Quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam - 2


MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC HÌNH


Hình 1.1. Cơ cấu các loại rủi ro trong hoạt động cho vay của NHTM Hình 1.2. Quy trình quản trị danh mục cho vay của NHTM

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Hình 1.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản trị danh mục cho vay

Hình 1.4: Đường giới hạn khả năng sản xuất ứng với hàng hóa H1 và H2 Hình 1.5: Đường PPF trong trường hợp tối thiểu hóa đầu vào

Quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam - 2

Hình 1.6: Hiệu quả không đổi/thay đổi theo quy mô và đường bao PPF

Hình 2.1. Cơ cấu bộ máy quản lý của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Hình 2.2. Sơ đồ hoạt động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam 88

Hình 2.3. Lợi nhuận sau thuế và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (2013­2018) Hình 2.4. Quy trình lập danh mục cho vay kế hoạch tại Vietcombank

Hình 2.5. Sơ đồ tổ chức thực hiện danh mục cho vay theo ba cấp

Hình 2.6. Mối quan hệ giữa Hội đồng tín dụng với Giám đốc chi nhánh, Tổng giám đốc của Vietcombank

Hình 3.1. Quy trình lập danh mục cho vay kế hoạch

Hình 3.2: Hệ thống cảnh báo sớm trong quản trị danh mục cho vay


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài Luận án


Từ khi hình thành cho đến nay, cho vay vẫn luôn là hoạt động kinh

doanh chủ yếu và đưa lại nguồn thu nhập lớn nhất cho ngân hàng thương mại. Danh mục cho vay của ngân hàng thương mại hết sức đa dạng, có thể được phân chia được theo các phương diện như đối tượng khách hàng vay, thời hạn vay, lĩnh vực cho vay, địa phương,…Trong đó, điều chỉnh danh mục cho vay hợp lý và quản trị tốt danh mục cho vay là yếu tố quyết định

đến hiệu quả

cho vay. Nhưng quản trị

danh mục cho vay như

thế

nào,

bằng các mô hình, phương thức, nội dung nào…chưa có một nguyên lý chung cho mọi ngân hàng thương mại trên thế giới. Với hiện trạng đó, việc

nghiên cứu cơ sở

lý luận về

quản trị

danh mục cho vay tại ngân hàng

thương mại là rất cần thiết.

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là


Ngân hàng

Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, được thành lập và chính

thức đi vào hoạt động ngày 01/04/1963 với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Vietcombank là ngân hàng

thương mại

nhà nước đầu tiên được Chính phủ

lựa chọn thực hiện thí

điểm cổ phần hoá. Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối

ngoại,

Vietcombank ngày nay đã trở

thành một ngân hàng đa năng, hoạt

động trên nhiều lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…

cũng như

mảng dịch vụ

ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ

và các

công vụ

phái sinh, dịch vụ

thẻ, ngân hàng điện tử…

Ban lãnh đạo của

Vietcombank rất quan tâm đến quản trị danh mục cho vay từ các chi nhánh

đến hội sở chính của ngân hàng. Tuy nhiên, công tác này còn nảy sinh

nhiều tồn tại, bất cập và thiếu các luận cứ khoa học, do đó danh mục cho vay của ngân hàng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Những rủi ro tiềm ẩn này có


thể trở thành tổn thất nguy hiểm khi nền kinh tế biến động, khách hàng

thua lỗ phá sản, thị trường chứng khoán sụt giảm cùng với sự của thị trường bất động sản.

đóng băng

Với mong muốn hiểu rõ thêm về lý luận quản trị danh mục cho vay

của ngân hàng thương mại và nghiên cứu thực trạng quản trị danh mục cho vay tại Vietcombank, từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay theo xu hướng của nền kinh tế hiện đại, tác giả

chọn chủ đề “Quản trị danh mục cho vay tại Ngân hàng Thương mại

Cphn Ngoi thương Vit Nam” làm đề tài nghiên cứu của luận án.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án

2.1. Tình nghiên cứu ngoài nước

Quản trị danh mục cho vay tại các NHTM được các học giả trên thế giới quan tâm và có nhiều công trình nghiên cứu:

Sách “Credit Portfolio Management” của tác giả Charles W.

Smithson do nhà xuất bản John Wiley & Sons, Inc phát hành năm 2002. Đây

là cuốn sách đề

cập khá đầy đủ

các vấn đề

liên quan đến quản trị danh

mục tài sản của ngân hàng. Nội dung cuốn sách bao gồm tiến trình quản trị

danh mục, các

mô hình đo lường và quản trị

danh mục, các công cụ kỹ

thuật sử dụng trong điều chỉnh danh mục. Do được viết trong bối cảnh chủ yếu là hệ thống tài chính Mỹ, nên phạm vi bàn luận của cuốn sách gần như

không/ít liên quan đến hệ thống tài chính của các nước ngoài Mỹ. Mặt

khác, cuốn sách chủ yếu tập trung cho danh mục đầu tư chứng khoán, liên quan đến danh mục cho vay chỉ có một phần rất nhỏ.

Sách “Managing Risk in Commercial and Retailed Banking” của Amelendu Ghosh do nhà xuất bản John Wiley & Sons phát hành năm 2012

đưa ra cái nhìn sâu sắc, lô­gic về

các vấn đề

trong quản lý rủi ro của

NHTM. Tác giả đề cập đến các quy trình phức tạp bằng lối diễn giải đơn

giản qua các ví dụ

trong các tình huống thực tế

và các ví dụ

giả

định.


Chương 14 của cuốn sách đề

cập đến hoạt động quản trị

danh mục cho

vay, đưa ra định nghĩa, phân loại, các vấn đề trong quản trị danh mục cho vay, phương pháp phân tích danh mục cho vay.

Sách “Risk management in Banking” của tác giả Joel Bessis do nhà xuất bản John Willey & Sons, Inc phát hành lần thứ tư năm 2015. Trong đó,

cuốn sách đề

cập các rủi ro chính trong quản trị

NHTM bao gồm rủi ro

thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro danh mục cho vay. Tác giả có đề cập một số phương pháp xây dựng mô hình đo lường, phân tích độ rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM.

Công trình nghiên cứu “Loan Portfolio Management” của Farm

Credit Adminstrative (1998) chỉ ra quản trị danh mục cho vay hiệu quả sẽ góp phần tối đa hóa cơ hội cho vay, mang lại lợi ích cho cả ngân hàng và

khách hàng. Tài liệu đã liệt kê những kế hoạch chiến lược, chính sách cho

vay và quy trình, tiêu chuẩn bảo lãnh, cách xác định rủi ro, quy trình kiểm

soát nội bộ

cho một hệ

thống quản trị

danh mục cho vay tối

ưu. Theo

nghiên cứu này, để quản trị danh mục cho vay một cách hiệu quả thì các bộ

phận của ngân hàng cần có sự liên kết với nhau chặt chẽ. Do vậy, ngân

hàng cần có hệ thống và quy trình quản trị hiệu quả.


Sổ tay hướng dẫn ““Loan Portfolio Management” hướng dẫn về

quản trị danh mục cho vay năm 1998 do Văn phòng kiểm soát tiền tệ (OCC

– Comptroller of the Currency), một bộ phận của Bộ Tài chính Mỹ ban hành điều lệ và giám sát hoạt động ngân hàng. Theo quy trình quản lý danh mục cho vay có hiệu quả của OCC cần tích hợp các nguyên tắc cơ bản về quản lý rủi ro tín dụng như bảo lãnh cho vay, phân tích tài chính, kỹ thuật thẩm định, xây dựng tài liệu cho vay và kiểm soát nội bộ. Hơn nữa, chín yếu tố tạo nên danh mục cho vay hiệu quả bao gồm đánh giá văn hoá tín dụng, xây dựng các mục tiêu danh mục và giới hạn chấp nhận rủi ro, hệ thống thông tin quản lý hiệu quả, phân chia danh mục đầu tư và các mục tiêu đa dạng hóa rủi ro, phân tích các khoản vay có nguồn gốc từ các nhà cho vay khác,


tổng hợp chính sách và những trường hợp đặc biệt khi bảo lãnh cho vay,

cách thức kiểm tra sức chịu đựng rủi ro của ngân hàng, công cụ quản trị

danh mục cho vay và trình tự đánh giá hoạt động quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng.

Bài nghiên cứu “Credit Portfolio Management at Japanese Financial

Institutions” do nhóm nghiên cứu về danh mục cho vay hoàn thành năm

2007. Các thành viên của nhóm nghiên cứu đến từ các NHTM lớn của Nhật Bản như Ngân hàng Mizuho, Ngân hàng Sumitomo Mitsui, Ngân hàng Bank

of Tokyo­Mitsubishi UFJ, Quỹ

đầu tư

Sumimoto Trust & Banking

Corporation, Ngân hàng Bank of Japan. Trong đó, phương pháp quản trị danh mục cho vay hiện đại được nghiên cứu và so sánh với phương pháp quản trị danh mục cho vay truyền thống. Mục tiêu của nhóm nghiên cứu đó

là luận giải về

hoạt động quản trị

danh mục cho vay thông qua trao đổi

thông tin trong quá trình thực hiện tại các ngân hàng, chia sẻ quan điểm về những thử thách phát sinh trong quản trị danh mục cho vay và cung cấp tư liệu tham khảo cho các cá nhân hay tổ chức quan tâm đến hoạt động quản trị danh mục cho vay.

George và các cộng sự (2013) với bài báo khoa học “An Analysis of Loan Portfolio Management on Organization Profitability: Case of Commercial Banks in Kenya” đăng trên tạp trí Research Journal of Finance

and Accounting. Bài báo chỉ

ra mối quan hệ

giữa hiệu quả quản lý danh

mục cho vay và lợi nhuận của ngân hàng tại Kenya. Thu nhập của các ngân hàng một phần đến từ khoản lãi các khoản cho vay. Do đó quản trị danh mục cho vay tốt sẽ làm người đi vay trả nợ đúng hạn, gia tăng doanh thu của các ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính.

Joseph John Magali (2014) với bài báo khoa học “Effectiveness of

Loan Portfolio Management in Rural SACCOS: Evidence from Tanzania”

đăng trên tạp chí Business and Economic Research. Bài báo phân tích 496

khoản vay tại các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn miền Bắc của


Tanzania nhằm mô tả

về cách quản trị

danh mục cho vay hiệu quả. Dữ

liệu được phân tích bằng phương pháp hồi quy đa biến, phương pháp mô tả và phương pháp phân tích định tính. Tác giả đưa ra khuyến nghị cho các quỹ tín dụng nhân dân tại Bắc Tanzania để quản trị danh mục cho vay hiệu quả gồm: sử dụng bảo hiểm cho vay, ứng dụng hệ thống phần mềm trong quản trị danh mục cho vay, xóa các khoản nợ khó đòi…

Charnes, Cooper và Rhodes (1978), “Measuring the efficiency of decision making units”, đăng trên tạp chí European Journal of Operational Research, 2(6), trang 429­444. Đây là bài nghiên cứu đầu tiên đề cập đến phương pháp bao dữ liệu (DEA), được đưa ra dựa trên ý tưởng của Farrell (1957) về ước lượng hiệu quả kỹ thuật với đường biên sản xuất.

Eken và Kale (2011) với bài báo khoa học “Measuring bank branch performance using data envelopment analysis (DEA): The case of Turkish bank branches”, đăng trên tạp chí African Journal of Business Management, 5(3), trang 889­901 với giả định VRS theo hai cách tiếp cận sản xuất và lợi

nhuận. Bài nghiên cứu đã lấy dữ

liệu từ

128 chi nhánh ngân hàng tại

Istanbul và Thrace của Thổ Nhĩ Kỳ. Các biến đầu vào của nghiên cứu gồm chi phí nhân viên, chi phí hoạt động và rủi ro tín dụng. Các biến đầu ra theo

cách tiếp cận sản xuất gồm tiền gửi có kỳ

hạn và không kỳ

hạn; vay

thương mại, vay khách hàng; thu nhập ngoài lãi. Các biến đầu ra theo cách tiếp cận lợi nhuận gồm thu nhập lãi thuần, thu nhập ngoài lãi.

Chen và Pan (2012) với bài báo khoa học “An empirical study of credit risk efficiency of banking industry in Taiwan”, đăng trên tạp chí Web Journal of Chinese Management Review, 15(1). Bài báo đã sử dụng DEA kết hợp với chỉ số EPS nhằm phân loại các NHTM thành bốn nhóm. Dữ liệu

lấy từ 34 NHTM Đài Loan trong giai đoạn 2005­2008. Các biến đầu vào

gồm ROA, ROE, lợi nhuận trên vốn cấp 1, thu nhập trung bình, EPS. Các biến đầu ra gồm: TL/TA, tiền gửi dự trữ/tổng vốn huy động, tỷ lệ nợ quá hạn.


2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Bùi Diệu Anh (2012), “Quản trị danh mục cho vay tại các NHTM cổ phần Việt Nam”, Luận án tiến sỹ, trường Đại học Ngân hàng Thành phố

Hồ Chí Minh. Về mặt lý luận: Luận án đã tập hợp đầy đủ và có tính hệ

thống những lý luận

căn bản

nhất về hoạt động quản

trị danh mục cho

vay theo phương pháp quản trị chủ động, từ hoạch định mục tiêu liên

quan đến

khả năng chịu đựng của vốn kinh tế, thiết lập

các phương án

danh mục khác nhau thỏa mãn mục tiêu, xây dựng bộ máy tổ chức quản trị, tổ chức giám sát, điều chỉnh danh mục… Về mặt thực tiễn: Thông qua

phân tích về thực trạng danh mục cho vay, đánh giá những kết quả đạt

được trong quản trị danh mục cho vay tại

các NHTM cổ

phần

ở Việt

Nam, luận

án cũng đã chỉ ra những hạn chế đang tồn tại trong quản

trị

danh mục cho vay tại các NHTM cổ phần. Từ đó, giải quyết ba vấn đề

lớn nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay, đó là: (1) hình thành nhận thức mới về hoạt động quản trị danh mục cho vay tại các

NHTM cổ

phần

trong xu hướng phát triển hoạt động ngân hàng hiện

đại (2) tổ chức

thực

hiện

phương pháp quản trị danh mục cho vay chủ

động (3) xây dựng và ứng dụng các kỹ thuật hiện đại trong quản trị danh mục cho vay. Về giải pháp ứng dụng vào thực tiễn Từ cơ sở lý

luận

trong chương 1 và cơ sở thực

tiễn

trong chương 2, luận

án đã đề

xuất khá toàn diện các giải pháp từ tầm vi mô từng ngân hàng, cho đến toàn hệ thống ngân hàng và tầm vĩ mô Nhà nước. Những đề xuất được

xem là đóng góp mới của luận án bao gồm: (i) Thứ nhất là đề xuất xây

dựng mô hình đo lường rủi ro danh mục có ý nghĩa hết sức mới mẻ trong điều kiện Việt Nam hiện nay. Để nâng cao khả năng ứng dụng trong bối

cảnh cụ thể tại Việt Nam, luận án đề xuất hai mô hình được xem là

thích hợp với điều kiện Việt Nam với các điều kiện tiền đề cụ thể. (ii) Thứ hai là những đề xuất về việc ứng dụng các công cụ kỹ thuật hiện đại như hoán đổi rủi ro, chứng khoán hóa nợ trong trường hợp cần

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/12/2022