Chính sách phát triển GD&ĐT trong bối cảnh triển khai “Đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT” (theo nghị quyết 29-NQ/TƯ) hiện nay cũng tác động mạnh mẽ đến quản lý ứng dụng CNTT tại các trường tiểu học.
1.6.3. Tác động từ nhận thức, thái độ của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về công nghệ thông tin
Trong công tác quản lý cũng như trong hoạt động dạy học, việc nhận thức luôn giữ vai trò quan trọng và chiếm vị trí hàng đầu vì nó tạo ra sự đồng thuận và thống nhất để đi đến thành công.
Đối với CBQL: Là người đứng đầu các cấp, có vị trí tiên phong nên hơn ai hết CBQL cần phải gương mẫu, đi đầu trong việc nhận thức tầm quan trọng ứng dụng CNTT trong trường học. Khi có nhận thức đúng đắn thì CBQL sẽ có động lực, quyết tâm để xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và giám sát việc ứng dụng CNTT đơn vị thuộc quyền quản lý của mình. Bên cạnh đó CBQL sẽ có sự quan tâm, tạo điều kiện, động viên kịp thời để việc ứng dụng CNTT trong dạy học được triển khai đồng bộ và hiệu quả. Nhà quản lý cần nắm rõ điều kiện thực tế của đơn vị, có tầm nhìn xa để nắm bắt được thực tại từ đó lập các kế hoạch cho những định hướng tương lai.
Đối với giáo viên: Là người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ ứng dụng CNTT trong dạy học do đó cần có sự hiểu biết sâu sắc về trách nhiệm của mình để đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Mỗi giáo viên khi nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết phải đưa CNTT vào bài giảng thì sẽ truyền được nguồn cảm hứng cho học trò. Sự nhận thức đúng đắn của giáo viên cũng chính là tạo sự thành công cho bản thân cũng như giúp nhà quản lý hoàn thành nhiệm vụ trong công tác chỉ đạo, điều hành.
Nhận thức, thái độ của học sinh: Nhận thức, thái độ của học sinh về ứng dụng CNTT ảnh hưởng trực tiếp hiệu quả ứng dụng CNTT trong học tập. Khi học sinh thấy được vai trò, tác dụng việc ứng dụng CNTT sẽ tạo ra động lực để học hỏi và tìm hiểu. Bởi vậy, người giáo viên định hướng và hình thành ở học sinh có được những phẩm chất và năng lực như: có động cơ và thái độ học tập đúng đắn, tự giác, tích cực trong học tập, có ý thức trách nhiệm về kết quả học tập của mình, có năng lực về CNTT và phương pháp tự học với CNTT ở mọi lúc, mọi nơi, bằng mọi cách.
1.6.4. Trình độ về công nghệ thông tin của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên
Đối với CBQL: Năng lực của CBQL quyết định đến hiệu quả và chất lượng của mọi hoạt động quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học. CBQL có nghiệp vụ vững vàng, có trình độ hiểu biết sâu rộng về khoa học kỹ thuật và CNTT cùng với phương pháp quản lý, năng lực tổ chức điều hành tốt, có uy tín thì việc ứng dụng CNTT trong dạy học sẽ đạt hiệu quả cao.
Đối với giáo viên: Trình độ của giáo viên có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng việc ứng dụng CNTT trong dạy học. Bên cạnh phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn cao, kết hợp với trình độ CNTT nhanh nhạy cùng với kiến thức về thực tiễn sẽ giúp giáo viên có thể linh hoạt, sáng tạo và đổi mới PPDH để mỗi bài giảng sẽ đạt hiệu quả nhất. Để giáo viên có thể ứng dụng CNTT trong dạy học thì mỗi nhà giáo phải có tinh thần học tập, nhiệt tình và kiên trì để có được kiến thức về CNTT nhờ đó có thể đạt được mục tiêu của giáo dục hiện đại cũng như đáp ứng chuẩn nghề nghiệp hiện nay.
Đối với học sinh: Năng lực và trình độ học sinh về CNTT sẽ ảnh hưởng chất lượng ứng dụng CNTT trong học tập; tạo điều kiện cho việc tiếp thu nhanh chóng và dễ dàng nhất là những công nghệ mới. Để ứng dụng CNTT trong học tập đạt hiệu quả cao, học sinh cần được cung cấp kiến thức tinh giản, cơ bản và có ý nghĩa ứng dụng cao trong thực tiễn.
1.6.5. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị về công nghệ thông tin
Ứng dụng CNTT trong DH phải gắn liền với những yêu cầu được trang bị đồng bộ hạ tầng kỹ thuật CNTT, về CSVC, thiết bị CNTT, kinh phí phục vụ. Vì vậy, nhà quản lý cần phải có kế hoạch xây dựng, sử dụng hiệu quả và bảo quản tốt CSVC, thiết bị CNTT tại cơ sở mình quản lý. Muốn vậy, phải có những biện pháp huy động nhiều nguồn lực hỗ trợ, kể cả nguồn lực ở trong và ngoài trung tâm, để đầu tư trang bị ngày càng đồng bộ và hiện đại hoá hệ thống CSVC, thiết bị CNTT phục vụ tốt nhất cho hoạt động DH.
Tăng cường trang bị thêm về cơ sở vật chất, máy tính và mạng máy tính là điều kiện cơ sở để tiến hành các hoạt động về ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học trong các nhà trường.
Tiểu kết chương 1
CNTT là tập hợp các quan điểm và phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội. CNTT có vai trò đặc biệt quan trọng, nó vừa là công cụ cần thiết, phục vụ hiệu quả quá trình quản lý trong nhà trường vừa là tài sản của người quản lý. Hiện nay CNTT được xem là công cụ đắc lực nhất hỗ trợ đổi mới QLGD, góp phần nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. Với vai trò của CNTT nêu trên, với yêu cầu mới của thời đại và để đáp ứng được mục tiêu giáo dục, thì việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường tiểu học là cần thiết.
Quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học ở trường tiểu học bao gồm các nội dung: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học; Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức và trình độ ứng dụng CNTT trong dạy học cho đội ngũ CBQL, giáo viên; quản lý ứng dụng CNTT trong giảng dạy của giáo viên; quản lý ứng dụng CNTT trong học tập của học sinh; quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật đảm bảo cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học; kiểm tra, đánh giá kết quả ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường tiểu học.
Có nhiều yếu tố tác động đến quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở nhà trường, đó là: Tác động từ sự phát triển khoa học công nghệ; tác động từ cơ chế chính sách phát triển giáo dục; tác động từ nhận thức, thái độ và năng lực, trình độ của CBQL, giáo viên và học sinh về CNTT; tác động từ cơ sở hạ tầng, trang thiết bị về công nghệ thông tin. Trong quản lý giáo dục, các yếu tố khách quan có vai trò hỗ trợ, tạo điều kiện, thúc đẩy, còn các yếu tố chủ quan mới chính là yếu tố đóng vai trò quyết định đến hiệu quả việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường tiểu học.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA
HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐÔNG, TỈNH ĐIỆN BIÊN
2.1. Khái quát về các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia tại huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên
2.1.1. Mạng lưới trường lớp và cơ sở vật chất
Huyện Điện Biên Đông là một huyện miền núi thuộc tỉnh Điện Biên được thành lập theo Nghị định số 59/ CP, ngày 7 tháng 10 năm 1995), với diện tích tự nhiên là 1.206,39 km2, dân số 48.990 người, có khoảng 40% đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống. Mạng lưới các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia trong toàn huyện đến năm học 2018-2019 là 7 trường tiểu học, 100 Lớp, 2124 học sinh; bình quân mỗi trường 14 lớp, 303 học sinh, quy mô số lớp ở các trường đồng đều. Tuy đã được Huyện ủy UBND Huyện, Phòng GD&ĐT huyện Điện Biên Đông, Đảng ủy và Chính quyền cơ sở quan tâm, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như: Nhà điều hành, phòng học bộ môn, nhà công vụ, các công trình phụ khác theo quy hoạch khuôn viên trường và đầu tư cơ sở vật chất khác như: trang thiết bị, đồ dùng dạy học, bàn, ghế, điện, nước; nhưng còn hạn chế, do đã lâu năm, cũ đi và dùng nhiều nên đã hỏng, xuống cấp; nên số phòng học, bàn, ghế, hệ thống điện, nước tới thời điểm hiện tại là thiếu nhiều; do đó chỉ đáp ứng phần nào cho việc phục vụ giảng dạy và học tập, cũng như phục vụ cho các hoạt động giáo dục khác của các nhà trường.
Những năm gần đây sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện Điện Biên Đông đã đạt được những thành tích nhất định, chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo dần được nâng cao và phát triển toàn diện, củng cố mạng lưới trường học, phát triển quy mô giáo dục, tạo sự đồng đều về chất lượng giữa các vùng, xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh và có hiệu quả đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa xã hội ở huyện Điện Biên Đông. Quy hoạch xây dựng mạng lưới trường lớp theo hướng chuẩn Quốc gia luôn được sự quan tâm sâu sát của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương cùng các cấp quản lí giáo dục mà trực tiếp là Huyện ủy, UBND huyện Điện Biên Đông, Phòng GD&ĐT huyện Điện Biên Đông và nhân dân trong Huyện, nhằm thực
hiện nghị quyết Đảng bộ huyện Điện Biên Đông lần thứ II về giáo dục đào tạo và đề án phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2015-2020.
2.1.2. Chất lượng giáo dục
Chất lượng rèn luyện và kết quả học tập của 7 trường trên địa bàn huyện Điện Biên Đông như sau:
- Về hạnh kiểm: Tốt: 78.05%, Đạt: 21.95%, Cần cố gắng: 0%.
- Về học lực: Hoàn thành tốt: 26.07%, Hoàn thành: 73.93%, Chưa hoàn thành: 0%.
- Học sinh đủ điều kiện tốt nghiệp tiểu học hằng năm là 100%.
Chất lượng rèn luyện và giáo dục của học sinh huyện Điện Biên Đông còn khiêm tốn và chưa ổn định so với chất lượng chung của toàn Tỉnh như tỷ lệ học sinh giỏi, tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp. Học sinh tiểu học toàn Huyện đã mới được tiếp cận và học tập trong môi trường CNTT, bước đầu đã thể hiện một số kĩ năng kĩ thuật số. Có được những kết quả trên đây là do:
- Phòng GD&ĐT chỉ đạo các trường thực hiện nghiêm túc các phong trào, các cuộc vận động do Bộ GD&ĐT đã khởi xướng.
- Toàn Huyện có đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên đủ về số lượng, cơ cấu đồng đều; Trình độ chuyên môn và quản lí hầu hết đạt chuẩn và trên chuẩn; về bản bước đầu đã tiếp cận được phương pháp dạy học hiện đại có ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu suất giờ lên lớp.
- Hiệu trưởng các nhà trường đã chỉ đạo thực hiện các hoạt động bồi dưỡng chuyên đề về đổi mới phương pháp, cách đánh giá học sinh được vận dụng sáng tạo trong tiết dạy, các hoạt động thi đua hai tốt đã nâng cao chất lượng giảng dạy và tạo ra phong trào thi đua trong toàn ngành.
2.1.3. Tổ chức khảo sát
2.1.3.1. Mục đích khảo sát
Nhằm đánh giá đầy đủ, toàn diện về thực trạng ứng dụng CNTT và quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường tiểu học đạt chuẩn trên địa bàn huyện Điện Biên Đông, thông qua đó làm cơ sở thực tiễn để đề xuất hệ thống biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường tiểu học đạt chuẩn trên tại huyện Điện Biên Đông đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
2.1.3.2. Nội dung khảo sát
Nhận thức của đội ngũ CBQL, giáo viên về tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT và quản lý ứng dụng CNTT trong trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
Thực trạng sử dụng CNTT của giáo viên và học sinh trong hoạt động dạy và học.
Khả năng đáp ứng của hệ thống CNTT đã cung ứng đối với các yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học của các nhà trường trong giai đoạn hiện nay.
Công tác quản lý sử dụng CNTT ở nhà trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
2.1.3.3. Đối tượng khảo sát
Khảo sát 14 CBQL và 60 GV và 180 học sinh của 07 trường tiểu học đạt chuẩn trên địa bàn huyện Điện Biên Đông.
2.1.3.4. Phương pháp khảo sát
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn, tham khảo ý kiến chuyên viên cán bộ quản lý phòng giáo dục đào tạo huyện Điện Biên Đông, phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên làm sáng tỏ biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học tại trường tiểu học đạt chuẩn tại huyện Điện Biên Đông.
- Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động dạy của GV và học của HS, quan sát các biện pháp quản lý việc thực hiện ứng dụng CNTT trong dạy học tại trường tiểu học đạt chuẩn tại huyện Điện Biên Đông.
- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ hoạt động: Nghiên cứu các quyết định quản lý, các tài liệu văn bản, các kế hoạch hoạt động, báo cáo tổng kết công tác quản lý thực hiện ứng dụng CNTT trong dạy học tại trường tiểu học đạt chuẩn tại huyện Điện Biên Đông.
2.1.3.5. Phương pháp xử lý số liệu
Để đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT và quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên tác giả tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi. Sử dụng toán thống kê để xử lý kết quả khảo sát.
Đối với phiếu điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, kết quả khảo sát được tính theo %.
Đối với phiếu điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, mỗi chỉ tiêu được đánh giá ở
4 mức, mỗi mức được gán với một số điểm nhất định: tốt (4 điểm), khá (3 điểm), trung bình (2 điểm), yếu (1 điểm); đầy đủ (4 điểm), tương đối đầy đủ (3 điểm), thiếu (2 điểm), không có (1 điểm). Ở mỗi mức tính tổng điểm ( X ). Mỗi chỉ tiêu được tính
tổng điểm các mức (∑) và điểm trung bình cộng ( X ) sau đó xếp theo thứ bậc để đánh giá mức độ đạt được của mỗi chỉ tiêu. Mức điểm bình quân của mỗi nội dung: (4+3+2+1)/4 = 2,5 điểm. Công thức tính điểm trung bình (ĐTB) của mỗi nội dung
được xác định như sau:
X =
Với: : là điểm được cho ứng với mỗi nội dung . i là số người cho điểm xi nội dung tương ứng
N là tổng số người cho điểm mỗi nội dung
Do phiếu điều tra được dành cho 2 đối tượng: CBQL, giáo viên nên mức độ đánh giá ở mỗi chỉ tiêu là khác nhau, có thể có những chỉ tiêu CBQL đánh giá cao nhưng giáo viên các nhà trường lại đánh giá thấp hoặc ngược lại. Để tìm ra tương quan thuận nghịch giữa 2 mức độ đánh giá, tác giả sử dụng công thức Spearman để kết luận tính khách quan của 2 mức độ đánh giá.
2.2. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên
2.2.1. Thực trạng cơ sở vật chất trong ứng dụng công nghệ thông tin ở trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia
Tiêu chuẩn Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học tại trường tiểu học được quy định tại Điều 7 Quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư 42/2012/TT-BGDĐT như sau: Ngoài các yêu cầu về khuôn viên nhà trường, bàn ghế, lớp học…thì một trong những tiêu chí để đánh giá trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia là phải có các loại máy văn phòng (máy tính, máy in) phục vụ công tác quản lý và giảng dạy, máy tính nối mạng internet phục vụ các hoạt động giáo dục đáp ứng yêu cầu. Qua điều tra 07 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2.1. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ việc ứng dụng thông tin trong các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia
Trường tiểu học | Máy tính | Máy in, máy photo | Máy chiếu protector | Phòng máy tính | Phòng đa năng | ||||
Tổng | Dùng được | Tổng | Dùng được | Tổng | Dùng được | ||||
1 | Thị Trấn | 20 | 20 | 2 | 2 | 1 | 1 | 1 | 1 |
2 | Na Phát | 15 | 14 | 2 | 2 | 1 | 1 | 1 | 0 |
3 | Nong U | 17 | 16 | 2 | 2 | 1 | 1 | 1 | 0 |
4 | Keo Lôm | 20 | 19 | 3 | 3 | 2 | 2 | 1 | 0 |
5 | Luân Giói | 18 | 18 | 2 | 2 | 1 | 1 | 1 | 1 |
6 | Suối Lư | 19 | 19 | 3 | 3 | 2 | 2 | 1 | 0 |
7 | Nậm Ngám | 20 | 19 | 2 | 2 | 1 | 1 | 1 | 0 |
Tổng | 129 | 125 | 16 | 16 | 9 | 129 | 7 | 2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Vị Trí, Vai Trò, Nhiệm Vụ Và Quyền Hạn Của Nhà Trường Tiểu Học
- Hoạt Động Dạy Học Ở Trường Tiểu Học Đạt Chuẩn Quốc Gia
- Khả Năng Ứng Dụng Cntt Trong Dạy Học Ở Trường Tiểu Học Đạt Chuẩn Quốc Gia
- Nhận Thức Của Cán Bộ Quản Lý, Giáo Viên Về Sự Cần Thiết Phải Ứng Dụng Của Công Nghệ Thông Tin Trong Dạy Học Ở Trường Tiểu Học Đạt Chuẩn
- Kết Quả Đánh Giá Thực Trạng Tổ Chức Thực Hiện Kế Hoạch Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Dạy Học
- Thực Trạng Quản Lý Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Hoạt Động Học Của Học Sinh
Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.
- Phòng máy tính và máy tính:
100% các trường đều được trang bị 1 phòng máy tính phục vụ cho việc dạy học tin học cho học sinh. Các trường tiểu học đều trang bị máy tính sử dụng cho việc ứng dụng CNTT vào dạy học như một phương tiện hỗ trợ dạy học. Qua thực tiễn máy tính được trang bị theo đợt, thời gian giữa các đợt quá dài dẫn đến máy tính mới đưa về sử dụng được thì máy tính mới đã xuống cấp.
Mặc dù có phòng máy tính nhưng tỉ lệ phòng máy trên một lớp học còn thấp. Có trường HS thỉnh thoảng mới được thực hành trên máy tính vì điểm trường ở xa trung tâm. Hơn nữa, với các trường như vậy thì ngay cả trường có đủ phòng để dạy tin học cũng không đủ để tiến hành tổ chức các hình thức ứng dụng CNTT vào dạy học một cách phong phú như học trên máy tính, học qua mạng… 100% các trường đã nối mạng internet. Tại các trường tiểu học toàn bộ máy tính giảng dạy và dùng cho quản lý đều được nối mạng hoàn toàn. Đây là một trong những thuận lợi để các trường có thể đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học.
- Máy in, máy photocopy:
Với lượng máy in, máy photocopy hiện có của các trường thì chưa đủ để đáp ứng các nhu cầu phục vụ hành chính và nhu cầu dạy học trong nhà trường như phô tô đề kiểm tra, tư liệu giảng dạy và học tập…
- Máy chiếu hắt: Máy chiếu hắt là một phương tiện kỹ thuật dạy học dễ sử dụng và rất tiện lợi cho việc tổ chức để thầy trò tiến hành các hoạt động dạy và học.