Chẩn Đoán Ung Thư Thanh Quản Và Đánh Giá Tổn Thương Tại Chỗ

Hình 1 2 Hình thể trong của thanh quản 37 1 3 1 2 Thanh môn Thanh môn liên tiếp phía 1


Hình 1.2: Hình thể trong của thanh quản [37]

1.3.1.2. Thanh môn

Thanh môn liên tiếp phía dưới của thượng thanh môn tới mặt phẳng ngang qua 1 cm bên dưới đỉnh buồng thanh thất. Thanh môn bao gồm:

- Dây thanh: mặt trên, mặt dưới, bờ tự do

- Mép trước

- Mép sau

Về mô học, dây thanh được bao phủ bởi biểu mô lát tầng quanh vùng bờ tự do và chuyển sang trụ tầng có lông chuyển vùng mặt trên và mặt dưới nơi thanh môn hợp với vùng thượng thanh môn và hạ thanh môn. Bên dưới lớp niêm mạc là tổ chức lỏng lẻo tạo nên khoang Reinker, dưới nữa là lớp giữa và lớp sâu. Chúng được tạo bởi các sợi đàn hồi và các sợi liên kết tạo nên dây chằng thanh âm. Mạch máu và mạch bạch huyết hầu như không có trong khoang Reinker, chúng tạo nên sự ngăn cản lan tràn của tổn thương ung thư thanh quản giai đoạn sớm. Mép trước là nơi hội tụ của dây chằng thanh âm,

nón đàn hồi, dây chằng giáp thanh thiệt và mảng trong sụn giúp tạo lên dây chằng Broyle. Dây là hàng rào bảo vệ ngăn cản sự phát triển của ung thư ra phía trước, nhưng khi tổn thương ung thư xâm nhập được dây chằng mép trước thì lan rất nhanh vào khoang giáp móng thanh thiệt, sụn giáp (sụn giáp thiếu lớp màng sụn phía trong tại vị trí dây chằng mép trước nối vào) và ra vùng cổ trước [38].

1.3.1.3. Hạ thanh môn

Hạ thanh môn tiếp tục từ bờ dưới tầng thanh môn đến bờ dưới của sụn nhẫn. Hạ thanh môn không chia thành các vị trí nhỏ. Đây là vị trí rất hiếm gặp của UTTQ tiên phát nhưng lại hay gặp do sự lan xuống của ung thư thanh môn. Khối u ở đây có tỉ lệ cao lan ra ngoài phạm vi thanh quản qua vùng màng nhẫn giáp và hạ thanh môn là vùng giàu bạch huyết sau nhẫn.

1.3.1.4. Các màng và dây chằng của thanh quản

- Màng giáp móng: Là màng căng từ bờ trên sụn giáp đến bờ trên và sừng lớn xương móng. Phần giữa là dây chằng giáp móng giữa, hai bên mỏng hơn là dây chằng giáp móng bên, nơi có bó mạch thần kinh thanh quản trên chui qua. Sau màng giáp móng là khoang giáp móng thanh thiệt đôi khi có thể sờ thấy u trong khoang giáp móng thanh thiệt qua màng này.

- Màng nhẫn giáp: Căng từ bờ trên sụn nhẫn đến bờ dưới sụn giáp.

- Màng tứ giác gồm có 4 bờ: Bờ trên là nếp phễu thanh thiệt, bờ dưới là băng thanh thất, bờ trước bám vào góc sụn giáp và 2 cạnh của sụn thanh thiệt, bờ sau bám vào sụn sừng và sụn chêm.

- Nón đàn hồi (màng tam giác): Căng từ bờ trên sụn nhẫn đến dây thanh, phần trước nón rất chắc tạo nên dây chằng nhẫn giáp, bờ tự do ở trên dày, tạo nên dây chằng thanh âm.

- Màng tứ giác và nón đàn hồi là những cấu trúc vững chắc của thanh quản có thể ngăn chặn sự lan tràn của ung thư. Buồng thanh thất Morgani nằm giữa màng tứ giác và nón đàn hồi là một điểm yếu của thanh quản.

- Các dây chằng của thanh quản: Dây chằng giáp thanh thiệt, dây chằng móng thanh thiệt, dây chằng nhẫn giáp, dây chằng nhẫn phễu, dây chằng nhẫn khí quản.

1.3.1.5. Các khoang của thanh quản

1.3.1.5.1. Khoang giáp móng thanh thiệt

Khoang này được Orton gọi là khoang của Boyer. Về giới hạn thì phía trên là dây chằng móng thanh thiệt, phía trước là màng giáp móng và sụn giáp, phía sau là sụn nắp, phía dưới là dây chằng giáp – nắp thanh thiệt, phía bên liên tiếp với khoang cạnh thanh môn.

Khoang này được lấp đầy bởi tổ chức mỡ, mô lỏng lẻo phía trước, phía ngoài chứa các tiểu nang.

Ung thư mặt thanh quản của sụn nắp và ung thư mép trước thường hay lan vào khoang này.

1.3.1.5.2. Khoang cạnh thanh môn

Khoang cạnh thanh môn liên tục với vùng dưới niêm mạc liên tục với vùng dưới niêm mạc của băng thanh thất. Khoang cạnh thanh môn giới hạn bởi nón đàn hồi phía dưới và sụn giáp phía ngoài. Phía trên là tiền đình thanh quản. Khoang cạnh thanh môn được phân chia với khoang thượng thanh môn bởi màng tứ giác. Giới hạn sau của khoang là niêm mạc xoang lê. Phía dưới ngoài liên tiếp với khoang nhẫn giáp.


Hình 1 3 Các khoang của thanh quản 14 1 3 1 6 Mạch máu của thanh quản 1 3 1 6 1 2

Hình 1.3. Các khoang của thanh quản [14]

1.3.1.6. Mạch máu của thanh quản

1.3.1.6.1. Động mạch

Cấp máu cho thanh quản từ 3 nguồn chính:

- Động mạch thanh quản trên xuất phát từ động mạch giáp trên, chui qua màng giáp – thanh thiệt và cấp máu cho tầng thượng thanh môn.

- Động mạch thanh quản giữa còn gọi là động mạch nhẫn – giáp cũng là một nhánh của đọng mạch giáp trên, chui qua màng giáp nhẫn, cung cấp máu cho tầng dưới của thanh quản.

- Động mạch thanh quản dưới là một nhánh của động mạch giáp dưới, nhánh này cung cấp máu cho hệ thống cơ và niêm mạc của thành sau thanh quản.

1.3.1.6.2. Tĩnh mạch

Mỗi động mạch thường có một tĩnh mạch vệ tinh đi kèm.

Tĩnh mạch thanh quản trên và trước dưới thì đổ về tĩnh mạch giáp trên, tĩnh mạch thanh quản sau dưới đổ về tĩnh mạch giáp dưới.

1.3.1.7. Dẫn lưu bạch huyết của thanh quản

Dẫn lưu bạch huyết thanh quản theo 2 hệ thống nông và sâu, hệ thống sâu không có sự thông thương với nhau, ngược lại hệ thống nông ở niêm mạc có sự thông thương và dẫn lưu bạch huyết về cả hai bên. Hiểu về dẫn lưu bạch huyết có vai trò căn bản trong điều trị UTTQ.

Hình 1 4 Dẫn lưu bạch huyết vùng thanh quản 14 Bạch huyết vùng thượng thanh môn 3


Hình 1.4. Dẫn lưu bạch huyết vùng thanh quản [14]


- Bạch huyết vùng thượng thanh môn đổ vào nhóm dưới cơ nhị thân 2 bên (cảnh trên) và nhóm cảnh giữa cùng bên.

- Bạch huyết vùng hạ thanh môn dẫn lưu về hạch cảnh giữa, hạch trước thanh quản, hoặc trước và bên khí quản, hoặc dây hồi quy.

- Riêng vùng thanh môn hầu như không có bạch huyết vì vậy khi khối u mới chỉ khu trú trong vùng thanh môn thường ít di căn nên tiên lượng tốt hơn các vùng khác và vấn đề điều trị hạch thường không cần đặt ra.

1.3.1.8. Mô học thanh quản


Về cấu tạo mô học thanh quản được cấu tạo từ ngoài vào bởi các sụn trong, sụn chun, mô liên kết thưa, những bó cơ vân và niêm mạc với nhiều tuyến.

[39] từ nông vào sâu gồm các lớp:

+ Lớp biểu mô

+ Lớp màng đáy

+ Lớp giữa màng đáy

+ Lớp sâu màng đáy

+ Cơ dây thanh

Hình 1 5 Mô học dây thanh người lớn 39 Cấu trúc mô học dây thanh thuộc phần 4

Hình 1.5. Mô học dây thanh người lớn [39]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 79 trang tài liệu này.

- Cấu trúc mô học dây thanh (thuộc phần niêm mạc) theo Hirano

1.3.2. Sinh lý thanh quản

Thanh quản có 2 chức năng quan trọng là [40]:

1. Chức năng hô hấp: thở và bảo vệ đường hô hấp dưới.

2. Chức năng nói và phối hợp trong phản xạ nuốt.

1.3.2.1. Hô hấp

- Khi thở hai dây thanh âm được kéo xa khỏi đường giữa làm thanh môn được mở rộng để không khí đi qua [40].

- Động tác trên được thực hiện bởi cơ mở (cơ nhẫn phễu).

- Hai dây thanh mở ra và khép lại theo nhịp thở được điều chỉnh bởi hành tủy.

1.3.2.2. Nói

Lời nói phát ra do luồng không khí thở ra từ phổi tác động lên các nếp thanh âm, gồm có 3 hoạt động [40]:

- Thổi: nhờ có sự cử động của lồng ngực, tạo nên một luồng không khí đi từ phổi, khí, phế quản lên, tạo ra luồng không khí có áp lực và trong khoảng thời gian nhất định.

- Rung

+ Hai dây thanh được khép lại.

+ Niêm mạc dây thanh rung động nhờ luồng khí thổi tạo áp lực dưới thanh môn đã gây nên độ căng dây thanh.

+ Độ căng dây thanh do các cơ căng dây thanh mà chủ yếu là là cơ giáp- phễu.

+ Các âm thanh trầm hoặc bổng phụ thuộc độ căng nhiều hay ít của dây thanh [41].

- Cộng hưởng: nhờ vào các hốc trên thanh môn (thanh quản, họng, miệng, mũi).

1.3.2.3. Bảo vệ đường hô hấp dưới

Thanh quản thực hiện chức năng bảo vệ đường hô hấp dưới nhờ 2 phản

xạ:

- Phản xạ co thắt thanh quản ngăn dị vật di chuyển xuống sâu trong đường

thở [42].

- Phản xạ ho tống xuất dị vật ra khỏi đường thở [42].

1.3.2.4. Nuốt

Khi nuốt, thanh quản được đậy lại bởi phần phễu nắp thanh môn của cơ phểu chéo, do đó thức ăn không xâm nhập được vào đường thở. Khi cơ chế này rối loạn thì thức ăn rất dễ vào đường thở.

1.4. Chẩn đoán ung thư thanh quản và đánh giá tổn thương tại chỗ

1.4.1. Triệu chứng toàn thân

Ung thư thanh quản giai đoạn sớm thường ít ảnh hưởng đến toàn trạng, bệnh nhân ăn ngủ bình thường, không gầy sút, không khó thở.

Ung thư giai đoạn muộn bệnh nhân gầy sút do ăn uống kém.

1.4.2. Triệu chứng cơ năng

Các triệu chứng thường gặp:

- Khàn tiếng: Xuất hiện sớm, khàn tiếng kéo dài, liên tục, điều trị viêm thanh quản không hết, khàn đặc, tăng dần, mất hết âm sắc, khàn cứng nặng như tiếng nạo gỗ.

- Khó thở: Giai đoạn đầu không khó thở, về sau khối u to che lấp dần thanh môn bệnh nhân xuất hiện khó thở tăng dần, giai đoạn muộn khó thở trầm trọng cần mở khí quản cấp cứu.

- Ho: Lúc đầu thỉnh thoảng có ho khan, từng cơn ngắn 2 – 3 tiếng, về sau ho có thể có đờm hay lẫn máu.

- Rối loạn nuốt: Gồm nuốt đau họng, nuốt vướng, nuốt khó. Trong ung thư thượng thanh môn (nhất là vùng rìa) các dấu hiệu này có sớm, còn ung thư thanh môn thì dấu hiệu này xuất hiện muộn hơn. Có thể đau nhói lên tai do phản xạ.

- Hơi thở hôi: Thường có ở giai đoạn muộn.

Triệu chứng cơ năng phụ thuộc nhiều vào vị trí xuất phát của khối u:

UTTQ tầng thanh môn:

Triệu chứng chính là khàn tiếng. Đây là triệu chứng có sớm do chỉ một tổn thương nhỏ cũng làm ảnh hưởng tới rung động bình thường của dây thanh khi phát âm. Do vậy, bệnh nhân UTTQ tầng thanh môn thường đến khám ở giai đoạn sớm.

Tuy nhiên, khi triệu chứng sớm là khàn tiếng bị bỏ qua thì các triệu chứng khác như khó thở, thở rít, rối loạn nuốt, hạch cổ,… có thể xuất hiện ở giai đoạn muộn.

UTTQ tầng thượng thanh môn:

Khối u vùng thượng thanh môn có thể gây khàn tiếng, nuốt đau, nuốt vướng, nuốt đau lên tai, thở rít, khó thở, ho máu.

Bệnh nhân có thể vào viện do có hạch to vùng cổ mà các triệu chứng tại thanh quản còn mơ hồ.

UTTQ tầng hạ thanh môn:

Triệu chứng thường xuất hiện âm thầm, từ từ. UTTQ tầng hạ thanh môn có thể nhầm với các triệu chứng của hen hoặc các bệnh phổi khác. Bệnh nhân thường đến ở giai đoạn muộn

Triệu chứng thường gặp là khó thở, thở rít.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/03/2024