Xác Định Các Chỉ Thị Đánh Giá Mức Độ Bền Vững Địa Phương Lsi:

tăng trưởng kinh tế đơn thuần, đó còn là vấn đề về bình đẳng xã hội, chất lượng dân số, đa dạng văn hóa… Sự cân bằng giữa các yếu tố ST – MT và KT – XH được định lượng cụ thể thông qua thước đo BS đánh giá được mức độ bền vững của hệ thống ở ngưỡng nào của thước đo.

Xây dựng chỉ số LSI là một trong các chỉ số được xem là dễ thực hiện, khách quan và có tính đại diện cao được sử dụng trong đánh giá sự PTBV.

1.2.3.2. Xác định các chỉ thị đánh giá mức độ bền vững địa phương LSI:

Đánh giá PTBV phải được đánh giá một cách khách quan bao quát cả các phương diện ST – MT và KT – XH. Do đó, việc xác định các chỉ thị đánh giá cần gắn các chỉ tiêu sinh thái và KT – XH, có ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động phát triển của khu vực nghiên cứu, có ý nghĩa quyết định tới việc đánh giá mức độ bền vững.

Hậu Lộc là một huyện ven biển, những năm gần đây hoạt động phát triển KT – XH đã có những bước tiến bộ vượt bậc, tốc độ tăng trưởng mang tính chất rõ rệt, đời sống nhân dân ngày càngđược nâng cao. Tuy nhiên, hoạt động phát triển trong khu vực chưa đi vào quy củ mặc dù quy hoạch phát triển đã được thực hiện nhưng vẫn trong bướcđầu và không đồngđều, bên cạnh đó là nhận thức của người dân về môi trường còn hạn chế nên vẫn tồn tại nhiều vấnđề cần đáng chúý. Xuất phát từ lý do trên, đề tài đã xác định 5 chỉ thị đơn đặc trưng để xây dựng chỉ số LSI đánh giá mức độ bền vững của huyện như sau:

1. Tỷ lệ trẻ vị thành niên không phạm pháp (I1)

Tỷ lệ trẻ em phạm tội phản ánh tình trạng an ninh, trật tự an toàn xã hội. Nóđại diện cho các hoạt động văn hóa xã hội khác như: các hoạt động giáo dục, sự quan tâm của gia đình, nhà trường và xã hội đối với thế hệ tương lai. Giá trị kỳ vọng của chỉ thị này là không có trẻ em vị thành niên vi phạm pháp luật, nói cách khác, tỷ lệ trẻ thành niên phạm pháp lấy giá trị bằng 0.

2. Tỷ lệ trẻ sơ sinh không tử vong (I2)

Chỉ thị này phản ánh hiệu quả của hoạt động y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng trong quá trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, hiệu quả các chính sách đầu tư cho y tế. Đồng thời, chỉ thị còn là thướcđo cho sự tiến bộ của xã hội, sự tiến bộ trong khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội, chếđộan sinh xã hội của cộng đồng. Giá trị kỳ vọng của chỉ thị là không có trẻ sơ sinh bị tử vong (trẻ dưới 12 tháng tuổi).

3. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi không bị ARI (I3)

Trên thực tế, việcđiều tra ô nhiễm không khí là một vấn đề tương đối khó khăn đối vớiđiều kiện của Việt Nam. Tiếp nhận và kế thừa những tài liệu nghiên cứu trướcđây, đề tài đã thực hiệnthay thế chỉ thị “số ngày không bị ô nhiễm không khí trong năm” bằng chỉ thị trẻ dưới 5 tuổi không bịARI (trẻ không bị nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp). Trẻ dưới 5 tuổi cóđộ nhạy cảm cao với điều kiện khí hậu cũng như điều kiện không khí thay đổi. Chỉ thị này phản ánh mức độ trong sạch của không khí dưới tác động của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực. Tỷ lệ trẻ bịARI càng lớn càng chứng tỏ các hoạt động trong khu vực đã và đang gây ra những tác động bất lợi đối với môi trường không khí trong khu vực và ngược lại.

4. Tỷ lệ hộ gia đình được dùng nước đảm bảo vệ sinh (I4)

Nước sạch được xem là một trong 4 dịch vụ xã hội cơ bản đáp ứng nhu cầu tối thiểu của cộng đồng. Vì vậy, tỷ lệ số hộ gia đình được dùng nước đảm bảo vệ sinh phản ánh khả năng tự đáp ứng đủ các nhu cầu của cộng đồng, đồng thời phản ánh chất lượng nước cũng như chất lượng cuộc sống của cộng đồng.

5. Tỷ lệ hộ gia đình được thu gom rác thải (I5)

Tỷ lệ hộ gia đình được thu gom rác thải thể hiện khả năng con người kiểm soát và giải quyết các vấn đề môi trường của mình nhằm bảo vệ các thành phần môi trường phục vụ chất lượng sống của cộng đồng. Sự hiểu

biết, nhận thức, sự quan tâm của cộng đồng, nhà quản lý đối với các vấn đề môi trường của khu vực thể hiện khả năng, hiệu quả thu gom và quản lý chất thải của khu vực vàđược đánh giá bằng chỉ thị tỷ lệ hộ gia đình được thu gom rác thải.

Các chỉ thị trên đây đều phản ánh điều kiện cơ bản đảm bảo cho chất lượng sống, sức khỏe và ý thức cộng đồng. Là các chỉ thị đặc trưng đại diện cho các thành phần môi trường sống tại địa phương tác động trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của cộng đồng, phản ánh được mức độ tác động của quá trình phát triển KH – XH đến môi trường theo thời gian. Các chỉ thị trên được lựa chọn bởi sự đơn giản, ít tốn kém mà đem lại hiệu quả tương đối chính xác.

1.3. Lược sử về phương pháp kiến tạo chỉ số trong Phát triển bền vững.[8]

Việc đánh giá Phát triển bền vững không thể thiếu các tiêu chí về môi trường. Vì vậy, có thể nói phương pháp kiến tạo chỉ số để đánh giá môi trường đã đặt những nền tảng đầu tiên cho việc đánh giá Phát triển bền vững.

Ott(1978) là tác giả đầu tiên trên thế giưói xây dựng một bộ chỉ thị môi trường và được ứng dụng rộng rãi tại Hoa Kỳ. Một năm sau(1979) Ott và Inhaber đã dùng phương pháp xây dựng chỉ thị để đánh giá ô nhiễm không khí của Canada.

Thập niên 1980 được đánh dấu bằng sự bùng nổ của phương pháp phân tích chỉ thị môi trường tại các nước công nghiệp; sử dụng chỉ thị để đánh giá ô nhiễm biển (1980 – Canada); Đánh giá chất lượng nước và hệ sinh thái nước 1983 – Châu Âu). Cũng vào năm 1983, Uỷ ban Kinh tế Châu Âu (ECE) của Liên Hợp Quốc đã chính thức công nhận tính pháp lý của phương pháp sử dụng chỉ thị để đánh giá môi trường. Đến năm 1990, đã xuất hiện các tài liệu khoa học sử dụng chỉ thị để đánh giá rủi ro sinh thái (Suter, G.W) và khả năng phục hồi sinh thái(Kelly,J.R).

Năm 1991, Notter và Lilijeluld công bố “Bộ chỉ thị môi trường” của Thụy Điển. Tổ chức hợp tác và phát triển của Châu Âu (OECD) cũng đề xuất

bộ chỉ thị của hệ thống thông tin môi trường cũng lúc với bộ chỉ thị đánh giá môi trường do Parker, J.D.E công bố. Đăch biệt cũng năm 1991, Bộ môi trường Canada, trong báo cáo về hiện trạng môi trường quốc hia đã công bố một tài liệy khoa học có giá trị là :"Báo cáo về sự tiến bộ của Canada theo hướng thiết lập bộ chỉ thị môi trường quốc gia”. Có thể nói, Canada là nước đầu tiên trên thế giới sử dụng bộ chỉ thị môi trường để đánh giá hiện trạng môi trường các quốc gia.

Sự bùng nổ của phương pháp chỉ thị môi trường khiến cho năm 1994 chương trình môi trường của UNEP đã tiến hành rà soát lại toàn bộ hiện trạng và viễn cảnh của phương pháp. Sau đó một năm, tổ chức OECD đã xây dựng bộ chỉ thị nhằm nâng cao năng lực trong lĩnh vực môi trường gồm 4 nhóm:

- Nhóm chỉ thị đánh giá hiện trạng môi trường (13 chỉ thị phức hợp)

- Nhóm chỉ thị đánh giá năng lực quản lý môi trường (14 chỉ thị phức hợp)

- Nhóm chỉ thị đánh giá hiệu quả và tác động (2 chỉ thị phức hợp)

- Nhóm chỉ thị đánh giá chất lượng quá trình giám sát và đánh giá (2 chỉ thị phức hợp)

Năm 1995, để nâng cấp phương pháp kiến tạo chỉ số môi trường, Viện tài nguyên thế giới đã đưa tiếp cận hệ thống và khung cảnh Phát triển bền vững vào xây dựng các chỉ thị môi trường. Gần đây nhất, năm 2002 chương trình môi trường Liên Hợp Quốc đã công bố trên mạng Internet tài liêu bách khoa toàn thư về các chỉ thị môi trường gồm 97 chỉ thị đơn. Cùng năm đó, hai trường đại học của Mỹ(Yale và Columbia) đã phối hợp xây dựng lần đầu tiên chỉ số bền vững về môi trường được viết tắt là ESI (Environmental Sustainable Index), sử dụng trong diễn đàn kinh tế thế giới năm 2002. Chỉ số ESI được tính toán cho 142 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Với chỉ số ESI là 45.7, Việt Nam đứng thứ 94 trên thế giới. ESI là bước đột phá trong kiến tạo chỉ số môi trường được tổng hợp thành một chỉ số duy nhất ESI, từ đó có thể so sánh chất lượng môi trường giữa các quốc gia với nhau.

Lồng ghép chỉ thị môi trường vào đánh giá phát triển bền vững.

Thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX cũng là thời gian phương pháp kiến tạo chỉ số để đánh giá phát triển bền vững gặt hái được nhiều thành công. Được như vậy cũng là nhờ những thành tựu của kiến tạo chỉ số trong lĩnh vực môi trường cũng như trong lĩnh vực phát triển con người đã được tạo dựng từ trước.

Nhìn về thời kỳ xuất phát của việc đánh giá Phát triển bền vững bằng kiến tạo chỉ số, có thể coi sáng kiến của Kuik và Verbrugen (1991) là xuất phát điểm. Trong tài liệu khoa học có tên “Tìm kiếm các chỉ thị phát triển bền vững”, các tác giả đã đề xuất phương pháp AMOEBA để đánh giá độ bền vững của hệ sinh thái.

Sau công tình đột phá của Kuik và Verbrugen, hàng loạt các đề xuất khác như: chỉ thị dự báo tính bền vững (Bratt, L., 1991), chỉ thị trong phát triển bền vững (EC, 1991) được đưa ra.

Năm 1995, Bộ chỉ thị lần đầu tiên xuất hiện đánh giá tính bền vững của địa phương tại Bang Seattle được đề xuất gồm 40 chỉ thị, gộp thành 5 nhóm. Đây là một sự kiện nổi bật vì lần đầu tiên các chỉ thị xã hội và kinh tế được đưa và đánh giá PTBV cùng với các chỉ thị môi trường của một địa phương cụ thể. Ứng dụng và cải tiến bộ chỉ thị Seattle, De La Courtetal. (1999) đã xây dựng bộ chỉ thị bền vững của thành phố Hague, Hà Lan gồm 6 nhóm với 19 chỉ thị, trong đó đã tổ hợp được các tiêu chí về kinh tế, xã hội và môi trường của đô thị.

Thời kỳ 1995 - 1997 được đánh dấu bằng sự đầu tư của Uỷ ban PTBV của cộng đồng Châu Âu và Liên Hợp Quốc cũng như của một số chính phủ các nước công nghiệp (Anh, Hoa Kỳ) vào việc xây dựng thử nghiệm các bộ chỉ số đánh giá phát triển bền vững. Những cố gắng này đã thiết lập các bộ chỉ số phức tạp, đa dạng gồm hàng trăm chỉ thị đơn của các mảng môi trường, kinh tế và xã hội. Bộ chỉ thị phức tạp này đòi hỏi một cơ sở dữ liệu hoàn

chỉnh, kịp thời. Tính phức tạp và tốn kém của các bộ chỉ số quá cụ thể và chi tiết này khiến chúng ít được áp dụng rộng rãi trên thế giới.

Thiếu sót này được bổ sung gần đây nhất bắng cố gắng lượng hoá các chỉ thị của nhóm nghiên cứu:"Mạng lưới làng sinh thái toàn cầu” của Hoa Kỳ. Nhóm này đã xây dựng bộ chỉ thị “Đánh giá tính bền vững của cộng đồng (CSA)”. CSA (Community Sustainable Assesment) gồm 3 chỉ nhóm chỉ thị sinh thái, xã hội (gồm cả kinh tế) và văn hoá tinh thần. Các chỉ thị gồm nhiều chỉ tiêu khác được cho điểm. Nếu bộ chỉ thị đạt 133 điểm trở xuống cộng đồng được đánh giá là bền vững; từ 165 điểm trở lên, được đánh giá là không bền vững; nếu tổng điểm ở vị trí trung gian được đánh giá là khá bền vững. Chỉ số CSA có ưu điểm là quy thành quả của Phát triển bền vững vào một chỉ số duy nhất. Tuy nhiên, CSA cần nhiều thời gian, kinh phí, mang nhiều yếu tố chủ quan của người đánh giá.

Vào những năm cuối thế kỷ XX (1996 - 1998) đến nay, các nhà khoa học đã phát triển và ứng dụng phương pháp xây dựng chỉ số đánh giá trong việc đánh giá hệ thống môi trường và phát triển. Các chỉ số Độ đo bền vững BS (IUCN, 1998), chỉ số bền vững nuôi trồng thủy sản ASI, chỉ số bền vững địa phương LSI (Nath and Talay, 1998) đã là viên gạch móng đầu tiên cho việc xây dựng các chỉ số định lượng có yếu tố môi trường.

Những cố gắng của hai nhà khoa học Bỉ Nath & Talay (1998) đưa ra nguyên tắc xây dựng chỉ số bền vững ASI đánh giá PTBV hoạt động nuôi trồng thủy sản.

ASI

ASI H

ASI E xK

2

ASIE : Mảng phúc lợi sinh thái (5 chỉ số đánh giá). ASIH : Mảng phúc lợi nhân văn (5 chỉ số đánh giá). K: Hệ số cân bằng.

Nếu ASIE >ASIH thì K = ASIE /ASIH Nếu ASIE H thì K = ASIH /ASIE

Chỉ số bền vững địa phương LSI tỏ ra có hiệu quả hơn trong thực tiễn.


5

5

Ci Ii Ci Ii

5

LSI i1i1

12

Ci

i1

I1 : Tỷ lệ trẻ vị thành niên không phạm pháp ( trọng số C1 =2) I2: Tỷ lệ trẻ sơ sinh không tử vong ( C2 = 1.5)

I3: Tỷ lệ số ngày không bị ô nhiễm không khí trong năm(C3 = 2.5) I4: Tỷ lệ dân được sử dụng nước sạch (C4 = 2.5)

I5: Tỷ lệ hộ gia đình được thu gom rác thải (C5 = 3.5)

Năm 1996, IUCN đề xuất bộ chỉ thị BS (Barometer of sustainable) được biểu hiện bằng đồ thị trên hệ trục tọa độ vuông góc. Trục tung là giá trị phúc lợi nhân văn, trục hoành là giá trị phúc lợi sinh thái. Mỗi loại phúc lợi gồm 5 chỉ thị phức hợp. Các hệ thống phát triển có thể đạt các giá trị của từng loại phúc lợi từ 0 đến 100.

Bảng 1.1: Các giá trị của BS


Phúc lợi sinh thái

Tỷ trọng

Phúc lợi xã hội - nhân văn

Tỷ trọng

Chất lượng đất

20

Sức khỏe cộng đồng

20

Chất lượng nước

20

Việc làm/Thu nhập

20

Chất lượng không khí

20

Học vấn

20

Đa dạng sinh học

20

Trật tự an toàn xã hội

20

Sử dụng hợp lý tài nguyên

20

Bình đẳng xã hội

20

Tổng

100

Tổng

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Nghiên cứu chỉ số đánh giá mức độ phát triển bền vững địa phương (LSI) tại một số xã thuộc huyện Hậu Lộc - tỉnh Thanh Hoá - 4

Với hai giá trị đạt được của phúc lợi sinh thái và phúc lợi nhân văn, mỗi hệ thống sẽ được xác định tại một điểm trên toạ độ vuông góc gồm 5 vùng từ bền vững (1) tới không bền vững (5). Biểu thị ở hình 1.3 dưới đây:


2

3

5

4

1

Phúc lợi xã hội - nhân văn 100


80


Vùng 1: Bền vững Vùng 2: Khá bền vững Vùng 3: Trung bình Vùng 4: Kém bền vững


60


40


20


Phúc lợi sinh thái

0 20 40 60 80 100


Hình 1.4. Thước đo tính bền vững BS (IUCN, 1996)

Phương pháp kiến tạo chỉ số BS được nhóm chuyên gia do Robert - Allen chỉ đạo để tính toán cho 180 nước trên thế giới với sự tài trợ của IUCN và lần đầu tiên bản đồ BS toàn thế giới được thiết lập.

1.4. Những áp dụng ban đầu ở Việt Nam:

. Các quan niệm và lý thuyết phát triển bền vững chỉ mới được tiếp cận tại Việt Nam từ thập niên 1980, tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng được Chương trình nghị sự 21 riêng của mình. Từ đó, phát triển bền vững được xem là tư tưởng chủ đạo định hướng các chính sách của Việt Nam. Cụ thể quyết định số 153/2004/QĐ- TTg về “Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam” đã được ban hành cùng với quyết định 1032/QĐ-TTg về việc thành lập Hội đồng Phát triển bền vững Quốc gia vào tháng 9/2005.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/05/2022