Phát Triển Đội Ngũ Giáo Viên Mầm Non Đáp Ứng Chuẩn Nghề Nghiệp‌


Những năm gần đây, đội ngũ nhà giáo đã được các cấp các ngành quan tâm nhiều hơn, do đó đã có một số công trình nghiên cứu về công tác quản lý ở các cấp, bậc học tại các địa bàn cụ thể thông qua các đề tài khoa học, luận án như: Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Bạch Mai (2015) “Phát triển đội ngũ GVMN đáp ứng yêu cầu phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi các tỉnh Tây Nguyên”. Luận văn thạc sĩ của tác giả Đỗ Thị Thanh Tâm (2015) “Phát triển ĐNGV các trường mầm non trên địa bàn Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội”. Luận án tiến sĩ của tác giả Phan Trung Chinh (2015) “Phát triển ĐNGV trung học phổ thông Đà Nẵng trong bối cảnh hiện nay”.

Từ các nghiên cứu trên cho thấy phát triển ĐNGV là vấn đề phát triển nguồn nhân lực trong Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và có ảnh hưởng mang tính quyết định đến việc nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. Phát triển ĐNGV mầm non – bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân lại càng có một vai trò đặc biệt vì sự phát triển của trẻ trong những năm đầu tiên góp phần định hướng cho sự phát triển nhân cách của trẻ trong tương lai. Hoạt động trung tâm của trường mầm non là cơ sở giáo dục trẻ. Để thực hiện nhiệm vụ này, giáo viên là lực lượng trực tiếp thực hiện chương trình GDMN. Chất lượng giáo dục của trường mầm non phần lớn do ĐNGVMN quyết định. Do đó việc bồi dưỡng, phát triển ĐNGVMN vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM).

Trong Mục tiêu phát triển giáo dục đến năm 2020 của Quyết định phê duyết “ Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020” đã nêu rất cụ thể:

Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri


thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập.

Vì vậy, việc thực hiện phát triển ĐNGVMN cần phải được chuẩn hóa theo quy định của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2008), trong đó bao gồm các yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng sư phạm.

Trong những năm gần đây đã có các đề tài nghiên cứu về quản lý quy trình, bồi dưỡng đội ngũ GVMN theo chuẩn nghề nghiệp như: Luận văn thạc sĩ của tác giả Đặng Văn Giao (2013) “Biện pháp quản lý quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp ở huyện Thanh Miện, Tỉnh Hải Dương”. Luận văn thạc sĩ của tác giả Vũ Thị Hường, (2013) “Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên mầm non Quận Ngô Quyền, Thành phố Hải phòng đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non”, Luận văn thạc sĩ của tác giả Triệu Thị Hồng Vân (2013) “Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp ở huyện Cao Lộc, Tỉnh Lạng Sơn”.

Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu này chỉ đề cập đến những vấn đề về lí luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý quy trình, đánh giá, bồi dưỡng giáo viên mầm non theo CNN của các trường nhưng chưa bàn sâu đến phát triển ĐNGVMN theo tiếp cận Chuẩn nghề nghiệp GVMN.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Tuy nhiên các công trình trên đã đề cập đến những vấn đề cơ bản liên quan đến hoạt động của hiệu trưởng trường MN, một số biện pháp giúp họ nâng cao khả năng quản lý nhà trường, kỹ năng nghiệp vụ quản lý của hiệu trưởng trường MN trong công tác quản lý cơ sở vật chất, công tác chăm sóc nuôi dưỡng, bồi dưỡng hoạt động chuyên môn cho đội ngũ GV. Phạm vi và mức độ thực hiện các biện pháp xây dựng đội ngũ GV của hiệu trưởng còn dừng lại ở diện hẹp và chưa có nhiều công trình nghiên cứu về phát triển đội ngũ giáo viên, chưa có các biện pháp được áp dụng triệt để, thường xuyên nên chất lượng đội ngũ GV của các trường MN vẫn chưa cao. Chưa có đề tài nào nghiên cứu về việc phát triển đội ngũ GVMN theo chuẩn nghề nghiệp, chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu về công tác phát triển


Quản lí phát triển đội ngũ giáo viên mầm non huyện Bình Chánh, thành phố hồ chí minh đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp - 4

đội ngũ giáo viên của cấp học mầm non trên quy mô tổng quát từ thực trạng cụ thể để từ đó có những biện pháp, những đề xuất hiệu quả góp phần phát triển đội ngũ giáo viên mầm non ngày càng hoạt động hiệu quả hơn và đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp cho huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh.

Vì vậy việc phát triển đội ngũ GVMN là một việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay để giúp họ rèn luyện đạo đức tác phong, kiến thức, kỹ năng sư phạm, thực hiện có hiệu quả việc đổi mới nội dung, phương pháp nâng cao chất lượng GDMN.

Tóm lại, từ những tổng quan tình hình nghiên cứu ở trên có thể rút ra những vấn đề sau:

- Phát triển đội ngũ giáo viên là vấn đề của phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, là vấn đề mang tính cần thiết hiện nay.

- Phát triển đội ngũ giáo viên theo hướng chuẩn hóa là vấn đề của xu thế hội nhập nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo được xem là quốc sách hàng đầu.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII năm 1996 khẳng định: "Muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững", trong đó “Đội ngũ nhà giáo là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Chỉ có xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo mới tạo ra bước đột phá để đổi mới “Căn bản và toàn diện” Giáo dục và Đào tạo. Do vậy, đội ngũ nhà giáo có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước”.

Để nâng cao chất lượng Giáo dục thì trước hết chúng ta phải xây dựng đội ngũ giáo viên có phẩm chất chính trị vững vàng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có trình độ chuyên môn tốt, có đạo đức và lối sống trong sáng, lành mạnh và mẫu mực. Nhất là giáo viên bậc học mầm non, bậc học đặt nền móng quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ.

Một mâu thuẫn thường xuyên tồn tại là sự bất cập của đội ngũ, đặc biệt là chất lượng đội ngũ, hiện chưa đáp ứng được yêu cầu đa dạng trước thực tiễn GD đầy


biến động. Nhất là khi mà thực tiễn phát triển càng nhanh chóng thì mâu thuẫn đó càng trở nên sâu sắc nếu không có những giải pháp để khắc phục kịp thời. Mâu thuẫn đó hiện nay đang trở nên gay gắt trước yêu cầu của đổi mới GD để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội hiện nay. Vấn đề chuẩn hóa, đồng bộ hóa cả về số lượng, cơ cấu, chất lượng; trong đó nâng cao chất lượng là vấn đề trọng tâm, mang tính thời sự trong GD. Tìm ra các biện pháp phát triển đội ngũ GV sát, đúng, đảm bảo tính cách mạng và khoa học; đưa vào áp dụng thành công trong thực tế, là một yêu cầu thiết thực và thực sự bức thiết trong giai đoạn hiện nay.

Thực tiễn phát triển giáo dục thế giới cho thấy, các nước đều có khuynh hướng chuẩn hóa. Theo khuynh hướng này các nội dung và hoạt động của quản lý giáo dục cũng được chuẩn hóa, trong đó có vấn đề chuẩn nghề nghiệp giáo viên được đặc biệt quan tâm. Quá trình quản lý đội ngũ giáo viên theo hướng chuẩn hóa.

Các nước trên thế giới đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tiễn và khái quát được những vấn đề lý luận quan trọng. Đây là những giá trị và kinh nghiệm quí giá đối với công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên ở nước ta.

Để xây dựng và quản lý đội ngũ giáo viên đạt hiệu quả, đồng thời giúp giáo viên tự đánh giá, xếp loại bản thân, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành thông tư qui định chuẩn nghề nghiệp giáo viên các bậc học, cấp học, trong đó có Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. Chuẩn nghề giáo viên mầm non là hệ thống các yêu cầu cơ bản mà giáo viên mầm non phải đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục mầm non. Chuẩn gồm 3 lĩnh vực, mỗi lĩnh vực có 5 tiêu chuẩn (TC), mỗi tiêu chuẩn có 4 tiêu chí. Mỗi tiêu chí lại được được cấu trúc thành 4 mức độ tương đương với các mức độ phát triển nghề nghiệp của giáo viên mầm non từ thấp đến cao. Vì vậy người giáo viên phải không ngừng học tập và rèn luyện để nâng cao mức độ đáp ứng của mình với chuẩn nghề nghiệp đã qui định.

Phát triển đội ngũ GV là một phạm trù động, lại phải đáp ứng những yêu cầu đầy biến động của cả hiện tại và tương lai, do đó cần phải quán triệt quan điểm thực tiễn, quan điểm lịch sử và toàn diện; kết hợp hài hòa với khoa học dự báo thì mới có thể giải quyết được vấn đề nghiên cứu. Hơn nữa bước vào thời kỳ CNH, HĐH đất nước trong điều kiện hội nhập, yêu cầu nguồn nhân lực xã hội đang bao hàm nội


dung rất mới mẻ. Đội ngũ nhà giáo là một bộ phận góp phần quyết định đào tạo nguồn nhân lực đó, vì vậy lại càng cần phải có sự đổi mới mạnh mẽ. Vấn đề đặt ra là mối quan hệ giữa đội ngũ nhà giáo với phát triển nguồn nhân lực xã hội; các nội dung về đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hoá, hiện đại hóa, đổi mới về nội dung và phương pháp GD đều mang tính thời sự, cần thiết trong lý luận cần được nghiên cứu, phát triển lên một tầm cao mới.

Những vấn đề lý luận đang đặt ra ở trên hiện nay đang trở thành một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL GD đã chỉ rõ: “Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL GD theo hướng chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của nhà giáo, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp GD trong công cuộc đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước”.

Việc nghiên cứu để tìm ra các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên mầm non, đảm bảo tính thực tiễn và khoa học đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non tại Huyện Bình Chánh, là một yêu cầu thiết thực và thực sự bức thiết trong giai đoạn hiện nay.

Xuất phát từ lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên mầm non huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp” làm đề tài luận luận văn tốt nghiệp với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ GVMN huyện Bình Chánh, TP, Hồ Chí Minh đáp ứng chuẩn nghề nghiệp GVMN.

1.2. Khái niệm cơ bản‌

1.2.1. Đội ngũ giáo viên mầm non‌

1.2.1.1. Giáo viên mầm non

Theo Luật Giáo dục nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam:“ Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác” và “Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên”. Giáo viên là tên gọi chỉ nhà giáo thực hiện


nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp. Theo đó, GV thực hiện nhiệm vụ lao động nghề nghiệp tại các trường mầm non được gọi là giáo viên mầm non.

Theo điều 34 quyết định số 14/2008/QĐ - BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành Điều lệ trường mầm non: “Giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non là người làm nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.”

Vậy những cá nhân thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non (nhà trường, nhà trẻ nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập,…) và được đào tạo chuyên môn về nghiệp vụ sư phạm trong các trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm hoặc đại học sư phạm, có trình độ trung cấp trở lên được gọi chung là giáo viên mầm non.

1.2.1.2. Đội ngũ giáo viên mầm non

Có nhiều quan niệm và cách hiểu khác nhau về đội ngũ, nhưng đều có chung một điểm đó là: một nhóm người được tổ chức và tập hợp thành một lực lượng để thực hiện một hay nhiều chức năng, có thể cùng hay không cùng nghề nghiệp nhưng có chung một mục đích nhất định.

Theo từ điển Tiếng Việt, đội ngũ là “Khối đông người được tập hợp và tổ chức thành lực lượng chiến đấu”, hoặc “đội ngũ là tập hợp gồm một số đông người cùng chức năng hoặc nghề nghiệp, thành một lực lượng” (Hoàng Phê, 1994).

Đội ngũ giáo viên mầm non là tập hợp những cá nhân được đào tạo chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm mầm non có trình độ trung cấp trở lên, được tổ chức thành một lực lượng (có tổ chức) cùng thực hiện mục tiêu chung của giáo dục MN. Đội ngũ giáo viên MN là việc theo các thiết chế giáo dục nhà trường MN, gắn bó với nhau thông qua lợi ích về vật chất và tinh thần trong khuôn khổ quy định của pháp luật, thể chế xã hội, đồng thời là lực lượng nòng cốt đóng vai trò quyết định trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục của ngành nói riêng và mục tiêu giáo dục quốc dân nói chung.


1.2.2. Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non đáp ứng chuẩn nghề nghiệp‌

1.2.2.1.Khái niệm phát triển

Khái niệm phát triển theo triết học: "Phát triển là một quá trình vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, theo đó cái cũ biến mất và cái mới ra đời".

Phát triển được thể hiện qua các đặc trưng sau: Sự phát triển của mọi sự vật, hiện tượng là kết quả của quá trình thay đổi về số lượng (SL) dẫn đến sự thay đổi về chất, quá trình diễn ra bằng cách chuyển hóa xoắn ốc sự vật hiện tượng ban đầu nhưng ở mức độ cao hơn và thông qua sự đấu tranh, thống nhất giữa các mặt đối lập.

1.2.2.2. Chuẩn nghề nghiệp GVMN

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non là hệ thống các yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm mà giáo viên mầm non cần phải đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục mầm non.

1.2.3.3. Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non

Phát triển đội ngũ giáo viên là tạo ra sự phát triển bền vững về hiệu năng của mỗi thành viên và hiệu quả chung của tổ chức. Phát triển ĐNGV mầm non chính là làm cho ĐNGV mầm non đạt đến sự chuẩn hóa, hiện đại hóa; thực hiện các chế độ, chính sách tốt nhất đối với giáo viên; tạo môi trường làm việc thuận lợi, đảm bảo tính hợp lí, tính xã hội hóa và tính đồng thuận trong nhà trường; tổ chức hoạt động giảng dạy, giáo dục một cách hợp lí, đồng bộ với các yếu tố về số lượng, cơ cấu đội ngũ; tăng cường dân chủ hóa trong các hoạt động để giúp giáo viên tự phát triển bản thân.

1.2.2.4. Phát triển đội ngũ GVMN đáp ứng chuẩn nghề nghiệp

Trong bối cảnh đổi mới giáo dục nói chung, đổi mới GDMN nói riêng, yếu tố GV và ĐNGV là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục. Phát triển ĐNGVMN theo chuẩn nghề nghiệp là quá trình tiến hành các biện pháp quản lý nhằm xây dựng ĐNGVMN đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu về chất lượng nhằm làm cho đội ngũ đáp ứng các yêu cầu đổi mới giáo dục.


1.2.3. Quản lý phát triển đội ngũ GVMN đáp ứng chuẩn nghề nghiệp‌

1.2.3.1. Khái niệm về quản lý

Quản lý không đơn thuần là một công việc mà nó là cả một nghệ thuật, một khoa học đòi hỏi người làm công tác quản lý phải thực sự am hiểu các khái niệm, chức năng về quản lý để vận dụng chúng một cách khoa học, linh hoạt, sáng tạo theo từng giai đoạn lịch sử cũng như các đối tượng, dấu hiệu đặc trưng của lĩnh vực mà mình quản lý để đạt hiệu quả cao nhất.

Xung quanh thuật ngữ quản lý có nhiều cách tiếp cận khác nhau để định nghĩa khái niệm này.

Trước hết với W.Taylor Người đầu tiên nghiên cứu quá trình lao động trong từng bộ phận của nó, nêu ra hệ thống tổ chức lao động nhằm khai thác tối đa thời gian lao động nhằm tăng năng suất lao động, đã nêu “Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” (Nguyễn Thị Doan, 1996).

Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ ở tác phẩm “Những vấn đề cốt yếu trong quản lý” (1987) “Quản lý là một quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý một hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lý mong muốn” .

Theo Giáo trình “Quản lý nhà nước về giáo dục” của tác giả Phan Văn Kha “Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên thuộc một hệ thống, đơn vị và việc sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạt được các mục đích đã định” (Phan Văn Kha, 1999).

Từ những định nghĩa nêu trên, ta có thể có thể hiểu quản lý là những tác động có tính định hướng của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức thông qua việc vận dụng linh hoạt các phương pháp và chức năng quản lý giúp cho tổ chức phát triển tới mục tiêu đã định.

1.2.3.2. Quản lý giáo dục

Trong giáo trình “Tổ chức nghiên cứu trong quản lý giáo dục” của Đỗ Ngọc Đạt có ghi: “Quản lý giáo dục là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý trong hệ thống giáo dục, sử dụng tốt nhất tiềm năng

Xem tất cả 143 trang.

Ngày đăng: 18/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí