Quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở các trường tiểu học huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh - 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

Ghi chú

BGH

Ban giám hiệu


CBQL

Cán bộ quản lý


CSVC

Cơ sở vật chất


CNTT

Công nghệ thông tin


GD & ĐT

Giáo dục và Đào tạo


GV

Giáo viên


HS

Học sinh


HT

Học tập


Hoạt động


KH

Kế hoạch


KQ

Kết quả


QL

Quản lý


ƯDCNTT

Ứng dụng công nghệ thông tin


TH

Tiểu học


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở các trường tiểu học huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Kết quả đánh giá cuối năm học 2017 – 2018 của cấp Tiểu học

………………………………………………………………….39

Bảng 2.2. Trình độ đội ngũ GV đứng lớp năm học 2018- 2019 40

Bảng 2.3. Cơ sở vật chất phục vụ cho việc ƯDCNTT trong nhà trường năm học 2018 – 2019 41

Bảng 2.4. Quy ước số liệu và định khoảng trung bình 44

Bảng 2.5. Thực trạng xây dựng kế hoạch có ứng dụng CNTT cho học sinh

…………………………………………………………………45

Bảng 2.6. Thực trạng hình thức tổ chức thực hiện học tập có ứng dụng CNTT cho HS 49

Bảng 2.7. Thực trạng thực hiện các phương pháp học tập ứng dụng CNTT của HS 53

Bảng 2.8. Thực trạng ứng dụng CNTT trong chuẩn bị bài học của HS ….57 Bảng 2.9. Thực trạng kiểm tra đánh giá ứng dụng CNTT trong học tập của HS 60

Bảng 2.10. Bảng đánh giá của CBQL và GV về chủ thể của việc quản lí hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập 63

Bảng 2.11. Quản lý xây dựng kế hoạch có ứng dụng CNTT cho HS 65

Bảng 2.12. Quản lý triển khai nội dung có ứng dụng CNTT cho HS 69

Bảng 2.13. Quản lý ứng dụng CNTT trong chuẩn bị bài học của HS 73

Bảng 2.14. Quản lý kế hoạch học tập có ứng dụng CNTT của HS 77

Bảng 2.15. Kiểm tra đánh giá kết quả ứng dụng CNTT trong học tập của HS

…………………………………………………………………80

Bảng 2.16. Kết quả khảo sát về mức độ ảnh hưởng của những yếu tố khách quan đến công tác QL HĐ ƯDCNTT trong học tập 84

Bảng 3.1. Quy ước mã hóa và định khoảng trung bình 117

Bảng 3.2. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi biện pháp nâng cao nhận thức cho GV, HS về tầm quan trọng của viện ƯDCNTT trong HT của HS 117

Bảng 3.3. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi biện pháp nâng cao năng lực cho GV về tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập cho học sinh 121

Bảng 3.4. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi biện pháp tăng cường tổ chức rèn luyện cho HS nâng cao kỹ năng ƯDCNTT vào giải quyết các nhiệm vụ học tập 124

Bảng 3.5. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phần mềm ứng dụng phục vụ dạy và học có ƯDCNTT

………………………………………………………………..128

Bảng 3.6. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi biện pháp đổi mới thiết kế các nội dung bài học phù hợp với việc ƯDCNTT trong học tập nhằm tiếp cận năng lực của HS 131

Bảng 3.7. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi biện pháp bổ sung các tiêu chí kiểm tra đánh giá năng lực ứng dụng CNTT của HS …….134

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Chúng ta đang sống trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 và những thành tựu của công nghệ thông tin (CNTT) đã góp phần rất quan trọng cho quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức và xã hội và đồng thời góp phần nâng cao đời sống con người. Trong xã hội ngày nay, cụm từ CNTT rất quen thuộc với mọi người. CNTT có mặt hầu như trong mọi ngành nghề của xã hội chúng ta. Những thành tựu của khoa học công nghệ đã làm thay đổi nhanh chóng nền kinh tế xã hội của nước ta. Nó còn giữ vai trò nền tảng, thúc đẩy sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đòi hỏi giáo dục phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Một công cụ hỗ trợ đắc lực cho đổi mới phương pháp dạy học là CNTT - một phương tiện dạy học hiện đại, hữu ích và hiệu quả. Do đó, ứng dụng CNTT vào dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh là một yêu cầu tất yếu trong giai đoạn hiện nay.

Nếu chúng ta muốn có một nền giáo dục hiện đại hội nhập phù hợp với xu thế phát triển của thế giới thì đòi hỏi chúng ta phải đổi mới toàn diện từ mục tiêu đến nội dung, chương trình, phương pháp và phương tiện, đặc biệt là ứng dụng CNTT vào việc dạy học. Trong toàn ngành giáo dục hiện nay, những nhà lãnh đạo giáo dục khuyến khích mọi người trong việc xây dựng và ứng dụng các phần mềm vào dạy học để đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Vì họ nhận ra rằng việc ứng dụng CNTT trong dạy học là nhu cầu thiết yếu không thể thiếu trong thời đại hội nhập và toàn cầu hóa.

Trong quá trình dạy học, giáo viên sử dụng CNTT như là một phương tiện và học sinh sử dụng CNTT như là một kênh để phản hồi thông tin của bài giảng đến giáo viên; đồng thời có sự tương tác tích cực hai chiều giữa giáo


viên và học sinh. Việc ứng dụng CNTT cho phương pháp dạy học tích cực, đã đem lại hiệu quả cao hơn khi không sử dụng các công cụ CNTT trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy và học. Đồng thời, qua đó cũng nâng cao trình độ, kĩ năng sử dụng CNTT của giáo viên và trình độ tin học, tác phong học tập thông qua sự tương tác CNTT của học sinh.

Bên cạnh đó nhà nước cũng đã có những Chính sách, Chỉ thị, Nghị quyết để đẩy mạnh hỗ trợ chủ trương xây ứng dụng CNTT trong thời kì công nghiệp hóa và hiện đại hóa như Chỉ thị "...Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học. Phát triển các hình thức đào tạo từ xa phục vụ cho nhu cầu học tập toàn xã hội. Đặc biệt tập trung phát triển mạng máy tính phục vụ cho giáo dục và đào tạo, kết nối Internet tới tất cả các cơ sở giáo dục và đào tạo”. (Bộ chính trị, 2000). Việc ứng dụng CNTT trong giáo dục tiểu học hiện nay là một vấn đề hết sức cần thiết, tạo cơ hội giúp giáo viên trao đổi thông tin, sưu tầm những hình ảnh, tư liệu phục vụ cho công tác giáo dục học sinh nói chung và đồng thời phát huy sự sáng tạo, khả năng tìm tòi, khơi gợi sự hứng thú học tập cho học sinh.

Việc ứng dụng CNTT phục vụ cho việc đổi mới công tác quản lí và phương pháp dạy học là một trong những hướng tích cực nhất, hiệu quả nhất trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Nhưng làm thế nào để ứng dụng CNTT hiệu quả trong dạy và học, để công tác quản lí đạt hiệu quả cao hơn, chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao là vấn đề mà bất cứ một cán bộ quản lí hay một giáo viên nào cũng đều quan tâm. Hơn nữa hiện nay do công nghệ phần mềm phát triển mạnh nên chúng ta có trong tay nhiều công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy học nói chung và phần mềm dạy học nói riêng. Nhờ có sử dụng các phần mềm dạy học này mà học sinh có thể hoạt động tốt trong môi trường học tập. Phần mềm dạy học được sử dụng ở nhà cũng sẽ nối dài cánh tay của giáo viên tới từng gia đình học sinh thông qua hệ thống mạng. Đồng thời thông qua giáo án điện tử, giáo viên cũng có nhiều thời gian đặt


các câu hỏi gợi mở tạo điều kiện cho học sinh hoạt động nhiều hơn trong giờ học. Những khả năng mới mẻ và ưu việt này của CNTT đã nhanh chóng làm thay đổi cách sống, cách làm việc, cách học tập, cách tư duy của học sinh.

Do đó việc ứng dụng CNTT trong dạy học là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao chứ không đơn thuần chỉ là “thầy đọc, trò chép” như kiểu truyền thống, học sinh được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện của bản thân mình. Cộng với nhu cầu thực tiễn hiện nay thì việc ứng dụng CNTT trong dạy và học tập ở bậc tiểu học đã có nhiều thay đổi hẳn so với những năm trước đây. Bên cạnh đó việc quản lí ứng dụng CNTT của giáo viên tiểu học trong quá trình dạy và học tập ở huyện Bình Chánh - TP. Hồ Chí Minh mấy năm gần đây có nhiều chuyển biến tích cực nhưng thật sự chưa nhiều và hiệu quả chưa cao. Xuất phát từ những lí do nêu trên nên người nghiên cứu chọn đề tài: “Quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở các trường tiểu học huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh.”

2. Mục đích nghiên cứu

Xác định được thực trạng về quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong học tập của học sinh ở trường tiểu học và góp phần nâng cao chất lượng học tập, tạo khả năng tự học, tự rèn luyện cho học sinh tiểu học.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu:

Quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường tiểu học.

3.2. Đối tượng nghiên cứu:

Quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở một số trường tiểu học huyện Bình Chánh –TP. Hồ Chí Minh.


4. Giả thuyết khoa học

Công tác quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở một số trường tiểu học huyện Bình Chánh –TP. Hồ Chí Minh đã được thực hiện tốt ở một số nội dung. Tuy nhiên trước yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học hiện nay, công tác quản lí của hiệu trưởng đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh vẫn còn một số bất cập. Nếu khảo sát và đánh giá đúng thực trạng quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập ở các trường tiểu học thì có thể đề xuất được một số các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập tại các trường này.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở trường tiểu học.

5.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập và quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở một số trường tiểu học huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh.

5.3. Đề xuất các biện pháp quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở một số trường tiểu học huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh. Tổ chức khảo nghiệm các biện pháp quản lý đã đề xuất.

6. Phạm vi nghiên cứu

Chủ thể quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở các trường tiểu học huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng.

Nội dung nghiên cứu bao gồm quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập trên lớp và ngoài giờ lên lớp của học sinh lớp 3, 4, 5 ở các trường tiểu học huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh


Khảo sát thực trạng quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở 5/32 trường tiểu học huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh năm học 2018-2019.

7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp luận

7.1.1. Quan điểm hệ thống - cấu trúc

Quan điểm hệ thống – cấu trúc là một luận điểm quan trọng của phương pháp luận, nó yêu cầu phải xem xét các đối tượng một cách toàn diện, nhiều mặt, nhiều mối quan hệ, trong trạng thái vận động và phát triển, trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể để tìm ra bản chất và các quy luật vận động của đối tượng. Tiếp cận quan điểm hệ thống - cấu trúc này đòi hỏi chúng ta phải xem xét công tác quản lí nhà trường là một hệ thống trong đó quản lí hoạt động ứng dụng CNTT trong học tập của học sinh là một hệ thống con. Và quan điểm này còn giúp người nghiên cứu xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong học tập của học sinh với các mối quan hệ quản lí trong học tập các môn khác trong nhà trường.

7.1.2. Quan điểm lịch sử - logic

Trước hết phải thấy rõ được tính lịch sử, lôgíc của vấn đề, từ đó nhận ra những điểm cần kế thừa từ cái cũ để phát triển cái mới từ đó tuyên truyền cho các lực lượng khác tham gia vào quá trình giáo dục hiểu được điều đó. Quan điểm lịch sử - logic đòi hỏi nghiên cứu xác định về không gian, thời gian, điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Bên cạnh đó việc vận dụng quan điểm này trong nghiên cứu đề tài đòi hỏi người nghiên cứu phải xem xét toàn bộ quá trình phát triển của hoạt động ứng dụng CNTT trong học tập của học sinh qua từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển của nền giáo dục nước ta.

7.1.3. Quan điểm thực tiễn

Quan điểm thực tiễn đòi hỏi việc nghiên cứu đề tài dựa vào các hoạt động thực tiễn của giáo viên và học sinh trong học tập các môn học có ứng

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 18/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí