Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Ứng Dụng Cntt Trong Học Tập Của Học Sinh Ở Các Trường Tiểu Học.


dụng CNTT ở trường tiểu học chưa mang lại được hiệu quả như mong muốn. Xuất phát từ thực tiễn trên đòi hỏi phải có một sự đánh giá về nhận thức, về những khó khăn và thuận lợi của học sinh trong học tập các môn học có ứng dụng CNTT. Vì vậy, quan điểm thực tiễn đòi hỏi việc nghiên cứu đề tài dựa vào các hoạt động thực tiễn của học sinh khi học tập các môn học có ứng dụng CNTT ở các trường tiểu học. Cần phải nắm rõ thực trạng công tác quản lí ứng dụng CNTT trong học tập ở các trường Tiểu học huyện Bình Chánh – TP. Hồ Chí Minh để đề xuất những biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả học tập của học sinh ở tiểu học.

7.2. Phương pháp nghiên cứu

7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

Phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại tài liệu, hệ thống hóa lý thuyết có liên quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài, định hướng cho việc thiết kế công cụ nghiên cứu và quá trình điều tra thực tiễn.

7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Lập phiếu điều tra, sử dụng bảng câu hỏi với nội dung về thực trạng ứng dụng CNTT trong học tập của học sinh và quản lý ứng dụng CNTT trong học tập của học sinh và khảo nghiệm tính khả thi và tính cần thiết của các biện pháp. Tiến hành khảo sát ý kiến các đối tượng là cán bộ quản lý và giáo viên.

- Phương pháp phỏng vấn

Thu thập thông tin qua việc trao đổi trực tiếp với CBQL và GV để nắm bắt thông tin phục vụ cho công tác nghiên cứu đề tài.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

7.2.3. Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng phần mềm SPSS để tính toán xử lý các số liệu sau khi thu thập được từ việc nghiên cứu thực trạng.

Quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở các trường tiểu học huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh - 3


8. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý ứng dụng CNTT trong học tập của học sinh ở các trường tiểu học.

Chương 2. Thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong học tập của học sinh ở các trường tiểu học huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh.

Chương 3. Biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong học tập của học sinh ở các trường tiểu học huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh.


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề‌

1.1.1 Trên thế giới‌

Ngày nay, cuộc sống con người ngày càng hiện đại hơn, xã hội càng lúc càng văn minh hơn là do ảnh hưởng một phần không nhỏ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Ngoài ra nó càng có tác động mạnh mẽ trong ngành giáo dục và đào tạo ở các nước trên thế giới. Bên cạnh đó, việc ứng dụng CNTT (ƯDCNTT) vào ngành giáo dục đã trở thành một điều hết sức cấp thiết ở các nước. Việc ƯDCNTT vào dạy học là một chủ đề lớn được UNESCO chính thức đưa ra thành chương trình hành động trước ngưỡng cửa của thế kỉ XXI và còn dự báo rằng CNTT chắc chắn sẽ làm thay đổi cơ bản nền giáo dục của tất cả các nước.

Một số nước trên thế giới đã xem việc ƯDCNTT như là một động lực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội. Trên cơ sở ứng dụng CNTT, nhiều quốc gia đã xây dựng chiến lược ứng dụng CNTT, đặc biệt là ở các nước phát triển, trong đó bộ phận quan trọng của chiến lược này là xác định cách thức đưa kiến thức tin học vào dạy trong nhà trường. Theo các tư liệu tổng hợp, đặc biệt là của UNESCO, hầu hết các nước đều đưa các kiến thức Tin học, kỹ năng cơ bản của CNTT vào giảng dạy ở trường phổ thông, đặc biệt là từ cấp Tiểu học theo nhiều hình thức tổ chức dạy học khác nhau. Qua đó cho thấy CNTT đã trở thành vấn đề mang tính toàn cầu và nó được đưa vào các trường học. Tại diễn đàn hợp tác kinh tế các nước Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) lần thứ hai diễn ra ngày 07 tháng 4 năm 2000 về “Giáo dục trong xã hội học tập ở thế kỉ XXI”, Bộ trưởng Giáo dục các nước thành viên đã khẳng định tầm quan trọng của CNTT trong xã hội học tập. Qua diễn đàn, Bộ trưởng


Giáo dục các nước đã khẳng định vai trò mũi nhọn và tiềm năng rộng lớn của CNTT trong dạy học. CNTT mang đến sự đổi mới về cách dạy, cách học cho mọi cấp học, bậc học. Ngoài ra CNTT cũng tạo điều kiện rất tốt cho việc hợp tác nghiên cứu khoa học, học tập từ xa và học tập suốt đời. ƯDCNTT trong các hoạt động giáo dục chính là giải pháp mang tính chiến lược của mỗi quốc gia. Khẳng định vai trò mũi nhọn của CNTT trong giáo dục và đạo tạo, tác giả Chrits Abbott nói rằng “CNTT và Truyền thông đang thay đổi bộ mặt của giáo dục” (Nguyễn Thành Giang, 2014).

Tại Canađa, gần đây việc giới thiệu phần mềm dạy toán học trên cơ sở máy tính (The learning Equation Mathematics) đã đem lại thành tích nổi bật so với những em học sinh sử dụng sách giáo khoa truyền thống. Đó là phần mềm dành cho những em học sinh lớp 9 đề cập kiến thức về toán học và những kỹ năng liên quan đến số học, mô hình và hình dạng. Nhưng phần mềm này mới chỉ đưa vào dạy học bộ môn toán, nếu áp dụng cho các môn học khác thì có lẽ lại không phù hợp và hiệu quả (Trần Khánh, 2007).

Tác giả Jeannette Vos – Gorden Dryden, trong cuốn Cách mạng học tập những yếu tố và phương pháp để học tập tốt có đề cập đến vai trò của máy vi tính đối với giáo viên và học sinh: “Máy vi tính với công nghệ tiên tiến cao có khả năng phục vụ những người thầy phụ đạo và như những thư viện, cung cấp thông tin và ý kiến phản hồi nhanh chóng cho từng học sinh”. Có thể nói, cuốn sách Cách mạng học tập những yếu tố và phương pháp để học tập tốt đã được hai tác giả nổi tiếng (Jeannette Vos và Gorden Dryden) đưa ra thông điệp: chúng ta cần có một cuộc cách mạng về học tập để tương xứng với cuộc cách mạng tri thức (Trần Khánh, 2007).

Tại Anh cũng có các chương trình quản lý ƯDCNTT trong việc DH cho người lớn. Mọi người có cơ hội tiếp cận trực tiếp với mạng Internet thông qua mạng lưới 2000 trung tâm “học tập trực tiếp” và 6000 trung tâm qua mạng Internet ở tại cộng đồng (Trần Khánh, 2007).


Ở các trường trung học ở Úc, CNTT được dạy như một chủ đề riêng biệt hoặc được tích hợp vào các môn học. Việc dạy học trực tuyến, triển khai học liệu điện tử được sử dụng ngày càng rộng rãi và phát huy hiệu quả rất tốt trong đổi mới phương pháp DH. Công nghệ truyền thông đa phương tiện, công nghệ mạng và Internet được sử dụng rất hiệu quả. Các công nghệ này có thể giúp người học có thể học ở mọi nơi, học ở mọi lúc, học suốt đời, dạy cho mọi người với trình độ tiếp thu khác nhau, GV được đào tạo thường xuyên về CNTT và mỗi GV được cấp một máy tính xách tay để sử dụng (Nguyễn Thành Giang, 2014).

Ở Châu Á, thì Nhật Bản xây dựng chương trình Quốc gia có tên: “Kế hoạch một xã hội thông tin – mục tiêu quốc gia đến năm 2000” đã được công bố từ những năm 1972.

Năm 1981 Singapore thông qua một đạo luật về Tin học hóa Quốc gia quy định ba nhiệm vụ: Một là, thực hiện việc tin học hóa mọi công việc hành chính và hoạt động của Chính phủ. Hai là, phối hợp giáo dục và đào tạo, tin học. Ba là, phát triển và thúc đẩy công nghiệp dịch vụ tin học ở Singapore. Một Ủy ban máy tính Quốc gia (NCB) được thành lập để chỉ đạo công tác đó.

Tại Hàn Quốc, CNTT được tích hợp với tỉ lệ ngày càng cao ở các môn học nhằm nâng cao kĩ năng tư duy cho HS, đồng thời Internet đã được trang bị cho tất cả các trường học để phục vụ cho nhu cầu DH (Nguyễn Thành Giang, 2014).

Từ năm 1999, Malayxia đã triển khai mô hình “Trường học thông minh”, tất cả các trường học đều sử dụng phần mềm DH trong các hoạt động DH. Để thực hiện mục tiêu giáo dục đã đặt ra, các nhà hoạch định chính sách Malayxia chú trọng việc trang bị, phát triển kiến thức và kĩ năng ƯDCNTT cho đội ngũ CBQL, GV và HS, đồng thời coi CNTT vừa là một môn học trong chương trình, vừa là công cụ quan trọng trong giáo dục HS (Đào Thái Lai, 2006).


Nhìn chung, việc ƯDCNTT vào phát triển giáo dục trên thế giới hiện nay đã mang lại hiệu quả cao trong mọi lĩnh vực của đời sống, khoa học kĩ thuật. Muốn đẩy mạnh ƯDCNTT trong giáo dục, cần có đảm bảo các yếu tố về cơ sở hạ tầng CNTT, về nhân lực, vật lực và tài lực.

1.1.2. Ở Việt Nam‌

Ở nước ta, đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo, CNTT làm thay đổi hoàn toàn phương pháp, phương thức dạy và học, nhất là khi nền giáo dục của nước ta bước sang thế kỉ 21, thế kỉ của CNTT. Vào đầu những năm 80, ngành giáo dục nhận thức được sự cần thiết phải trang bị cho thế hệ trẻ các kiến thức phổ thông về tin học. Đến năm 1985, những kiến thức nhập môn tin học đã được triển khai dạy thí điểm ở một số địa phương. Từ năm học 1990 - 1991, một số kiến thức tin học đã chính thức được đưa vào dạy trong chương trình của lớp 10 THPT. Việc ƯDCNTT trong giáo dục và đào tạo bước đầu cũng có thể xem là việc đưa kiến thức tin học vào dạy trong nhà trường.

Vào năm 1993, Chính phủ đã ban hành Nghị Quyết số 49/CP nhằm xác định chính sách toàn diện về ƯDCNTT ở nước ta trong những năm 90, với mục tiêu “Xây dựng những nền móng bước đầu vững chắc cho một kết cấu hạ tầng về CNTT trong xã hội, có khả năng đáp ứng các yêu cầu cơ bản về CNTT trong quản lí Nhà nước và các hoạt động kinh tế, xã hội, … góp phần chuẩn bị cho nước ta có vị trí xứng đáng trong khu vực khi bước vào thế kỉ XXI” (Chính phủ, 1993)

Một sự kiện không thể không được nhắc đến là vào năm 1997, nước ta đã tham gia việc kết nối vào mạng toàn cầu và đến thời điểm này Việt Nam đã trở thành quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng Internet nhanh nhất khu vực và nằm trong số những quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất.

Trước sự phát triển của CNTT, Nghị quyết TW2 Khóa VIII của Đảng đã nhấn mạnh: “Đổi mới mạnh phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học,


từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện vào quá trình dạy và học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của HS…” (Đảng Cộng Sản Viêt Nam, 1996).

Mặt khác, tại các cơ quan quản lý nhà nước đã có Đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước (2001 -2005) ban hành kèm theo Quyết định số: 112/2001/QĐ - TTg ngày 25/7/2001 của Thủ tướng Chính phủ về giáo dục,... Chỉ thị 58/CT - TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nêu rõ việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác GD&ĐT. Chỉ thị chỉ rõ: “Đẩy mạnh ƯDCNTT trong công tác GD&ĐT ở các cấp học, bậc học, ngành học. Phát triển các hình thức đào tạo từ xa phục vụ nhu cầu học tập của toàn xã hội. Đặc biệt tập trung phát triển mạng máy tính phục vụ cho GD&ĐT, kết nối Internet với tất cả các cơ sở GD&ĐT” (Đảng Cộng Sản Viêt Nam, 2000).

Nhận rõ vai trò quan trọng của CNTT trong sự phát triển của đất nước, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ra Chỉ thị 55/2008, ngày 30/9/2008 nêu rõ: “CNTT là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và hỗ trợ đổi mới quản lí giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Phát triển nguồn nhân lực CNTT và ƯDCNTT trong giáo dục là nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết định sự phát triển CNTT của đất nước”. Ngoài ra theo kế hoạch tổng thể ƯDCNTT của Cục CNTT thuộc Bộ GD&ĐT được thực hiện bởi dự án Việt - Bỉ về “Nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng GV tiểu học và trung học cơ sở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam”, từ năm học 2008 -2009 sẽ “Tích hợp ICT vào các môn học, E – Leaning/ M – Leaning/ U – Leaning, lớp học ảo và giáo dục suốt đời, phát triển nội dung số - Digital education contents, học liệu, kho bài giảng điện tử” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, Cơ quan Hợp tác kĩ thuật Bỉ, 2009).

Mục tiêu kế hoạch đến năm 2015, Việt Nam có khoảng 30% số lượng sinh viên CNTT, điện tử, viễn thông sau khi tốt nghiệp ở các trường đại học


có đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để tham gia thị trường lao động quốc tế; đảm bảo 100% HS trung cấp chuyên nghiệp và học nghề được đào tạo các kiến thức và kỹ năng ứng dụng về CNTT; 100% HS THCS và 80% HS tiểu học được học tin học. Cũng vào giai đoạn 2015, 65% số GV có đủ khả năng ứng dụng CNTT để hỗ trợ cho công tác giảng dạy, bồi dưỡng. Đến cuối năm 2015, 100% giảng viên đại học, cao đẳng, GV dạy nghề, SV … có máy tính dùng riêng (Chính phủ, 2005).

Ngoài ra trong dạy học, CNTT được sử dụng như là một công cụ lao động, giúp các thầy cô giáo nâng cao chất lượng dạy học. HS thì có thể sử dụng máy tính như một công cụ học tập hình thành kiến thức mới. Việc sử dụng CNTT đã mở ra hướng liên kết thông tin liên tục giữa phụ huynh và GV, giúp các bậc cha mẹ quản lý được thời khóa biểu và tình hình kiến thức của con em mình để giúp tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình. Như vậy, ứng dụng CNTT vào giáo dục là một xu thế mới của nền giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai lâu dài. Tuy nhiên quản lý hoạt động ứng dụng CNTT như thế nào trong các nhà trường tiểu học cho có hiệu quả đang còn là một vấn đề phải xem lại.

Và thời gian gần đây, các hội nghị, hội thảo hay trong các đề tài nghiên cứu khoa học về CNTT và giáo dục đều có đề cập đến vấn đề quản lý ứng dụng CNTT trong giáo dục và khả năng áp dụng vào môi trường đào tạo ở Việt Nam như: Hội thảo nâng cao chất lượng đào tạo tại Đại học Quốc gia Hà Nội trong năm 2000; Hội thảo khoa học quốc gia lần thứ nhất về nghiên cứu phát triển và ứng dụng CNTT và truyền thông ICT 2/2003, lần thứ 2 ICT 9/2004; Hội thảo khoa học “Nghiên cứu và triển khai E-learning” do viện CNTT (Đại học Quốc gia Hà Nội) và khoa CNTT (Đại học Bách khoa Hà Nội) phối hợp tổ chức đầu tháng 3/2005 là hội thảo khoa học về ứng dụng trong hệ thống giáo dục đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam…

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/02/2023