Khái Quát Về Vị Trí Địa Lí Hành Chánh Của Huyện Bình Chánh, Tp. Hồ Chí Minh‌


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÍ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH‌

2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu‌

2.1.1. Khái quát về vị trí địa lí hành chánh của huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh‌

Huyện Bình Chánh là một trong năm huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh, nằm phía Tây Nam thành phố. Phía Bắc giáp huyện Hóc Môn. Phía Nam giáp huyện Bến Lức và huyện Cần Giuộc của tỉnh Long An. Phía Tây giáp huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Phía Đông giáp quận Bình Tân, quận 7, quận 8 và huyện Nhà Bè.

Về hành chánh, hiện nay huyện bao gồm thị trấn Tân Túc và 15 xã là: Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B, Phạm Văn Hai, Bình Lợi, Lê Minh Xuân, Tân Nhựt, Tân Kiên, Bình Chánh, An Phú Tây, Tân Quý Tây, Hưng Long, Quy Đức, Đa Phước, Phong Phú, Bình Hưng.

Với vị trí là cửa ngõ phía Tây vào nội thành TP. Hồ Chí Minh, nối liền với các trục đường giao thông quan trọng như Quốc lộ 1A, đây là con đường huyết mạch giao thông chính từ các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long đến các tỉnh vùng trọng điểm kinh tế phía Nam và các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Với các tuyến đường liên Tỉnh lộ 10 nối liền với khu công nghiệp Đức Hòa (Long An); đường Nguyễn Văn Linh nối từ Quốc lộ 1A đến khu công nghiệp Nhà Bè và khu chế xuất Tân Thuận quận 7, vượt sông Sài Gòn đến quận 2 và đi Đồng Nai, Quốc lộ 50 nối huyện Bình Chánh với các huyện Cần Giuộc, Cần Đước (Long An). Huyện Bình Chánh trở thành cầu nối giao lưu kinh tế, giao thương đường bộ giữa vùng đồng bằng Sông Cửu Long với vùng kinh tế miền Đông Nam Bộ và các khu công nghiệp trọng điểm.


2.1.2. Khái quát về quy mô cấp học‌

Ngành GD-ĐT huyện Bình Chánh ngày càng phát triển về quy mô trường lớp, chất lượng dạy và học ngày càng gặt hái được nhiều thành tích đáng khích lệ. Hiện tại toàn huyện Bình Chánh có 22 trường Mầm non công lập, 29 trường Mầm non ngoài công lập và trên 130 nhóm, lớp Mầm non tư thục; 32 trường Tiểu học; 18 trường THCS; 5 trường THPT… Đi đôi với việc phát triển về số lượng trường lớp là một đội ngũ CBQL-GV-CNV toàn tâm toàn ý với nghề. Hệ thống trường lớp ở cấp tiểu học huyện Bình Chánh ngày càng phát triển theo đà phát triển chung của Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ sở vật chất, cảnh quan của các trường đã được quan tâm sửa chữa, nâng cấp ngày càng khang trang, sạch đẹp.

Trong năm học 2018 – 2019, ở bậc Tiểu học của huyện Bình Chánh có số trường tiểu học công lập là 32 trường và 4 trường dân lập. Số trường có điểm trường là 8/32 trường (tổng cộng 11 điểm phụ). Thêm nữa ở bậc TH có 1193 lớp học với tổng số học sinh là 45.003 em. Do là huyện ngoại thành, tình hình dân số cơ học vẫn tăng nhanh, dẫn đến số lượng học sinh luôn tăng cao, tạo áp lực lớn về cơ sở vật chất, trường lớp và đội ngũ giáo viên không đáp ứng kịp thời. Một số trường có sỉ số học sinh/lớp khá cao 39-41 HS/lớp như: TH Vĩnh Lộc 1, TH Vĩnh Lộc 2, TH Vĩnh Lộc A, TH Huỳnh Văn Bánh, TH Trần Quốc Toản, TH Phạm Hùng. Ngoài ra nhiều trường còn thiếu phòng chức năng, phòng học Tiếng Anh, điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế, diện tích khuôn viên, sân bãi còn hạn hẹp.

2.1.3. Khái quát về chất lượng giáo dục

* Về chất lượng giáo dục

Bảng 2.1. Kết quả đánh giá cuối năm học 2017 – 2018 của cấp Tiểu

học


Khối

Tổng số

HS được khen

HS hoàn thành CT lớp học

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở các trường tiểu học huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh - 7




SL

TL

SL

TL

1

9.518

5.493

57,71

9119

95,81

2

7.126

3.695

51,85

6.984

98,01

3

8.829

4.138

46,87

8.692

98,45

4

7.884

3.786

48,02

7.821

99,20

5

6.680

3.564

53,35

6.672

99,88

TC

40.037

20.676

51,64

39.288

98,13



2018”

“Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bình Chánh năm học 2017-


Kết quả trên cho thấy các trường TH, đặc biệt là Cán bộ quản lí các

trường luôn quan tâm, tích cực vận dụng cải tiến, đổi mới quản lí và phương pháp dạy học, quan tâm bồi dưỡng và chăm lo đội ngũ giáo viên. Thể hiện được tính năng động sáng tạo của cán bộ quản lí, tinh thần cộng tác tốt của tập thể sư phạm và tính thích thú và tích cực của HS.

Tuy nhiên bên cạnh đó, trình độ đội ngũ GV chưa đồng đều; nhiều giáo viên mới ra trường còn nhiều hạn chế về kĩ năng sư phạm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Ngoài ra còn do tình trạng dân nhập cư, dân số cơ học gia tăng, nhiều phụ huynh hoàn cảnh kinh tế còn khó khăn, chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình. Các em HS diện tạm trú, thường xuyên nghỉ học bất thường, tinh thần thái độ học tập chưa tốt gây nhiều khó khăn cho nhà trường trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục và dạy học.

* Về đội ngũ giáo viên

Bảng 2.2. Trình độ đội ngũ GV đứng lớp năm học 2018- 2019


Đơn vị

Số G

Nữ

Tỉ lệ

GV đạt chuẩn

GV trên chuẩn

Trình độ ngoại ngữ

Trình độ Tin học


V


G








V/

SL

TL (%)

SL

TL (%)

T

h

Đ H

B/A 2

C/ B1

Đ H

B

A




lớp










s







1

44

33

1,4

44

100

40

90,9

0

2

38

4

0

1

43

2

52

46

1,3

52

100

52

100

0

7

23

2

1

6

37

3

42

34

1,3

42

100

39

92,8

0

3

36

3

1

5

36

4

51

42

1,4

51

100

47

92,1

0

3

46

2

1

3

45

5

41

37

1,3

41

100

41

100

0

0

27

3

0

11

30

TC

230

192

1,3

230

100

219

95

0

15

170

14

3

26

191


Chú thích: 1: TH Bình Hưng, 2: TH Phạm Hùng, 3: TH Phong Phú, 4: TH Qui Đức, 5: TH An Phú Tây.

Qua số liệu khảo sát ở bảng 2.2 của năm học 2018 – 2019, tổng số GV trực tiếp đứng lớp giảng dạy ở 5 trường (TH Bình Hưng, 2: TH Phạm Hùng, 3: TH Phong Phú, 4: TH Qui Đức, 5: TH An Phú Tây) là 230, với tỉ lệ GV trên lớp là 1,3. Toàn bộ tất cả GV đứng lớp đều đạt trình độ trên chuẩn về chuyên môn. Đây là điều rất đáng tự hào của ngành giáo dục huyện Bình Chánh. Đại đa số GV đều có trình độ Tin học bằng A, Anh văn A2, đủ đáp ứng nhu cầu giáo dục thời đại ngày nay. Đại đa số GV rất tích cực đổi mới phương pháp dạy học và nghiên cứu các ứng dụng hiệu quả của CNTT. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn một bộ phận GV lớn tuổi chưa thật sự mặn mà với việc nghiên cứu ƯDCNTT vào trong dạy và học cho HS. Nhìn chung về trình độ đội ngũ của GV Tiểu học huyện Bình Chánh rất vững tay nghề, có trình độ chuyên môn, có thể đáp ứng với nhu cầu ngày càng đổi mới của ngành giáo dục và của xã hội.

* Về cơ sở vật chất

Bảng 2.3. Cơ sở vật chất phục vụ cho việc ƯDCNTT trong nhà trường năm học 2018 - 2019

Đơn vị

Bình Hưng

Phạm Hùng

Phong Phú

Qui Đức

An Phú Tây


Số phòng

học

1

1

1

2

32

Số phòng gắn máy

chiếu


2


0


0


1


0

Số TV

1

20

3

10

10

Số Project

3

2

1

2

2

Số Actiboard

(tương tác)


1


1


1


1


1

Số phòng máy/Số máy tính dạy Tin

học


1/40


1/40


1/40


2/70


2/70

Số máy

tính phục vụ quản lí


6


10


6


5


10

Số đường

truyền

2

2

2

1

2

Website

Binhhung. hcm.edu.vn

Phamhung. hcm.edu.vn

Thphongphu

. hcm.edu.vn

Thquiduc. hcm.edu.vn

Thanphuta y.hcm.edu.

vn


Qua bảng khảo sát trên, ta thấy tất cả các trường đều được trang bị 1 phòng máy tính phục vụ cho việc dạy Tin học với số máy tính đủ cho HS sử dụng, máy in, đường truyền Internet phục vụ cho nhu cầu giảng dạy của GV. Khi tiến hành phỏng vấn 1 PHT nhà trường cho biết: Họ rất quan tâm đến


việc đảm bảo số tiết học tin học 02 tiết/1lớp/1 tuần theo quy định của Bộ GD&ĐT, nhưng do số lượng máy tính không đáp ứng đủ nên hầu như phải 2 HS học chung một máy mà thời gian mỗi tiết học có 35 phút, nên sẽ dẫn đến tình trạng có nhiều em không được hay chưa được thực hành trên máy.

Trong quá trình khảo sát 5 trường thì được biết mỗi trường đều được trang bị 2 máy chiếu, 1 bảng tương tác để phục vụ công tác giảng dạy của GV và HS. Tuy nhiên chỉ có 1 trường là có phòng máy gắn sẵn máy chiếu để thuận tiện cho việc giảng dạy, còn các trường còn lại đều bảo quản máy trong phòng thiết bị vì không đủ phòng học chức năng. Đó cũng chính là điều gây trở ngại cho GV khi họ muốn giảng dạy bằng CNTT. Qua đó ta có thể nói rằng hiện nay các trường có CSVC, trang thiết dạy học phục vụ cho việc ƯDCNTT vào dạy học nhưng số lượng chưa đồng đều ở các trường.

2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng‌

2.2.1. Mục đích khảo sát‌

Trên cơ sở thu thập số liệu, tư liệu để làm rõ thực trạng về ƯDCNTT trong học tập và biện pháp Quản lí ƯDCNTT trong học tập ở 5 trường TH huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh (TH Bình Hưng, TH Phạm Hùng, TH Phong Phú, TH Qui Đức, TH An Phú Tây) nhằm chứng minh cho giả thuyết khoa học.

2.2.2. Nội dung khảo sát‌

Thực trạng ƯDCNTT trong học tập ở các trường TH huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh.

Thực trạng QL ƯDCNTT trong học tập ở các trường TH huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh.

2.2.3. Phương pháp‌

Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi

- Chọn mẫu khảo sát gồm hai nhóm:


* 115 CBQL và GV. Trong đó: Ban giám hiệu là 15, tổ trưởng là 25, GV là 75.

- Xây dựng công cụ điều tra, khảo sát gồm 2 phiếu khảo sát với nội

dung:

+ Về thực trạng quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của

học sinh tiểu học ở huyện Bình Chánh.

Phương pháp phỏng vấn:

Đối tượng phỏng vấn là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và giáo viên

Nội dung phỏng vấn là thực trạng về quản lý ứng dụng CNTT trong học tập của HS ở 5 trường TH huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh.

Quy ước xử lý số liệu và khoảng trung bình như bảng dưới đây.

Bảng 2.4: Quy ước số liệu và định khoảng trung bình


Điểm trung bình (định khoảng)


Mức độ thực hiện

Kết quả thực hiện

Quy ước mã hóa

1->1.66

Không thực hiện

Yếu

1

1.67 -> 2.33

Ít thường xuyên

Trung bình

2

Trên 2.33

Thường xuyên

Tốt

3

2.3. Thực trạng ứng dụng CNTT trong học tập của học sinh tiểu học ở trường TH‌

2.3.1. Thực trạng hoạt động xây dựng kế hoạch có ứng dụng CNTT cho học sinh‌

Xây dựng kế hoạch có ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập cho học sinh là nhằm đảm bảo tổ chức có hiệu quả các hoạt động học. Trong đó việc ứng dụng công nghệ thông tin vào phải giải quyết các nhiệm vụ học tập ngoài giờ lên lớp cũng như trong giờ lên lớp của học sinh phải đảm bảo đạt mục tiêu. Để thực hiện được điều này bảng kế hoạch phải phản ánh đầy đủ thực trạng, cũng như đưa ra được giải pháp giải quyết được các vấn đề học


tập của học sinh. Dưới đây là kết quả khảo sát thực trạng xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin cho học sinh.

Bảng 2.5. Thực trạng xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT cho học

sinh



Stt


Nội dung

Mức độ thực hiện

Kết quả thực hiện

Trung bình

Độ lệch

chuẩn

Thứ hạng

Trung bình

Độ lệch

chuẩn

Thứ hạng


1

Khảo sát thực trạng ƯDCNTT của học

sinh


1.90


0.74


7


1.84


0.752


7


2

Giáo viên đề xuất các

giải pháp ƯDCNTT trong học tập cho HS


2.01


0.65


6


1.96


0.674


6


3

Huy động các nguồn

lực phục vụ ƯDCNTT cho HS


2.11


0.706


5


2.09


0.685


4


4

Tổ bộ môn xây dựng kế hoạch ƯDCNTT

trong học tập cho HS


2.33


0.587


3


2.27


0.590


3


5

Lấy ý kiến đóng góp của các tổ bộ môn

khác


2.54


0.692


1


2.44


0.728


1


6

Kế hoạch bám sát mục tiêu học tập của các

môn học khác


2.45


0.619


2


2.37


0.619


2

7

Kế hoạch phù hợp với

2.22

0.654

4

2.09

0.741

4

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 18/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí