Sự Phát Triển Của Khoa Học Kỹ Thuật Và Công Nghệ Thông Tin

là điều kiện đặc trưng để phát triển du lịch, ví dụ như: các cuộc thi đấu thể thao quốc tế, các cuộc kỷ niệm tín ngưỡng hoặc chính trị, các đại hội, liên hoan...

3.5 Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển tạo điều kiện cho hoạt động du lịch trở nên dễ dàng và nhanh chóng. Phương tiện giao thông vận tải ngày càng hiện đại và hoàn thiện làm cho chúng ta có thể đi đến mọi nơi trên trái đất một cách dễ dàng trong một khoảng thời gian rất ngắn. Phương tiện truyền thông và thông tin liên lạc cho phép chúng ta có thể cập nhật tất cả các thông tin cần thiết về các nơi du lịch hấp dẫn trên thế giới mà không cần phải đi đâu cả. Công nghệ thông tin là phương tiện hữu hiệu để quảng bá hình ảnh một đất nước cho bạn bè thế giới, nhờ đó mà thu hút ngày càng nhiều du khách đến tham quan.

3.6 Các yếu tố khác

Ngoài các yếu tố nêu trên, phải kể đến một số yếu tố tự thân làm nảy sinh nhu cầu đi du lịch, đó là thời gian rỗi, thu nhập, trình độ dân cư.‌

Con người không thể đi du lịch nếu không có thời gian và một số tiền nhất định để trang trải cho các nhu cầu tiêu dùng các dịch vụ du lịch như đã phân tích ở trên. Bên cạnh đó, sự phát triển của du lịch còn phụ thuộc vào trình độ văn hoá chung của nhân dân ở một đất nước. Nếu trình độ văn hóa chung của cộng đồng được nâng cao, nhu cầu đi du lịch của nhân dân nước đó tăng lên rõ rệt. Tại các nước phát triển, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu của con người. Mặt khác, nếu trình độ dân trí cao, đất nước đó khi phát triển, du lịch sẽ đảm bảo phục vụ du khách một cách văn minh, lịch sự và thu hút ngày càng đông đảo du khách. Ngược lại, những hành vi thiếu văn hoá sẽ là nhân tố cản trở du lịch phát triển.

II. KHÁI NIỆM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

1. Phát triển

Theo lý thuyết tăng trưởng và phát triển kinh tế của kinh tế học phát triển, tăng trưởng kinh tế là một phạm trù kinh tế diễn tả động thái biến đổi về mặt lượng của nền kinh tế của một quốc gia. Để đo lường kết quả sản xuất xã hội hàng năm, các nước có nền kinh tế thị trường vẫn thường sử dụng 2 loại chỉ tiêu kinh tế tổng hợp: Tổng sản phẩm quốc dân (Gross National Product, viết tắt là GNP), Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product, viết tắt là GDP). Các chỉ tiêu này phản ánh mức tăng trưởng sản xuất hàng hoá và dịch vụ của mỗi quốc gia sau một giai đoạn nhất định nào đó được biểu thị bằng chỉ số % (thường là 1 năm).

Phát triển kinh tế là khái niệm có nội dung phản ánh rộng hơn so với khái niệm tăng trưởng kinh tế. Nếu như tăng trưởng kinh tế về cơ bản chỉ là sự gia tăng thuần tuý về mặt lượng của các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp: GNP, GNP/đầu người hay GDP, GDP/đầu người... thì phát triển kinh tế ngoài việc bao hàm quá trình gia tăng đó còn có một nội hàm phản ánh rộng lớn hơn, sâu sắc hơn, đó là những biến đổi về mặt chất của nền kinh tế - xã hội mà trước hết là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và kèm theo đó là việc không ngừng nâng cao mức sống toàn dân, trình độ phát triển văn minh xã hội thể hiện ở hàng loạt tiêu chí như thu nhập thực tế, tuổi thọ trung bình, tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh, trình độ dân trí, bảo vệ môi trường và khả năng áp dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật vào phát triển kinh tế - xã hội...

Với nội hàm rộng lớn trên đây, về cơ bản, khái niệm phát triển kinh tế đã đáp ứng được các nhu cầu đặt ra cho sự phát triển toàn diện nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội... Tuy nhiên như đã biết, trong khoảng hơn hai thập niên vừa qua, do xu hướng hội nhập, khu vực hoá, toàn cầu hoá phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn nên đã nảy sinh nhiều vấn đề dù là ở phạm vi từng quốc gia, lãnh thổ riêng biệt, song lại có ảnh hưởng chung đến sự phát triển của cả khu vực và toàn thế giới, trong đó có những vấn đề cực kỳ phức tạp,

nan giải đòi hỏi phải có sự chung sức của cả cộng đồng nhân loại, ví dụ như: môi trường sống, thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, khủng bố... Từ đó đòi hỏi sự phát triển của mỗi quốc gia, lãnh thổ và cả thế giới phải được nâng lên tầm cao mới cả về chiều rộng và chiều sâu của sự hợp tác, phát triển. Thực tiễn đó đã thúc đẩy sự ra đời một khái niệm mới về phát triển mang nội hàm phản ánh tổng hợp hơn, toàn diện hơn tất cả các khái niệm về tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế..., đó là khái niệm phát triển bền vững.

2. Phát triển bền vững

Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa. Khái niệm "phát triển bền vững" nhấn mạnh đến khả năng phát triển kinh tế liên tục lâu dài, không gây ra những hậu quả khó khôi phục ở những lĩnh vực khác, nhất là thiên nhiên. Phát triển mà làm hủy hoại môi trường là một phát triển không bền vững, phát triển mà chỉ dựa vào những loại tài nguyên có thể cạn kiệt là một phát triển không bền vững. Có người còn thêm rằng lối phát triển phụ thuộc quá nhiều vào ngoại lực (như FDI) cũng là khó bền vững, vì nguồn ấy có nhiều rủi ro, không chắc chắn. Nói ngắn gọn, phát triển là không bền vững nếu nó không thể giữ lâu, nền kinh tế chóng rơi vào khủng hoảng, hay ít nhất cũng chậm lại trong tương lai. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa... riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó.

Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học".

Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Futur) của ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED (nay là ủy ban Brundtland). Báo cáo này ghi rõ: Phát triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai...". Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội... phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - môi trường.

Như vậy, khái niệm "Phát triển bền vững" được đề cập trong báo cáo Brundtlan với một nội hàm rộng, nó không chỉ là nỗ lực nhằm hoà giải kinh tế và môi trường hay thậm chí phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường mà còn bao hàm những khía cạnh chính trị xã hội, đặc biệt là bình đẳng xã hội.

Một số quan điểm cho rằng khái niệm "Phát triển bền vững' mới chỉ dừng lại ở cấp độ lý thuyết mơ hồ và phức tạp, tuy nhiên nó đã có những đóng góp nhất định. "Phát triển bền vững” là khái niệm mới ở Việt Nam. Việc tiến hành xây dựng và thao tác hoá khái niệm này phù hợp với thực tiễn đất nước và bối cảnh thế giới hiện nay sẽ có ý nghĩa quan trọng. Các nghiên cứu khoa học môi trường, khoa học xã hội, trong đó đặc biệt là kinh tế học, xã hội học, và luật học hy vọng sẽ có nhiều đóng góp cho việc hoàn thiện hệ thống quan điểm lý luận về phát triển bền vững ở nước ta trong những thập niên sắp tới.

Không thể chối cãi: "Phát triển bền vững" là một ý niệm hữu ích, đáng lưu tâm. Nhưng chỉ để ý đến mối liên hệ giữa môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên và tăng trưởng kinh tế là chưa khai thác hết sự quan trọng của ý niệm "bền vững". Ý niệm ấy sẽ hữu ích hơn nếu được áp dụng vào hai thành tố nòng cốt khác của phát triển, đó là văn hóa và xã hội.

III. DU LỊCH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

1. Khái niệm du lịch hướng tới phát triển bền vững‌

Theo luật Du lịch: “Du lịch phát triển bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng với nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai”.

Theo định nghĩa của WTO năm 1992 thì “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai”.

Nhìn chung, các khái niệm về du lịch phát triển bền vững khá thống nhất với nhau về nội dung và phù hợp với khái niệm phát triển bền vững như đã đề cập ở trên.

Tuy nhiên khái niệm phát triển bền vững hay du lịch phát triển bền vững chỉ mang tính tương đối bởi trong một xã hội luôn có sự thay đổi và phát triển thì sự bền vững của yếu tố này lại có thể là nguyên nhân ảnh hưởng tới sự bền vững của những yếu tố khác. Không một xã hội nào, nền kinh tế nào có thể đạt được sự phát triển tuyệt đối. Mọi hoạt động, mọi biện pháp của con người chỉ nhằm mục đích đảm bảo khả năng khai thác lâu bền của nguồn tài nguyên trên trái đất.

Du lịch bền vững ở Việt Nam là một khái niệm còn khá mới mẻ. Tuy nhiên nhận thức về một phương thức phát triển du lịch có trách nhiệm với môi trường, có tác dụng giáo dục, nâng cao hiểu biết cho cộng đồng đã bước đầu hình thành như một số loại hình du lịch thân thiện với môi trường với tên gọi du lịch sinh thái, du lịch xanh. Bởi vậy trong bài viết này em chỉ xin đề cập tới khái niệm “du lịch hướng tới phát triển bền vững”

2. Các chỉ tiêu đánh giá du lịch phát triển bền vững

2.1 Các chỉ số về thu nhập du lịch

Cũng như các ngành kinh tế khác, sự phát triển du lịch được đánh giá thông qua sự gia tăng về doanh thu, về giá trị đóng góp cho nền kinh tế quốc

dân. Tuy nhiên trên quan niệm phát triển bền vững thì ngoài sự gia tăng của các chỉ số này cần xem xét đến các yếu tố khác như: Giá trị gia tăng đều qua các năm, ảnh hưởng của sự phát triển ngành đến các ngành kinh tế khác và đến xã hội.

Sự tăng trưởng của GDP vẫn là dấu hiệu đầu tiên và quan trọng nhất để nhận biết sự phát triển của một ngành kinh tế nói chung và du lịch nói riêng.

Tỷ lệ GDP du lịch trong cơ cấu GDP của địa phương được biểu thị bằng chỉ số M và được xác định thông qua công thức:


M = Tp/Np

Trong đó:

Tp: GDP của ngành du lịch Np: Tổng GDP của nền kinh tế

Chỉ số M phản ánh tình trạng phát triển thực tế của ngành du lịch trong nền kinh tế quốc dân. Giá trị M càng cao và ổn định theo thời gian thì ngành du lịch càng phát triển gần với mục tiêu phát triển bền vững.

Bên cạnh đó, dấu hiệu để đánh giá mức độ bền vững của hoạt động du lịch có thể được xem xét thông qua mức độ đóng góp vào ngân sách nhà nước của ngành du lịch.

2.2 Các chỉ số liên quan đến khách du lịch:

Trên quan điểm phát triển du lịch thông thường, chỉ số về khách du lịch luôn được quan tâm xem xét. Nhưng nếu xét về sự phát triển du lịch trên quan điểm phát triển bền vững thì các chỉ số về thời gian lưu trú, mức độ chi tiêu, mức độ hài lòng và tỷ lệ quay lại một quốc gia, một vùng, một điểm du lịch nào đó của khách sẽ có ý nghĩa hơn.

Xét về hiệu quả kinh tế, so với việc đông khách nhưng thời gian lưu trú ngắn, mức chi tiêu thấp thì trường hợp ít khách song thời gian lưu trú dài hơn

và mức chi tiêu cao hơn mang lại hiểu quả cao hơn. Bởi điều này cho phép vẫn đảm bảo sự tăng trưởng về doanh thu du lịch trong khi hạn chế được chi phí phục vụ một lượng khách lớn hơn và hạn chế được tác động đến môi trường.

Số lượng, tỷ lệ khách quay lại một quốc gia, một vùng hoặc một địa điểm du lịch là một trong những thước đo khách quan cho sự hấp dẫn, chất lượng sản phẩm du lịch của quốc gia, vùng, địa điểm đó. Kết quả nghiên cứu phân tích cho thấy chỉ số này góp phần quan trọng trong việc dự báo xu hướng phát triển luồng khách và giúp cho việc xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu của khách.

2.3 Các chỉ số về chất lượng nguồn nhân lực du lịch

Trong hoạt động du lịch, chất lượng đội ngũ lao động luôn là yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển. Điều này càng trở nên cấp thiết trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt của hoạt động du lịch. Chất lượng đội ngũ lao động là nhân tố quan trọng trong việc quyết định chất lượng sản phẩm du lịch, chất lượng dịch vụ và kết quả cuối cùng là ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, đến sự tăng trưởng đứng từ góc độ kinh tế. Như vậy, một đội ngũ lao động chất lượng cao không chỉ là yếu tố thu hút khách, nâng cao uy tín, hình ảnh du lịch mà còn là yếu tố quan trọng trong cạnh tranh, đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững và được coi là một trong những dấu hiệu quan trọng để nhận biết sự phát triển bền vững của du lịch.

2.4 Các chỉ tiêu đầu tư cho du lịch

Đối với bất kỳ ngành kinh tế nào, đầu tư luôn là đòn bẩy thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành kinh tế đó. Các nguồn vốn đầu tư tồn tại dưới hai dạng là các nguồn vốn huy động trong nước và các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nếu như các nguồn vồn đầu tư trong nước có tác dụng làm phong phú thêm các loại hình dịch vụ và tạo công ăn việc làm thì các nguồn vôn đầu tư nước ngoài lại có vai trò như đòn bẩy, thúc đẩy sự phát triển của ngành du

lịch nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Trong một khoảng thời gian nghiên cứu xác định mức độ biến đổi của các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào du lịch sẽ cho thấy những nhận định cơ bản về tương lai phát triển của ngành. Trong đó tỷ số K sẽ là dấu hiệu nhận biết về tính bền vững của ngành du lịch đứng ở góc độ đảm bảo vốn đầu tư cho phát triển.


K =

Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du

lịch


Tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nền kinh tế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Du lịch Việt Nam: Cơ hội, thách thức và các biện pháp thúc đẩy tới phát triển bền vững - 4

Ngoµi viÖc xem xÐt ®Õn nguån vµ gi¸ trÞ vèn ®Çu t• trªn quan ®iÓm ph¸t triÓn bÒn v÷ng, ®èi t•îng ®Çu t• (c¬ së h¹ tÇng, c¬ së vËt chÊt phôc vô du lÞch, t«n t¹o tµi nguyªn, b¶o vÖ m«i tr•êng, ®µo t¹o nguån nh©n lùc) còng lµ yÕu tè quan träng cÇn ®•îc ®¸nh gi¸ vµ xem xÐt nh• mét dÊu hiÖu quan träng cđa ph¸t triÓn bÒn v÷ng. ViÖc xem xÐt ®¸nh gi¸ dÊu hiÖu nµy cã thÓ th«ng qua c¸c chØ tiªu vÒ tû lÖ vèn ®Çu t• cho t«n t¹o tµi nguyªn, b¶o vÖ m«i tr•êng trong mét dù ¸n hoÆc tû lÖ c¸c khu, ®iÓm du lÞch ®•îc ®Çu t• t«n t¹o vµ b¶o vÖ. Khu vùc nµo, quèc gia nµo cµng cã nhiÒu ®iÓm du lich ®•îc ®Çu t•, b¶o vÖ chøng tá ho¹t ®éng ph¸t triÓn du lÞch ë khu vùc, quèc gia ®ã cµng g¾n víi môc tiªu ph¸t triÓn bÒn v÷ng. Theo WTO, nÕu tû sè nµy v•ît qu¸ 50% th× ho¹t ®éng du lÞch ®•îc xem lµ tr¹ng th¸i ph¸t triÓn bÒn v÷ng.

Thªm vµo ®ã, trong viÖc ®Çu t•, ngoµi nguån vèn ®Çu t• tõ nhµ n•íc hç trî ph¸t triÓn c¬ së h¹ tÇng, nguån ®Çu t• quan träng lµ tõ thu nhËp du lÞch. Nguån ®Çu t• nµy cµng lín cµng chøng tá ®•îc ý thøc cđa ngµnh du lÞch ®èi víi tÇm quan träng cđa ph¸t triÓn bÒn v÷ng. ChÝnh v× vËy, quy m« ®Çu t• b¶o vÖ, t«n t¹o tµi nguyªn, m«i tr•êng du lÞch tõ thu nhËp du lÞch sÏ ®•îc xem lµ dÊu hiÖu nhËn biÕt quan träng cđa ph¸t triÓn du lÞch bÒn v÷ng tõ gãc ®é ®¶m b¶o bÒn v÷ng cđa tµi nguyªn vµ m«i tr•êng. Kh«ng nh÷ng vËy, tû lÖ doanh thu mµ ngµnh du lÞch trÝch l¹i cho c¬ quan chđ qu¶n c¸c nguån tµi nguyªn du lÞch

®Ó t¸i ®Çu t• cµng cao chøng tá kh¶ n¨ng phèi hîp liªn ngµnh tèt.

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 01/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí