Cấu Trúc Trong Lời Hát Dân Ca Tày

Cô gái đã trả lời (đáp) từ chối khéo, rằng hôm nay em “không mang theo” lượn:

Dao mjầu cốc cà khổn thắp

Vằn nẩy noọng oóc háng dự khai Nầư chắc bạn nam giai mà vọng Lượn noọng ná mjặt mjoọng au mà...


Có khi bên nữ cất tiếng mời lượn:

Kham ngòa noọng phăn tắm Kham nẩy noọng phăn đây Phăn hăn fay mẩy nặm

Fầy nẩy nặm lọt dài

Lặc lài mí báo quai khẩu bản Khẩu bản noọng xo xam Khẩu bản noọng xo lượn Lượn slắc khót hắt xầm

Táng rừ kẹo mác khâm chải bứa Táng rừ kẹo mác đứa tang thương

(Dao trầu nơi gốc gianh khó tìm Hôm nay em ra chợ mua bán

Ai biết trước bạn nam giai đến vọng Lượn em không góp nhặt mang theo...)

[NL3, tr. 189]


(Đêm qua em mơ thấp Đêm nay em mơ lành Mơ thấy lửa cháy nước Lửa cháy nước lọt cát

Hóa ra có trai ngoan vào bản Vào làng em xin hỏi

Vào làng em xin lượn Lượn một chút thôi mà

Như thể nhai quả đắng giải buồn Như thể nhai quả sung thay đường).

[NL3, tr. 185 - 186]

Chàng trai cũng đáp chối từ ý nói không biết lượn:

Khằm nẩy slậy pây háng mà đăm Khen slửa quắt tha vằn mí thèo Tha vằn thè khảm kéo khau phja Tốc đăm slậy khẩu mà xo thồ Chủa ná xam việc thồ tàng răng Kham nẩy slậy mà đăm ngợ lặc Chang cừn nòn mí đắc vọng vang Khuyên cằm pây bạn nàng dá vọng


Và cô gái ngạc nhiên hỏi: Slung mí quá co mười hang cóng Fạ lầm mưn nhằng cọm thâng tâm Slung mí quá khoạt bân nưa fạ

Giai hương khửn mừa cạ nhằng lồng

(Chiều nay sĩ (tử) đi chợ về tối Tà áo vẫy mặt trời không trở lại Mặt trời sắp qua đèo khuất núi Tối rồi sĩ (tử) mới xin vào trọ Chủ không hỏi tại cớ làm sao

Tối nay sĩ (tử) đến muộn tưởng kẻ trộm Nửa đêm ngủ không say nghe tiếng vọng vang Lời khuyên đến bạn nàng đừng vọng)

[NL3, tr. 191]


(Cao không qua cây mai ngọn lả Trời gió nó còn rạp đến đất

Cao không quá quạt trời trên trời

Mùi hương (khói) lên đi bảo còn xuống

Lọ răng cần thể đông ná phưới Hay na noọng thất lội mòn răng…

Lọ là người trần gian không nói

Hay là em thất lỗi điều chi)

[NL3, tr. 187]

Và sau đó bên nam đáp bằng lời hát:

Phì xo lượn sloong cằm tiểng xót Fạ mì lầm la bjo óc chắng khai Xo kết bạn tri ân nả mjạc

Kỉ hò quá cốc mác cẩm hua Mí lặc hâu cụng fò cạ lặc Oan hử cần lạo slật pan xan

Khái nẩy chang tợ tàng tàng tợ Sle hâng vằn quá mừa thèo đai Phì xo kết ban mai tu thể

Chắc cạ pan nhân nghĩa ná pan?

(Anh xin hát đôi lời thánh thót Trời có gió thì hoa mới nở Xin kết bạn tri ân mặt đẹp Mấy ai qua gốc quả cúi đầu

Không trộm người cũng vu bảo trộm Oan cho người thật thà thành gian Khái này mới dở dang dang dở

Để lâu ngày qua vụ đi thôi Anh xin kết bạn mai trần thế

Biết có thành nhân nghĩa hay không?)

[NL3, tr. 172]

Cũng giống như lượn, hình thức chủ yếu của diễn xướng quan lang là hát đối đáp. Có 6/11 khúc hát (54,5%) sử dụng cấu trúc đối đáp. Đây là cấu trúc đặc trưng ở giai đoạn hát thử thách, gồm những lời ca: chăng dây, lên cầu thang, giữ cửa, trải chiếu; và một phần ở giai đoạn hát đón dâu, gồm các lời ca mang tính chất giao tiếp: chào mời, nộp gánh lễ. Vào cuộc hát, hai bên gia đình chia ra làm hai bên hát đối với nhau. Đại diện nhà gái hát xong thì đại diện nhà trai sẽ hát tiếp lời.

Khi sang nhà gái đón dâu, quan lang phải hát một số khúc nhằm tháo gỡ (hay hóa giải) những thử thách theo tục lệ nhà gái đặt ra. Các khúc ca ứng xử tình huống này có cấu trúc đối đáp, có đầu có cuối, lịch sự và lễ độ. Ví dụ:

Ở thử thách chăng dây chặn lối dẫn vào nhà, khi gặp đoàn nhà trai, thay cho việc hỏi han xã giao, một người đại diện nhà gái (pả mẻ) đã hát một lời chào, hỏi rất lịch sự:

Xo chiềng thâng khéc lạ táng mường Pây tàng tầư mà thâng đin nẩy

Sao báo hăn thay thảy rủng roàng Vần nhịnh cần khao bang miảc nả Chắc tàng khỏi lèo xử phép quan Gần đây xỉnh quá tàng khảu bản

(Xin trình đến khách lạ khác mường Đi đâu mà lạc đường qua đấy

Gái trai đều thay thảy thanh tân Người người mặt trắng ngần xinh đẹp Chặn đường tôi giữ phép nhà quan Người ngay được vào làng vào bản

Cần giày là bố chảng pây mà Pang khéc chử cần rầu cần lạ Khỏi xo xam thật thá thuổn căn

Người gian là phải tránh qua đây

Bọn khách này người ngay người lạ Tôi xin hỏi cho rõ ngọn ngành)

[NL2, tr. 140]

Muốn nhà gái mở cổng cho vào, quan lang phải hát đối lại, kể lí do và xin phép nhà gái cất dây ngang đường cho vào nhà:

Xo chiềng thâng noọng á rườn luông Càm kha ón mà thâng đin nẩy

Hăn mì toản phải quý tỏn tàng Hăn mì toản lụa loàn khoang soóc Bấu hẩư cần vằng noỏc khẩu pây Khỏi dú táng mường quây bấu rụ Bố chắc tầư duyên cớ cón lăng

Xo noọng nàng giò lần khay ảng Rẳp khươi mấư khảu bản khảu rườn

(Xin trình đến nàng á nhà sang

Đi đến đây đường trường mệt mỏi Thấy có tấm lụa mới đón đường Thấy có tấm lụa loan màu sắc

Cấm vào làng, những khách không quen Tôi là người khác mường không rõ Không biết được duyên cớ trước sau Xin cô nàng cất dây mở cổng

Đón rể mới vào bản vào nhà)

[NL2, tr. 140]

Nhà gái vẫn chưa mở cổng (vì muốn nghe hát hoặc muốn thử tài thêm), nên lại hát:

Xo chiềng thâng pan cần puôn pản Chắc lượn xỉnh khảu bản duổi căn Khỏi rèo lệnh cúa quan dú nẩy Dửc cần lạ bố dảy quá pây

Rổp cần tại cần đây xam xẩư

Xừ quan lang khươi mấư rẳp lùa Cạ chăn gỏi khảu mừa thâng táng Cạ ngày khỏi khay ảng khay tu

(Xin trình đến bọn người buôn bán Biết hát mời vào bản với nhau

Tôi theo lệnh các quan các chức Cấm người lạ không được qua đây Gặp người lạ người ngay phải hỏi Là quan lang rể mới đón dâu

Nói thật sẽ mời vào đến chốn Nói thật tôi mở cổng đón chào)

[NL2, tr. 142]

Và quan lang phải tiếp tục hát bày tỏ những lí lẽ thấu tình đạt lí để xin mở cổng:

Kính thưa các ả tỏn chang tàng Rườn cần mì sao nàng bjóoc quý Noọng khỏi nhằng dú lế đan thân Bjoóc cần đang thì xuân phú phí Bjoóc cần đang rổp thí phông hom Choi chỏi bặng đao bân, slíp hả

(Kính thưa các ả đón giữa đường Nhà người có cô nàng hoa quý Em tôi còn ở lẻ đơn thân

Hoa người đang mùa xuân chúm chím Hoa người đang gặp lúc nở thơm Choi chói tựa trăng rằm giữa tháng

Soong họ sén rổp nả thuận lòng Pỏ mẻ cáp họ hàng thuận ý

Vằn nẩy vằn dại lệ rẳp lùa Boong khỏi tái khươi mà lạy bán Lệ vật mì lai đoạn tháp tham Luc khươi xo pjá ơn pỏ mẻ

Đảy pjom bái noọng á khay tàng

Hai họ đã gặp mặt thuận lòng Cha mẹ cùng họ hàng thuận ý Ngày nay ngày đại lễ đón dâu Chúng tôi đưa rể về lễ tổ

Lễ vật có nhiều gánh nhiều gồng Con rể gọi đáp ơn cha mẹ

Được ơn các cô ả mở đường)

[NL2, tr. 142]

Như vậy, qua tiếng hát nhà trai đã tự giới thiệu và nói ra nguyên do đến nhà.

Có thể thấy, những khúc hát có cấu trúc đối đáp đã làm tăng thêm không khí “đối kháng” vui nhộn và ý tứ, thu hút mọi người vào cuộc, đồng thời kích thích khả năng ứng tác của các nghệ nhân.

c. Cấu trúc trung gian

Cấu trúc trung gian là dạng cấu trúc gồm lời của nghệ nhân diễn xướng (lời “người kể chuyện”) và lời nhân vật được “người kể chuyện” nhắc tới. Trong tư liệu khảo sát, cấu trúc này chỉ gặp trong then, có 6/16 khúc hát (37,5%). Với cấu trúc trung gian, thầy then vừa giữ vai trò là người diễn xướng, vừa có vai trò thay lời Ngọc Hoàng, quan quân phán truyền, vừa thấy xuất hiện các nhân vật trao đáp với nhau. Ví dụ sau chỉ là qua lời kể của thầy then:

Pú Cấy nhằng nòn đắc đắc páy mà Pú khoang nòn thua nà cả ngáng Kha Pú khảm thua mường

Đang Pú khoang thua tổng…

Pú Cấy còn ngủ say chưa về

Lão nằm ngang đầu bờ trông chướng Chân lão duỗi vượt sang mường Thân lão nằm ngay trên đầu đồng…)

[NL1, tr. 562]

Xen kẽ những lời tả của then về lão Pú Cấy còn là lời đối đáp giữa lão với các nàng. Lão cất lời hỏi nàng:

…Noọng câu giú rầư mà pjốc Pú Quê quán rầư kin giú gẳm nâư Bân hẩư câu gần rầư rọ giá…

(…Em ta từ đâu về gọi Pú? Quê quán nào ăn ở sớm chiều? Trời cho ta cô nào đã rõ…)

Các nàng đáp:

…Boong khỏi vần lùa nàng Then chúa Hăn Pú nòn khoang giú bãi sa

Giắp binh mạ khỉn mà tẻ nhẳm…

[NL1, tr. 564]


(…Chúng em là gái nhà Then chúa Thấy Pú nằm ngang bãi phù sa

Lo binh mã sắp qua xéo dẫm…)

[NL1, tr. 564]

Hay trong khúc hát Cái kiều cầu tự (Bắc kiều cầu tự) tả cảnh quân binh nhà

Then vào rừng kiếm gỗ mộc hương về bắc cầu, để Then lên gặp Thánh Mẫu xin hoa. Từng đoàn quân binh hối hả, khẩn trương vào rừng kiếm gỗ vất vả, gian nan nhưng hồ hởi, phấn chấn.

Mở đầu khúc là lời xướng của Then tả cảnh truyền lệnh của quân quốc tới quân binh vào rừng lấy gỗ bắc cầu, xin con cho gia chủ:

Quốc quân giặng ngoài noỏc phân vân Truyền các bích chư quân binh mạ Chư quân liền truyền gạ lầu quang Truyền thuổn các viên quan chang sóa Mà tẻ pây sơn rạ đông luông

Pây au mạy mộc hương ngản ké Mộc hương thêm mạy quế mạy rồm…

(Quân quốc đức ngoài ấy phân vân Truyền lệnh tới chư quân binh mã Chư quân truyền lệnh đó khắp nơi Truyền các quan từng người trong cửa Nào ta đi rừng cả xa phương

Đi lấy gỗ mộc hương ngàn dã

Mộc hương thêm gỗ quế gỗ “rồm”…)

[NL1, tr. 391]

Tiếp theo là lời đối thoại của thợ mộc - quân binh về lí do được quan trạng gọi

về. Thợ mộc vội vàng về theo lệnh gọi của Đức Phật, quan trạng, nhưng trong lòng không khỏi băn khoăn vì sao. Ông liền hỏi:

…Tặng quân chốn ngã ba roọng riểc Bấu chắc gần mì viểc tàng răng Rập rìu roọng chư quân khắp cả Viểc răng mà viểc gạ thực thà?...


Chư quân đáp:

…Viểc họ (mỗ) thế gian trung giới Đẹp duyên hiền ân ái tào khang Mỉnh mẻn tốc soong tàng chang sóa Bioóc kim ngần chắp nả thanh tân Cảnh hoa nở mùa xuân hom ẩu

Vỏ mẻ sống khoăn hẩư sai đa

Vỉ noọng sống khoăn mà thâng tẩư Hẩư then mà cái cấu thiên nhan Hẩư tướng mà cầu nam cầu nữ Lọt khỉn khái nặm tẩư Giang Lăng

(…Dừng chân chốn ngã ba đông đúc Không biết người có việc chi đây Dập dìu những đêm ngày mà gọi Việc chi vậy hãy nói thực thà?…)

[NL1, tr. 391]


(…Việc họ (mỗ) trung giới thế gian Đẹp duyên hiền tào khang ân ái Mệnh rơi vào hai lối trong nhà Thanh tân vậy hoa bạc vàng đậu mặt Cảnh hoa đua thơm ngát mùa xuân Bố mẹ đưa hồn phần dây địu

Anh em đưa đến dưới hồn sang Cho Then tới thiên nhan bắc cầu Cho tướng cả đến cầu trai gái Đường Thủy lên đã tới Giang Lăng

Bấu ngỏ pây quá tàng rẩư đảy Au mạy thâng tỉ nẩy sơn lâm Búng nẩy mì mạy rồm hom ẩu Au mà tẻ cái cấu bến Giang Au mà tẻ cái tàng khảm quá…

Không biết đi theo đàng nào vậy

Phải lấy gỗ chốn ấy sơn lâm Nơi này có gỗ rồm thơm ngát Mang về để cầu bắc bến Giang

Đem về để thông thương qua lại…)

[NL1, tr. 391-392]

Biết rõ lí do gọi về, thợ mộc tiếp lời đáp lại sẽ vâng lệnh đức Then. Tuy nhiên,

việc chưa vội nên xin hoãn:

…Vâng lệnh đức then quan tướng cả Các tản hạy giú thả ít đeo

Gần khỏi nhằng lạc xiêu quê quán Táng gần giú táng bản táng rườn Cách biệt giú táng thôn táng giáp…

(…Vâng lệnh đức Then quan tướng cả Các vị hãy đợi đó vội gì

Tôi đây còn trở về quê quán Mỗi người ở khác bản khác nhà

Cách biệt ở đường xa khác giáp…)

[NL1, tr. 392]

Vì lo chậm trễ, nên “đức tướng” hát:

…Đức tướng lệnh sai áp giờ này Viểc quan phải làm ngay cho chóng Ơn tản sai giáp thượng đa đoan Giờ nẩy mì viểc quan vương sậư Viểc họ (mỗ) tu tẩư dương gian

Mà cái cấu thiên nhan vằn nẩy…

(…Đức tướng lệnh sai áp giờ ngay Việc quan chớ chậm chầy ngang bướng Trạng sai ngay giáp trưởng lo toan

Giờ này có việc quan vương sự Việc họ (mỗ) nhà ở dương gian Cần bắc cầu thiên nhan một chỗ…)

[NL1, tr. 392]

Ở những đoạn tiếp theo lại là lời miêu tả đoàn quân binh chở gỗ từ rừng ra bến nước cho thợ mộc đẽo, bào, chạm, tạc để dựng cầu, hay cảnh quân binh nặn ngói, đốt lò, lợp ngói. Kết thúc khúc hát là lời ca tả về việc cầu thiên đã hoàn thành, khẩn cầu với thánh mẫu cho họ (mỗ) được vinh hoa, phú quý, sớm sinh trai gái bình an, xuống thế gian trường thọ và các chúa cho hồi quân binh sau khi mọi việc đã hoàn thành.

… Mà cái cấu mường nưa nguyệt đức Niên niên tăng bách cốc đa đa

Nhật nhật thọ vinh hoa vùi xú Vượng sinh nam sản nự bình an

(…Lợp cầu bắc mường trên nguyệt đức Năm nào cũng bách cốc tăng đa

Ngày ngày thọ vinh hoa vui thú Vượng sinh nam sản nữ bình an

Sinh lủc lồng thế gian trường thọ Sống lâu như Bành Tổ giú hâng

Sinh con xuống thế gian trường thọ

Sống lâu như Bành Tổ không cùng)

[NL1, tr. 400]

Có thể thấy, sự kết hợp giữa đoạn then có tính chất đối đáp với đoạn then có tính chất một chiều làm cho cấu trúc các khúc hát then không đơn điệu mà uyển chuyển, biến đổi linh hoạt.

Tóm lại, các cuộc hát trong dân ca Tày có cấu trúc tương đối chặt chẽ, thường được tiến hành theo một trình tự nhất định, trong một chu trình khép kín có mở đầu, nội dung và kết thúc, gắn với diễn tiến của các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng. Vì vậy, cấu trúc trong văn bản dân ca thường theo những khuôn thức. Tuy nhiên, các khuôn thức này vẫn dành chỗ cho sự ứng tác sáng tạo.

Các khúc, lời hát có độ dài ngắn khác nhau, với ba dạng cấu trúc: một đoạn, hai đoạn, ba đoạn. Phổ biến nhất là cấu trúc ba đoạn, được sử dụng trong cả ba loại: then, quan lang, lượn. Đặc biệt, then chỉ dùng cấu trúc ba đoạn để xây dựng văn bản; cấu trúc một đoạn ít hơn, được sử dụng duy nhất trong lượn; ít hơn cả là cấu trúc hai đoạn, được sử dụng trong lượn, quan lang. Qua đó, thấy rõ được sự tương thích, phù hợp giữa tính chất từng loại dân ca với cấu trúc của từng khúc hát.

Dân ca Tày sử dụng ba dạng cấu trúc: một chiều, đối đáp, trung gian. Trong đó, được ưa dùng nhất là cấu trúc một chiều, tiếp đó là cấu trúc đối đáp, ít nhất là cấu trúc trung gian. Cấu trúc một chiều được sử dụng phổ biến trong then. Cấu trúc đối đáp được sử dụng trong lượn và quan lang. Cấu trúc trung gian chỉ sử dụng trong then, không thấy xuất hiện trong lượn và quan lang. Chính nhờ đa dạng trong sử dụng các dạng cấu trúc mà dân ca Tày trở nên sinh động đa dạng về giọng điệu khi diễn xướng, khiến cho khán thính giả chăm chú theo dõi cuộc hát từ đầu đến cuối.

2/ Cấu trúc trong lời hát:

Xem xét cấu trúc trong lời hát là chỉ ra cách tổ chức các đoạn trong lời hát. Lời trong văn bản dân ca Tày thường gồm ba dạng: một đoạn, hai đoạn, ba đoạn:

Bảng 2.3. Cấu trúc trong lời hát dân ca Tày



Loại dân ca

Dạng cấu trúc


Tổng số


Tỉ lệ

Một đoạn

Hai đoạn

Ba đoạn

Số

lời hát

Tỉ lệ

Số

lời hát

Tỉ lệ

Số

lời hát

Tỉ lệ

Lượn

146

47,7

55

18,0

105

34,3

306

100

Quan lang

0

0

6

10,0

53

90,0

59

100

Then

0

0

0

0

16

100

16

100

Tổng

146

38,3

61

16,0

174

45,7

381

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 271 trang tài liệu này.

Đặc điểm ngôn ngữ trong dân ca Tày - 9

Qua bảng trên, có thể thấy lời dân ca Tày phổ biến nhất là có ba đoạn (174/381, 45,7%), ít hơn là một đoạn (146/381, 38,3%) và ít phổ biến hơn cả là hai đoạn (61/381, 16,0%).

Trình tự thường gặp của các đoạn: đoạn khai cuộc (mời chào, trình thưa, chào hỏi, giới thiệu...); đoạn giãi bày (diễn tả tâm trạng, hoàn cảnh, nỗi niềm, yêu cầu, nhắn gửi...); đoạn kết (khẳng định quan hệ, nỗi nhớ, chờ mong, hẹn ước, tạm biệt...).

Cấu trúc một đoạn chỉ gồm một đoạn giãi bày, không có đoạn khai cuộc và đoạn kết. Dạng cấu trúc một đoạn chiếm số lượng tập trung chủ yếu ở các lời hát lượn, không thấy xuất hiện ở quan lang, then cấu trúc một đoạn. Có thể thấy, cấu trúc một đoạn không được ưa dùng trong dân ca nghi lễ (then, quan lang). Điều này cũng khẳng định tính chất mở, linh hoạt của dân ca giao duyên (lượn), tạo cơ hội ứng khẩu, sáng tác tại chỗ. Các lời lượn này thường ngắn gọn, nội dung thể hiện trực tiếp tâm tư, điều muốn nói của chủ thể diễn xướng. Lời ngắn nhất chỉ có 2 câu, lời dài nhất có 48 câu (Lượn bươn). Các lời không được chia theo khổ bởi dung lượng mỗi lời ngắn, không có sự kéo dài tùy hứng, chỉ có duy nhất lời Lượn bươn 48 câu được chia thành 12 đoạn, đoạn đầu thường sử dụng phép lặp từ. Ví dụ:

- Slương căn la slương căn hử bjọn Slương căn dá hẳm thòn chang tàng Ná slương cái cầu khang nhằng đoóc Mì slương cái cầu phjoóc nhằng than


- Bươn chiêng doóc mặn cán khoa tơ Chắc mùi hom mằn ẩn chốn hâư

(Thương nhau thì thương nhau cho trọn Thương nhau chớ chặt khúc giữa đường Không thương bắc cầu gang còn mục Có thương bắc cầu lạt còn đến)

[NL3, tr. 267]

(Tháng giêng hoa mận nở trắng toát Không biết mùi thơm ẩn chốn nào

Xem tất cả 271 trang.

Ngày đăng: 21/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí