Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lý, Giáo Viên Tại Các Trường Mầm Non Công Lập Thành Phố Sóc Trăng‌


Thứ ba, sự đầu tư quan tâm đến giáo dục mầm non, đến điều kiện kinh tế

- xã hội một số trường trong thành phố phát triển không đồng đều.

Bên cạnh đó, mặt trái của cơ chế thị trường đã có tác động và ảnh hưởng không nhỏ tới các cô giáo và nhận thức của phụ huynh học sinh không đồng đều, nhiều người chưa thực sự hiểu về giáo dục mầm non nên có những yêu cầu, đòi hỏi giáo viên chăm sóc - giáo dục trẻ không phù hợp tạo áp lực cho giáo viên.

2.1.4. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tại các trường mầm non công lập thành phố Sóc Trăng‌

Bảng 2.2. Đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non Tp. Sóc Trăng‌


T.Số

CB QL

Giới tính

Đảng

viên

Trình độ

Nam

Nữ

ĐH

Trên ĐH

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

25



25

100

25

100



25

100



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục trong trường mầm non tại thành phố Sóc Trăng - 8

Nguồn: Phòng giáo dục đào tạo thành phố Sóc Trăng, 2017

Cán bộ quản lý các trường mầm non 100% là nữ, đây là đặc thù chỉ có ở bậc học này. 100% hiệu trưởng đều là Đảng viên, điều này khẳng định sự phấn đấu nỗ lực của cán bộ quản lý các trường mầm non về ý thức chính trị. Bên cạnh đó, cũng khẳng định vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng trong các nhà trường. 100% các cán bộ quản lý đều có trình đại học. So với quy định chuẩn trong điều lệ trường mầm non thì trình độ này vượt trên chuẩn. Điều đó có nghĩa là, trình độ đào tạo của cán bộ quản lý các trường mầm non rất phù hợp với yêu cầu đổi mới của cấp học.

Trên toàn địa bàn thành phố Sóc Trăng có 113 giáo viên mầm non, trong đó: 96 giáo viên là biên chế nhà nước;17 giáo viên là hợp đồng. Trong năm học 2017-2018, có 22 giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và 94 giáo viên đạt trình độ trên chuẩn. Riêng về chất lượng, cuối năm học 2017, đội ngũ


cán bộ giáo viên mầm non trong toàn thành phố được đánh giá xếp loại theo chuẩn nghề nghiệp, với 38 xuất sắc, 54 khá và 21 trung bình.

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng‌

2.2.1. Mục đích‌

Để đảm bảo tính toàn diện trong nghiên cứu, khảo sát thực trạng về quản lý hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non đáp ứng yêu cầu xã hội. Khảo sát nhằm làm rõ thực trạng hoạt động giáo dục, quản lý hoạt động giáo dục ở các trường mầm non thành phố Sóc Trăng và nguyên nhân của thực trạng. Trên cơ sở đó, có thể xây dựng được những biện pháp khắc phục nâng cao hiệu quả.

2.2.2. Nội dung‌

Thực trạng hoạt động giáo dục ở các trường mầm non công lập thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.

Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ở các trường mầm non thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.

Thực trạng tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động giáo dục ở các trường mầm non công lập trên địa bàn khảo sát.

2.2.3. Mẫu khảo sát‌

Đề tài đã tiến hành nghiên cứu trên tổng số 81 người. Cụ thể như sau: 25 cán bộ quản lý; 10 tổ trưởng; 4 6 giáo viên của 10 trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố Sóc Trăng.

2.2.4. Quy ước và cách thức xử lý số liệu‌

Tác giả sử dụng phiếu đánh giá có 4 mức độ: Tốt, khá, trung bình, yếu.

+ Rất thường xuyên/rất ảnh hưởng/ rất đồng ý: 4 điểm

+ Thường xuyên/ảnh hưởng/ đồng ý: 3 điểm

+ Ít thường xuyên/ ít ảnh hưởng/phân vân: 2 điểm

+ Không thường xuyên/không ảnh hưởng/ không đồng ý: 1 điểm Theo đó, thang đo được quy ước như sau:


+ Mức 4: 3.5 4.0: mức cao


+ Mức 3: 2.6 3.5: mức trung bình


+ Mức 2: 1.75 2.6: mức yếu


+ Mức 1: 1.0 1.75: mức kém

Thực hiện xử lý số liệu bằng chương trình SPSS; sử dụng kiểm định T- test để so sánh dữ liệu.

2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục trong trường mầm non công lập tại thành phố Sóc Trăng‌

Đánh giá của cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên về mức độ thực hiện hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non công lập tại thành phố Sóc Trăng được chúng tôi tổng hợp tại bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.3. Mức độ thực hiện hoạt động giáo dục trẻ‌


STT

Mức độ thực hiện

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1

Tốt

74

91.4

2

Khá

6

7.4

3

Trung bình

1

1.2

4

Yếu

0

0

Kết quả khảo sát cho thấy, 91.4% số người được hỏi cho rằng hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non công lập tại thành phố Sóc Trăng được thực hiện ở mức độ "tốt"; và chỉ có 7.4% cho rằng "Khá". Có một tỷ lệ rất nhỏ số người được hỏi cho rằng hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non công lập tại thành phố Sóc Trăng "trung bình" (1.2%). Điều này cũng đánh giá đúng thực trạng hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non công lập tại thành phố Sóc Trăng đã thật sự trở thành một trong những hoạt động có hiệu quả thực sự. Tuy nhiên, hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm


non công lập ở thành phố Sóc Trăng cũng còn một số ít hạn chế cần phải khắc phục.

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục trong trường mầm non công lập tại thành phố Sóc Trăng‌

2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch hoạt động giáo dục‌

Bảng 2.4. Lập kế hoạch hoạt động giáo dục‌


TT

Nội dung

Kết quả

ĐTB

ĐLC

TH

1

Triển khai kế hoạch tới toàn thể cán bộ giáo viên

3.8

0.37

1

2

Có biện pháp xử lý giáo viên không thực hiện kế

hoạch

3.8

0.47

1

3

Hiệu trưởng kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế

hoạch của giáo viên

3.8

0.48

1

4

Khuyến khích giáo viên điều chỉnh kế hoạch

3.6

0.69

2

5

Tổ chuyên môn kiểm tra giám sát việc thực hiện kế

hoạch

3.4

0.70

3

6

Phối hợp giữa các bộ phận trong trường kiểm tra việc

thực hiện kế hoạch của giáo viên.

3.4

0.71

3

Điểm trung bình

3.6

Kết quả nghiên cứu được tổng hợp tại bảng 2.4 cho thấy: ĐTB chung của toàn thang đo bằng 3.6. Điều này chứng tổ đa số khách thể được nghiên cứu đều đánh giá mức độ thực hiện kế hoạch giáo dục mầm non ở các trường mầm non công lập thành phố Sóc Trăng ở mức “Tốt”. Có rất nhiều ý kiến cho rằng hiệu quả của việc tổ chuyên môn phát huy trách nhiệm của mình qua việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch của giáo viên là chưa cao, không những thế sự phối hợp giữa các bộ phận chuyên môn, công đoàn kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch của giáo viên cũng chưa rõ nét


(ĐTB= 3.4). Bên cạnh đó thì việc triển khai kế hoạch tới giáo viên; kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch và có những biện pháp xử lý kịp thời đối với những giáo viên không thực hiện được ban giám hiệu nhà trường làm rất tốt và hiệu quả tương đối cao (ĐTB= 3.8).

2.4.2. Thực trạng quản lý việc thực hiện mục tiêu giáo dục‌

Bảng 2.5. Quản lý việc thực hiện mục tiêu hoạt động giáo dục‌


TT

Nội dung

Kết quả

ĐTB

ĐLC

TH

1

Mục tiêu giáo dục trẻ được cụ thể hóa trong các hoạt

động chuyên môn

3.8

0.47

2

2

Giáo viên nắm được mục tiêu giáo dục trẻ

3.7

0.60

3

3

Công tác chuyên môn luôn hướng tới mục tiêu giáo

dục trẻ

3.7

0.55

3

4

Giáo viên xác định rõ mục tiêu giáo dục

3.5

0.69

4

5

Nhà trường, hướng dẫn giáo viên cách xác định mục

tiêu giáo dục

3.9

0.29

1

6

Trường tạo điều kiện để giáo viên trao đổi mục tiêu

đề ra

3.8

0.47

2

Điểm trung bình

3.7

Kết quả bảng 2.5 cho thấy: ĐTB chung của toàn thang đo bằng 3.7. Điều này chứng tổ đa số khách thể được nghiên cứu đều đánh giá mức độ thực hiện nội dung quản lý mục tiêu giáo dục trẻ ở các trường mầm non công lập thành phố Sóc Trăng ở mức “Tốt”. Nội dung 5 được đánh giá rất tốt (ĐTB= 3.9) đó là nhà trường hướng dẫn giáo viên cách xác định mục tiêu giáo dục, điều này có nghĩa là dưới sự hướng dẫn của ban giám hiệu, giáo viên là người trực tiếp giáo dục trẻ sẽ xác định rõ được mục tiêu giáo dục cho từng lứa tuổi cho phù hợp. Nhà trường cũng tạo điều kiện để giáo viên trao đổi mục tiêu giáo dục và


cụ thể hóa vào các hoạt động chuyên môn trong ngày. Nội dung này cũng được đánh giá ở mức độ cao (ĐTB= 3.8). Tuy nhiên nội dung 4: giáo viên nắm được mục tiêu giáo dục vẫn còn thấp mức độ đạt ĐTB= 3.5; hầu hết giáo viên còn lúng túng, đôi khi còn nhầm lẫn trong việc xác định mục tiêu chủ đề và mục tiêu giáo dục cụ thể đối với từng lĩnh vực. Việc xác định rõ mục tiêu giáo dục là một điều rất quan trọng và cần thiết vì nó định hướng chiến lược đầu tư giáo dục, xây dựng nội dung chương trình, chọn lọc nội dung, xác định và chi phối toàn bộ công tác quản lý và toàn bộ phương pháp dạy và học.

2.4.3. Thực trạng quản lý việc thực hiện nội dung giáo dục‌

Tổng hợp kết quả nghiên cứu thực tiễn về quản lý thực hiện nội dung giáo dục trong các trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố Sóc Trăng mà đề tài đã tiến hành khảo sát được thể hiện tại bảng số liệu dưới đây: Bảng 2.6. Quản lý việc thực hiện nội dung kế hoạch giáo dục

TT

Nội dung

Kết quả

ĐTB

ĐLC

TH

1

Hướng dẫn giáo viên nắm vững nội dung kế hoạch

3.8

0.48

2

2

Hướng dẫn giáo viên xác định rõ nội dung chủ đề

3.6

0.68

4

3

Khuyến khích bài dạy của giáo viên có sự liên hệ, mở

rộng

3.7

0.56

3

4

Chỉ đạo giáo viên thực hiện nghiêm túc nội dung giáo

dục

3.9

0.26

1

5

Khuyến khích giáo viên lựa chọn nội dung giáo dục

phù hợp

3.5

0.63

5

6

Kiểm tra thực hiện nội dung kế hoạch

3.8

0.44

2

7

Hiệu trưởng xử lý giáo viên không thực hiện nội dung

giáo dục

3.9

0.24

1

Điểm trung bình

3.8


Kết quả bảng 2.6 cho thấy: ĐTB chung của toàn thang đo bằng 3.8. Điều này chứng tỏ đa số khách thể được nghiên cứu đều đánh giá mức độ thực hiện nội dung quản lý thực hiện nội dung giáo dục trong các trường mầm non công lập thành phố Sóc Trăng ở mức “Tốt”. Nội dung được thực hiện tốt nhất (ĐTB=3.9) là chỉ đạo giáo viên thực hiện nội dung giáo dục và xử lý những giáo viên không thực hiện nội dung. Điều đó chứng tỏ ban giám hiệu là những nhà lãnh đạo tốt và có kinh nghiệm trong các trường về cơ bản đã được thực hiện thường xuyên. Tiến hành việc kiểm tra, đánh giá giáo viên thực hiện nội dung ý kiến nhận xét ở mức độ thường xuyên đạt ĐTB= 3.8. Tuy nhiên, theo các ý kiến nhận xét, số lượng giáo viên không thường xuyên có sự liên hệ, mở rộng nội dung chủ đề tương đối nhiều (ĐTB=3.7), đồng nghĩa với việc giáo viên chưa có sự linh hoạt, sáng tạo trong hoạt động chuyên môn.

Việc giúp giáo viên xác định rõ nội dung cũng như việc khuyến khích giáo viên lựa chọn nội dung phù hợp đều chưa được đánh giá cao (ĐTB= 3.5). Ví dụ như nội dung phải liên quan tới những kinh nghiệm trong đời sống thực của trẻ và dựa trên những cái mà chúng biết; Mỗi một chủ đề nên đưa ra một vấn đề cho trẻ khám phá nhiều hơn. Tầm quan trọng của học theo chủ đề là giúp trẻ xây dựng nên những khái niệm hơn là mong chờ chúng nhớ được những thông tin riêng rẽ.

2.4.4. Thực trạng quản lý hình thức hoạt động giáo dục trên lớp của giáo viên‌

Dạy học là công việc vừa có tính khoa học lại vừa có tính nghệ thuật, nó luôn đòi hỏi sự sáng tạo của người giáo viên trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên, không thể có một sự sáng tạo nào mà lại thiếu đi sự chuẩn bị chu đáo. Vì vậy, việc chuẩn bị lên lớp không những là điều cần thiết mà còn là điều bắt buộc không chỉ đối với người giáo viên mới bước vào nghề mà cả đối với giáo viên lâu năm, có nhiều kinh nghiệm. Lên lớp là hoạt động cụ thể của


giáo viên nhằm thực hiện toàn bộ giáo án đã vạch ra. Lên lớp là lĩnh vực đời sống tinh thần quan trọng nhất. Đây là lúc người giáo viên và người học tiếp xúc với nhau. Chính trong thời gian đó người giáo viên mới thể hiện đầy đủ tính khoa học và tính nghệ thuật trong công tác dạy học và giáo dục của mình, thể hiện tầm hiểu biết, hứng thú, niềm tin và nói chung là thế giới tinh thần của mình. Đánh giá về việc quản lý hoạt động trên lớp của giáo viên mầm non ở các trường công lập tại thành phố Sóc Trăng của ban giám hiệu các trường tại bảng 2.7 như sau:

Bảng 2.7. Quản lý hoạt động giáo dục trên lớp của giáo viên‌


TT

Nội dung

Kết quả

ĐTB

ĐLC

TH

1

Xây dựng và quản lý thực hiện quy chế chuyên môn

3.9

0.29

1

2

Giáo viên có đủ đồ dùng, giáo án.

3.9

0.26

1

3

Khuyến khích giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin

3.7

0.60

3

4

Hướng dẫn giáo viên nắm được hệ thống và phương

pháp giáo dục

3.8

0.48

2

5

Dự giờ, kiểm tra hoạt động giáo dục

3.9

0.29

1

6

Kiểm tra hồ sơ chuyên môn

3.9

0.24

1

7

Xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ

3.9

0.26

1

8

Tạo cơ hội cho trẻ học, trải nghiệm

3.9

0.32

1

Điểm trung bình

3.8

Kết quả ở bảng 2.7 cho thấy: ĐTB chung của toàn thang đo bằng 3.8. Điều này chứng tỏ đa số khách thể được nghiên cứu đều đánh giá mức độ thực hiện nội dung quản lý hoạt động giáo dục trên lớp của giáo viên ở các trường mầm non công lập tại thành phố Sóc Trăng ở mức “Tốt”. Có thể nói các trường đã rất quan tâm đến công tác chỉ đạo quản lý hoạt động trên lớp của giáo viên theo các nội dung như: Xây dựng và thực hiện quy chế chuyên

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/02/2023