Thực Trạng Quản Lí Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Việc Hỗ Trợ Và Khuyến Khích Học Tập Cho Học Sinh Trung Học Cơ Sở


dừng lại ở việc thay vì trước kia viết lên bảng để học sinh chép, nay chiếu lên màn chiếu để học sinh nhìn chép.

Với thực trạng trên chứng tỏ giáo viên vẫn chưa thực sự đầu tư thời gian và công sức khi xây dựng kế hoạch bài dạy có ứng dụng CNTT, việc giáo viên sử dụng các phần mềm dạy học để thiết kế tư liệu điện tử tích hợp vào giáo án dạy học tích cực còn rất hạn chế.

Kiểm tra đánh giá là một hoạt động rất quan trọng trong công tác quản lý. Quản lí ở các trường THCS đã đề ra ngay từ bước lập kế hoạch và tổ chức thực hiện qua các đợt hội giảng, dự giờ hay các hội thi ... tuy nhiên hoạt động kiểm tra, dự giờ định kỳ nhất là dự giờ đột xuất chưa có hiệu quả, thực tế nhiều khi chỉ phát động, lên kế hoạch và tổ chức triển khai mà chưa tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm quá trình thực hiện.

Công tác động viên, khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích tốt trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học chưa được thực hiện tốt với điểm trung bình là 2,59/4 (đối với cán bộ quản lí) và 2,78/4 (đối với giáo viên) xếp thứ 9 (mức yếu chiếm 19,2%). Điều này chứng tỏ, đội ngũ CBQL còn lúng túng trong việc xây dựng các quy định, tiêu chuẩn đánh giá đối với giờ dạy có ứng dụng CNTT, đồng thời cũng chưa quan tâm đúng mức đến công tác động viên, khen thưởng cho những giáo viên có thành tích tốt trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học.

2.4.4. Thực trạng quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong việc hỗ trợ và khuyến khích học tập cho học sinh trung học cơ sở

Với phiếu trưng cầu ý kiến kết quả khảo sát công tác quản lí ứng dụng CNTT để hỗ trợ và khuyến khích học tập được thể hiện ở bảng sau:


Bảng 2.15. Thực trạng quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong việc hỗ trợ và khuyến khích học tập cho học sinh trung học cơ sở


Nội dung

Cán bộ quản lý

Giáo viên các trường


Tốt


Khá

Trung bình


Yếu


X

Thứ

bậc


Tốt


Khá

Trung bình


Yếu


X

Thứ

bậc

1. Xây dựng kế hoạch quản lí chuyên môn, quản lí nhân sự, quản lí CSVC, thiết bị dạy học để hỗ trợ và khuyến khích học tập cho

học sinh.


310


147


66


44


3,28

1


685


230


230


155


3,11

2

2. Tổ chức thực hiện việc đầu tư CSVC, thiết bị dạy học để hỗ trợ và khuyến

khích học tập học.


236


234


58


39


3,18

2


525


287


355


133


2,93

8

3. Tổ chức sử dụng có hiệu quả CSVC, thiết bị CNTT nhằm hỗ trợ và khuyến

khích học tập cho học sinh.


133


284


124


26


2,92

8


540


363


253


144


3,00

6

4. Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ ứng dụng CNTT trong dạy học cho giáo viên, tạo động lự, khuyến

khích học tập cho học sinh.


145


175


120


127


2,60

10


395


350


375


180


2,74

9

5. Chỉ đạo thực hiện việc bồi dưỡng nâng cao trình độ ứng dụng CNTT trong dạy học cho giáo viên, từ đó hỗ

trợ, khuyến khích học tập cho học sinh.


256


156


123


32


3,12

3


623


287


289


101


3,10

3

6. Chỉ đạo việc xây dựng các quy định, quy trình về bảo quản CSVC, thiết bị

CNTT.


236


136


127


68


2,95

7


568


250


320


162


2,94

7

7. Chỉ đạo thực hiện việc ứng dụng CNTT để hỗ trợ và khuyến khích học sinh

học tập


236


189


89


53


3.07

6


623


287


289


101


3.10

3

8. Kiểm tra, đánh giá việc ứng dụng CNTT trong hỗ

trợ, khuyến khích học sinh học tập


231


201


96


39


3,10

4


536


402


280


82


3,07

5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.



Nội dung

Cán bộ quản lý

Giáo viên các trường


Tốt


Khá

Trung bình


Yếu


X

Thứ

bậc


Tốt


Khá

Trung bình


Yếu


X

Thứ

bậc

9. Kiểm tra, đánh giá việc ứng dụng CNTT trong quản lí nhân sự, góp phần hỗ trợ

và khuyến khích học sinh học tập.


194


265


76


32


3,10

4


627


365


210


98


3,17

1

10. Động viên, khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích tốt trong việc ứng dụng CNTT trong quản lí để hỗ trợ và khuyến khích học

sinh học tập


163


164


142


98


2,69

9


415


320


380


185


2,74

9


X





2,96





2,99


Biểu đồ 2 6 Thực trạng mức độ quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong 1


Biểu đồ 2.6. Thực trạng mức độ quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong việc hỗ trợ và khuyến khích học tập cho học sinh trung học cơ sở.


Qua bảng khảo sát cho thấy, công tác quản lí ứng dụng CNTT để hỗ trợ và khuyến khích học sinh học tập đạt ở mức trung bình khá tốt với điểm trung bình là

X= 2,96/4 (đối với cán bộ quản lí) và 2,99/4 (đối với giáo viên).

Công tác xây dựng kế hoạch trong việc quản lí chuyên môn, quản lí nhân sự, quản lí CSVC, thiết bị dạy học để hỗ trợ và khuyến khích học tập cho học sinh được đánh giá ở mức khá tốt với điểm trung bình: 3,28/4 (đối với cán bộ quản lí) và 3,11/4 (đối với giáo viên) xếp thứ nhất. Như vậy chúng ta nhận thấy bước đầu đội ngũ CBQL đã quan tâm đến công tác xây dựng kế hoạch để quản lý. Tuy nhiên việc tổ chức thực hiện việc đầu tư CSVC, thiết bị dạy học để hỗ trợ và khuyến khích học tập học mới chỉ đạt ở mức độ khá: 3,18/4 (đối với quản lí) và 2,93/4 (đối với giáo viên). Khâu tổ chức sử dụng có hiệu quả CSVC, thiết bị CNTT nhằm hỗ trợ và khuyến khích học tập cho học sinh. được đánh giá ở mức độ trung bình xếp thứ 7 (2,98/4 điểm, xếp thứ 7). Khâu chỉ đạo việc xây dựng các quy định, quy trình về bảo quản CSVC, thiết bị CNTT vẫn chưa được đội ngũ CBQL thực hiện tốt (2,94/4 điểm, xếp thứ 8) (đánh giá ở mức độ trung bình chiếm 23,9% và đánh giá ở mức yếu chiếm 12,3%).

Việc tổ chức đào tạo nâng cao trình độ ứng dụng CNTT trong dạy học cho giáo viên, tạo động lực để khuyến khích học tập cho học sinh thì hầu như chưa được đội ngũ cán bộ quản lí đầu tư nhiều (đánh giá ở mức trung bình chiếm 26,5% và đánh giá ở mức yếu chiếm 14,6%). Việc nắm bắt về các tính năng của những phần mềm dạy học đối với đội ngũ cán bộ quản lí trẻ không phải là vấn đề khó khăn nhưng nó lại hết sức khó khăn đối với đội ngũ cán bộ quản lí lâu năm nên việc tiếp cận với CNTT ở họ là khó khăn hơn thế hệ trẻ. Trong quá trình khảo sát thực tế tại các trường cho thấy: Hầu như chỉ có các trường ở vùng nội thành mới có điều kiện quan tâm đào tạo nâng cao trình độ ứng dụng CNTT trong dạy học cho giáo viên. Trong số những giáo viên của các trường được hỏi về sự quan tâm của cán bộ quản lí đối với việc đào tạo nâng cao trình độ ứng dụng CNTT trong dạy học để khuyến khích học tập đã thu được kết quả: 23,8% giáo viên cho rằng được thực hiện ở mức độ yếu. Thậm chí giáo


viên chưa bao giờ được tạo điều kiện để tham gia các lớp tập huấn để nghiên cứu về các phần mềm dạy học. Đối với các giáo viên ở vùng nông thôn và miền núi họ không nhận được sự hỗ trợ về CNTT khi họ tiến hành soạn giảng bằng giáo án dạy học tích cực có ứng dụng CNTT.

Từ những kết quả khảo sát ở trên trên cho thấy việc tổ chức đào tạo nâng cao trình độ ứng dụng CNTT trong dạy học cho giáo viên ở các trường THCS vẫn chưa được đội ngũ cán bộ quản lí quan tâm. Trong khi đó để thiết kế được một giáo án dạy học tích cực có ứng dụng CNTT thì việc sử dụng các phần mềm dạy học phù hợp với một số nội dung của giáo án dạy học tích cực có ứng dụng CNTT là hết sức cần thiết. Vì các trường còn yếu ở khâu này nên đây là một trong những nguyên nhân khiến cho vẫn còn quá ít giáo viên tham gia soạn giảng bằng giáo án dạy học tích cực có ứng dụng CNTT.

Việc chỉ đạo thực hiện việc ứng dụng CNTT để hỗ trợ và khuyến khích học tập cho học sinh được đội ngũ cán bộ quản lí thực hiện ở mức trung bình khá (3,09 điểm, xếp thứ 5). Động viên, khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích tốt trong việc quản lí ứng dụng CNTT để hỗ trợ và khuyến khích học tập là việc nên làm xong vẫn chưa được đội ngũ cán bộ quản lí áp dụng nhiều (2,98/4 điểm, xếp thứ 9). Khâu tra, đánh giá việc ứng dụng CNTT để hỗ trợ và khuyến khích học tập cho học sinh được xếp thứ 3 nhưng số giáo viên đánh giá ở mức độ trung bình vẫn chiếm tỷ lệ cao (19,2% đánh giá ở mức độ trung bình, 6,2% đánh giá ở mức yếu). Như vậy, chúng ta thấy đội ngũ cán bộ quản lí ở trường THCS chưa làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá việc việc ứng dụng CNTT để hỗ trợ và khuyến khích học tập.

Từ kết quả khảo sát thu được, NCS tiến hành trao đổi với giáo viên THCS trong ứng dụng CNTT vào hỗ trợ, khuyến khích học sinh học tập, đa số các ý kiến trao đổi đều nhận thấy rằng họ được đào tạo, bồi dưỡng để hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập có ứng dụng CNTT, mới dừng lại ở chỗ thông báo kết quả học tập của học sinh qua phần mềm hoặc qua tin nhắn, việc hỗ trợ khi học sinh gặp khó khăn trong học tập ở nhà còn ít, đây là hạn chế lớn đối với giáo viên và học sinh THCS hiện nay. Chia sẻ về điều này, em N.M.H học sinh lớp 9A, trường THCS Vũ Hữu


huyện Bình Giang khẳng định “Máy tính và Internet đã hỗ trợ rất tốt cho việc học tập, giúp em tìm được nhiều tư liệu tham khảo hay để làm tốt các bài kiểm tra, bài thi, đặc biệt với môn tiếng Anh, không phải lúc nào cô giáo cũng ở bên cạnh để hỏi, những lúc như vậy thì cách tốt nhất là mở máy tính, lên mạng Internet để tra cứu”; “Ở lớp em hầu như không ai không biết dùng máy tính, mạng Internet để giải trí, học tập, trao đổi bài với nhau. Hiện mới chỉ có một số ít thầy cô giáo lập Facebook, Zalo nên chúng em chưa thể trao đổi, nhờ các thày cô hỗ trợ qua mạng được”.

Qua trao đổi với giáo viên THCS các môn học ở trường THCS Bình Minh thành phố Hải Dương, đa số họ cho biết “Hiện nay 100% giáo viên của nhà trường sử dụng CNTT để tiện trong trao đổi với cha mẹ học sinh và thông báo những thông tin cần thiết từ nhà trường đến cha mẹ học sinh, việc hỗ trợ học sinh học tập thì chưa thực sự phổ biến với các lí do việc này chưa trở thành thói quen với học sinh và giáo viên, hơn nữa nhà trường cũng chưa có yêu cầu bắt buộc đối với mọi người. Mặt khác kĩ năng ứng dụng CNTT của đa số giáo viên còn gặp nhiều khó khăn”.

2.4.5. Thực trạng quản lí ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên trường trung học cơ sở trong việc khai thác các tiện ích trên mạng Internet.

Về thực trạng quản lí ứng dụng CNTT để khai thác các tiện ích trên mạng, kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.16. Tổng hợp ý kiến đánh giá thực trạng quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong việc khai thác các tiện ích trên mạng Internet.


Nội dung

Cán bộ quản lý

Giáo viên các trường


Tốt


Khá

Trung bình


Yếu


X

Thứ

bậc


Tốt


Khá

Trung bình


Yếu


X

Thứ

bậc

1. Lập kế hoạch ứng dụng

CNTT để khai thác các tiện ích trên mạng.


155


270


95


47

2,94

3


567


320


211


202

2,96

2

2. Tổ chức thực hiện ứng

dụng CNTT để khai thác các tiện ích trên mạng.


133


284


124


26

2,92

4


540


363


253


144

3,00

1

3. Chỉ đạo thực hiện việc

ứng dụng CNTT để khai thác các tiện ích trên mạng.


236


136


127


68

2,95

2


568


250


320


162

2,94

4



Nội dung

Cán bộ quản lý

Giáo viên các trường


Tốt


Khá

Trung bình


Yếu


X

Thứ

bậc


Tốt


Khá

Trung bình


Yếu


X

Thứ

bậc

4. Xây dựng Website

riêng, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ dạy và học.


220


235


63


49

3,10

1


530


283


352


135

2,93

5

5. Công tác kiểm tra, đánh giá việc ứng dụng CNTT để khai thác các tiện ích

trên mạng.


157


263


91


56


2,92

4


567


323


185


225


2,95

3

6. Công tác thi đua khen thưởng cho cá nhân, tập thể có thành tích trong việc

ứng dụng CNTT để khai thác các tiện ích trên mạng.


190


134


160


83


2,76

6


525


295


290


190


2,89

6


X





2,93





2,94


Biểu đồ 2 7 Tổng hợp ý kiến đánh giá về thực trạng quản lí ứng dụng 2


Biểu đồ 2.7. Tổng hợp ý kiến đánh giá về thực trạng quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong việc khai thác các tiện ích trên mạng Internet.

Công tác quản lí ứng dụng CNTT để khai thác các tiện ích trên mạng được


thực hiện ở mức độ trung bình khá X= 2,93 (đối với cán bộ quản lí) và X= 2,94 (đối với giáo viên), điểm từ 2,85 điểm đến 2,98 điểm. Về việc xây dựng Website


riêng, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ dạy và học ở các trường được thực hiện nhiều nhất với 3,10/4 (đối với cán bộ quản lí) điểm xếp thứ nhất, nhưng cũng chưa đạt mức độ tốt do đánh giá của giáo viên mới ở mức 2,93/4 điểm. Khâu lập kế hoạch ứng dụng CNTT để khai thác các tiện ích trên mạng cũng chưa được đội ngũ cán bộ quản lí quan tâm cho nên vẫn còn nhiều giáo viên đánh giá ở mức độ trung bình và yếu (2,96/4 điểm, xếp thứ 4). Hai nội dung vừa phân tích chưa được cán bộ quản lí quan tâm, chưa hỗ trợ nhiều cho giáo viên. Từ thực tế ở các nhà trường NCS nhận thấy: Lãnh đạo các trường THCS đã quan tâm chỉ đạo giới thiệu các tiện ích trên mạng để giáo viên khai thác, đồng thời xây dựng kế hoạch thời gian tập huấn cho đội ngũ giáo viên nhà trường. Tuy nhiên việc tạo động lực cho giáo viên thông qua thi đua khen thưởng thì không được duy trì thường xuyên, dẫn đến tình trạng giáo viên chưa có ý thức thực hiện ứng dụng CNTT.

Qua trao đổi trực tiếp, giáo viên ở một số trường, họ cho biết: Cán bộ quản lí đã lập kế hoạch ứng dụng CNTT để khai thác các tiện ích trên mạng ngay từ đầu năm, nhưng để tổ chức thực hiện kế hoạch này thì vẫn chưa được đội ngũ cán bộ quản lí quan tâm đúng mức, chủ yếu giáo viên tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu, tự mày mò và tìm hướng đi cho mình. Công tác thi đua khen thưởng cho cá nhân, tập thể có thành tích tốt trong việc ứng dụng CNTT để khai thác các tiện ích trên mạng đánh giá ở mức thấp nhất 2,76/4 (đối với cán bộ quản lí) và 2,89/4 (đối với giáo viên) xếp thứ 6), đồng nghĩa với việc hiệu trưởng chưa thể tạo động lực khuyến khích cho giáo viên làm tốt công việc này.

2.4.6. Thực trạng quản lí cơ sở vật chất trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Kết quả khảo sát về quản lí cơ sở vật chất trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học được thể hiện ở bảng sau.

Xem tất cả 216 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí