Hoạt Động Xuất Khẩu Mặt Hàng Nông Thủy Sản Và Năng Lực Cạnh Tranh Của Các Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Nhỏ Và Vừa‌

CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG NÔNG THỦY SẢN VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU NHỎ VÀ VỪA‌


Ngành xuất khẩu hàng nông thủy sản vốn được coi là một ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Hàng năm kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng xuất khẩu tăng trưởng cao và đều. Tuy nhiên, hai sự kiện lớn là: Năm 2006 Việt Nam gia nhập WTO và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra từ năm 2008 đã tác động lớn đến hoạt động xuất khẩu nông thủy sản và các DNN&V Việt Nam. Những thay đổi lớn này mang đến nhiều những khó khăn thách thức và nhưng cũng tạo nhiều cơ hội phát triển cho các DNN&V hoạt động trong lĩnh vực này. Điều này sẽ được phân tích trong phần tiếp theo.

2.1. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU MỘT SỐ NÔNG SẢN CHỦ YẾU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ yếu

Kể từ khi việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, xuất khẩu nông sản của nước ta cũng chịu những tác động từ các quy định của WTO mà Việt Nam phải tuân theo. Trong suốt 6 năm từ 2001- 2007, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt nam liên tục tăng mạnh. Tuy nhiên, trong giai đoạn sau khi gia nhập WTO, một số mặt hàng bị giảm sút trong tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu. Nhưng nhìn chung tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nông sản vẫn tăng trưởng ở mức cao.


Bảng 5. Kim ngạch xuất khẩu nông sản qua từng năm

( Trong đó bao gồm cả các lâm sản).



Năm

Kim ngạch (triệu USD)

Tốc độ tăng trưởng so với năm trước (%)

2001

2.597,3

- 4,48%

2002

2.594,4

- 0,11%

2003

2.867,3

10,52%

2004

3.564,2

24,31%

2005

4.719,9

35,42%

2006

5.650

19,71%

2007

7.200

24,43%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Chiến lược dài hạn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam xuất khẩu hàng nông sản ra nước ngoài - 6

Nguồn: tổng cục thống kê và do tác giả tự tính toán


Do các mặt hàng nông sản được xuất khẩu sang các thị trường khác nhau, và chịu sự điều chỉnh trong các hiệp định thương mại với các thị trường khác nhau. Do vậy kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này có thay đổi trong giai đoạn trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Trong đó, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nông sản của năm 2005 là cao nhất đạt 35,42% so với năm trước, và riêng năm 2006 tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nông sản bị sụt giảm mạnh xuống còn 19,71%, tỷ lệ này là khá thấp so với các năm trước. Nhưng xét trên tổng thể, kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam vẫn tăng trưởng khá đều và ít bị giảm sút. Tuy nhiên, đối với các mặt hàng cụ thể khác nhau thì tăng trưởng trong kim ngạch xuất khẩu khác nhau rất lớn.


Bảng 6. Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm trong kim ngạch xuất khẩu

các nông sản chủ yếu từ năm 2001-2007.

Đvt:%



Mặt hàng


Gạo


Cà phê


Hạt tiêu


Hạt điều


Chè


Trái cây


Rau


Cao su

Gỗ và các SP từ gỗ

Tăng trưởng TB hàng năm


33,5


30,8


14,7


26,0


14,6


22,8


32,5


34,4


32,4

Tăng trưởng TB trước khi gia nhập WTO


38,7


19,8


16,2


30,3


13,4


20,4


43,2


27,8


26,9

Tăng trưởng TB sau khi gia nhập WTO


23,3


52,9


11,8


17,6


16,9


27,8


11,0


47,5


43,6

Giải thích: TB là trung bình


Nguồn: Báo cáo thương mại nông sản năm 2008


Như vậy, qua Bảng 6 có thể thấy: hai mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu thay đổi nhiều nhất trong giai đoạn sau khi gia nhập WTO là Cà phê và Rau. Trong đó tỷ lệ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sau khi gia nhập WTO của mặt hàng Rau là 11% giảm rất mạnh (giảm 32,2%) so với mức tăng trưởng 43,2% của mặt hàng này trước khi gia nhập WTO (hình1) . Ngược lại, tỷ lệ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu Cà phê lại tăng khá cao từ 19,8% trước khi gia nhập WTO lên 52,9% kể từ sau khi gia nhập WTO (tăng 33,1%). Nguyên nhân tác động mạnh tới kim ngạch xuất khẩu của Cà phê và Rau là: nhu cầu về Cà phê trên những thị trường chính như Hoa Kỳ, Đức, Tây Ban Nha… tăng mạnh. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu Rau sang những thị trường chính lại sụt giảm do hầu hết các thị trường này được điều chỉnh bởi các cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ WTO. Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu một

số mặt hàng có thay đổi nhưng không quá mạnh như: Gỗ, Gạo, Hạt điều, Cao su.

Hình 1. So sánh tốc độ tăng trưởng trong kim ngạch xuất khẩu các loại nông sản trước khi Việt Nam gia nhập WTO và sau khi gia nhập WTO

Tăng trưởng TB trước khi gia nhập WTO Tăng trưởng TB sau khi gia nhập WTO

So sánh tỷ lệ tăng trưởng

60


50


40


30


20


10


0

Gạo Cà phê Hạt tiêu

Hạt

điều

Chè

Trái

cây

Rau Cao su Gỗ

Mặt hàng

%

(2001-2007)


Nguồn: Báo cáo thương mại nông sản Việt Nam năm 2008


Tuy nhiên, trong năm 2008. Do sự biến động mạnh về nhu cầu lương thực trên thế giới, xuất khẩu Gạo của Việt Nam tăng mạnh hơn những năm trước và kim ngạch xuất khẩu các nông sản khác ở mức tăng trưởng chậm lại do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới khiến cho nhu cầu nhập khẩu giảm.

2.1.2. Cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu

Cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam rất đa dạng với nhiều loại hàng hóa nông sản chủ lực khác nhau gồm có: Gạo, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, chè, trái cây, rau, cao su, gỗ và các sản phẩm (SP) từ gỗ. Quan sát bảng 7 có thể thấy, cơ cấu hàng nông sản qua các năm nhìn chung có thay đổi nhưng không quá mạnh mà tỷ trọng của các mặt hàng này thay đổi dần qua từng năm.

Bảng 7. Cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu từ năm 2001-2007



Nhóm hàng

Năm

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

Gạo

21,4

24,0

20,1

21,0

23,7

19,9

19,2

Cà phê

26,6

21,1

26,9

26,3

30,4

31,1

31,2

Hạt tiêu

6,6

6,4

5,5

5,3

3,7

3,4

2,8

Điều

10,8

17,0

16,7

18,4

13,5

9,5

9,9

Chè

5,4

4,3

4,7

4,2

2,4

2,1

2,1

Trái cây

8,7

7,3

6,7

5,2

4,1

4,0

3,9

Rau

2,3

2,4

2,1

1,8

1,7

1,5

1,4

Cao su

10,7

10,8

10,6

10,4

10,2

17,3

16,1

Gỗ và các SP từ gỗ

7,5

6,8

6,7

7,4

10,3

11,2

13,4

Tổng

100

100

100

100

100

100

100

Nguån: B¸o c¸o th•¬ng m¹i n«ng s¶n n¨m 2008


Nh×n chung, qua b¶ng 7 cã thÓ thÊy mÆt hµng g¹o vµ cµ phª lµ hai mÆt hµng chiÕm tû träng lín nhÊt trong c¬ cÊu hµng n«ng s¶n xuÊt khÈu víi kim ng¹ch xuÊt khÈu g¹o hµng n¨m tõ 19% ®Õn 24%, vµ kim ng¹ch xuÊt khÈu cµ phª tõ 21% ®Õn h¬n 31% trong tæng kim ng¹ch hµng n«ng s¶n xuÊt khÈu. Tuy nhiªn, trong giai ®o¹n tõ n¨m 2001-2007, tû träng mét sè mÆt hµng trong c¬ cÊu c¸c mÆt hµng gi¶m ®¸ng kÓ nh•: chÌ, tr¸i c©y, ®iÒu (h×nh 2). Bªn c¹nh ®ã,

mét sè mÆt hµng l¹i t¨ng tû träng trong c¬ cÊu hµng xuÊt khÈu n¨m 2007 nh•: cao su vµ gç (h×nh 2).


H×nh 2. C¬ cÊu hµng n«ng s¶n xuÊt khÈu n¨m 2001 vµ n¨m 2007



Gạo Cà phê

Hạt tiêu Điều Chè Trái cây Rau Cao su

Gỗ và các SP từ gỗ

Cơ cấu hàng xuất khẩu nông sản năm 2001

8%

11%

21%

2%


9%


5%

26%

11%

7%


Gạo Cà phê

Hạt tiêu Điều Chè Trái cây Rau Cao su

Gỗ và các SP từ gỗ

Cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu năm 2007

13%

19%

16%

1%

4%

32%

2%

10%

3%


Nguồn: Báo cáo thương mại nông sản năm 2008

2.1.3. Thị trường xuất khẩu

Thị trường là một yếu tố rất quan trọng quyết định thành công trong việc xuất khẩu nói chung. Do vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu luôn tìm kiếm những thị trường triển vọng cho xuất khẩu. Việc Việt Nam gia nhập WTO đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tìm kiếm và xuất khẩu hàng hóa sang những thị trường mới, ngoài những thị trường truyền thống. Tuy nhiên, thị trường của một số mặt hàng nông sản xuất khẩu lại bị thu hẹp do Việt Nam thực hiện các cam kết thương mại trong khuôn khổ WTO và các hiệp định thương mại khác. Điều này sẽ được phân tích cụ thể trong từng mặt hàng.

2.1.3.1. Gạo:

Về tổng thể, phạm vi thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam sau 2 năm gia nhập WTO không có gì thay đổi nhiều về số lượng so với trước khi gia nhập: năm 2004 Việt Nam xuất khẩu gạo tới 43 thị trường khác nhau; năm 2005: 40 thị trường; 2006: 41 thị trường; 2007: 41 thị trường [18].

Cơ cấu các nhóm thị trường chính nhập khẩu gạo của Việt Nam cũng không có nhiều thay đổi kể từ khi gia nhập WTO. Các thị trường chính như Philippines, Malaysia, Indonesia, Honduras, Singapore… vẫn là những thị trường nhập khẩu chính. Trong đó, Philippines là thị trường nhập khẩu nhiều nhất qua các năm từ 2004 đến 2007. Tỷ lệ phần trăm xuất khẩu gạo sang Philippines lần lượt qua các năm như sau: năm 2004 là 48%; năm 2005 là 69%; năm 2006 là 53%; năm 2007 là 45% [18]. Trong năm 2008, do nhu cầu về lương thực trên thế giới tăng rất mạnh, xuất khẩu gạo đều tăng trên tất các thị trường, đặc biệt là thị trường Châu Phi.

2.1.3.2. Cà phê

Phạm vi của thị trường cà phê Việt Nam xuất khẩu sau khi gia nhập WTO không thay đổi nhiều về số lượng so với trước khi gia nhập WTO. Năm 2004 Việt Nam xuất khẩu cà phê sang 51 thị trường; năm 2005: 53 thị trường và con số này trong năm 2007 là 54 thị trường.

Cơ cấu các nhóm thị trường chính nhập khẩu cà phê của Việt Nam cũng không có gì thay đổi nhiều sau khi nước ta gia nhập WTO. Các thị trường xuất khẩu chính của mặt hàng cà phê vẫn là: Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Ý, Pháp, Anh, Hàn Quốc…Và tỷ trọng của các thị trường nhập khẩu này với nhau cũng không thay đổi nhiều [18].

Các thị trường chính này của cà phê Việt Nam xuất khẩu đều được điều chỉnh bởi các cam kết trong khuôn khổ WTO. Trên thực tế, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sau 2 năm gia nhập WTO tới những thị trường này đều tăng mạnh.

2.1.3.3. Hạt tiêu

Cũng như hai mặt hàng gạo và cà phê, phạm vi thị trường hạt tiêu xuất khẩu của Việt Nam trước khi gia nhập WTO và sau khi gia nhập WTO không có thay đổi nhiều về số lượng. Năm 2004 hạt tiêu Việt Nam được xuất khẩu sang 52 thị trường khác nhau; năm 2005: 51 thị trường; 2007: 54

thị trường [18].

Về cơ cấu thị trường nhóm thị trường chính nhập khẩu hạt tiêu của Việt Nam không có sự thay đổi nhiều sau khi gia nhập WTO. Các quốc gia như: Mỹ, Đức, Ấn Độ, Hà Lan, Ucraina, Singapore, Pháp… vẫn là những thị trường chính nhập khẩu hạt tiêu Việt Nam. Quan hệ thương mại của Việt Nam nới hầu hết những thị trường này cũng được điều chỉnh trong khuôn khổ WTO.

Tuy nhiên, tỷ trọng giữa các thị trường có sự thay đổi tương đối sau khi Việt Nam gia nhập WTO: xuất khẩu hạt tiêu vào thị trường Đức có sự tăng trưởng mạnh sau khi gia nhập WTO, trong khi đó tại các thị trường Mỹ, Ấn Độ lại có sự sụt giảm.

Mặc dù giá trị xuất khẩu chung tiếp tục tăng nhưng giá trị xuất khẩu hạt tiêu tại các thị trường trọng điểm sau khi Việt Nam gia nhập WTO nhìn chung đều có xu hướng giảm so với trước khi gia nhập WTO.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2022