Quản Lý Hình Thức, Phương Pháp Học Tập Có Ứng Dụng Cntt Của Hs


BGH giám sát, đánh giá KQ hướng dẫn của GV cho HS ứng dụng CNTT vào học tập một cách cụ thể và chi tiết.

1.4.4. Quản lý hình thức, phương pháp học tập có ứng dụng CNTT của HS

Quản lý ứng dụng CNTT trong học tập ở trên lớp

QL học sinh trong việc sử dụng các thiết bị công nghệ trong giờ học tin học và các môn học khác. Bên cạnh đó còn tổ chức cho học sinh tìm kiếm thông tin, thực hiện nhiệm vụ bài tập với các thiết bị công nghệ như bảng tương tác và internet. Đối với các em HS lớp 4 và 5 thì quản lí học sinh ứng dụng CNTT trong việc trình bày, báo cáo kết quả học tập của mình.

Quản lí ứng dụng CNTT trong hoạt động tự học ngoài giờ lên lớp

QL việc hình thành kĩ năng tự học của HS nhằm giúp khơi gợi hứng thú học tập của HS để trên cơ sở đó HS có ý thức tốt về nhu cầu học tập, tự mình nắm vững nội dung, kiến thức.

QL ƯDCNTT trong việc tìm kiếm tài liệu, thông tin về bài học theo yêu cầu của giáo viên và HS thực hiện bài tập ngoài giờ lên lớp của mình; trong việc học lại, ôn lại bài cũ của HS; trong việc làm những bài tập nâng cao hay những trang web giúp HS học tập nâng cao. Ngoài ra còn QL HS sử dụng phần mềm mới, trang web mới, chương trình mới, thiết bị mới trong giờ tự học.

Quản lí ứng dụng CNTT trong hợp tác và chia sẻ trong học tập

QL học sinh sử dụng mạng xã hội trong trao đổi thông tin học tập giữa HS với HS, giữa GV với HS. Thầy cô hướng dẫn và quản lý học sinh (lớp 3, 4,5) trong việc tạo mail chung để chia sẻ tài liệu học tập với nhau.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

1.4.5. Quản lý ứng dụng CNTT trong chuẩn bị bài học của HS‌

Chỉ đạo giáo viên hướng dẫn học sinh tự học bằng việc tìm tài liệu học tập trên mạng, chuẩn bị bài và trình bày sản phẩm, kết quả bằng CNTT.

Quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở các trường tiểu học huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh - 6


Tự học là cách tốt nhất để phát huy vai trò chủ động của học sinh. Muốn quá trình tự học đạt hiệu quả thì học sinh phải có ý thức tự giác, chủ động và tích cực trong học tập. Ngoài ra còn phải có sự giám sát chặt chẽ của GV trong quá trình tự học.

Phân công GV hỗ trợ CNTT cho học sinh trong việc tự học như tìm tài liệu, trao đổi với bạn bè, học trên mạng... Qua hoạt động này trình độ và kỹ năng sử dụng CNTT của học sinh sẽ được nâng lên.

Chỉ đạo giáo viên tạo ra các tình huống như: ra bài tập thực hành, đề tài thảo luận, các tiết sinh hoạt chủ nhiệm,... mà để giải quyết được các yêu cầu trên của GV thì đòi hỏi học sinh phải tra cứu tài liệu trên mạng internet. Đây là cách để rèn luyện HS sử dụng CNTT vào việc chuẩn bị bài học.

Tuy nhiên, việc để học sinh truy cập thông tin một cách tự do trên mạng internet thì sẽ gặp những khó khăn như: lượng thông tin trên mạng lớn nên khó xác định được thông tin đáng tin cậy, HS dễ bị sa đà vào những chuyện khác, …Vì vậy, giáo viên cần đặt ra các yêu cầu về nội dung thật cụ thể, rõ ràng đồng thời cũng chú ý hướng dẫn cho học sinh những thông tin, dữ liệu cần thiết, các địa chỉ đáng tin cậy trên mạng để HS khai thác.

Bên cạnh đó, chỉ đạo giáo viên tạo điều kiện để học sinh tự trình bày sản phẩm, kết quả học tập của mình bằng CNTT. Đó là những công việc đòi hỏi GV và CBQL phải QL chặt chẽ thì mới đạt được hiệu quả như mong muốn.

1.4.6. Quản lí kiểm tra, đánh giá kết quả ứng dụng CNTT trong học tập của HS.‌

Kiểm tra là một trong bốn chức năng của công tác quản lý. Kiểm tra là quá trình thu thập thông tin về kết quả của các HĐ. Các thông tin này giúp cho người QL kiểm soát được quá trình HĐ. Kiểm tra nhằm mục đích phát hiện những sai sót để kịp thời điều chỉnh các hoạt động theo đúng kế hoạch.


Chỉ đạo GV hướng dẫn học sinh sử dụng các phần mềm, những thiết bị công nghệ trong việc đánh giá kết học tập các môn học để HS có thể tự so sánh và rút ra những thiếu sót của mình trong quá trình làm bài và rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân.

Ngoài ra GV hướng dẫn học sinh tự kiểm tra kết quả học tập của mình thông qua các kỳ thi, các cuộc thi do nhà trường hay phòng tổ chức. Tổ chức cho học sinh rèn luyện các bài tập của môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Tin học, ….trên các trang web trực tuyến nhằm kiểm tra kiến thức, kỹ năng đã học của HS.

Hiệu trưởng đánh giá KQ triển khai kế hoạch có ƯDCNTT của tổ bộ môn để nhằm xây dựng KH hoàn chỉnh hơn. Quản lý CSVC của nhà trường có đáp ứng và phục vụ được việc dạy học có ứng dụng CNTT.

Để việc quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS đạt mục đích, CBQL cần xem xét nội dung chương trình học có phù hợp với HS. Sự tiếp thu của HS trong các tiết dạy có ứng dụng CNTT có bộc lộ được năng lực CNTT và có đạt được hiệu quả như mong muốn. Để từ đó có kế hoạch điều chỉnh nội dung học tập cho phù hợp với yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ học tập.

Song song vấn đề trên việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS cũng phải được đổi mới như sử dụng hình thức thi trắc nghiệm trên máy tính, giao bài tập trên trang web, check online, … nhằm tránh thói quen “học vẹt” của HS, giúp cho HS chủ động có phương pháp học tập tích cực, hiệu quả.

1.5. Các yếu tố ảnh huởng đến quản lí ứng dụng CNTT trong học tập của học sinh ở các trường tiểu học

1.5.1. Những yếu tố chủ quan‌

*Nhận thức, nhân lực và trình độ tin học của đội ngũ cán bộ, giáo viên trong trường TH


Thái độ, nhận thức của đội ngũ CBQL và GV cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của hoạt động ứng dụng CNTT vào học tập trong nhà trường. Quá trình ƯDCNTT ở trường TH có đạt hiệu quả cao hay không, đầu tiên phụ thuộc vào nhận thức, trình độ tổ chức và năng lực triển khai thực tiễn của người CBQL và giáo viên. Trước hết CBQL và giáo viên phải là người am hiểu sâu sắc về ƯDCNTT vào việc học tập, ít nhất trong lĩnh vực chuyên môn của mình, trong dạy học ở thực tiễn đơn vị của mình.

Ngoài ra giáo viên là chủ thể của hoạt động dạy, giữ vai trò chỉ đạo, tổ chức, điều khiển và điều chỉnh hoạt động dạy học nên cũng ảnh hưởng và chi phối hoạt động học tập của học sinh. Trình độ chuyên môn, phương pháp giảng dạy của giáo viên, cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình học tập, tiếp nhận tri thức của HS. Nếu giáo viên có ý thức và tự học tập về các cách thức, kỹ năng vận dụng ứng dụng CNTT vào dạy học thì hiệu quả học tập của HS sẽ được nâng cao. Ngược lại, nếu GV chưa có nhận thức đầy đủ vai trò của việc ƯDCNTT trong học tập thì hiệu quả học tập của HS khi ứng dụng CNTT cũng sẽ hạn chế.

GV là người trực tiếp tổ chức, thực hiện hoạt động ứng dụng CNTT vào học tập cho HS, do vậy họ đóng vai trò vô cùng quan trọng và ảnh hưởng rất nhiều đến việc quản lý ứng dụng CNTT vào học tập của HS.

Thêm vào đó trình độ tin học của đội ngũ GV ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ứng dụng CNTT vào học tập của HS. Khi GV có trình độ tin học cộng với kinh nghiệm bề dày về hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học thì mọi công việc từ khâu chuẩn bị bài giảng, tổ chức giảng dạy đến khâu đánh giá kết quả HS chắc chắn được diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn.

* Nhận thức, trình độ và năng lực của học sinh

HS phải có được những phẩm chất và năng lực như: có động cơ và thái độ học tập đúng đắn, tự giác, tích cực trong học tập, có ý thức trách nhiệm về kết quả học tập của mình, có năng lực về CNTT và phương pháp tự học với


CNTT ở mọi lúc, mọi nơi, bằng mọi cách. Và đồng thời phải nhận thức đầy đủ về vai trò của ƯDCNTT trong học tập, có sự say mê học tập để bổ sung kiến thức, rèn luyện kĩ năng CNTT để ƯDCNTT trong học tập, phải xem việc ƯDCNTT trong học tập là xu thế tất yếu của thời đại học tập ngày nay.

Các kĩ năng CNTT HS cần rèn luyện bao gồm kĩ năng sử dụng phần mềm word, kĩ năng tìm kiếm và chia sẻ thông tin trên mạng Internet; kĩ năng tự học với CNTT.

* Cơ sở vật chất, thiết bị của nhà trường.

Việc quản lý ứng dụng CNTT vào học tập ở TH sẽ có hiệu quả cao nếu trường trang bị hệ thống CNTT đồng bộ, đầy đủ. Điều đó cũng có nghĩa thuận lợi cho việc giúp giáo viên sử dụng phương tiện, trang thiết bị dạy học vào bài giảng. Nếu không có cơ sở vật chất, thiết bị CNTT và các thiết bị dạy học thì hoạt động ƯDCNTT cũng không thể diễn ra được. Vì vậy, hiệu trưởng cần có kế hoạch đầu tư trang thiết bị CNTT và các phương tiện kĩ thuật hiện đại, có biện pháp huy động nguồn vốn để trang bị trong nhà trường nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của HS.

1.5.2. Những yếu tố khách quan‌

Môi trường, phong trào thi đua ứng dụng CNTT trong nhà trường cũng như sự động viên khen thưởng đối với các hoạt động dạy học có ứng dụng CNTT, các cuộc thi thiết kết bài giảng E-learning ... đều ảnh hưởng đến quá trình quản lý hoạt động ƯDCNTT vào học tập.

Các Nghị quyết của Đảng, các văn bản chỉ đạo của Bộ và Sở Giáo dục và đào tạo là những căn cứ quan trọng để hoạt động ƯDCNTT trong học tập ở trường TH được thực thi.

Ngoài ra gia đình HS có vai trò quan trọng tạo điều kiện cho HS ƯDCNTT trong học tập. Nếu gia đình không hỗ trợ, không tạo điều kiện thì HS cũng không thể hưởng được lợi ích từ việc ƯDCNTT trong học tập của HS. Nếu thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục thì sẽ thúc đẩy mạnh sự


phát triển hoạt động ứng dụng CNTT trong học tập của HS. Nó có thể trở thành tác nhân thúc đẩy hoặc rào cản HS tiếp cận với phương pháp học tập mới từ việc ƯDCNTT. Do đó cần tăng cường hơn nữa vai trò của gia đình và cộng đồng xã hội trong các hoạt động ƯDCNTT vào học tập cho HS là điều hết sức cần thiết.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

ƯDCNTT trong học tập là việc sử dụng CNTT vào hoạt động học của HS nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS, nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình học tập. Qua tìm hiểu và nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý ƯDCNTT trong học tập, rút ra một số kết luận:

Việc ƯDCNTT vào trong việc học tập sẽ làm cho quá trình học tập của HS trở nên hấp dẫn, lôi cuốn HS và tạo hứng thú học tập, tính tích cực cho HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

Việc quản lí các hoạt động ƯDCNTT trong học tập ở trên lớp hay ở nhà, sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy của GV và trình độ học tập của HS.

Nếu QL tốt việc GV tích hợp ƯDCNTT vào giảng dạy thì sẽ tạo điều kiện cho HS được sử dụng CNTT vào học tập để từ đó có thể phát triển năng lực tự học và tự giải quyết vấn đề theo hướng phát triển năng lực của chương trình giáo dục phổ thông mới hiện nay.

Quản lý ứng dụng CNTT trong học tập là những tác động có tổ chức, có mục đích của hiệu trưởng để thúc đẩy hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS. Để quản lý ứng dụng CNTT trong học tập ở tiểu học đạt hiệu quả, hiệu trưởng cần phải quản lý tốt các nội dung như: quản lý việc lập kế hoạch có ứng dụng CNTT, phương pháp học tập có ƯDCNTT; quản lý các điều kiện hỗ trợ cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học; nâng cao trình độ ứng dụng CNTT cho giáo viên và HS.

Ngoài ra nhờ ƯDCNTT trong học tập sẽ trang bị cho học sinh TH những hiểu biết cơ bản, những kỹ năng tin học, góp phần đào tạo ra HS có những phẩm chất, năng lực theo định hướng của chương trình giáo dục phổ thông mới.


Chúng ta có thể khẳng định rằng CNTT vừa là phương tiện, công cụ vừa là mục đích của việc đổi mới giáo dục tiểu học. Hiện nay nó được sử dụng rộng rãi cho tất cả các bậc học, tạo ra các công nghệ giáo dục trong dạy học và quản lý.

Bên cạnh đó việc ứng dụng CNTT vào quá trình dạy học là một xu hướng tất yếu của các trường học trên thế giới và cả ở Việt Nam. Việc ứng dụng đa phương tiện vào dạy học sẽ nâng cao tính tích cực, năng lực tự nhận thức của học sinh.

Trong quá trình quản lý của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, các yếu tố khách quan có vai trò hỗ trợ, tạo điều kiện, thúc đẩy, còn các yếu tố chủ quan mới chính là yếu tố đóng vai trò quyết định đến hiệu quả việc quản lí ứng dụng CNTT trong học tập của HS ở trường tiểu học.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/02/2023