Biểu đồ 1.4. Đánh giá của giáo viên về những thuận lợi khi sử dụng công nghệ thông tin phát triển năng lực tự học cho học sinh
20
19
16
15
13
13
10
8
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Lí Luận Và Thực Tiễn Của Việc Sử Dụng Padlet Nhằm Phát Triển Năng Lực Tự Học Phần Lịch Sử Thế Giới Cận Đại Lớp 11 Ở Trường Phổ
- Quan Niệm Về Sử Dụng Padlet Nhằm Phát Triển Năng Lực Tự Học Trong Dạy Học Lịch Sử
- Vai Trò Của Các Giác Quan Trong Việc Thu Nhận Và Lưu Trữ Thông Tin
- Quy Trình Thiết Kế Padlet Trong Dạy Học Lịch Sử Thế Giới Cận Đại Lớp 11 Để Phát Triển Năng Lực Tự Học Cho Học Sinh Trường Trung Học Phổ Thông Hoa
- Bảng Mô Tả Kiến Thức Cơ Bản Trong Từng Bài Học Phần Lịch Sử Thế Giới Cận Đại 11
- Minh Họa Định Dạng Thiết Kế Padlet Trong Bài 1 “Nhật Bản”
Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.
5
0
Cơ sở vật chất
Hứng thú
của học sinh
Trình độ giáo viên
Tài
nguyên phong
Khác
3-D Column 1
13
19
13
16
8
Khi được hỏi về thuận lợi khi sử dụng CNTT trong dạy học LS, 100% GV đều cho rằng HS hứng thú, hưởng ứng là thuận lợi lớn nhất. Có nghĩa là thực tế cho thấy GV đều ghi nhận được sự hào hứng của HS đối với giờ học có sử dụng CNTT, đó cũng chính là động lực lớn nhất để GV nghiên cứu và sử dụng CNTT trong dạy học.
Biểu đồ 1.5. Đánh giá của giáo viên về những khó khăn khi sử dụng công nghệ thông tin phát triển năng lực tự học cho học sinh
16
14
12
10
8
6
4
2
0
Column 1
15
12
9
Thời gian
15
Trình độ GV
12
Cơ sở vật chất
9
0
Khác 0
Ở một khía cạnh khác, 78,9% GV LS cho rằng khó khăn lớn nhất của họ khi sử dụng CNTT vào dạy học là tốn thời gian, mất nhiều công sức, 63,2 % GV đề cập đến trình độ của người thầy trong việc sử dụng CNTT. Điều này phản ánh đúng thực tế dạy LS ở trường THPT Hoa Lư A nói riêng và các trường THPT khác trên địa bàn tỉnh Ninh Bình nói chung. Đối với các GV, nhất là GV đã ra trường từ khoảng 10 năm trở lên, việc sử dụng các phần mềm, các công cụ trực tuyến... hoàn toàn là do đam mê, tự tìm tòi, tự học, và tích lũy kinh nghiệm chứ không hề được tham gia một lớp học chính khóa nào. Vì vậy, hạn chế trong việc khai thác và sử dụng CNTT trong dạy học là điều dễ hiểu. Hạn chế vì trình độ làm cho GV khi muốn thiết kế 1 bài học theo hướng sử dụng công nghệ thường mất rất nhiều thời gian, dễ xảy ra sai sót nên làm cho GV ngại sử dụng.
Với thực tế như vậy, việc sử dụng Padlet sẽ giúp không chỉ GV mà cả HS cải thiện được trình độ CNTT của mình đáng kể. GV có thể dùng một thiết kế trên Padlet để sử dụng nhiều lần với nhiều đối tượng khác nhau. HS cũng được rèn nhiều năng lực khác nhau khi thực hiện các nhiệm vụ học tập trên Padlet. Điều này có thể khắc phục được phần nào những trở ngại mà GV và HS gặp phải trong quá trình sử dụng CNTT trong giờ học đơn thuần.
1.2.2. Đánh giá thực trạng của việc sử dụng Padlet nhằm phát triển năng lực tự học lịch sử ở trường Trung học phổ thông Hoa Lư A
Từ những kết quả khảo sát trên ở trường THPT Hoa Lư A và các trường THPT lân cận cho thấy rằng: cả GV và HS đều đã quan tâm đến việc sử dụng CNTT nhằm phát triển năng lực tự học cho HS trong môn LS. Đây là tín hiệu đáng mừng đối với việc thực hiện đổi mới giáo dục hiện nay lấy phát triển năng lực làm định hướng hàng đầu.
Đối với việc phát triển năng lực tự học LS, hầu hết tất cả các GV và HS đều cho rằng đây là vấn đề rất cần thiết trong dạy học LS. Ở thời điểm chúng ta đang chuyển từ nền giáo dục định hướng nội dung sang giáo dục định hướng năng lực thì việc GV và HS có được nhận thức như vậy là một thuận lợi lớn để thực sự thay đổi mục tiêu, phương pháp dạy học. Mặc dù vậy, việc phát triển năng lực tự học mới chỉ được gắn với việc hướng dẫn HS tự tìm hiểu kiến thức bài học trên lớp chứ chưa
đa dạng hóa các hoạt động học tập cho HS. Ở đây, cần phải hiểu rằng, dạy học lích sử nhằm phát triển năng lực tự học cho HS là giúp HS có được động cơ học tập lịch sử, có khả năng chủ động tìm hiểu, phát hiện các vấn đề lịch sử và có thể áp dụng những kiến thức được học đó vào trong thực tế cuộc sống. Chính vì vậy, các biện pháp để phát triển năng lực tự học Lịch sử cho bản thân là chưa đồng bộ và đầy đủ.
Đối với việc sử dụng CNTT nói chung và Padlet nói riêng nhằm phát triển năng lực tự học cho HS trong giờ học LS tại trường THPT Hoa Lư A và một số trường lân cận, có thể nhận thấy một số điểm chính trong thực trạng như sau:
Thứ nhất, cả GV và HS được khảo sát đều đề cao việc sử sử dụng CNTT để phát triển năng lực tự học là rất cần thiết. Tuy nhiên việc ứng dụng các công cụ CNTT nói chung và Padlet nói riêng còn nhiều hạn chế, chưa thực sự mang lại hiệu quả. GV và HS chưa có cơ hội tiếp xúc, làm quen với các công cụ, phần mềm mới mà đã phổ biến trên thế giới như Padlet.
Thứ hai, mặc dù nhận thức đúng đắn về việc sử dụng CNTT để phát triển năng lực tự học LS cho HS nhưng thực tế trong quá trình dạy học thì chưa hiệu quả. Việc dạy học LS hiện nay ở địa bàn khảo sát chưa phát huy khả năng, sự sáng tạo của HS. Tính độc lập, tự chủ trong suy nghĩ và hành động của HS chưa có cơ hội được phát triển. GV ở một góc nhìn nào đó vẫn đang là người đóng vai trò trung tâm trong lớp học chứ chưa thực sự là người có vai trò tổ chức, định hướng. HS vẫn còn thụ động và bị bó hẹp trong khuôn khổ giờ học trên lớp, tư liệu học tập chủ yếu vẫn chỉ là SGK LS. Các công cụ CNTT mặc dù đã được sử dụng nhưng còn rất ít và chưa đa dạng, chưa bắt kịp sự phát triển của cách mạng khoa học công nghệ trong giáo dục.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong việc sử dụng CNTT (trong đó có Padlet) để phát triển NLTH LS cho HS tại trường THPT Hoa Lư A, có thể kể đến một số lí do chủ yếu sau đây:
- Bản thân GV chưa mạnh dạn trong việc đổi mới các phương pháp dạy học. Với độ tuổi trung bình của GV LS tại trường là 39 tuổi, ( đều đã có tuổi nghề từ 10 năm trở lên), điều này có nghĩa, các GV là sản phẩm của phương pháp dạy học truyền thống, và có kinh nghiệm lâu năm trong cách dạy học truyền thống nên có rất
khó chấp nhận sự thay đổi và không muốn thay đổi sang các phương pháp dạy học mới. Tuổi tác cùng những vướng mắc về kĩ thuật khi sử dụng CNTT làm cho 1 số GV rất ngại tiếp xúc với máy tính, ngại học hỏi, tìm tòi cái mới. Mặt khác, GV ngoài công việc giảng dạy thì còn kiêm nhiệm thêm các nhiệm vụ khác, tham gia nhiều hoạt động khác nên thực sự không có thời gian để đầu tư vào việc soạn giảng theo lối mới. Những hạn chế về trinh độ CNTT cũng là một trở ngại thực sự đối với nhiều GV
- Về phía các cấp lãnh đạo, mặc dù luôn tạo mọi điều kiện cho GV có thể tham gia các lớp tập huấn, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời tích cực tuyên truyền về chủ trương đổi mới giáo dục với GV tuy nhiên hiệu quả chưa cao. Do những hạn chế nhất định của địa phương và còn có nhiều vấn đề khác cần quan tâm nên việc đào tạo đội ngũ GV còn chưa thường xuyên, chưa liên tục.
- Về phía HS, do có sự phân biệt rõ ràng trong định hướng khối thi, ban thi nên ít nhiều hạn chế đến việc sử dụng CNTT phát huy năng lực tự học cho các em. Một nhóm HS lựa chọn thi đại học với các tổ hợp xét tuyển có môn LS thì chỉ quan tâm đến kiến thức để phục vụ cho thi. Các GV dạy các lớp đó cũng chủ yếu làm sao để HS nhớ được nhiều kiến thức nhất để đi thi tốt nhất. Do đó, NLTH thực sự không được chú ý. Với nhóm HS không lựa chọn môn LS để thi đại học thì chỉ tập trung vào môn thi của mình, rất ngại thực hiện các nhiệm vụ học tập với môn LS.
- Trong khi đó, những hạn chế của cơ sở vật chất cũng là một nguyên nhân dẫn đến những tồn tại nêu trên. Vẫn còn 2/3 số phòng học trong nhà trường chưa có máy chiếu, hệ thống kết nối Internet không đảm bảo, số HS trong 1 lớp khá đông (thường trên 40 HS/lớp)... Do đó việc ứng dụng CNTT nói chung hay sử dụng Padlet nói riêng để phát triển NLTH LS cho HS tại nhà trường có thể thực hiện được song còn nhiều bất cập cần giải quyết.
Từ những cơ sở lí luận và thực tiễn nêu trên, nghiên cứu này hi vọng có thể có thêm những đóng góp nhỏ bé nhằm thay đổi nhận thức của các thầy cô và HS, sẵn sàng tiếp cận và sử dụng những công cụ dạy học mới hơn như Padlet. Cũng từ đó, luận văn đề xuất được một số biện pháp thiết thực, hữu ích giúp GV vận dụng vào quá trình giảng dạy, có thể phát huy được năng lực cho HS, nhất là năng lực tự học LS ở trường THPT.
Tiểu kết chương 1
Tổ chức DH nói chung và DHLS nói riêng là một quá trình lâu dài phức tạp, trải qua nhiều khâu, nhiều công đoạn, gồm nhiều yếu tố khác nhau nhằm đạt mục tiêu giáo dục đề ra. Mỗi yếu tố ấy lại có những vai trò, ý nghĩa riêng trong cả quá trình DH để nhằm phát triển NL cho HS.Trong số các NL được bộ giáo dục đề cập đến trong chương trình giáo dục phổ thông mới thì NLTH là một NL cốt lõi cần tập trung phát triển cho HS THPT nói chung và HS trường THPT Hoa Lư A nói riêng. Để đạt được mục tiêu đó, cần phát huy cao nhất tính độc lập, tự chủ, sáng tạo, tìm tòi cuả HS.
Kiến thức LS có những đặc trưng riêng mà để đạt được mục tiêu giáo dục của môn học, GV cần kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, hình thức dạy học khác nhau, vận dụng các kĩ thuật dạy học khác nhau, trên cơ sở đó phát triển NL cho HS. Để phát triển NLTH cho HS, trước tiên GV cần phải giúp HS nhận thức đúng được vai trò, ý nghĩa và sự cần thiết của NLTH trong việc học tập hiện nay. Qua nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn DH ở trường THPT Hoa
Lư A, có thể thấy rằng bản thân các GV đã chủ động trong việc đổi mới phương pháp DH, đã có ứng dụng CNTT trong các giờ học nhưng chủ yếu vẫn mang tính hình thức, chưa có sự thay đổi về chiều sâu. Bản thân HS cũng đã ít nhiều tiếp xúc với các công cụ CNTT trong dạy học nhưng chưa thường xuyên nên việc phát triển NLTH cho các em còn nhiều hạn chế.
Thực tế này cho thấy rằng việc sử dụng Padlet để phát triển NLTH cho HS trường THPT Hoa Lư A nói chung và cho HS khối 11 khi học phần LSTG cận đại nói riêng là điều rất cần thiết. Do vậy, GV phải là người chủ động tìm tòi, tiếp cận, tìm hiểu kĩ về Padlet và việc phát triển NLTH để từ đó đưa ra những biện pháp thiết yếu, hợp lí nhằm phát triển NLTH cho HS. Ở chương 2, chúng tôi đưa ra một số biện pháp đề xuất nhằm sử dụng Padlet để phát triển NLTH phần LSTG cận đại cho HS trường THPT Hoa Lư A.
CHƯƠNG 2. BIỆN PHÁP SỬ DỤNG PADLET ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HOA LƯ A - NINH BÌNH. THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM
2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của phần lịch sử thế giới cận đại lớp 11 trong chương trình phổ thông hiện hành
2.1.1. Vị trí
Theo kế hoạch giáo dục môn lịch sử (trước đây gọi là phân phối chương trình) thì phần lịch sử thế giới cận đại được sắp xếp ở ngay những chương mở đầu của chương trình lịch sử lớp 11, là sự nối tiếp của phần lịch sử thế giới cận đại cuối chương trình lớp 10 THPT. Với vị trí như vậy, phần lịch sử thế giới cận đại được coi như chìa khóa để xem các vấn đề lịch sử sẽ đề cập đến trong chương trình lớp
11. Phần này gồm 3 chương:
Chương 1. Các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (Thế kỷ XIX- Đầu thế kỷ XX), gồm các bài từ bài 1 đến bài 5. Toàn bộ chương 1 tập trung về phong trào cách mạng của các nước Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc và về phong trào đấu tranh ở các nước Đông Nam Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh.
Chương 2. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918): trình bày về các vấn đề liên quan đến chiến tranh thế giới thứ nhất như nguyên nhân, diễn biến, kết quả, tác động của chiến tranh đối với tình hình thế giới lúc đó và sau này.
Chương 3. Những thành tựu văn hóa thời cận đại: trình bày về những thành tựu của văn hóa nhân loại thời cận đại trên các lĩnh vực văn học, âm nhạc, hội họa, tư tưởng và ôn tập cho phần Lịch sử thế giới cận đại.
2.1.2. Mục tiêu
Sau khi học xong phần LSTGCĐ, học sinh cần đạt được những mục tiêu sau:
Về kiến thức:
- Nêu được tình hình chung của các nước châu Á, châu Phi, châu Mĩ Latinh thời cận đại đó là đều đứng trước nguy cơ bị thực dân phương Tây xâm lược.
- Trình bày được các cuộc cách mạng, các phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân châu Á, châu Phi và MĨ La tinh cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
- Phân tích được nguyên nhân, trình bày được diễn biến và hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Trình bày được những thành tựu văn hóa nghệ thuật thời cận đại.
- Tổng hợp được các vấn đề lịch sử thế giới thời cận đại. Liên hệ được với tình hình Việt Nam và nêu được điểm chung và riêng giữa lịch sử Việt Nam với lịch sử thế giới.
Về kĩ năng: Hình thành được các kĩ năng cơ bản như khai thác tranh ảnh, lược đồ, bản đồ; kĩ năng thu thập và xử lí tài liệu; kĩ năng phân tích, tổng hợp, so sánh, liên hệ các vấn đề lịch sử; kĩ năng sử dụng CNTT trong học lịch sử.
Về thái độ:
- Học sinh nhận thức được bản chất bóc lột và xâm lược của chủ nghĩa thực dân, đế quốc trên thế giới, tính phi nghĩa của chiến tranh… từ đó có thái độ lên án đối với những kẻ gây chiến, bảo vệ cuộc sống hòa bình, ý thức giữ gìn nền hòa bình cho dân tộc.
- Nhận thức được về cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân các nước châu Á, châu Phi và Mĩ La tinh trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, bảo vệ và giành lại nền độc lập dân tộc, từ đó có niềm tin sâu sắc vào sự tất yếu thắng lợi của phong trào này.
- Ghi nhớ được những thành tựu về văn học nghệ thuật, âm nhạc, hội họa, tư tưởng… thời cận đại, từ đó hình thành tình yêu đối với văn hóa nghệ thuật, biết ơn công lao của các nhà văn hóa nghệ thuật trên mọi lĩnh vực, hướng đến lối sống cao đẹp chân, thiện, mĩ.
Về định hướng phát triển năng lực: Qua việc thực hiện các mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ, HS được phát triển các năng lực như tìm hiểu lịch sử, nhận thức và tư duy lịch sử, vận dụng kiến thức kĩ năng đã học, năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng…
2.1.3. Nội dung cơ bản
Phần LSTGCĐ lớp 11 là sự tiếp nối mạch kiến thức LS đã được trình bày ở phần lịch sử thế giới chương trình lớp 10. Nội dung cơ bản của lịch sử thế giới thời
cận đại ở lớp 10 đó là sự xác lập CNTB với sự bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu và Mĩ. Các nước tư bản sau khi thành lập chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc với đặc trưng nổi bật là sự phát triển về kinh tế và sự đẩy mạnh xâm lược thuộc địa nhằm đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu và thị trường. Chính vì đặc trưng đó của CNTB nên ngay sau khi hình thành, trong lòng CNTB đã tiếp tục nảy sinh các mâu thuẫn chồng chất dẫn đến phong trào đấu tranh của công nhân ở các nước tư bản, phong trào giải phóng dân tộc ở các thuộc địa.
Trong chương trình lớp 11, HS tiếp tục được tìm hiểu về lịch sử thế giới thời cận đại nhưng ở châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh. Khái niệm cách mạng tự sản tiếp tục được hoàn thiện ở Nhật Bản (bài 1), Trung Quốc (bài 3), Xiêm (bài 4) với những điểm khác về mục tiêu, hình thức của cách mạng. Nếu như trong chương trình lớp 10, cách mạng tư sản ở châu Âu và Mĩ diễn ra dưới các hình thức như nội chiến, chiến tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước… thì ở lớp 11 HS sẽ được tiếp cận với cách mạng tư sản bằng những hình thức khác như cải cách, duy tân.
Từ khoảng giữa thế kỉ XIX, do nhu cầu về thuộc địa, thị trường, các nước đế quốc Âu – Mĩ tăng cường mở rộng bành trướng, xâm lược thuộc địa. Do đó một loạt các quốc gia nhỏ bé ở châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh đứng trước nguy cơ mất độc lập. Trong khi Nhật Bản và Xiêm nhờ có chính sách ngoại giao đúng đắn và cải cách đất nước thành công nên vẫn giữ được độc lập chủ quyền của mình, còn đa số các nước khác đều bị biến thành thuộc địa của phương Tây. Từ đây phong trào đấu tranh giành độc lập của các dân tộc đã bùng nổ mạnh mẽ, lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia với những hình thức đấu tranh phong phú. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau nên trong thời cận đại này, về cơ bản phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa chưa giành được thắng lợi, nhưng đã đặt cơ sở cho thắng lợi của phong trào ở thời kì sau.
Các nước tư bản sau khi trải qua giai đoạn tự do cạnh tranh đã chuyển sang giai đoạn tư bản độc quyền. Cũng từ đây do quy luật phát triển không đồng đều của CNTB nên giữa các nước có sự phân hóa rõ rệt, hình thành 2 khối “đế quốc già” và “đế quốc trẻ”. Mâu thuẫn giữa hai khối về thuộc địa và thị trường trở thành nguyên nhân sâu xa dẫn đễn cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) và đẩy quan