Cấu trúc năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở trường mầm non được cụ thể hóa như sau:
- Năng lực chung:
+ Năng lực phát triển chuyên môn, nghiệp vụ: Năng lực tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện về chuyên môn nghiệp vụ nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục; năng lực phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp nhằm đáp ứng những yêu cầu mới trong giáo dục.
+ Năng lực xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh: Năng lực tổ chức dạy học theo tiếp cận năng lực của hóc sinh; năng lực thiết kế và tổ chức dạy học theo chủ đề liên môn; năng lực phát triển môi trường học tập cho học sinh theo các chủ đề dạy học trải nghiệm sáng tạo phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh nhằm giúp cho việc học của học sinh trở nên thiết thực, gắn với thực tế cuộc sống, gắn với địa phương, vùng miền và tạo cơ hội học tiếp ở trình độ cao hơn.
+ Năng lực giáo dục học sinh: Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng; năng lực tổ chức, quản lý học sinh; năng lực giáo dục học sinh yếu kém, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt; năng lực giáo dục hòa nhập; năng lực phối hợp các lực lượng giáo dục, lực lượng xã hội để giáo dục học sinh; năng lực phát triển môi trường giáo dục học sinh; năng lực đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh.
+ Năng lực nghiên cứu khoa học và tổ chức hướng dẫn học sinh triển khai nghiên cứu khoa học ứng dụng trong nhà trường: Phát hiện các vấn đề nghiên cứu khoa học gắn với nhu cầu của thực tiễn, năng lực phối hợp các lực lượng trong nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu, đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học; chuyển giao công nghệ đã được nghiên cứu thành công.
+ Năng lực sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc và ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục: Năng lực khai thác sử dụng được các phần mềm ứng dụng cơ bản, thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục và quản lý học sinh; khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin và các thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Tham mưu, cố vấn cho lãnh đạo nhà trường, soạn thảo chương trình: để có thể đánh giá mức độ phù hợp của đặc điểm HS mỗi trường yêu cầu GV có năng lực xây dựng chương trình nhà trường về KNS.
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Khái Niệm Cơ Bản Liên Quan Đến Vấn Đề Nghiên Cứu
- Năng Lực Tổ Chức Giáo Dục Kns Cho Giáo Viên Mầm Non
- Quản Lý Bồi Dưỡng Năng Lực Tổ Chức Giáo Dục Kỹ Năng Sống Cho Giáo Viên Mầm Non
- Quy Mô Trường, Lớp, Trẻ Em Mầm Non Thành Phố Lào Cai Từ Năm 2018-2020
- Đội Ngũ Giáo Viên Các Trường Mầm Non Thành Phố Lào Cai
- Ý Kiến Đánh Giá Của Cbql, Gv Trường Mầm Non Về Phương Pháp Bồi Dưỡng Nâng Cao Năng Lực Tổ Chức Hoạt Động Giáo Dục Kns Tại Các Trường Mầm Non
Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.
+ Điều phối liên kết các hoạt động, các bộ phận trong ngoài nhà trường để triển khai chương trình: GV cần có năng lực huy động, tạo mối quan hệ với các đối tác trong và ngoài trường nhằm triển khai KNS cho trẻ đúng hướng, và các hoạt động này cần hỗ trợ các bên liên quan.
+ Đánh giá hiệu quả của hoạt động tư vấn KNS trong trường: GV cần có khả năng đánh giá hiệu quả thông qua bộ công cụ đo lường hoạt động KNS, từ đó có hiện pháp điều chỉnh chương trình phù hợp.
+ Trực tiếp tư vấn tâm lý học đường cho HS: Năng lực tư vấn trực tiếp cho HS thể hiện qua kiến thức, kỹ năng, thái độ.
1.4. Quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho giáo viên mầm non
1.4.1. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho giáo viên mầm non
Việc lập kế hoạch là rất quan trọng trong công tác quản lí nói chung và quản lí hoạt động bồi dưỡng nói riêng. Bởi, lập kế hoạch giúp nhà quản lí giáo dục có khả năng ứng phó với sự bất định và sự thay đổi; cho phép nhà quản lí tập trung vào thực hiện các mục tiêu; cho phép lựa chọn những phương án tối ưu, tiết kiệm nguồn lực mà tạo hiệu quả cho nhà trường; định hướng thực hiện công việc với những bước đi cụ thể; dễ dàng trong việc kiểm tra đánh giá.
Lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng nói chung cần đảm bảo các tiêu chí sau:
+ Vạch ra mục tiêu cần đạt được của hoạt động bồi dưỡng trong khoảng thời gian nhất định.
+ Xác định các bước đi (cách thức, quy trình thực hiện) để đạt mục tiêu.
+ Xác định các nguồn lực và các biện pháp để đạt tới mục tiêu.
Kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho GVMN cần đảm bảo các yêu cầu cụ thể sau:
- Xác định nhu cầu bồi dưỡng: được dựa trên phân tích nhu cầu lao động của nhà trường, các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết cho việc thực hiện tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho GVMN; phân tích trình độ, kiến thức, kỹ năng hiện có của người GVMN.
- Xác định mục tiêu bồi dưỡng: là xác định những kết quả cần đạt được sau khi đào tạo, bồi dưỡng. Mục tiêu của một chương trình bồi dưỡng phải gắn với mục tiêu của khóa học, của đối tượng bồi dưỡng và thường phải trả lời được các câu hỏi: Học kiến thức gì, kỹ năng gì? Học để làm việc với người khác như thế nào? Học để áp dụng kiến thức vào thực tiễn như thế nào? Hay nói cách khác đó là mục tiêu về kiến thức; mục tiêu về kỹ năng và thái độ nghề nghiệp; mục tiêu về kỹ năng và thái độ xã hội; và mục tiêu về năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Lựa chọn đối tượng cần bồi dưỡng và người quản lý.
- Xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng: bao gồm 3 lĩnh vực: kiến thức, kỹ năng, thái độ cho GVMN về bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho GVMN.
- Lựa chọn phương pháp, hình thức bồi dưỡng, từ đó lựa chọn báo cáo viên.
- Dự trù kinh phí và các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết cho hoạt động bồi dưỡng.
1.4.2. Tổ chức thực hiện bồi dưỡng năng lực tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho giáo viên mầm non
Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho GVMN gồm có: Tổ chức bộ máy và tổ chức công việc. Cụ thể như sau:
Tổ chức bộ máy: Sắp xếp bộ máy đáp ứng được yêu cầu của mục tiêu và các nhiệm vụ phải đảm nhận. Hiệu trưởng phân quyền Phó Hiệu trưởng chuyên môn và các Tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn chịu trách nhiệm thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho GVMN.
Tổ chức công việc: Sắp xếp công việc hợp lý, phân công phân nhiệm rõ ràng cho các cá nhân, đơn vị thực hiện bồi dưỡng, như: kiểm soát tiến độ thực hiện, kiểm soát các điều kiện đảm bảo, hỗ trợ cho hoạt động bồi dưỡng, trách nhiệm liên hệ, tham vấn, xin ý kiến của Ban chất lượng GDMN để thống nhất nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng, tổ nhóm trưởng chuyên môn thống nhất thực hiện kế hoạch bồi dưỡng đối với GVMN…
Tổ chức thực hiện nội dung: Đây là việc phân bổ chương trình bồi dưỡng, bố trí giảng dạy các chuyên đề, theo thời gian hay nói cách khác tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng theo thời gian và địa điểm thích hợp. Chương trình, kế hoạch bồi dưỡng phải được thống nhất với báo cáo viên và thông báo tới từng nhóm chuyên môn và GVMN tham gia bồi dưỡng vào đầu đợt bồi dưỡng và được thực hiện nhất quán trong toàn bộ thời gian bồi dưỡng. Tổ chức thực hiện nội dung bồi dưỡng là khâu trung tâm của quản lý hoạt động bồi dưỡng. Tổ chức thực hiện tốt nội dung bồi dưỡng sẽ góp phần tích cực thực hiện mục tiêu bồi dưỡng, là cơ sở cho quản lý người dạy, quản lý người học, phương pháp, hình thức bồi dưỡng và trang thiết bị phục vụ cho quá trình bồi dưỡng. Trên cơ sở mục tiêu bồi dưỡng và kế hoạch bồi dưỡng, đội ngũ chuyên gia thiết kế các chuyên đề bồi dưỡng tương ứng với các khối kiến thức và mục tiêu cụ thể cho GVMN.
Điều hành nội dung: Đây là bước rất quan trọng đảm bảo cho việc triển khai thực hiện chương trình một cách trôi chảy, đúng quy trình, đúng tiến độ và có chất lượng cao. Để nội dung được vận hành tốt trước hết phải có sự phân công, phân cấp hợp lý về chức năng nhiệm vụ và sự phối hợp chặt chẽ của Ban Giám hiệu, tổ nhóm trưởng chuyên môn tổ chức bồi dưỡng.
Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh nội dung: Đây là công việc cần thiết đảm bảo chương trình được vận hành một cách trôi chảy theo đúng kế hoạch,
lịch trình đã đề ra đồng thời để chương trình luôn được cập nhật, đổi mới phù hợp với nhu cầu thực tiễn của từng nhà trường.
1.4.3. Chỉ đạo bồi dưỡng năng lực tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho giáo viên mầm non
Đây là chức năng tiếp theo sau khi hoàn thành nhiệm vụ lập kế hoạch và tổ chức thực hiện. Chức năng này thể hiện rõ nhất năng lực quản lí của người Hiệu trưởng nhằm vận hành các hoạt động quản lí trong thực tiễn. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng là chức năng trọng tâm trong công tác quản lí bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho GVMN được tiến hành theo đúng kế hoạch, có hiệu quả.
Chỉ đạo thực hiện là việc nhà quản lí giáo dục đưa ra các mệnh lệnh quản lí về tổ chức bồi dưỡng, việc thực thi các quyết định quản lí và tạo động lực thực hiện cho người thực hiện quyết định. Việc chỉ đạo của cán bộ quản lý giáo dục cần được tiến hành trên tất cả các nội dung trong kế hoạch đã đặt ra. Cụ thể như:
* Chỉ đạo cụ thể việc triển khai nội dung, hình thức bồi dưỡng. Đồng thời, chỉ đạo công tác chuẩn bị của các bộ phận, gắn trách nhiệm của các bộ phận đối với chất lượng nội dung được phân công phụ trách chuẩn bị cho hoạt động bồi dưỡng; Chỉ đạo việc đánh giá năng lực của giáo viên sau bồi dưỡng; Công tác rút kinh nghiệm sau tổ chức hoạt động bồi dưỡng.
* Chỉ đạo tăng cường các điều kiện hỗ trợ thực hiện chương trình bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho GVMN:
- Đảm bảo đủ cơ sở vật chất, đồ dùng, thiết bị, đồ chơi nhằm tạo điều kiện cho giáo viên học tập trang bị kiến thức, kết hợp với thực hành các loại hình bài dạy trong năm thường trực với các đồ dùng vật dụng của trẻ em.
- Có chính sách phát triển đội ngũ; giáo viên nhiệt tình, tâm huyết với nghề, có tinh thần trách nhiệm cao, đạt chuẩn nghề nghiệp; được đào tạo đảm bảo về trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ tay nghề; được quan tâm thực hiện đầy đủ chế độ chính sách nhằm góp phần ổn định đội ngũ, tạo động lực cho giáo viên yên tâm công tác, tích cực vươn lên và cống hiến.
- Công tác đánh giá giáo viên cần rõ tiêu chí, công khai, công bằng, nhìn nhận và khuyến khích sự chủ động, sáng tạo, mong muốn thay đổi, cải tiến của đội ngũ; tránh tình trạng cào bằng hoặc hình thức, máy móc, mệnh lệnh áp đặt làm giảm động lực phấn đấu.
* Chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục KNS:
- Xây dựng môi trường giáo dục KNS phải đảm bảo khai thác có hiệu quả và quan tâm đồng bộ đến: môi trường vật chất và tinh thần; môi trường tự nhiên và xã hội; môi trường bên trong và bên ngoài lớp học.
- Việc thiết kế xây dựng môi trường giáo dục trong lớp và ngoài lớp học cho trẻ, cần tuân thủ các nguyên tắc của giáo dục mầm non.
1.4.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho giáo viên mầm non
Kiểm tra, đánh giá là chức năng xuyên suốt quá trình quản lí và có vai trò rất quan trọng. Kiểm tra là một hoạt động nhằm thẩm định, xác định một hành vi của cá nhân hay tổ chức trong quá trình thực hiện quyết định của nhà quản lý. Ngoài ra, còn có thể hiểu kiểm tra là quan sát, đo đạc và đối chiếu các kết quả đạt được so với mục tiêu quản lí và quyết định quản lí. Như vậy, kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho GVMN là thu thập thông tin ngược để kiểm soát hoạt động bồi dưỡng nhằm điều chỉnh kịp thời các sai sót, lệch lạc để hoạt động bồi dưỡng đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Hoạt động kiểm tra, đánh giá có vai trò quan trọng như: nâng cao trách nhiệm của người thực hiện quyết định; phát hiện lệch lạc, sai sót để điều chỉnh kịp thời; phát hiện gương tốt, những kinh nghiệm tốt; phát hiện những khả năng, tiềm lực của cá nhân, tổ chức chưa được khai thác, tận dụng; tạo động lực thúc đẩy quá trình hoạt động,…
Đánh giá chương trình bồi dưỡng: Có thể được đánh giá theo các tiêu chí như mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng có đạt được không? Những điểm mạnh, điểm yếu của chương trình bồi dưỡng; tính hiệu quả kinh tế của chương trình bồi dưỡng thông qua đánh giá chi phí và kết quả của chương trình bồi dưỡng.
Kiểm tra, đánh giá kết quả của chương trình bồi dưỡng bao gồm: kết quả nhận thức, sự thỏa mãn của người học đối với chương trình đào tạo, bồi dưỡng; khả năng vận dụng những kiến thức và kỹ năng lĩnh hội được từ chương trình, sự thay đổi hành vi theo hướng tích cực,…
Cán bộ quản lí nhà trường có thể thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho GVMN bằng các phương thức sau:
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của GVMN sau mỗi đợt bồi dưỡng (qua bài thu hoạch, bài kiểm tra, tham gia góp ý cho các đợt bồi dưỡng, sản phẩm của giáo viên,…).
Kiểm tra, đánh giá thông qua hồ sơ chuyên môn, giáo án, kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng thường xuyên, kế hoạch giáo dục cá nhân của mỗi giáo viên.
Kiểm tra, đánh giá thông qua dự giờ, thăm lớp.
Kiểm tra, đánh giá thông qua quan sát hành vi, ứng xử của trẻ.
Kiểm tra, đánh giá thông qua đánh giá phản hồi của đồng nghiệp, tổ trưởng chuyên môn và thông tin phản hồi của cha mẹ trẻ,…
Hiệu trưởng có thể tiến hành kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kì, báo trước hoặc đột xuất. Trong đó, Hiệu trưởng cần thu thập thông tin phản hồi từ nhiều nguồn khác nhau, từ đó thực hiện sự điều chỉnh phù hợp và kịp thời các hoạt động bồi dưỡng nói riêng và các hoạt động của giáo viên trong nhà trường nói chung.
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho giáo viên mầm non
1.5.1. Yếu tố chủ quan
* Năng lực của cán bộ quản lý giáo dục:
Trong công tác bồi dưỡng giáo viên, đội ngũ cán bộ quản lý phải nắm chắc nội dung, nguyên tắc, phương pháp, các mô hình tích cực, cách thức tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho GVMN đáp ứng
được yêu cầu, mục đích đề ra. Suy nghĩ để có được những quyết định phù hợp với quy định của nhà nước và của ngành. Đội ngũ cán bộ quản lý phải tìm cách nâng cao trình độ nhận thức của giáo viên về đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước, tạo điều kiện cho họ nâng cao kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu trong bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho GVMN. Bên cạnh đó, phải làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, tuyên truyền tới các cha mẹ trẻ và các tổ chức xã hội có liên quan đến nhà trường những hiểu biết về những đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đối với giáo dục mầm non, hiểu về tình hình thực tế của nhà trường.
* Trình độ, ý thức, thái độ của giáo viên mầm non khi tham gia hoạt động bồi dưỡng:
Đội ngũ giáo viên khi được đào tạo tại các cơ sở giáo dục mầm non chính quy họ được trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết phục vụ cho công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Quá trình công tác làm việc chính là quá trình giáo viên tự bồi dưỡng hoàn thiện những kiến thức, kỹ năng, phương pháp dạy học cho phù hợp với yêu cầu phát triển của nhà trường, xã hội và trẻ mầm non.
Hiện nay, trước yêu cầu đổi mới công tác giáo dục KNS cho trẻ đã đặt ra cho giáo viên phải có sự thay đổi năng lực về tư duy, phương pháp, kỹ năng dạy học đã làm cho nhiều giáo viên có nhiều lúng túng nhất định trong quá trình dạy học cho trẻ. Do đó nhiệm vụ trước mắt của các nhà trường mầm non cần phải tập trung thực hiện có hiệu quả công tác bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên. Để xây dựng và thực hiện có hiệu quả kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho GVMN đòi hỏi người cán bộ quản lý phải nắm chắc trình độ kiến thức, ý thức, thái độ của từng giáo viên để bố trí nhân lực, biện pháp thực hiện công tác bồi dưỡng cho phù hợp. Nhà trường nhất thiết phải có cơ chế, chính sách khen thưởng, xử phạt phù hợp trong đánh giá chất lượng tham gia và tính hiệu quả trong dạy học của giáo viên sau khi được bồi dưỡng.
1.5.2. Yếu tố khách quan
* Chế độ, chính sách của Nhà nước về giáo dục mầm non: