giả luận văn


Dương Thị Phương Liên

MỤC LỤC


Trang

Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẦM CỐ TÀI SẢN VÀ THẾ CHẤP TÀI SẢN 5

1.1. CẦM CỐ TÀI SẢN - MỘT BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM NGHĨA VỤ 5

1.1.1. Khái niệm cầm cố tài sản 5

1.1.2. Hình thức cầm cố tài sản 8

1.1.3. Nội dung cầm cố tài sản 8

1.2. THẾ CHẤP TÀI SẢN 15

1.2.1. Khái niệm thế chấp tài sản 15

1.2.2. Hình thức thế chấp tài sản 20

1.2.3. Nội dung thế chấp tài sản 20

1.3. Ý NGHĨA VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA BIỆN PHÁP CẦM

CỐ TÀI SẢN, THẾ CHẤP TÀI SẢN TẠI GP.BANK 22

Chương 2: THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ CẦM CỐ TÀI SẢN, THẾ CHẤP TÀI SẢN CỦA PHÁP LUẬT 26

2.1. QUY ĐỊNH CẦM CỐ TÀI SẢN VÀ THẾ CHẤP TÀI SẢN – NHỮNG BẤT CẬP VÀ HẠN CHẾ 26

2.1.1. Những tồn đọng phát sinh trong giai đoạn 2009 - 2014 26

2.1.2. Một số bất cập khác 29

2.2. NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG CÁC QUY ĐỊNH VỀ CẦM CỐ

TÀI SẢN VÀ THẾ CHẤP TÀI SẢN 32

2.2.1. Về việc thế chấp tài sản hình thành trong tương lai là nhà ở 32

2.2.2. Liên quan vấn đề xử lý phần tài sản đầu tư làm gia tăng giá trị

của tài sản 34

2.2.3. Xử lý tài sản bảo đảm 35

2.3. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VIỆC NHẬN TÀI SẢN BẢO ĐẢM

TẠI CÁC NGÂN HÀNG 47

2.3.1. Tình hình thực hiện cho vay có bảo đảm bằng tài sản 47

2.3.2. Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay 48

2.3.3. Một số hạn chế 48

Chương 3: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ CẦM CỐ TÀI SẢN VÀ THẾ CHẤP TÀI SẢN TẠI GP.BANK VÀ

KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG 50

3.1. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ CẦM CỐ TÀI SẢN, THẾ CHẤP TÀI SẢN TẠI GP.BANK 50

3.1.1. Vấn đề thứ nhất: Thẩm định về nhân thân của người tham gia ký

kết hợp đồng thế chấp tài sản 50

3.1.2. Vấn đề thứ hai: Thẩm định về tài sản bảo đảm 58

3.1.3. Vấn đề thứ ba: Xác định tài sản bảo đảm là tài sản chung hay tài

sản riêng 60

3.1.4. Vấn đề thứ tư: Xử lý tài sản bảo đảm 64

3.1.5. Vấn đề thứ năm: thi hành án dân sự 69

3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CẦM CỐ TÀI SẢN VÀ THẾ CHẤP TÀI SẢN 69

3.2.1. Về nâng cao chất lượng thông tin 69

3.2.2. Về đăng ký quyền sở hữu tài sản 70

3.2.3. Về chủ thể tham gia giao dịch cầm cố tài sản, thế chấp tài sản 70

3.2.4. Về hình thức giao dịch cầm cố tài sản, thế chấp tài sản 71

3.2.5. Về tài sản cầm cố, tài sản thế chấp 72

3.2.6. Về thủ tục tố tụng, thi hành án 72

3.2.7. Phát triển thị trường bất động sản đồng bộ, công khai, minh bạch 73

3.2.8. Về ngân hàng GP.Bank 73

KẾT LUẬN 75

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Vay vốn ngân hàng để kinh doanh hoặc sử dụng vì mục đích khác là một hoạt động kinh tế thông thường. Khi khách hàng tham gia vào quan hệ kinh tế này thì cần phải tuân theo những quy định của pháp luật nói chung cũng như những quy định của ngân hàng mà khách hàng lựa chọn để vay vốn nói riêng. Xã hội phát triển, kinh tế mở cửa nên nhu cầu mở rộng kinh doanh hay đầu tư ngày càng tăng lên, việc cung cấp vốn cũng như kinh doanh tiền tệ của các ngân hàng ngày càng phát triển. Tuy nhiên, do phát triển quá nhanh trong một thời gian ngắn khi mà cơ chế quản lý chưa theo kịp, hệ thống văn bản quy phạm điều chỉnh không kịp thời đáp ứng với những thay đổi đã tạo ra những tồn đọng trong ngành ngân hàng mà đến nay vẫn chưa có cách giải quyết phù hợp.

Cầm cố tài sản và thế chấp tài sản là hai biện pháp bảo đảm tiền vay phổ biến, thông dụng, chiếm ưu thế tại các ngân hàng nói chung và tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn cầu (GP.Bank) nói riêng. Tuy rằng quy trình nhận tài sản, trả tài sản hay xử lý tài sản đã được xây dựng rất chi tiết nhưng khi tiến hành thực hiện trên thực tế cũng như những phát sinh từ phía các cơ quan có thẩm quyền và hoặc quy định pháp luật "chưa tới" đã tạo ra những khó khăn chồng khó khăn cho các chủ thể trong quan hệ vay vốn này, trong đó các ngân hàng là chủ thể gặp nhiều khó khăn hơn cả và GP.Bank không phải là một ngoại lệ.

GP.Bank là tổ chức tín dụng trẻ, có quy mô nhỏ. Trong 20 năm thành lập và hoạt động, GP.Bank không ngừng hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đứng trước những cạnh tranh với các đối thủ mạnh về vốn cũng như mạnh về nhân lực, GP.Bank cần có những dịch vụ tốt nhất dành cho

khách hàng. Để thực hiện được mục tiêu đó, GP.Bank cần có những sản phẩm và hành lang pháp lý phù hợp như tài sản bảo đảm đa dạng, lãi suất thấp, các mẫu biểu Hợp đồng tinh giản, thủ tục hành chính đơn giản dễ hiểu đối với khách hàng, trình độ nhân viên hiểu biết và nắm vững các chính sách quy định của pháp luật cũng như quy định nội bộ của GP.Bank...

Học viên lựa chọn đề tài "Cầm cố tài sản và thế chấp tài sản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn cầu (GP.Bank)" để thực hiện luận văn thạc sỹ luật học nhằm mục đích nghiên cứu sâu những quy định pháp luật thực định về cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, thực trạng vướng mắc đã và đang phát sinh tại GP.Bank để từ đó nghiên cứu và đề xuất giải pháp khắc phục cũng như có những kiến nghị phù hợp giúp cơ quan lập pháp có căn cứ bổ sung sửa đổi pháp luật dân sự cho ngày một phù hợp hơn với đời sống thực tiễn đặt ra.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Liên quan đến các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đã có rất nhiều tiến sỹ, thạc sỹ, cử nhân lựa chọn đề tài này như: "cầm cố tài sản và/hoặc thế chấp tài sản" là đề tài nghiên cứu của mình: Luận văn thạc sĩ "Thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo pháp luật dân sự Việt Nam" của Nông Thị Bích Diệp, TS. Đinh Trung Tụng hướng dẫn (2006); "Một số vấn đề về thế chấp tài sản tại ngân hàng thương mại" của Vũ Thị Thu Hằng, TS. Phạm Văn Tuyết hướng dẫn (2010); "Pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng bảo đảm tiền vay tại ngân hàng thương mại Việt Nam" của Hoàng Thanh Thúy, TS. Nguyễn Thị Lan Hương hướng dẫn (2010); "Thế chấp tài sản hình thành trong tương lai" của Phan Thị Thu Phương; PGS.TS. Bùi Đăng Hiếu hướng dẫn (2013)...; và rất nhiều các bài tham luận tại các hội thảo cũng như các bài viết trên Tạp chí Luật học hay trang web của các công ty Luật/Văn phòng luật/khác. Bên cạnh đó đề tài này cũng được đề cập đến trong một phần nội dung của đề tài khoa học cấp bộ: "Nhận diện khía cạnh

Xem tất cả 93 trang.

Ngày đăng: 27/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí