Quản Lý Bồi Dưỡng Năng Lực Tổ Chức Giáo Dục Kỹ Năng Sống Cho Giáo Viên Mầm Non

Từ việc phân tích các quan điểm về năng lực ở trên, ta có thể hiểu: năng lực là khả năng vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng, thái độ để giải quyết hiệu quả một tình huống hoặc một hoạt động thực tiễn xác định.

* Năng lực tổ chức giáo dục KNS cho giáo viên mầm non

Năng lực tổ chức giáo dục KNS là tổ hợp những thuộc tính độc đáo của mỗi cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của hoạt động KNS xác định, đảm bảo hoạt động ấy đạt kết quả phù hợp với mong đợi của cá nhân và xã hội. Năng lực tổ chức hoạt động KNS là khả năng vận dụng tổ hợp kiến thức, kỹ năng, thái độ, kinh nghiệm,... để tổ chức thành công hoạt động KNS.

Năng lực tổ chức hoạt động KNS của mỗi người được hình thành và phát triển trong quá trình con người học tập, giao lưu, tham gia KNS các mối quan hệ, các giá trị trong cuộc sống thực tiễn.

Đánh giá năng lực tổ chức hoạt động KNS của một người căn cứ vào kết quả thực tế đối với đối tượng tham gia giáo dục KNS trong điều kiện, hoàn cảnh xác định. Những đánh giá đó được đưa ra trên cơ sở xem xét hài hòa những kiến thức, kỹ năng, thái độ tương ứng về hoạt động trải nghiệm của chủ thể tổ chức hoạt động KNS. Năng lực tổ chức hoạt động KNS của giáo viên là sự phối hợp của năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội.

Năng lực tổ chức giáo dục KNS là khả năng tác động có chủ đích của GV đến HS và các lực lượng giáo dục trong tổ chức thực hiện các KNS nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện. Hay nói cách khác: Năng lực tổ chức KNS là khả năng thực hiện có định hướng và hợp quy luật các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra nhằm đạt tới mục tiêu KNS phù hợp với mục tiêu giáo dục chung đã đề ra.

1.2.5. Quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho giáo viên mầm non

Quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho giáo viên mầm non là một quá trình tác động có định hướng, có mục đích của chủ thể quản lý (CBQL giáo dục) tới khách thể quản lý (GV, trẻ em) trong trường mầm non thực hiện các KNS nhằm giúp cho GV có điều kiện cập nhật kiến thức, kỹ năng làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích đã đề ra.

1.3. Những vấn đề cơ bản về bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho giáo viên trường mầm non

1.3.1. Yêu cầu đặt ra về năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS của giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

Như vậy, yêu cầu tổ chức hoạt động giáo dục dục KNS của giáo viên mầm non:

- Về thể chất: giáo dục kỹ năng sống giúp cho trẻ tăng cường thể chất, sự kiên trì, bền bỉ, tháo vát… thông qua các bài học và các hoạt động vận động trong quá trình dạy kỹ năng sống. Trẻ sẽ được rèn luyện sự dẻo dai, khéo léo, kiên trì, giúp cho trẻ nhanh thích ứng với các điều kiện sống thay đổi.

- Về tình cảm: giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ biết lắng nghe, chia sẻ, sống có trách nhiệm, biết yêu thương, biết ơn công lao của cha mẹ.

- Về giao tiếp-ngôn ngữ: giáo dục kỹ năng sống cho trẻ giúp trẻ tự tin, giao tiếp hiệu quả, đặc biệt rèn luyện cho trẻ biết lắng nghe, nói chuyện lễ phép, hòa nhã.

- Về nhận thức: giáo dục kỹ năng sống giúp cho trẻ có một nền tảng kiến thức, ham mê hiểu biết, khám phá, xây dựng cho trẻ niềm ham mêm học tập suốt đời.

- Giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ có bước đệm chuẩn bị sẵn sàng cho giai đoạn tiểu học: việc giáo dục kỹ năng sống từ sớm giúp trẻ có khả năng thích nghi với sự thay đổi môi trường sống, khả năng hòa nhập nhanh, giúp trẻ tự tin bước vào lớp 1.

Năng lực tổ chức hoạt động giáo dục dục KNS của giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non gồm:

Kỹ năng xây dựng kế hoạch dạy học theo quan điểm lấy người học làm trung tâm gồm: Kế hoạch giáo dục năm học; kế hoạch giáo dục tháng; kế hoạch giáo dục tuần; kế hoạch giáo dục ngày đảm bảo phù hợp với sự phát triển của trẻ, sự hiểu biết, nhu cầu, hứng thú của trẻ theo độ tuổi, nội dung theo chương trình GDMN và cần linh hoạt, mềm dẻo...

Kỹ năng tổ chức hoạt động học quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm bao gồm: Kỹ năng chuẩn bị cơ sở vật chất: Kỹ năng chuẩn bị đủ các điều kiện cơ sở vật chất cho hoạt động học; kỹ năng xác định mục đích yêu cầu của hoạt động học phù hợp với trẻ; kỹ năng tổ chức các hoạt động chuyển tiếp lôi cuốn, nhẹ nhàng; kỹ năng tổ chức các hoạt động trải nghiệm theo mục đích, yêu cầu của hoạt động học.

Giáo viên MN tổ chức hoạt động học: Giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, trợ giúp, lôi cuốn, tương tác, khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động học tập, trải nghiệm. Giáo viên mầm non có tác phong sư phạm gần gũi, là người trợ giúp, khuyến khích trẻ sáng tạo, tận dụng mọi điều kiện hoàn cảnh để dạy trẻ, khuyến khích tương tác giữa trẻ với trẻ.

Kĩ năng xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm: Giáo viên chú trọng xây dựng môi trường tâm lý, môi trường vật chất cho trẻ hoạt động trong phòng lớp đáp ứng nhu cầu, hứng thú chơi của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ chơi mà học, học bằng chơi; môi trường giáo dục đủ đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu, sắp xếp hợp lí, hấp dẫn; giáo viên quan tâm tới nhu cầu, khả năng và khuyến khích trẻ đưa ra những quyết định, lựa chọn của cá nhân.

Kỹ năng đánh giá kết quả sau hoạt động học của trẻ: GVMN có kỹ năng đánh giá trẻ sau các hoạt động học dựa theo sự phát triển của trẻ, mục tiêu chương trình GDMN và kết quả mong đợi trong các lĩnh vực phát triển.

1.3.2. Mục tiêu, ý nghĩa về bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho giáo viên mầm non

* Mục tiêu:

- Củng cố, bổ sung và phát triển năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục KNS qua đó giúp cho GV củng cố, phát triển có hệ thống những tri thức, kỹ năng về dạy học và nghiệp vụ sư phạm để nâng cao hiệu quả sản phẩm nghề nghiệp của mình.

- Bổ sung kiến thức mới, tiên tiến, kiến thức còn thiếu trong năng lực tổ chức hoạt động giáo dục;

- Thông qua hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho GVMN, GV được gặp gỡ, giao lưu học hỏi kinh nghiệm ở đồng nghiệp từ đó có ý thức phát huy những mặt mạnh, khắc phục những mặt yếu, bổ sung những mặt còn hạn chế để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

* Ý nghĩa:

Giúp cho GVMN được bồi dưỡng, nâng cao năng lực tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho giáo viên mầm non. Cụ thể GVMN được học tập, bồi dưỡng để nâng cao nhận thức, kỹ năng, thái độ trong việc xác định mục đích dạy học, thiết kế và thực hiện các hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của trẻ theo hướng phát huy năng lực của mỗi trẻ, lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học của trẻ,...

Trực tiếp góp phần thực hiện tốt hơn nữa việc đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục KNS bậc mầm non, phát huy những mặt tích cực, những kết quả đã đạt được trong đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục KNS bậc mầm non, đồng thời khắc phục những tồn tại, hạn chế được coi là rào cản trong quá trình thực hiện đổi mới giáo dục mầm non, từ đó nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục KNS cho trẻ.

Giúp nhà trường phấn đấu theo mô hình trường học tất cả đều hướng về thoả mãn nhu cầu và nâng cao năng lực của từng trẻ, hướng về nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, cải thiện và tăng cường khả năng sẵn sàng đi học của trẻ mầm non; góp phần thực hiện thành công Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo.

1.3.3. Nội dung của hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho giáo viên mầm non

* Kiến thức:

Giáo viên có kiến thức cơ bản về giáo dục mầm non. Bao gồm: Hiểu biết cơ bản về đặc điểm tâm lý, sinh lý trẻ lứa tuổi mầm non; có kiến thức về giáo

dục mầm non bao gồm giáo dục hoà nhập trẻ tàn tật, khuyết tật; hiểu biết mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục mầm non; có kiến thức về đánh giá sự phát triển của trẻ; kiến thức cơ sở chuyên ngành, về phương pháp giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non.

* Kỹ năng giáo dục KNS:

Kỹ năng xây dựng kế hoạch giáo dục KNS: Kế hoạch giáo dục năm học; kế hoạch giáo dục tháng; kế hoạch giáo dục tuần; kế hoạch giáo dục ngày đảm bảo phù hợp với sự phát triển của trẻ, sự hiểu biết, nhu cầu, hứng thú của trẻ theo độ tuổi, nội dung theo chương trình GDMN và cần linh hoạt, mềm dẻo...

Kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục KNS: Kỹ năng chuẩn bị cơ sở vật chất: Kỹ năng chuẩn bị đủ các điều kiện cơ sở vật chất cho hoạt động học; kỹ năng xác định mục đích yêu cầu của hoạt động học phù hợp với trẻ; kỹ năng tổ chức các hoạt động chuyển tiếp lôi cuốn, nhẹ nhàng; kỹ năng tổ chức các hoạt động trải nghiệm theo mục đích, yêu cầu của hoạt động học. Giáo viên MN tổ chức hoạt động học: Giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, trợ giúp, lôi cuốn, tương tác, khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động học tập, trải nghiệm. Giáo viên mầm non có tác phong sư phạm gần gũi, là người trợ giúp, khuyến khích trẻ sáng tạo, tận dụng mọi điều kiện hoàn cảnh để dạy trẻ, khuyến khích tương tác giữa trẻ với trẻ.

Kĩ năng xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục KNS: Giáo viên chú trọng xây dựng môi trường tâm lý, môi trường vật chất cho trẻ hoạt động trong phòng lớp đáp ứng nhu cầu, hứng thú chơi của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ chơi mà học, học bằng chơi; môi trường giáo dục đủ đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu, sắp xếp hợp lí, hấp dẫn; giáo viên quan tâm tới nhu cầu, khả năng và khuyến khích trẻ đưa ra những quyết định, lựa chọn của cá nhân.

Kỹ năng đánh giá kết quả sau hoạt động học của trẻ: GVMN có kỹ năng đánh giá trẻ sau các hoạt động học dựa theo sự phát triển của trẻ, mục tiêu chương trình GDMN và kết quả mong đợi về KNS.

1.3.4. Hình thức tổ chức và phương pháp bồi dưỡng năng lực tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho giáo viên mầm non

1.3.4.1. Hình thức

Bồi dưỡng ngắn hạn, tập trung: Cử giáo viên cốt cán tham dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ngắn hạn do Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT tổ chức theo chuyên đề chuyên môn. Sau khi tham dự phải tổ chức phổ biến, áp dụng tới 100% các nhà trường.

Bồi dưỡng theo cụm trường: Tổ chức học chuyên đề cùng với các trường trong cụm, quận cụm có mời các chuyên viên hoặc những đồng chí có năng lực, uy tín, được tham dự các chuyên đề báo cáo. Cũng có thể liên kết với vài trường trong vùng gần nhau tự tổ chức chuyên đề để trao đổi kinh nghiệm.

Bồi dưỡng tại trường:

+ Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng tại trường mang lại hiệu quả cao phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của đa số giáo viên. Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên dạy giỏi các cấp là những cốt cán trong công tác bồi dưỡng. Họ vừa là người gương mẫu đi đầu trong việc bồi dưỡng, vừa có trách nhiệm giúp đỡ những thành viên trong tổ. Cải tiến nội dung và hình thức sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn cũng mang lại hiệu quả bồi dưỡng tốt.

+ Tổ chức hội giảng (như hội giảng chào mừng theo chủ điểm, hội thi giáo viên giỏi cấp trường, hội thi chào mừng các ngày lễ, hội,…) tổ chức các cuộc thi nghiệp vụ sư phạm để khích lệ giáo viên có tình yêu nghề nghiệp và say sưa bồi dưỡng nghiệp vụ tay nghề.

+ Tổ chức học tập, hội thảo theo chuyên đề: Có thể mời chuyên gia, chuyên viên Sở Giáo dục Đào tạo để cung cấp những kiến thức cập nhật và giải quyết những băn khoăn, thắc mắc của giáo viên trong thực hiện các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, tổ chức các hoạt động ở các lĩnh vực phát triển khó. Hoặc nhà trường tự tổ chức, giao cho tổ trưởng chuyên môn, những người có năng lực chuẩn bị nội dung theo chủ đề, hội thảo. Khi đã thống nhất thì phải quyết tâm biến nó thành hiện thực sâu rộng.

+ Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu và ứng dụng khoa học. Khuyến khích động viên phong trào viết sáng kiến và làm đồ dùng dạy học. Cần tổ chức

thẩm định sáng kiến một cách nghiêm túc, có sự đánh giá khách quan những sáng kiến tốt cần được áp dụng phổ biến cho giáo viên toàn trường.

Bồi dưỡng qua tự học, tự rèn luyện: Giáo viên phải xây dựng thành ý thức thường xuyên, xây dựng nội dung này thành một phong trào thi đua qua việc giáo viên tự xây dựng kế hoạch cá nhân về việc tự bồi dưỡng thường xuyên, đăng ký vấn đề tự học theo định kỳ. Sau đó viết thu hoạch trình bày để giáo viên toàn trường hoặc trong tổ thảo luận, đánh giá, góp ý.

1.3.4.2. Phương pháp

- Phương pháp thuyết trình: Đây là phương pháp truyền thống với phương tiện chủ yếu là dùng lời để trình bày một chủ đề, hệ thống hóa những tri thức đã thu được trong một thời gian nhất định phương pháp này có mục tiêu chủ yếu là: Truyền đạt thông tin; đưa ra tổng quan về chủ đề; kích thích sự suy nghĩ về chủ đề; GV nghe, ghi chép lại nội dung đề cập.

- Phương pháp làm việc theo nhóm: Là làm việc theo yêu cầu của giảng viên chia học viên thành các nhóm từ 3 đến 7 người và giao nhiệm vụ cho họ thực hiện, như một câu hỏi để trả lời, để thảo luận hay một vấn đề giải quyết. Sau khi nhóm đã thực hiện nhiệm vụ, phải có báo cáo trước toàn lớp, rồi tiến hành thảo luận, tóm tắt và kết luận. Mục tiêu của phương pháp này là tạo điều kiện dễ dàng để chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm giữa các học viên hình thành và rèn luyện các kỹ năng giải quyết vấn đề, cũng như các kỹ năng làm việc theo nhóm.

- Phương pháp nghiên cứu tình huống: Được sử dụng khi đưa ra một sự kiện, tình huống có thật hay tưởng tượng để làm cơ sở cho việc thảo luận phân tích. Mục tiêu chính là nhằm phát triển các kỹ năng liên quan đến việc áp dụng đạt hiệu quả cao nhất.

- Phương pháp đóng vai: Tức là giảng viên đưa ra một số tình huống, học viên được giao nhiệm vụ đóng các vai thích hợp; trên cơ sở đó mọi người phân tích và thảo luận về các vai mà mình được đảm nhận. Đây là một phương pháp đặc biệt của phương pháp nghiên cứu tình huống. Phương pháp này có mục tiêu đưa ra được các kinh nghiệm trong xử lý tình huống có thực, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp.

- Phương pháp thực hành thực tiễn: Giáo viên thực hành soạn giáo án, thiết kế các nội dung giáo dục về KNS và phân công học viên giảng dạy trực tiếp trên các nhóm trẻ/lớp học, sau đó các học viên còn lại thực hiện dự giờ, quan sát, rút kinh nghiệm các hoạt động.

Trong thực hiện các phương pháp hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho giáo viên mầm non, thì phương pháp nào cũng có các ưu điểm và nhược điểm nhất định; vì vậy cần phải thực hiện đồng bộ nhiều phương pháp giảng dạy để phát huy được các ưu điểm và khắc phục những nhược điểm của phương pháp. Thông qua việc đổi mới các phương pháp giảng dạy giúp việc chuyển tải các kiến thức, kỹ năng và thái độ làm việc trong hoạt động bồi dưỡng đạt hiệu quả cao nhất. Cùng với việc sử dụng các phương tiện hiện đại có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, giúp GVMN tiếp cận được với nguồn tài liệu phong phú và cập nhật những thông tin quan trọng qua mạng, thư viện điện tử.

1.3.5. Cấu trúc năng lực tổ chức giáo dục kỹ năng sống của giáo viên mầm non

Bảng 1.1: Cấu trúc khung năng lực giáo dục KNS của GVMN



Năng lực chung

1. Năng lực phát triển chuyên môn, nghiệp vụ

2. Năng lực xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng

phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

3. Năng lực giáo dục học sinh

4. Năng lực nghiên cứu khoa học và tổ chức hướng dẫn học sinh

triển khai nghiên cứu khoa học ứng dụng trong nhà trường

5. Năng lực sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc và Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong

dạy học, giáo dục

Năng lực chuyên biệt

1. Tham mưu, cố vấn cho lãnh đạo nhà trường, soạn thảo chương trình

2. Điều phối liên kết các hoạt động, các bộ phận trong ngoài nhà

trường để triển khai chương trình

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Quản lí bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho giáo viên ở các trường mầm non thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai - 5

3. Đánh giá hiệu quả của hoạt động giáo dục KNS trong trường

4. Trực tiếp tư vấn KNS cho HS

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/02/2023