Tác Giả Thiền Gia Trong Hệ Thống Loại Hình Tác Giả Văn Học Trung Đại


tâm: “Hình thái sáng tác vô tâm , vô sở dụng ý, đã quyết định một chứng cứ sáng tác khác của thi ca” [337; 300]. Hình thái vô tâm này còn được Đỗ Tùng Bách đẩy đi xa hơn: “Thơ thiền không ngại dùng lời thêu dệt” [10; 14].

Ở đây, sáng tác cũng thuộc về hành trình tu chứng. Mỗi bài thơ, ít hay nhiều, đều là một phương thức phản ánh tinh thần tu luyện, tinh thần khai mở “nhãn quan Thiền” đối với vạn pháp của người làm thơ.

Vì thơ thiền gần với keä nên trọng tâm ý nghĩa của ngôn từ cũng không xa

với việc nói pháp. Nói pháp là sự ký thác của người viết kệ vào hành trình tâm linh chung của cộng đồng có đức tin vào Phật giáo. Khi ký thác, thiền sư chỉ có thể thêm vào dòng chảy của bản thể ấy một sự chứng ngộ linh diệu mà mình đã trải qua, và khuyến khích môn đệ vững tâm tinh tấn. Ngoài ra, không hề có chỗ cho ước vọng bản ngã được thể hiện tối đa cá tính trần tục của mình. Thiền sư không thể có cảm xúc yêu ghét cụ thể, mà chỉ có cảm xúc đã “thuần hóa” (nói cách khác là cảm xúc đã được “chưng cất” thành tâm tình tôn giáo thuần thục) nhờ đạt tới vô ngã. Như vậy, với phương cách ký thác vào hành trình tâm linh chung, bằng cách nào thơ thiền có thể tiến bước đến thế giới của nghệ thuật, nơi mà bề sâu của ảo vọng bản ngã và khát khao trần thế luôn là nguồn sống cho mọi sáng tạo? Đỗ Tùng Bách viết: “Giáo môn cho rằng thơ là “lời nói thêu dệt”, những lời nói đẹp đẽ này thường thường làm loạn đạo tâm chúng ta, cho nên hàng tăng sĩ thuộc Giáo môn không chủ trường làm thơ, nếu như có sẽ làm giống các bài kệ của Ấn Độ” [10; 26]. Giáo môn ở đây liên quan tới Hoa Nghiêm tông, một tông phái rất trọng tri thức và sách vở, phát huy mạnh vào thời Đường. Rò ràng, Tổ sư Thiền (khác với Như Lai Thiền) ra đời “vô tình” mang theo một quan niệm mới về sự “làm thơ”, mặc dù khởi thủy của nó là “bất lập văn tự”.

Vậy, Thiền Tổ sư, hay Thiền Trung Hoa, đã phát xuất từ nguyên tắc rời bỏ giáo điển, chỉ tu kiến tính (thấy tính) để mở ra một lối đi mới: đó là dập tắt mọi


ngôn từ để sinh tạo ngôn từ. Lối đi này là một cống hiến to lớn của văn hóa Phật giáo Trung Quốc cho nền văn hóa thế giới. Tôn chỉ mới mẻ và táo bạo của Thiền tông đã xóa tan cái không khí nhất mực cổ kính và khá “mòn mỏi” của nền văn chương trọng thị đức tin tôn giáo hàng ngàn năm. Nhất là từ thời Lục tổ Huệ Năng, thơ ca nghiễm nhiên bước vào thiền môn và được giới tu thiền đón nhận dưới tấm phù hiệu “không chấp thủ”.

Tinh thần vô tâm sáng tạo rất gần với tinh thần “vô vi” đầy ắp trong tư

tưởng Lão Trang của văn hóa cổ Trung Hoa. Như giấc mơ của Trang Tử biến cả tử sinh thành mộng ảo, như Liệt Tử cưỡi gió thanh thoát, ngôn từ trong tay thiền sư là sự vi diệu, tưởng chừng như làm thơ mà như không làm… Thái Bá Vân trong Tiếp xúc với nghệ thuật cũng phát biểu: Nghệ thuật Thiền muốn đặt trọng lượng của mình vào cái hư không”. Dụng ngôn từ mà vượt qua ngôn từ, dụng kinh điển mà không vướng vào kinh điển, buông bỏ mà tràn đầy - tinh thần tu tập này đã chuyển hóa thành tư duy sáng tạo một cách tự nhiên và hoàn hảo ở các thiền sư.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 285 trang tài liệu này.

Các nhóm từ như “trực giác”, “trực cảm”, “cảm thức”… rất thường xuất hiện trong các công trình bình luận thơ thiền của các nhà nghiên cứu. Nguyễn Công Lý trong Văn học Phật giáo thời Lý Trần có đưa ra khái niệm tư duy trực cảm tâm linh. Đây cũng là một nỗ lực gắn kết tư duy sáng tạo thơ ca với tư duy giải thích tôn giáo trong cấu trúc tư duy của thơ thiền: “Tư duy Phật giáo gần gũi với tư duy văn học ở tính trực cảm và hướng nội (…) Tư duy Phật giáo có cái ưu

thế là kích thích cái không lời (…) Khi sáng tạo, người nghệ sĩ cần phải thấy được, hiểu được cái thần của đối tượng phản ánh, của sự việc được sáng tạo và khi phân tích, tiếp nhận, người phân tích, tiếp nhận cũng phải có cái thần ấy. Muốn thấy được cái thần, cái hồn, phải cần đến trực giác tâm linh”[124; 174–180]. Phát biểu quan trọng này đã khẳng định rò một xu hướng nghiên cứu nối kết tư duy Phật giáo và tư duy văn học, nối kết quan hệ giữa văn học và tôn giáo đối với trường

Nghiên cứu so sánh thơ Thiền Lý - Trần với thơ thiền Đường - Tống Trung Quốc - 10


hợp thơ thiền Lý – Trần. Với tác giả Nguyễn Phạm Hùng, trực giác lại là hạt nhân quan trọng trong tư duy nghệ thuật thơ thiền: “Thơ Thiền rất chú trọng trực giác. Những bài thơ Thiền hay nhất thường là những bài thơ có tính trực giác cao. Nó thể hiện sự ngộ giải chân lý Phật giáo của nhà tu hành thông qua hình ảnh vật chất mà họ bất ngờ nắm bắt được trong cuộc sống thiên hình vạn trạng. Ngôn ngữ thơ Thiền ghi lại nhanh chóng hình ảnh vật chất, làm thành những tượng trưng,

ước lệ ám dụ của thơ Thiền” [92; 60]. Xuất phát từ tính chất của chính Thiền

tông là “trực chỉ nhân tâm”, trực nhận bản thể, các hình thức của trực cảm, trực giác, cảm giác, cảm thức có mặt trong hầu hết hình thái tư duy sáng tạo của các nhà thơ – thiền sư.

Trên cơ sở những gơi ý của các nhà nghiên cứu, nhìn từ góc độ ảnh hưởng triết học Thiền Phật giáo, chúng tôi tạm phân loại tư duy nghệ thuật trong thơ thiền như sau:

- Tư duy gắn với trực giác Bát Nhã: Nhân vật trữ tình trong thơ thiền là

nhân vật gần như đồng nhất với tâm thế thiền sư hoặc một nhân cách có ảnh hưởng Phật giáo Thiền tông ở khía cạnh này hay khía cạnh khác. Nhân vật đó cho dù đang đắm chìm trong cửa thiền, an nhàn với mây núi hay lang thang cực nhọc qua những nẻo đường đời, cũng đều là những hành giả khát khao trí huệ và hướng đến giải thoát. Tư duy “trí huệ giải thoát” hay “trí huệ Bát Nhã” này tràn ngập trong thơ thiền, và trở thành nguồn cảm hứng vô bờ bến … Tư duy ấy không có khuynh hướng nhìn thế giới trong sai biệt, trong giới hạn, trong sự chiếm hữu, trong thế tuyến tính một chiều… Tư duy Bát Nhã là tư duy hướng đến giải thoát, và vì thế, nó triệt để bùng nổ sức mạnh Tính Không ở bất kỳ khoảnh khắc nhận thức nào của các nhà thơ – thiền sư. Chúng ta bắt gặp mô típ “nhìn sự vật như nó có” trong thơ thiền, cả Việt Nam, Trung Quốc và Nhật Bản; đó là sự nương theo duyên sinh mà tận sống, sự thiết tha với từng sinh vật nhỏ nhoi, sự im lặng để


thấu suốt tâm thiền… Ít có thiền sư-thi sĩ nào khăng khăng “mình buộc lấy mình vào trong” trước tạo vật, họ không bắt cánh hoa phải có một sắc tướng cụ thể của cảm xúc hoặc giai tầng, họ tả về tàn lụi mà không nói về nuối tiếc, họ kể về những giấc mộng của “đêm qua” mà lòng vẫn thanh thản, bình lặng.

- Tư duy hòa giải nghịch lý: loại tư duy này tạo nên âm hưởng hiền hòa, lặng lẽ và sự an lạc luôn có trong mỗi thơ thiền. Có hai phương thức hòa giải: một là nhà thơ sử dụng hình ảnh nghịch lý và dùng triết học thiền để giải thích rốt ráo nghịch lý; hai là để nguyên các cặp đối lập như một hình thức công án ngầm trong các bài thơ thiền, trong đó, ý nghĩa hòa giải đã nằm trong tư tưởng giải thoát thầm lặng và chắc chắn của người viết. Trích dẫn câu trả lời (bằng thơ) của thiền sư Trí Bảo với thầy Đạo Huệ: “Chẳng nhờ gió cuốn mây bay tạnh – Nào thấy trời thu vạn dặm xanh”, tác giả Nguyễn Hữu Sơn giải thích: “hai câu thơ trên thuộc mạch cảm quan “thiên nhiên Phật”, tìm về thiên nhiên, hòa giải với thiên nhiên tĩnh lặng vĩnh hằng, vô thủy vô chung” ”[181; 32]. Tính chất hòa giải ở đây thể hiện rất rò quan niệm con người trong mối quan hệ với tự nhiên và thế giới nói chung, trong đó, thiên nhiên là một tiêu điểm thể nghiệm. Nắm bắt tư duy này của thể loại thơ thiền, người đọc mới có thể hình dung và cảm nghiệm được phần nào một số bài thơ thiền gần như là không thể hiểu được (như loại thơ thiền có hình thức công án và vịnh công án, giữ nguyên vẻ “tươi rói” của những bài tập tâm linh ở cửa thiền). Tư duy hòa giải nghịch lý tạo cho thơ thiền một trường cảm xúc không giống như thơ trữ tình thường thấy. Nó không hướng tới những chấn động sâu xa dữ dội, như Chế Lan Viên từng nói về thơ hiện đại là “những đám cháy trong hồn”. Nói cách khác, có thể gọi đây là hình thức tư duy phủ nhận theo quan điểm “tính không”, qui mọi xúc cảm và nghĩ suy trở về điểm ban đầu của tâm bình dị và an lạc.


- Tư duy về hiện tại toàn bích: “khoảnh khắc” trong thơ thiền có ý nghĩa rất lớn. Đặc điểm này có trong cả thơ thiền Trung Quốc, Việt Nam và Nhật Bản. Hình ảnh ngọn Lô Sơn bên khói sóng Triết Giang cuồn cuộn, hình ảnh ánh trăng tịch tĩnh rọi xuống giường thiền, hình ảnh một bông hoa triêu nhan bên gàu nước buổi sớm… tất cả chúng có ý nghĩa gì, nếu không phải là những hiện hữu đầu tiên và cuối cùng trong mỗi phút giây ngắn ngủi của sự sống. Nói cách khác, đó là vẻ đẹp đặc biệt của sự sinh tử. Nếu làm một cuộc khảo sát nho nhỏ về thơ thiền, chúng ta có thể nhận ra chiều thời gian được thể hiện trong đó. Trái với khuynh hướng tập cổ, sùng cổ, nhớ tiếc thánh hiền của hầu hết thơ Nho, thơ thiền là thơ không có ký ức. Thời gian trong thơ thiền thuộc loại “cá biệt”, là thời gian trung

đạo, không đến không đi, vô tướng vô ngại.

- Tư duy duyên khởi, tạo sinh : Đây là thuật ngữ được Nguyễn Hữu Sơn ghi nhận trong một số mô tip xuất hiện của các thiền sư như sự sinh thành và mất đi một cách kỳ dị. Xét từ góc độ thơ thiền, tư duy duyên khởi, tạo sinh thể hiện ở cách nhìn mọi biểu hiện đời sống đều có Phật tính. Thơ thiền nói chung (cả Việt Nam và Trung Quốc) có rất nhiều hình ảnh dùng mưa dụ thiền, dùng tiếng đàn dụ Phật tính, dùng dòøng suối hay ánh trăng dụ bản thể, dùng sự câu cá, sự hái hoa,

sự săn bắn… để chỉ hành đạo. Làm quen với tư duy “duyên khởi”, người đọc dễ tiếp cận được thế giới thơ thiền với những mô tả không gian đặc biệt. Nhà thơ không ngại nói đến sự chuyển hóa đột ngột, kỳ lạ của mọi sự vật hiện tượng khi chúng có cơ duyên hội tụ và phân tán, đặc biệt trong trường hợp mô tả cảnh giới giác ngộ. Kiểu tư duy trên giúp cho trường liên tưởng ẩn dụ của thơ thiền mở rộng không ngừng, là một trong nhiều cách thiết kế sợi dây nối kết ý cảnh trong loại thơ thiền thấm đẫm tinh thần điền viên sơn thủy.

1.3 Thơ thiền với loại hình tác giả Thiền gia

1.3.1. Tác giả Thiền gia trong hệ thống loại hình tác giả văn học trung đại


Khi tìm hiểu nền văn học trung đại Việt Nam, các nhà nghiên cứu có khuynh hướng xác định loại hình tác giả nhà Nho như một đại diện “sống còn” trong quan hệ với phương thức sáng tác trung đại. Từ những năm 70, giáo sư Trần Đình Hượu đã khơi gợi nhiều ý tưởng về kiểu tác giả, loại hình tác giả nhà Nho. Sau đó, nhà nghiên cứu Trần Ngọc Vương qua nhiều công trình nghiên cứu đã đào sâu hơn nữa vào mảnh đất “loại hình tác giả”, nơi chứa đựng nhiều hạt nhân lý giải về mặt triết học và mỹ học đối với các đỉnh cao văn học trung đại.

Rải rác trong các cuốn sách nêu trên, người đọc bắt đầu nhận ra một cách tiếp cận khá mới về kiểu tác giả Thiền gia. Các công trình văn học sử viết về thời kỳ văn học Việt Nam thế kỷ X – XIV, phần lực lượng sáng tác hoặc kiểu tác giả… đều có nhắc tới tình hình các nhà sư đời Lý Trần làm thơ, viết văn. Tuy nhiên nhắc đến không có nghĩa là xây dựng quan niệm kiểu tác giả Thiền gia như mối quan tâm gần đây của các nhà nghiên cứu. Trong khi đó, về mặt văn học sử, tác giả Thiền gia là kiểu tác giả có mặt sớm nhất và đông đảo nhất trong buổi bình minh văn học viết Đại Việt. Danh sách những tác gia được xếp vào hàng các tác giả đầu tiên của nền văn học chữ Hán ở Việt Nam bao gồm: Nguyễn Nhân Khí với bài văn bia có từ năm 618 tại Cửu Chân, Ngô Chân Lưu (bài Vương Lang qui

t), Đỗ Pháp Thuận (Quốc tộ), Lý Công Uẩn (Chiếu dời đô)… Những tên tuổi này

phần lớn là những nhà sư hoặc người xuất thân từ cửa chùa như sách sử đã ghi chép.

Từ những năm 90, kiểu tác giả Thiền gia đã trở thành một trong những triển vọng nghiên cứu của khoa nghiên cứu văn học trung đại. Trần Ngọc Vương trong Văn học Việt Nam – dòng riêng giữa nguồn chung xuất bản năm 1998, Trần Đình Sử trong Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam xuất bản năm

1999, Biện Minh Điền trong bài viết Vấn đề tác giả và loại hình tác giả văn học

trung đại Việt Nam (TCVH, 4-2005)… đề cập trực tiếp kiểu tác giả Thiền gia từ


nhiều góc độ. Tác giả Trần Ngọc Vương so sánh đối chiếu nhân cách Hoàng đế với kiểu tác giả Thiền gia. Trần Đình Sử còn gắn kiểu tác giả trên với ý thức cá tính. Tuy không giải thích cụ thể hơn về kiểu tác giả này trong dòng chảy văn học trung đại, tuy dừng lại ở việc giới thiệu một số tính chất quan trọng của kiểu tác giả trung đại nói chung, song, việc gắn kết kiểu tác giả – nhà sư với hệ ý thức cá tính sáng tạo trong chuyên luận của giáo sư Trần Đình Sử cũng cho thấy tiến trình đi vào chiều sâu của việc nghiên cứu kiểu tác giả Thiền gia.

1.3.2. Một số tính chất loại hình tác giả Thiền gia thời Lý Trần và Đường Tống

1.3.2.1 Nhà thơ – Thiền gia với nhân cách Hoàng đế

Việc xuất hiện các nhà thơ – hoàng đế – thiền sư ở Việt Nam, đặc biệt vào đời Trần, đã tạo nên chân dung văn học thiền tông Việt Nam một ấn tượng chưa từng có trong lịch sử. Loại hình nhân cách này chứa đựng rò nét tinh thần “tam giáo” thời trung đại, đồng thời cũng cho thấy sợi dây hợp nhất vô hình về quyền lợi quốc gia dân tộc và tư tưởng Phật giáo của người Việt Nam.

Tác phẩm của các vị vua Việt Nam qua từng triều đại (ở đây chỉ xét thơ) bao gồm:

- Lý Thái Tổ: Một bài thơ trong Công dư tiệp ký

- Lý Thái Tông: Truy tán Pháp Vân tự Tỳ ni đa lưu chi thiền sư

- Lý Nhân Tông: Truy tán Vạn Hạnh thiền sư; Giác Hải Thông Huyền; Thơ viếng Sùng Phạm

- Trần Thái Tông: Các thi kệ trong Khóa hư lục

- Trần Thánh Tông: Tập Thiền tông liễu ngộ ca (đã mất), một số bài thơ còn lại ước chừng 14 bài.

- Trần Nhân Tông: 35 bài (thơ, phú và ca)

- Trần Anh Tông: 13 bài thơ


- Trần Minh Tông: 27 bài thơ24

Các vị vua này phần lớn là thiền sư, cư sĩ, hoặc có liên hệ mật thiết với Thiền đạo.

Ở Trung Quốc, ngay cả Đường Minh Hoàng, vị vua hào phóng với thi phú vào bậc nhất thời Đường cũng chỉ dừng lại ở tư cách “Mạnh Thường Quân” về tinh thần cho các trào lưu học thuật đương thời; trong khi đó bản thân Đường Minh Hoàng không phải là một danh gia nổi tiếng về thơ. Các triều đại tiếp sau Đường Minh Hoàng, cho đến đời Tống, đều xuất hiện rất hiếm hoi các tên tuổi nhà thơ đồng thời là hoàng đế. Như vậy, việc kết nối phẩm chất “hoàng đế” với

thi nhân và thiền sư ở đây là một trường hợp hết sức đặc biệt của kiểu tác giả

Thiền gia Đại Việt.

Nhìn nhận nhân cách “nửa trần gian nửa thượng giới” của Hoàng đế, Trần Ngọc Vương trong chuyên luận vừa nêu đã đề cập năm loại hình nhân cách độc lập khác có khả năng “đương đầu” với tính duy nhất của thiên tử và thần quyền là :

- Anh hùng hào kiệt

- Ẩn sĩ

- Thiền gia

- Nhà nho tài tử

- Giang hồ hiệp khách

Ở mục Thiền gia, tác giả viết như sau: “Chúng ta còn quá ít những công trình nghiên cứu “thế tục” dành cho loại hình nhân cách này. Những công trình về Thiền học phổ cập, có uy tín nhất hiện nay do các hành giả – thiền sư trước tác. Theo cảm nhận cá nhân tôi, tôi cho rằng đó là một định hướng cá nhân hóa


24Xem cuốn Thơ văn Lý Trần, tập 2, Quyển thượng, Nguyễn Huệ Chi chủ biên, NXB KHXH, H, 1988;

Hai trăm năm lịch sử văn học nhà Lý, Phạm Văn Diêu, Văn hóa nguyệt san, số 1, 1966

Xem tất cả 285 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí