Khái Quát Về Điều Kiện Tự Nhiên, Tình Hình Kinh Tế, Xã Hội Và Giáo Dục Đào Tạo Bậc Học Mầm Non Ở Huyện Bình Chánh, Thành Phố Hồ Chí Minh‌


lực và cụ thể hơn là công tác phát triển đội ngũ nhằm đáp ứng các mục tiêu chung của nhà trường, của ngành đã đề ra.

* Phẩm chất, năng lực quản lý của đội ngũ CBQL

Phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên. Cán bộ quản lý giáo dục trước hết phải có lập trường tư tưởng vững vàng, chấp hành tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước, các qui định của ngành, có lòng yêu nghề, tận tụy, khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Cán bộ quản lý giáo dục phải gương mẫu trong lối sống đạo đức, năng lực chuyên môn, tác phong làm việc bài bản, khoa học. Trong quản lý điều hành phải dân chủ, lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp để điều hành các hoạt động đạt hiệu quả cao, phải tạo điều kiện để đồng nghiệp có điều kiện phát huy năng lực và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Cán bộ quản lý giáo dục phải có kiến thức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và biết vận dụng linh hoạt kiến thức đó vào thực tế. Cán bộ quản lý cần không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, hiểu biết về kinh tế, văn hóa, xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xu thế phát triển chung của đất nước và thế giới.

Người cán bộ quản lý phải tạo môi trường làm việc của đội ngũ GV, quan trọng nhất đó là xây dựng được một bầu không khí dân chủ, cởi mở. Trong đó mối quan hệ đoàn kết phải có tính hợp tác giữa các đồng nghiệp, giữa Ban giám hiệu với GV, NV nhà trường, mối quan hệ giữa GV với học sinh, phụ huynh học sinh và giữa nhà trường với các tổ chức xã hội khác ở địa phương. Sự khiêm tốn học hỏi, sống chan hoà với đồng nghiệp trong nhà trường là phẩm chất cao đẹp của người Thầy. Trong thời đại ngày nay, xu hướng hoà bình, hợp tác là xu hướng chung của toàn cầu, ở ngay một đơn vị nhỏ xu hướng ấy càng cần thiết để tạo ra cộng đồng tập thể vững mạnh giúp cho mỗi thành viên có điều kiện vươn lên. Thực tế hiện nay một số GV sống ích kỉ, tự coi mình là hơn đồng nghiệp, chính họ đã đánh mất mình trước tập thể, kiến thức tay nghề chuyên môn bị tụt hậu.


* Phẩm chất và năng lực sư phạm của giáo viên trong công tác phát triển đội ngũ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp GVMN

Trước những yêu cầu của xã hội và sự đổi mới của ngành, để nâng cao chất lượng giáo dục của ngành học, đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội, thì mỗi giáo viên MN cần khẳng định vai trò và vị trí của mình, cần không ngừng tu dưỡng rèn luyện phẩm chất và năng lựcsư phạm đáp ứng theo chuẩn nghề nghiệp GVMN đã quy định.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Kết luận chương 1‌

Chương 1 đã tập trung phân tích cụ thể một số khái niệm chủ yếu được sử dụng trong đề tài nghiên cứu, trong đó có các khái niệm: đội ngũ GVMN; quản lý; quản lý giáo dục; quản lý nguồn nhân lực; phát triển; quản lý phát triển đội ngũ GV; các vấn đề về chuẩn; chuẩn hóa; chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. Đồng thời chương 1 đã khẳng định vị trí tầm quan trọng của Bậc học mầm non và đội ngũ GVMN trong hệ thống GD quốc dân; mục tiêu và nội dung của GDMN trong chiến lược phát triển GD nói chung và của bậc học mầm non trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ. Đề tài đã xây dựng các yêu cầu phát triển ĐNGVMN theo chuẩn nghề nghiệp. Đặc biệt, đề tài đã vận dụng lý thuyết phát triển nguồn nhân lực, quản lý phát triển nguồn nhân lực vào quản lý phát triển đội ngũ GVMN trên các khía cạnh : Kế hoạch hóa, phát triển ĐNGVMN, tuyển dụng, sử dụng ĐGVMN, đào tạo và bồi dưỡng ĐNGVMN, đánh giá đội ngũ giáo viên mầm non.

Bên cạnh đó chương 1 đã đề cập đến những yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến quản lý phát triển ĐNGVMN hiện nay. Đây là những cơ sở lý luận quan trọng giúp cho tác giả luận văn, khảo sát đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu ở chương 2.


Chương 2.‌

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN MẦM NON HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐÁP ỨNG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP‌

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, xã hội và giáo dục đào tạo bậc học mầm non ở huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh‌

2.1.1. Điều kiện tự nhiên‌

Bình Chánh là một huyện ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh, là huyện nằm ở phía Tây - Tây Nam của nội Thành phố Hồ Chí Minh. Toạ độ địa lý của huyện là 1060 27’51 - 1060 42’ kinh Đông và 1020 27’38’’- 100 52’30’’ vĩ Bắc. Phía Bắc giáp huyện Hóc Môn; phía Đông giáp quận Bình Tân, Quận 8, Quận 7 và huyện Nhà Bè; phía Nam giáp huyện Bến Lức và huyện Cần Giuộc tỉnh Long An; phía Tây giáp huyện Đức Hoà tỉnh Long An.

Hiện nay huyện Bình Chánh có 16 xã –thị trấn, trong đó có 1.266 tổ, 80 ấp, khu phố, 112.801 hộ với 418.513 nhân khẩu. Mỗi năm dân số huyện tăng từ 5.000-

7.000 người, địa phương phải xây dựng thêm 5-7 trường học nhằm đáp ứng nhu cầu.


Hình 2 1 Bản đồ huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh 2 1 2 Khái quát về 1

Hình 2.1. Bản đồ huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh


2.1.2. Khái quát về điều kiện kinh tế và xã hội‌

Với vị trí là cửa ngõ phía Tây và Tây Nam vào Thành phố Hồ Chí Minh, huyện Bình Chánh có các trục đường giao thông quan trọng như: Quốc lộ 1A, tuyến đường ô tô cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương (nối liền các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long), Tỉnh lộ 10 (nối liền với Khu công nghiệp Đức Hòa, tỉnh Long An), đường Nguyễn Văn Linh (nối từ đường ô tô cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương đến Khu công nghiệp Nhà Bè và Khu chế xuất Tân Thuận - quận 7, vượt sông Sài Gòn đến quận 2 và đi Đồng Nai), Quốc lộ 50 (nối huyện Bình Chánh với các huyện Cần Giuộc, Cần Đước, tỉnh Long An). Tuy nhiên, hiện nay hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn Huyện nhìn chung vẫn còn yếu kém, đã ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Huyện.

Theo báo cáo về tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, ngân sách quý I năm 2018 và trọng tâm 9 tháng cuối năm 2018 của Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh cụ thể như sau:

2.1.2.1. Về lĩnh vực kinh tế

- Hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tăng so với cùng kỳ năm 2017.

- Hoạt động thương mại - dịch vụ tăng so với cùng kỳ năm 2017.

- Công tác xúc tiến thương mại, bình ổn thị trường khá phát triển.

2.1.2.2. Lĩnh vực giáo dục và đào tạo

- Đã công bố điểm xét tuyển viên chức ngành giáo dục và đào tạo năm học 2017- 2018, phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành giáo dục giai đoạn 2018 - 2019 và công tác y tế trường học học giai đoạn 2017 - 2020.

- Kiểm tra, thẩm định Trường Mầm non Thủy Tiên 2, Trường Mầm non Hướng Dương 2, Trường THCS Phong Phú và Trường THCS Tân Trúc đạt chuẩn Quốc gia.

- Triển khai thực hiện rà soát và lập danh sách trẻ 5 tuổi, 6 tuổi, trẻ 11 tuổi học sinh lớp 5 trên địa bàn xã, thị trấn chuẩn bị công tác huy động trẻ và tuyển sinh năm 2018 -2019.


- Đã hoàn thành việc giám sát, kiểm tra chấn chình hoạt động nuôi dạy trẻ của các cơ sở mầm non ngoài công lập trên địa bàn Huyện 100% đơn vị (35 trường và 167 nhóm lớp ) được giám sát, kiểm tra.

- Tính đến nay, tỷ lệ (TL) phòng học/10.000 dân trong độ tuổi đi học (từ 3 tuổi đến 18 tuổi ), 259 phòng học /10.000 dân (2.688 phòng học/ 103.751 dân trong trong độ tuổi đi học ). Tỷ lệ trẻ 5 tuổi ra lớp mẫu giáo: 99,80% (tăng 0,22%). Tỷ lệ học sinh nhập học đúng độ tuổi tiểu học: 100%. Tỳ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học: 99,82%. Tỷ lệ học sinh nhâp học lớp 6 Trung học cơ sở (THCS): 99,97%. Tỷ lệ học sinh theo lớp 10 bậc Trung học phổ thông (THPT), Giáo dục thường xuyên (GDTX), nghề: 97,79%. Tỷ lệ nam, nữ trong độ tuổi từ 15 đến 40 tuổi được xóa mù chữ: 99,71% (tăng 0,12%). Tỷ lệ các cơ sở giáo dục có đường truyền Internet tốc độ cao: 100%.

- Công tác đầu tư cơ sở vật chất, nâng cấp, xây dựng mới trường học được tập trung thực hiện. Trong quý I năm 2018, tiếp tục triển khai thi công xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các trường học, dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm 2018 - 2019: 07 công trình với 157 phòng học (trong đó: 03 trường mầm non, 03 trường tiểu học, 01 trường trung học cơ sở). Tính đến nay, trên địa bàn Huyện đã có 12 trường đạt chuẩn Quốc gia, tăng thêm 01 trường so với cùng kỳ, có 31 trường đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất.

2.1.3. Khái quát tình hình phát triển giáo dục đào và tạo mầm non huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh‌

Tất cả các xã, thị trấn đều có đủ trường từ Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông đáp ứng đủ chỗ học cho học sinh trên địa bàn huyện.

2.1.3.1. Tình hình giáo dục và đào tạo của huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh

* Quy mô mạng lưới trường lớp và trẻ em

Trên địa bàn huyện Bình Chánh có 66 trường mầm non (30 trường công lập, 36 trường ngoài công lập) tăng 5 trường ngoài công lập. Trong những năm qua, Huyện luôn quan tâm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Mạng lưới trường, lớp được mở rộng, cơ sở vật chất được đầu tư. Chất lượng nuôi dạy trẻ ngày càng


được nâng cao. Đội ngũ làm công tác nuôi dạy trẻ được nâng lên cả về số lượng lẫn chất lượng. Phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ không ngừng đổi mới. Qua kết quả sơ kết 2 năm thực hiện Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện các giải pháp giải quyết vấn đề trường, lớp mầm non ở các khu công nghiệp, khu chế xuất: Phòng GD&ĐT đã tham mưu UBND Huyện giành quỹ đất cho giáo dục mầm non, cụ thể có 5 trường đã đưa vào hoạt động trong năm học 2017-2018. Hiện đang xây dựng mới 1 trường và mở rộng xây giai đoạn 2, 2 trường sẽ đưa vào hoạt động trong năm học 2018-2019. Bên cạnh đó tiếp tục thực hiện Quyết định số 4518/QĐ-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố về ban hành Kế hoạch chăm sóc,giáo dục trẻ mầm non từ 6 tháng tuổi đến 18 tháng tuổi, Uỷ ban nhân dân Huyện đã xây dựng lộ trình tổ chức nhận trẻ và đang thực hiện đến Giai đoạn 3 từ năm 2018 –2020 triển khai thực hiện đến tất cả các trường mầm non trên địa bàn Huyện, trong đó tập trung chỉ đạo và hỗ trợ các trường khó khăn về cơ sở vật chất; xây dựng bổ sung phòng học, phòng chức năng còn thiếu; cung cấp trang thiết bị, đồ chơi cho các trường; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên.

* Thực trạng về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ

Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng được nâng cao và đảm bảo những yêu cầu khoa học của việc nuôi dạy trẻ. Các phương thức chăm sóc giáo dục trẻ đã được đa dạng hóa theo những phương pháp khoa học đã nghiên cứu và được công nhận.

Theo thống kê trên địa bàn huyện có 100% cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên đạt trình độ chuẩn, trong đó có 100% cán bộ quản lý và 49,33% giáo viên (CBQL- GV) đạt trình độ trên chuẩn, phấn đấu đến năm 2020 đạt 100% CBQL- GV có trình độ trên chuẩn để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non hiện nay. Hàng năm Phòng giáo dục huyện khuyến khích các trường tạo điều kiện cho giáo viên được học bồi dưỡng nâng cao trình độ, tổ chức tập huấn các chuyên đề, thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn trao đổi kinh nghiệm, khuyến khích giáo viên tham gia các hội thi, hội giảng do nhà trường và tổ Mầm non phát động. Qua đó tạo động lực cho đội ngũ giáo viên hăng say, toàn tâm cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ.


Các đơn vị công lập hiện có 100% cán bộ y tế chuyên trách nên thuận lợi trong việc chăm sóc sức khỏe trẻ tại trường, riêng các đơn vị ngoài công lập có hợp đồng y sĩ theo dõi sức khỏe cho trẻ, các trường thực hiện bản tin tuyên truyền thông tin sức khỏe của trẻ đến phụ huynh, để phụ huynh phối hợp với nhà trường chăm sóc sức khỏe cho trẻ tốt hơn.

Công tác phòng dịch, phòng bệnh được phối hợp tốt với Trung tâm y tế dự Phòng Huyện bệnh cho trẻ. 100% CB-GV- CNV được tập huấn đầy đủ về vệ sinh an toàn thực phẩm và sơ cấp cứu.

Các trường xây dựng kế hoạch họat động y tế trường học, ngay từ đầu năm học đã thành lập quyết định ban sức khỏe trường học, trang bị tủ thuốc có đầy đủ danh mục theo qui định và hướng dẫn giáo viên cách chăm sóc phát hiện, phòng tránh các bệnh dịch, lây nhiễm.

* Thực trạng về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

100% các trường được trang bị bàn ghế phù hợp cho từng lứa tuổi, trang bị đủ đồ dùng, dụng cụ trong nhà vệ sinh để trẻ tự phục vụ vệ sinh cá nhân.(xà phòng, giấy, nước sạch, khăn lau tay sạch sẽ). Các trường có từ 9 – 15 phòng học (bình quân 54m2/phòng), các phòng chức năng, bếp ăn một chiều và đầy đủ trang thiết bị dạy - học. Tuy nhiên, một số trường các phòng học chật chội, sân bãi rộng không có cây xanh bóng mát. Đồ chơi ngoài trời ít được bảo quản, chóng hư hỏng.

Hiệu trưởng các trường tham mưu tốt với lãnh đạo các cấp, sửa chữa nâng cấp những phòng học ở điểm phụ và bổ sung thêm đồ dùng trang thiết bị phục vụ công tác bán trú. Đặc biệt là tăng cường trang bị mới đồ dùng trang thiết bị phục vụ giảng dạy cho công tác phổ cập mầm non 5 tuổi.

2.1.3.2. Tình hình phát triển giáo dục mầm non của huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo báo cáo tổng kết năm học 2017 - 2018 của Phòng GD & ĐT huyện Bình CHánh thì trong năm học 2017-2018 vừa qua huyện đầu tư xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, đạt được 3 trường (Trường MN Hướng Dương 2, trường MN Thủy Tiên 2, trường MN Hoa Hồng 2). Bên cạnh đó tăng thêm 2 trường nhận trẻ 6

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/02/2023