Đội Ngũ Giáo Viên Các Trường Mầm Non Thành Phố Lào Cai

Bảng 2.3. Đội ngũ giáo viên các trường mầm non thành phố Lào Cai


Chỉ tiêu

NH 2017-2018

NH 2018-2019

NH 2019-2020

Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

Giới tính







Nam

81

7,83

81

7,83

80

7,74

Nữ

954

92,17

953

92,17

954

92,26

Trình độ







Sau đại học

24

2,32

35

3,38

47

4,55

Đại học

364

35,17

402

38,88

491

47,49

Cao đẳng

647

62,51

597

57,74

496

47,97

Tổng

1.035

100,00

1.034

100,00

1.034

100,00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Nhận xét bảng 2.3 cho thấy cơ cấu số lượng nhân viên, cán bộ giáo viên mầm non chủ yếu là nữ (chiếm trên 92%). Quy mô giáo viên có trình độ cao đẳng chiếm đa số nhưng có thời kỳ giảm hàng năm (năm 2017-2018 chiếm 62,51%l năm 2018-2019 chiếm 57,74% và năm 2019-2020 chiếm 47,97%). Điều này có thể khẳng định đội ngũ đã có ý thức học nâng chuẩn từ bản thân.

2.2.2. Chất lượng đội ngũ và năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho giáo viên ở các trường mầm non thành phố Lào Cai

Công tác rà soát sắp xếp đội ngũ GVMN tại thành phô Lào Cai được tổ chức triển khai có hệ thống lấy ý kiến rộng rãi tại cơ sở và bộ phận chuyên môn, qua đó đã bố trí sắp xếp cơ cấu lại đội ngũ cho các trường cơ bản đảm bảo tỷ lệ chung biên chế được giao và cơ cấu bộ môn, chất lượng đội ngũ tạo động lực cho đội ngũ làm việc. Trên cơ sở biên chế được tỉnh giao, Phòng Giáo dục và Đào tạo rà soát, cân đối cơ cầu giáo viên từng môn để xây dựng phương án tham mưu cho UBND thành phố tiếp nhận số giáo viên còn thiếu đảm bảo đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hóa về trình độ, đảm bảo về chất lượng, dần trẻ hóa đội ngũ, Phương án tiếp nhận nêu rõ cơ cấu và các tiêu chuẩn tiếp nhận. Vì vậy, số giáo viên và sinh viên được tiếp nhận về thành phố hầu hết đều có tuổi đời trẻ, trình độ chuyên môn tốt góp phần nâng cao chất lượng và trẻ hóa đội ngũ

của thành phố; Trình độ, năng lực đội ngũ được nâng lên, đến nay 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo, trong đó trên chuẩn đạt: 85%. Phòng Giáo dục và Đào tạo triển khai tới các đơn vị trường học để cán bộ, giáo viên có nhu cầu tham gia đào tạo nâng cao trình độ. Căn cứ nhu cầu của cán bộ, viên chức và chỉ tiêu được giao, Phòng Giáo dục và Đào tạo xét cử cán bộ, viên chức tham gia ôn tập, dự thi và tham gia học tập nếu trúng tuyển và tạo mọi điều kiện để CBGVNV học tập đạt kết quả cao. Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên vào đầu năm học cho 100% CBQLGVNV, đặc biệt đối với giáo viên Phòng GD&ĐT đã tổ chức phân loại đối tượng tổ chức các lớp phù hợp với năng lực chuyên môn của giáo viên, lựa chọn các nội dung bồi dưỡng thiết thực đáp ứng mục tiêu, yêu cầu và nhiệm vụ chuyên môn trong năm học.

Biểu đồ 2 2 Tình hình tham gia bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo 1


Biểu đồ 2.2. Tình hình tham gia bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS của giáo viên trường mầm non trên địa bàn thành phố Lào Cai giai đoạn 2018-2020‌‌

Qua biểu đồ nhận thấy tỷ lệ giáo viên tham gia bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho giáo viên ở các trường mầm non thành phố Lào Cai giai đoạn 2018-2020 còn ở mức cao, năm 2017-2018 chiếm 85,79%; năm 2018-2019 chiếm 84,97%; năm 2019-2020 chiếm 85,24%.

2.2.3. Đánh giá chung về năng lực tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho giáo viên ở các trường mầm non thành phố Lào Cai so với yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non mới

- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của lãnh đạo địa phương, Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT thành phố, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của nhà trường kiên cố theo hướng chuẩn, diện tích khuôn viên trường lớp khang trang, sạch đẹp, an toàn, và thân thiện.

- Nhà trường có đầy đủ các phòng hoạt động cho trẻ nên việc tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ có nhiều thuận lợi.

- Đội ngũ giáo viên trẻ, khỏe, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có trình độ chuyên môn vững vàng.

- Phụ huynh bước đầu đã quan tâm nhiệt tình ủng hộ về tinh thần, kinh phí, vật liệu và các điều kiện phục vụ cho công tác tổ chức thực hiện chuyên đề.

2.3. Thực trạng bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho giáo viên ở các trường mầm non thành phố Lào Cai

2.3.1. Nhận thức của CBQL, GV trường mầm non về việc bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS

Nhằm đánh giá nhận thức của CBQL, GV trường mầm non về tầm quan trọng của việc bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS trên địa bàn thành phố Lào Cai chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1 (phụ lục 1,2). Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.4. Ý kiến đánh giá của CBQL, GV trường mầm non về tầm quan trọng của bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS tại các trường mầm non thành phố Lào Cai


STT


Nội dung

Đối tượng trả lời

phiếu

Rất không thường

xuyên

Không thường xuyên


Bình thường


Thường xuyên

Rất thường xuyên

Tổng số phiếu

trả lời


Điểm TB


1

Củng cố, bổ sung và phát triển năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục KNS qua đó giúp cho GV củng cố, phát triển có hệ thống những tri thức, kỹ năng về dạy học và nghiệp vụ sư phạm để nâng cao hiệu quả sản

phẩm nghề nghiệp của mình

CBQL

0

2

6

9

18

35

4,23


GV


0


10


30


75


105


220


4,25


2

Bổ sung kiến thức mới, tiên tiến, kiến thức còn thiếu trong năng lực tổ chức hoạt động

giáo dục

CBQL

2

2

5

9

17

35

4,06


GV


12


12


54


70


72


220


3,81


3

GV được gặp gỡ, giao lưu học hỏi kinh nghiệm ở đồng nghiệp từ đó có ý thức phát huy những mặt mạnh, khắc phục những mặt yếu, bổ sung những mặt còn hạn chế để đáp ứng yêu

cầu đổi mới giáo dục hiện nay

CBQL

3

3

4

7

18

35

3,97


GV


16


20


44


81


59


220


3,67


4

Nâng cao nhận thức, kỹ năng,

thái độ trong việc xác định mục đích dạy học

CBQL

3

3

3

8

18

35

4

GV

8

30

35

44

103

220

3,93


5

Góp phần thực hiện tốt hơn nữa việc đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục KNS bậc mầm

non

CBQL

0

2

5

8

20

35

4,31


GV


12


16


26


27


139


220


4,2


6

Phát huy những mặt tích cực, những kết quả đã đạt được trong đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục KNS

bậc mầm non

CBQL

0

2

6

7

20

35

4,29


GV


10


14


26


32


138


220


4,25


7

Giúp nhà trường phấn đấu theo mô hình trường học tất cả đều hướng về thoả mãn nhu cầu và nâng cao năng lực của từng trẻ, hướng về nâng cao chất lượng

giáo dục toàn diện

CBQL

1

1

4

6

23

35

4,4


GV


6


12


30


42


130


220


4,26

Ý kiến đánh giá của khách thể ở mức rất cao gồm nội dung 1, 5, 6, 7 (ý kiến của CBQL đánh giá lần lượt là 4,23; 4,31; 4,29; 4,4 và ý kiến của GV đánh giá lần lượt là 4,25; 4,2; 4,25; 4,26). Các kết quả này đạt mức rất cao là do trong những năm học vừa qua, hiệu trưởng trường mầm non bám sát vào văn bản chỉ đạo của Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai, phòng GD&ĐT thành phố đã đôn đốc toàn bộ các GV tại trường mầm non về hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS. Bản thân GV được cập nhật, củng cố kiến thức bổ sung và phát triển năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục KNS, góp phần thực hiện tốt hơn nữa việc đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục KNS bậc mầm non. Khi phỏng vấn sâu cô giáo Hà Thị T chúng tôi ghi nhận ý kiến:

„Giáo viên chúng tôi rất quan tâm đến chương trình nâng cao năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS, khi tham gia BD sẽ giúp nhà trường phấn đấu theo mô hình trường học tất cả đều hướng về thoả mãn nhu cầu và nâng cao năng lực của từng trẻ, hướng về nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện”.

Ý kiến đánh giá của khách thể ở mức cao gồm nội dung còn lại là 2, 3, 4 (ý kiến của CBQL đánh giá lần lượt là 4,06; 3,97; 4 và ý kiến của GV đánh giá lần lượt là 3,81; 3,67; 3,93). Nội dung gồm: Nâng cao nhận thức, kỹ năng, thái độ trong việc xác định mục đích dạy học; GV được gặp gỡ, giao lưu học hỏi kinh nghiệm ở đồng nghiệp từ đó có ý thức phát huy những mặt mạnh, khắc phục những mặt yếu, bổ sung những mặt còn hạn chế để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay; Bổ sung kiến thức mới, tiên tiến, kiến thức còn thiếu trong năng lực tổ chức hoạt động giáo dục. Khi phỏng vấn cô Đàm Thanh H - CBQL trường MN chúng tôi được chia sẻ: "Nhà trường rất nỗ lực thực hiện văn bản chỉ đạo của Phòng GD&ĐT thành phố, chúng tôi đã phổ biến, tuyên truyền đến GV ở những buổi họp, những cuộc hội nghị CBCNVC hàng năm, điều này như một sự thôi thúc GV luôn hoàn thiện mình”.

Như vậy, CBQL, GV trường mầm non đều có nhận thức cao về tầm quan trọng của việc bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS trên địa bàn thành phố Lào Cai. Đây là tiền đề quan trọng giúp hiệu trưởng đưa ra các hoạt động BD và quản lý BD từ khâu lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá hoạt động.

2.3.2. Nội dung bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho giáo viên ở các trường mầm non thành phố Lào Cai

Nhằm đánh giá nội dung bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS trên địa bàn thành phố Lào Cai chúng tôi sử dụng câu hỏi số 2 (phụ lục 1,2). Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.5. Ý kiến đánh giá của CBQL, GV trường mầm non về nội dung

bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS tại các trường mầm non thành phố Lào Cai


STT


Nội dung

Đối tượng trả lời

phiếu

Rất không thường

xuyên

Không thường xuyên


Bình thường


Thường xuyên

Rất thường xuyên

Tổng số phiếu

trả lời


Điểm TB

1

Bồi dưỡng về kiến

thức GDMN

CBQL

1

3

10

15

6

35

3,63

GV

12

26

67

72

43

220

3,49

2

Kỹ năng xây dựng kế

hoạch giáo dục KNS

CBQL

2

4

12

6

11

35

3,57

GV

15

28

64

78

35

220

3,41

3

Kỹ năng tổ chức hoạt

động giáo dục KNS

CBQL

3

4

11

8

9

35

3,46

GV

10

28

58

104

20

220

3,44


4

Kĩ năng xây dựng và sử dụng môi trường

giáo dục KNS

CBQL

3

7

13

8

4

35

3,09

GV

16

30

70

88

16

220


3,26


5

Kỹ năng đánh giá kết

quả sau hoạt động học của trẻ

CBQL

2

6

12

14

1

35

3,17

GV

12

16

87

95

10

220


3,34

Ý kiến đánh giá của khách thể ở mức cao gồm nội dung 1, 2, 3 (ý kiến của CBQL đánh giá lần lượt là 3,63; 3,57; 3,46 và ý kiến của GV đánh giá lần lượt là 3,49; 3,41; 3,44). Kết quả đánh giá này sở dĩ đạt cao như vậy là do hiệu trưởng trường mầm non đã chủ động thực hiện các nội dung như: Bồi dưỡng về kiến thức GDMN; Kỹ năng xây dựng kế hoạch giáo dục KNS; Kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục KNS. Khi phỏng vấn cô Đỗ Thị Thu H chúng tôi được chia sẻ: "Trong những năm học qua, hiệu trường đã sát sao yêu cầu GV tham gia

các nội dung BD nhằm thực hiện các kỹ năng cần thiết trong tổ chức hoạt động giáo dục KNS, trong đó các nội dung chung về kiến thức GDMN chúng tôi luôn được cập nhật theo văn bản chỉ đạo của Bộ, Sở; các nội dung về kỹ năng khi BD được hiệu trưởng lựa chọn và chú trọng như kỹ năng xây dựng kế hoạch, kỹ năng tổ chức...”.

Ý kiến đánh giá của khách thể ở mức trung bình gồm nội dung 4, 5 (ý kiến của CBQL đánh giá lần lượt là 3,09; 3,17 và ý kiến của GV đánh giá lần lượt là 3,26; 3,34). Sở dĩ các nội dung này đạt mức điểm trung bình là do thời gian quan hiệu trưởng chưa thường xuyên yêu cầu thực hiện nội dung BD ở mức cao như kỹ năng xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục KNS; Kỹ năng đánh giá kết quả sau hoạt động học của trẻ. Thực hiện phỏng vấn cô Hoàng T M (CBQL trường mầm mon) chúng tôi được biết: "Nhà trường chưa thực hiện các kỹ năng xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục KNS; kỹ năng đánh giá kết quả sau hoạt động học của trẻ do các hoạt động khác của trường còn nhiều và dàn trải, mặc dù đã thực hiện nhưng chưa thường xuyên, sắp tới nhà trường bố trí cân đối hài hòa các hoạt động BD kỹ năng này cho GV”.

Như vậy,hiệu trưởng các trường còn thực hiện nội dung bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS trên địa bàn thành phố Lào Cai chưa thường xuyên, nhà trường căn cứ nội dung chưa thực hiện thường xuyên để có thể cử luân phiên GVMN trường mình tham gia trong thời gian tới.

2.3.3. Hình thức tổ chức và phương pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho giáo viên ở các trường mầm non thành phố Lào Cai

2.3.3.1. Hình thức

Nhằm đánh giá hình thức bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS trên địa bàn thành phố Lào Cai chúng tôi sử dụng câu hỏi số 3 (phụ lục 1,2). Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.6. Ý kiến đánh giá của CBQL, GV trường mầm non về hình thức bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS tại các trường mầm non thành phố Lào Cai


STT


Nội dung

Đối tượng trả lời

phiếu

Rất không thường

xuyên

Không thường xuyên


Bình thường


Thường xuyên

Rất thường xuyên

Tổng số phiếu trả lời


Điểm TB

1

Bồi dưỡng ngắn

hạn, tập trung

CBQL

2

5

7

10

11

35

3,66

GV

16

25

53

68

58

220

3,58

2

Bồi dưỡng theo

cụm trường

CBQL

4

7

12

9

3

35

3,00

GV

13

38

67

83

19

220

3,26

3

Bồi dưỡng tại

trường

CBQL

3

3

9

9

11

35

3,63

GV

13

35

48

78

46

220

3,5

4

Bồi dưỡng qua tự

học, tự rèn luyện

CBQL

3

6

14

8

4

35

3,11

GV

21

38

60

86

15

220

3,16

Ý kiến đánh giá của khách thể các hình thức được đánh giá ở mức cao gồm hình thức 1,3 (ý kiến của CBQL đánh giá lần lượt là 3,66; 3,63 và ý kiến của GV đánh giá lần lượt là 3,58; 3,5). Các hình thức bồi dưỡng ngắn hạn, tập trung, BD tại trường được thực hiện thường xuyên nhất. Do các trường bố trí đủ GV thực hiện lên lớp nên việc cử luân phiên giáo viên tham gia hình thức tại trường thuận tiện cho cả trường và GV, bên cạnh đó hình thức BD ngắn hạn giúp nhà trường đảm bảo bố trí thời gian, hỗ trợ một phần kinh phí khuyến khích GV tham gia BD.

Ý kiến đánh giá của khách thể các hình thức được đánh giá ở mức trung bình gồm hình thức 2,4 (ý kiến của CBQL đánh giá lần lượt là 3,0; 3,11 và ý kiến của GV đánh giá lần lượt là 3,26; 3,16). Các hình thức bồi dưỡng theo cụm trường, tự học, tự rèn luyện tuy đã thực hiện nhưng chưa có sự đồng đều trong các trường. Mỗi trường mầm non có đặc thù riêng về nguồn lực, tài chính, CSVS nên việc tập hợp chung một lịch bồi dưỡng khó khăn hơn; thêm vào đó điều kiện về phòng học riêng, chưa có phòng máy tính, phòng đọc tài liệu riêng nên chưa phát huy sự tự học, tự rèn luyện tại trường.

Như vậy, thực trạng về hình thức bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS các trường mầm non trên địa bàn thành phố Lào Cai

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/02/2023