Một Số Biện Pháp Quản Lý Bồi Dưỡng Năng Lực Tổ Chức Hoạt Động Giáo Dục Kỹ Năng Sống Cho Giáo Viên Ở Các Trường Mầm Non Thành Phố Lào Cai, Tỉnh

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ LÀO CAI‌


3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả và khoa học

Các biện pháp nêu ra nhằm vào mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động bồi dưỡng giáo dục KNS cho GV thông qua việc tăng cường công tác quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho GV trường mầm non trên địa bàn thành phố Lào Cai. Những biện pháp nêu ra nhằm vào việc từng bước cải tiến chất lượng và hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho GV trường mầm non trên địa bàn thành phố Lào Cai hiện nay. Xuất phát từ nguyên tắc tính hiệu quả, khoa học những biện pháp đề xuất cần mang lại hiệu quả trong hoàn cảnh cụ thể và trong giai đoạn nhất định.

3.1.2. Nguyên tắc đảm tính kế thừa

Đây là một nguyên tắc rất quan trọng khi đề xuất biện pháp quản lý mới. Nguyên tắc này đòi hỏi nhà nghiên cứu khi đề xuất biện pháp mới phải kế thừa có chọn lọc các biện pháp đã và đang thực hiện, có thể là toàn bộ biện pháp, có thể là những điểm hay và tối ưu của mỗi biện pháp, tránh thay thế toàn bộ biện pháp cũ và tạo ra hệ thống mới hoàn toàn mà không dựa trên thực tiễn, thực trạng biện pháp cũ đã có.

Đảm bảo tính kế thừa khi đề xuất biện pháp quản lý yêu cầu nhà nghiên cứu, nhà quản lý trong chỉ đạo thực tiễn về quản lý phải thấy được những ưu điểm vượt trội của biện pháp quản lý mới trên cơ sở nền tảng là biện pháp quản lý cũ đang tiến hành. Sự đề xuất biện pháp phải theo kịp và phù hợp với thực tiễn quản lý giáo dục để có những biện pháp mới phù hợp và sát với thực tế. Khi đó nguyên tắc kế thừa giúp cho các nhà quản lý có cái nhìn biện chứng khi nhìn nhận, giải quyết các vấn đề quản lý tránh được tình trạng siêu hình. Nhà

quản lý biết huy động vốn tri thức, kinh nghiệm đã có tiềm ẩn để góp phần giải quyết tốt những vấn đề thực tiễn quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho GV trường mầm non trên đặt ra.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và khả thi

Tính khả thi đòi hỏi các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho GV trường mầm non trên địa bàn thành phố Lào Cai được đề xuất phải dễ dàng thực hiện. Các biện pháp đề xuất phải phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của các trường mầm non, địa phương, phải nằm trong khả năng huy động tài chính của trường, phù hợp với năng lực quản lý của CBQL, trình độ của GV ở các trường mầm non. Đồng thời, các biện pháp đề xuất phải được tăng cường và đổi mới so với thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho GV trường mầm non trên địa bàn thành phố Lào Cai nhưng phải đảm bảo tận dụng được cơ hội và vượt qua thách thức, đảm bảo tính mục tiêu, tính thực tiễn, tính toàn diện, hệ thống và tính khả thi để công tác quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho GV trường mầm non trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai đạt được kết quả cao.

Quản lí bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho giáo viên ở các trường mầm non thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai - 11

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Để nâng cao chất lượng bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho GV trường mầm non trên địa bàn thành phố Lào Cai thì một trong các yêu cầu khi đưa ra các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho GV trường mầm non thông qua hoạt động dạy học phải đảm bảo tính đồng bộ. Sự đồng bộ đó thể hiện ở việc chỉ đạo quản lý lập kế hoạch; chỉ đạo việc phối kết hợp nhà trường, gia đình, tổ chức chính trị xã hội..v.v. Các hoạt động này phải nhằm tạo ra kỷ cương, nề nếp, phối hợp với các lực lượng tham gia vào hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho GV thông qua hoạt động dạy học trong và ngoài nhà trường tạo ra được môi trường giáo dục lành mạnh, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng. Muốn vậy, phải chú ý đến các yếu tố tác động tham gia đồng bộ vào các biện pháp như: Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về bồi dưỡng

năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho GV trường mầm non; Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các môn học để giáo dục KNS cho GV trường mầm non… Đồng thời, chỉ khi thực hiện đồng bộ các biện pháp mới phát huy các thế mạnh của từng biện pháp trong việc nâng cao chất lượng bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho GV trường mầm non, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và nhu cầu, nguyện vọng của HS, gia đình và xã hội.

3.2. Một số biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho giáo viên ở các trường mầm non thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

3.2.1. Tổ chức xây dựng khung năng lực giáo dục về kỹ năng sống của người giáo viên các trường mầm non thành phố Lào Cai

a. Mục tiêu

Mục tiêu của biện pháp này nhằm giúp cho CBQL các cấp và đội ngũ GV tại các trường mầm non thành phố Lào Cai nhận thức được vai trò và vị trí của mình trong thực hiện những nhiệm vụ mới, tự đánh giá năng lực của bản thân trên cơ sở Khung năng lực, từ đó, tích cực tham gia BD và tự BD nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD của đất nước nói chung và giáo dục của tỉnh Lào Cai nói riêng. Đồng thời, nhận thức sâu sắc rằng xây dựng khung năng lực của người GV mầm non về năng lực giáo dục KNS là căn cứ khoa học cho việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá hoạt động BDGD cho GV, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho giáo viên trường mầm non theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở Việt Nam.

b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Người Hiệu trưởng cần thực hiện nội dung và cách làm sau:

- Nâng cao nhận thức cho người CBQL, GV về tầm quan trọng của việc xây dựng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho giáo viên trường mầm non trong bối cảnh thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong quá trình thực hiện chương trình GDPT mới, vai trò và nhiệm vụ của người GV là rất quan trọng, do đó cần xây dựng năng lực của người GV và nâng cao nhận

thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của việc xây dựng năng lực giáo dục KNS khi thực hiện nhiệm vụ giáo dục. Trong quá trình tổ chức bồi dưỡng cho GV mầm non, cần chú ý bồi dưỡng những năng lực nghề nghiệp và phẩm chất nhà giáo để vừa đáp ứng được những yêu cầu của chương trình GDPT mới sắp tới, vừa có thể ứng phó linh hoạt với sự thay đổi nhanh của đời sống, của sự tiến bộ khoa học kỹ thuật.

- Xây dựng khung năng lực của người GV mầm non: Để xây dựng khung năng lực, cần tổ chức kế thừa và phát triển những năng lực cốt lõi trong Chuẩn nghề nghiệp GV mầm non trên cơ sở yêu cầu thực hiện chương trình GDPT mới. Với yêu cầu thực hiện chương trình này thì khung năng lực của người GV mầm non về năng lực giáo dục KNS cần thể hiện rõ 3 yếu tố cơ bản:

- Về kiến thức: Cần xây dựng chương trình bồi dưỡng đảm bảo những nội dung về kiến thức trong khung năng lực của người GV như: Kiến thức giáo dục học; kiến thức về tâm lý học; kiến thức về nội dung, chủ đề môn học; những kiến thức chuyên sâu theo từng bộ môn và những kiến thức về xã hội.

- Về những kỹ năng: Cần xây dựng khung năng lực, trong đó đảm bảo các kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cho GV như: Kỹ năng lập kế hoạch; kỹ năng quản lý lớp học, quản lý thời gian; kỹ năng tư duy phản biện để ứng dụng phương pháp học nhóm, tự học; kỹ năng sử dụng tài liệu; kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin và các phương tiện giảng dạy hiệu quả; kỹ năng kết hợp giữa lý thuyết với minh họa thực tế…

- Về các yếu tố nhân cách như: niềm tin, thái độ, giá trị và sự tận tụy, cần phải đặt trong khung năng lực của người GV mầm non nhằm triển khai có hiệu quả những kiến thức và những kỹ năng nêu trên trong bối cảnh đổi mới giáo dục trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Tổ chức vận dụng khung năng lực của người GV mầm non vào thực tiễn quản lý hoạt động BDGV:

+ Trong công tác quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho giáo viên trường mầm non thành phố Lào Cai, nhận thức đúng đắn về phẩm chất và năng lực cần có của người GV có vai trò quyết định để thực hiện

thành công sự nghiệp đổi mới GD. Từ nhận thức đúng đắn đó, người GV có sự lựa chọn hành động phù hợp để nâng cao năng lực theo yêu cầu thực hiện nhiệm vụ mới cho các cá nhân và tập thể, có được niềm tin vững chắc vào thành công của sự nghiệp đổi mới GD. Để vận dụng khung năng lực của người GV mầm non có hiệu quả hơn nữa thì mỗi giáo viên phải tự nhận thức đúng thực trạng năng lực của bản thân trước yêu cầu đổi mới, xác định được “khoảng cách” giữa chúng và có kế hoạch BD và tự BD nhằm không ngừng hoàn thiện về phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu của Khung năng lực của người GV mầm non trong sự nghiệp đổi mới GD.

+ Phải quán triệt đầy đủ những chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước cũng như các văn bản hướng dẫn chỉ đạo của ngành GD về đổi mới GD và đổi mới GD mầm non, yêu cầu về BDGV, đặc biệt là BD về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ trong bối cảnh đổi mới GD ở Việt Nam. Quán triệt cho GV nhận thức sâu sắc về ý nghĩa của hoạt động BD, làm tốt công tác tuyên truyền GD ý thức trách nhiệm cho GV tham gia tích cực vào BD và tự BD. Chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch BDGV và chỉ đạo sát sao trong thực hiện kế hoạch, kiểm tra, đánh giá kết quả BDGV theo khung năng lực, đồng thời tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp để được hỗ trợ, phối hợp thực hiện BDGV của trường.

+ Nêu cao tinh thần học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong BD phẩm chất, năng lực của người GV đáp ứng yêu cầu của khung năng lực trong thực hiện chương trình GDPT mới, bên cạnh đó, khuyến khích người GV chủ động học tập những phương pháp dạy học tích cực, tiên tiến của thế giới và áp dụng hiệu quả vào thực tiễn giảng dạy và học tập, trong BDGV mầm non ở Việt Nam.

c. Điều kiện thực hiện

Để thực hiện có hiệu quả biện pháp này, người CBQL các cấp và Hiệu trưởng các trường mầm non thành phố Lào Cai phải nhận thức được trách nhiệm quản lý của mình trong trang bị kiến thức và kỹ năng quản lý, đặc biệt trong công tác quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS

cho giáo viên trường mầm non. Ngoài ra, CBQL các cấp và Hiệu trưởng các trường mầm non trên địa bàn thành phố phải là thường xuyên giám sát các hoạt động chuyên môn của GV mầm non, qua đó nắm bắt kịp thời năng lực thực tế của đội ngũ và nhu cầu được BD của họ đáp ứng yêu cầu đổi mới GD. Cần quán triệt những đổi mới căn bản toàn diện trong GD Việt nam, qua đó làm cho CBQL các cấp, GV nhận thức đúng về sự cần thiết của hoạt động BDGV và quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho giáo viên trường mầm non trong nâng cao năng lực đội ngũ, coi đó là nhân tố quyết định sự nghiệp đổi mới cơ bản và toàn diện GD Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

3.2.2. Lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho giáo viên trường mầm non thành phố Lào Cai

a. Mục tiêu

Mục tiêu của biện pháp này nhằm giúp nhà quản lý các cấp trên địa bàn thành phố Lào Cai chủ động trong việc thực hiện các hoạt động BDGV, tận dụng và phối hợp tối đa các nguồn lực, thực hiện thành công các mục tiêu BDGV đã đặt ra năng lực nghề nghiệp của đội ngũ GV mầm non về KNS trong những giai đoạn thời gian xác định. Mặt khác, biện pháp này giúp cho việc quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho giáo viên trường mầm non đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa các yếu tố của một quy trình quản lý nói chung từ khâu lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo đến khâu kiểm tra, đánh giá kết quả BDGV trên địa bàn thành phố.

b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Người Hiệu trưởng cần thực hiện nội dung và cách làm sau:

- Tổ chức nâng cao nhận thức về lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho giáo viên trường mầm non theo khung năng lực:

Hoạt động lập kế hoạch BDGV là một hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho GV mầm non học tập nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ phù

hợp với chủ trương đổi mới GD mầm non, với điều kiện thực tế của địa phương, trường, lớp và hoàn cảnh cụ thể của từng người GV.

Các nhà QLGD thành phố Lào Cai cần xác định và nắm vững các nội dung trọng tâm để nâng cao được nhận thức của GV về công tác lập kế hoạch trong văn bản pháp lý như: Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế; Một số yêu cầu về tiêu chuẩn hiện hành của CBQL, GV của ngành GD và cụ thể ở từng địa phương; Điều lệ trường mầm non và nhiệm vụ của ngành giáo dục, của từng địa phương, từng trường và bản thân người giáo viên trong đổi mới GD. Đặc biệt nắm vững và phổ biến được đến từng GV về những đổi mới trong GDMN, yêu cầu mới trong thực hiện nhiệm vụ của người GDMN và những yêu cầu cơ bản về năng lực cần có theo Khung năng lực người GV mầm non trong bối cảnh đổi mới GD.

- Phân tích thực trạng năng lực đội ngũ GV mầm non

Hoạt động lập kế hoạch là một nhiệm vụ quan trọng của mỗi cấp quản lý GD. Muốn làm tốt hoạt động lập kế hoạch BD cho đội ngũ GV mầm non, việc đầu tiên phải làm là cán bộ quản lý phải nắm chắc tình hình chất lượng đội ngũ GV theo khung năng lực, cũng như tiên liệu tương đối chính xác những nhu cầu thực tế và nhu cầu tiềm tàng có thể đáp ứng được thông qua hoạt động BD.

Trên cơ sở tăng cường nhận thức về lập kế hoạch hoạt động BD, hướng dẫn cho người GV mầm non hiểu và nắm vững cách thức xây dựng kế hoạch hoạt động BDGV dựa trên khung năng lực người GV mầm non, bắt đầu từ việc khảo sát thực trạng năng lực của đội ngũ, so sánh, đối chiếu với các năng lực cơ bản cần có trong Khung năng lực, xác định rõ “khoảng cách” giữa yêu cầu với hiện trạng, nhận diện rõ các năng lực cần BD và mức độ năng lực cần đạt tới qua thời gian nhất định. Đồng thời, đối chiếu kết quả BD với khung năng lực GGMN cần có trong đổi mới GD, từ đó đánh giá các hoạt động BDGV của từng địa phương, từng trường, từng GV đạt ở mức độ nào, xác định các hạn

chế, rào cản, nguyên nhân của các hạn chế trong hoạt động BD và có những biện pháp điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu đổi mới GD.

- Dự báo, xác định mức độ, nhu cầu BD về năng lực và khả năng, điều kiện BD năng lực cho GV mầm non ở địa phương trong bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho giáo viên trường mầm non

Thông qua kết quả khảo sát và đánh giá công tác lập kế hoạch BDGV trên, các trường mầm non trên địa bàn thành phố cần căn cứ vào thực trạng đội ngũ GV của trường mình, tiến hành đánh giá phân tích về trình độ, năng lực quản lý,... để có dự báo về số lượng và chất lượng đội ngũ GV cần có của đơn vị trong hoạt động BD nhằm đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT mới.

Công tác dự báo nhu cầu bồi dưỡng có thể được tiến hành BDGV hàng năm, kế hoạch ngắn hạn, dài hạn theo các nội dung, chương trình của Bộ, Sở, Trường. Bám sát kế hoạch, nội dung, chương trình của cấp trên nếu có thay đổi để áp dụng vào tình hình thực tế của trường và điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp, kế hoạch cần phải được bàn bạc, thống nhất trước khi thực hiện. Khi dự báo, cần lưu ý đến đối tượng chưa đạt chuẩn nghề nghiệp hoặc đối tượng có trình độ chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới GD trong trường để cử BD trước, hoặc những GV nòng cốt của trường và GV có điều kiện học nâng cao trình độ (sau đại học).

- Xác định mục tiêu BD, chỉ tiêu BD theo các giai đoạn thời gian của kế hoạch nhằm đạt khung năng lực

Trên cơ sở phân tích thực trạng về số lượng và chất lượng đội ngũ GVMN của thành phố theo khung năng lực, các trường xác định mục tiêu- các năng lực cần BD cho đội ngũ GV- các chỉ tiêu về số lượng và mức độ đạt được một cách phù hợp trong từng giai đoạn như: giai đoạn 2020-2025 và định hướng đến năm 2030. Những yếu tố cần cho việc xác định các chỉ tiêu trên bao gồm: Quy mô dân số của địa phương, quy mô phát triển học sinh, GV, số trường và số lớp của địa phương để xác định tương đối chính xác về số lượng; Những yêu cầu về năng lực của người GV để đáp ứng cho yêu cầu đổi mới GD như: trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực tổ chức thực hiện, trình độ ngoại

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 16/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí